Washington: Sự khám phá căn bệnh não thuộc giống bò BSE hay còn gọi là bệnh bò điên tại các trại nuôi bò sửa ở Wasington trước dịp lễ Giáng Sinh đã làm cay cú tới các chủ trại chăn nuôi Bò.

Giá thịt bò trên thị trường đã khả quan hơn trong năm ngoái, một phần vì lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Canada là quốc gia đã phát giác có bệnh bò điên vào hồi tháng 5/2003.

Nhưng tình thế đã đảo ngược, các chuyến tàu chở bò đang trên đường tới Nhật Bản và Nam Triều tiên trước khi có phát giác bệnh bò điên tại Hoa Kỳ, đã phải quay trở về. Nhiều quốc gia đã nối gót Nhật Bản và Nam Triều Tiên ra lệnh tẩy chay và cấm nhập khẩu bò của Hoa Kỳ, trong số đó có Việt Nam. Nền kinh tế Hoa Kỳ bị ảnh hưởng vì ngân quỹ thu về trong việc xuất cảng bò tại Hoa Kỳ lên tới 3 tỉ 203 Mỹ Kim theo đó Nhật Bản 1028 triệu Mỹ Kim, Mexico 855 triệu Mỹ Kim, Triều Tiên 648 triệu Mỹ Kim, Canada 299 triệu Mỹ Kim, Hồng Kông Trung Quốc 102 triệu Mỹ Kim, Taiwan 56 triệu Mỹ Kim.

Bệnh bò điên xảy ra tại Hoa Kỳ vừa đúng sau một tháng mà các Giám Mục Hoa Kỳ cùng nhất trí đồng ý bản thông điệp “Vì khi Ta đói và các ngươi đã cho ta ăn: Những suy tư Công Giáo về Thực Phẩm, những Nông Dân và các Công Nhân Nông Nghiệp”. Đây là thông điệp được coi là bao hàm toàn diện về nông nghiệp trong suốt 15 năm qua, các Giám Mục Hoa Kỳ đã nêu lên những quan tâm về “sự gia tăng tập trung và đang lớn mạnh hoàn vũ hóa” về nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đối đến việc cung cấp và sự an toàn của thực phẩm và toàn bộ về kinh tế nông trại trong nước.

Các Giám Mục đã nói trong bản thông điệp “Vì khi Ta đói” rằng “So với quá khứ, chỉ một ít thiểu số đang đưa đến những quyết định quan trọng mà nó ảnh hưởng đến rất nhiều người hơn. Những chọn lựa này đã có những hậu quả quan hệ nghiêm trọng về mặt luân lý và đối với con người.”

“Những sức mạnh gia tăng tập trung và lớn mạnh hoàn vũ hóa đang đưa đẩy một số người vươn lên và bỏ lại phía sau những người khác. Chúng cũng đang xô đẩy chúng ta tiến tới một thế giới nơi mà quyền lực lợi dụng người cô thế, nơi mà các cơ cấu và công ty lớn áp đảo những cơ chế nhỏ hơn và nơi mà sự sản xuất và phân phối thực phẩm và bảo vệ đất đai chỉ nằm trong tay một thiểu sổ ít hơn”.

Theo báo cáo vào năm 2001 của Công Đoàn Nông Dân Toàn Quốc về kỹ nghệ chế biến sữa và thực phẩm bán lẻ cho biết 4 công ty sản xuất 81% toàn số lượng bò lớn nhất của Hoa Kỳ.

Nhằm nhanh chóng vỗ béo để thịt gia súc, bò được nuôi bằng thực phẩm hỗn hợp nhiều hơn là cho bò ăn cỏ nhằm mục đích cho bò có nhiều chất đạm protein và thịt bò được hấp dẫn hơn đối với các nhà buôn lẻ và khách tiêu dùng.

Thực phẩm hỗn hợp mà các con bò bệnh hoạn đã ăn có thể chứa thịt và phân của chính loại bò hay các loài gia súc khác, mặc dầu Hoa Kỳ đã cấm dùng loại thực phẩm hỗn hợp này vào năm 1997 vì họ tin nó cũng là nguyên nhân cho sự lan truyền cơn bệnh bò điên.

Cụ Charlie Klaseen 69 tuổi cùng với người con trai và con rể đã nuôi 800 bò chỉ cho ăn cỏ tại Crawford,Colorado nói rằng “Chúng tôi không cho chúng ăn bất cứ loại thực phẩm nào có chứa thịt của súc vật”.

