Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ ra đời vào dịp lễ Các Thánh 01-11-1971, trải qua bao nỗi khó khăn, bao nhiêu sóng gió, đến nay đã tròn 33 tuổi. Sau khi đã cống hiến cho Hội Thánh Việt Nam 2 công trình dịch thuật là Các Giờ Kinh Phụng Vụ và Kinh Thánh : Cựu Ước và Tân Ước, anh chị em vẫn tiếp tục phục vụ trong lãnh vực đã lựa chọn. Sau đây là chứng từ của Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh đăng tải trong cuốn Dấu Ấn Mọn Hèn (trang 244 - 247), Kỷ yếu của Tỉnh Dòng Phan-xi-cô Việt Nam nhân dịp mừng 75 năm thành lập.
***
Đầu Tư của Tỉnh Dòng
vào Nhóm CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Nhân dịp mừng 75 năm
Sau khi nhận được lá thư điện tử đề ngày 24-02-2004 do anh Thư Ký Tỉnh Dòng gửi “các Anh Phụ Trách và Trưởng Điểm”, yêu cầu ghi lại lịch sử mỗi cộng đoàn nhân dịp mừng 75 năm Dòng chúng ta hiện diện ở Việt Nam, phản ứng đầu tiên của tôi là : “Không phải việc của ta.” Thế nhưng sau khi đọc kỹ nội dung, tôi thấy có bổn phận ghi lại cho anh em đến sau một kinh nghiệm (cho đến nay là duy nhất trong Tỉnh Dòng) của một anh em nếu không hẳn là “ăn cơm nguội nằm nhà ngoài” thì cũng thuộc loại sáng dắt xe đi tối dắt về suốt gần ba mươi năm.
Một kinh nghiệm cá biệt
Kể từ khi thụ phong linh mục, sáu năm đầu tiên tôi dạy học ở Thủ Đức (1966 - 1972). Tu Nghị Hạt Dòng 1972 quyết định xây nhà thờ và Tu viện Đa-kao, đồng thời thành lập Đệ tử viện Đệ nhị cấp ở Nha Trang. Tôi được điều ra Nha Trang vừa làm Giám đốc Đệ tử viện, vừa chuẩn bị thay thế anh Benoit Phương tại trường Hưng Đạo.
Theo kế hoạch của anh em tại Tu nghị 1972 thì từ nhiệm kỳ tới, tức 1975, anh Benoit Phương sẽ vào Đa-kao nhận chức Phụ trách kiêm Cha Sở. Cũng vì vậy mà ngay khi ra Nha Trang, tôi đã nộp hồ sơ làm Hiệu Trưởng trường Hưng Đạo của anh Benoit Phương.
Thế nhưng từ năm 1971 tôi đã gầy dựng Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (CGKPV). Rồi từ 1972 tôi được Hạt Dòng chỉ định làm đại diện cho Dòng trong Uỷ ban Phụng tự. Cũng vì vậy mà suốt hai năm 1972 và 1973 tôi tuy ở Nha Trang, nhưng vào Sài Gòn gần như mỗi tháng. Trong khi đó, càng ngày tôi càng có lý do để không cảm thấy mặn mà với công việc ở trường Hưng Đạo. Vào thời điểm đó, người phụ tá của tôi bên Đệ tử viện là anh Tạ Đình Vui. Và anh Vincent Hoàng Văn Lư ở Pháp mới về, sẵn sàng thay thế tôi bên trường Hưng Đạo. Như thế là tôi có thể rút khỏi Nha Trang mà không gây thiệt hại gì cho công việc chung.
Trước biến cố 1975
Đầu năm 1974, ba anh em trong Nhóm CGKPV là các linh mục Đỗ Xuân Quế, Hoàng Kim và Trần Phúc Nhân đến gặp anh Giám Hạt Agnello Vũ Văn Đình xin Hạt Dòng thuyên chuyển tôi về Sài Gòn để tôi dễ dàng đôn đốc công việc của Nhóm CGKPV. Ban lãnh đạo Hạt Dòng chấp thuận. Và thế là cuối mùa hè năm đó, chính xác là tháng 8 năm 1974 tôi gia nhập cộng đoàn Đa-kao. Và tôi ở đây cho đến Tu nghị 1996, gần 22 năm.
Trong suốt thời gian đó, tôi tham gia các sinh hoạt chung của cộng đoàn, và chia sẻ công việc mục vụ với anh em bên giáo xứ như giảng, giải tội… Ngoài ra, tôi được dành trọn thời gian làm việc cho Nhóm CGKPV cho đến ngày hôm