Thầy Dòng Thánh Giá David Andrews, chủ tịch Hội Đồng Công Giáo Đời Sống Nông Thôn Toàn Quốc đặt trụ sở tại Iowa, sau trọn ngày hội nghị vào ngày 14/1 với các nhà đóng đồ hộp thịt và các viên chức của Văn Phòng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết, Thầy ước mong thịt sẽ sớm được dán nhãn nơi xuất xứ để cho khách tiêu dùng biết.

Nói với Thông Tấn Xã Công Giáo Mỹ Châu, Thầy Andrews hy vọng các nhà chế biến sẽ xem việc dán nhãn này là một cơ hội để bán được sản phẩm của họ nhiều hơn. “Nếu chúng ta có nhãn hiệu nơi quốc gia xuất xứ, chúng ta sẽ biết bò này đến từ Canada. Nếu tôi là người tiêu thụ, tôi muốn biết thực phẩm của tôi đến từ đâu tới”.

Khi bệnh bò điên trở thành những hàng tin chính, các viên chức Hoa Kỳ đã lập tức ban hành những hạn chế mới đối với các lò mổ bò mà đã bị đối kháng đối với giới chăn nuôi hay buôn bán bò. Một điều luật đưa ra là cấm thịt những con bò “xì ke” không còn đi đứng được. Loại bò này đã được biết đến trong kỹ nghệ bò và bây giờ đối với công chúng Hoa Kỳ đó là những “con bò ủ dột” (downer cows).

Một luật cấm khác nữa là lấy thịt nơi phần cổ bò và các phần xương sống. Vì bệnh bò điên tấn công hệ thần kinh của bò, theo viên chức của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì luật mới này được đưa ra từ “sự cẩn trọng dư thừa”. Từ này cũng được giải thích để dìệt tất cả đàn bò trong đó có bò mắc bệnh bò điên và thu hồi tất cả tất cả thịt từ lò mổ bò tại Washington tới 8 tiểu bang tại miền Tây Hoa Kỳ.

Theo Thầy Andrews thịt bò này có thể đã nhanh chóng vận chuyển tới Alsaka và Hawaii. Tại Iowa, Thầy cũng ghi nhận rằng đã có một sự quan tâm mới là thịt bò địa phương được để trong phòng lạnh và người cắt thịt chỉ cắt phần thịt do khách hàng yêu cầu.

Mike Callicrate đã nuôi 12000 con tại trại chăn nuôi ở St Francis, Kan. Ông cũng là người đứng đơn kiện trong phiên tòa vào ngày 12/1 tố những nhà đóng đồ hộp và gói thịt lớn nhất trong nước đã dìm giá bò bất hợp pháp để trả cho các chủ chăn nuôi bò.

Kể từ khi phát giác ra bệnh bò điên tại Hoa Kỳ, “các nhà gói thịt đã giảm giá mua bò của chúng tôi từ 20-30%. Đã làm cho nhiều người phá sản hơn. Ông Callicrate nói nhưng rồi “chúng tôi chẳng thấy xuống giá cho người tiêu thụ”.

Ông cũng đưa ra “câu chuyện hoang đường vì chế độ ăn kiêng Atkins (mốt ăn thịt protein) đã làm cho nhà chế biến thịt bò giàu xụ hơn …. Bao nhiêu con bò cái họ đã trả để đến lấy hàng một lần? Tôi đã thấy một chuyến xe tải họ trả 50 000 Mỹ Kim. Trên chuyến đó có tới gần 100 con bò cái. Trở lại thập niên 70, giá đó tương đương với 5 hay 6 con bò cái.

Ủy Ban đối nội và đối ngoại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cùng với hai Giám Mục Mễ Tây Cơ, đã lên chương trình hội thảo trong ngày hôm nay Thứ Ba 20/1/2004 tại Wahsington để bàn về doanh thương và thực phẩm. Hội Nghị Đời Sống Nông Thôn hàng năm cũng sẽ họp vào ngày mai Thứ Tư 21/1 cũng bàn thảo đặt trọng tâm cùng đề tài.

Những việc làm để giúp cho các nông gia và các chủ trại không thể đến với cụ Klaseen. Tuổi đã về chiều 69 tuổi, ông muốn giao lại đàn bò cho người con trai và cậu con rể. Cụ tâm sự “Thật khó cho chúng với nạn lạm phát và giá dầu xăng mắc mỏ để đi vào kinh doanh nàỵ Tôi sẽ giúp chúng bao nhiêu mà tôi có thể, nhưng “cô dâu” của tôi trong 47 năm và tôi vẫn còn sống nhờ vào cái gì đó cho tới khi Chúa cất chúng tôi về”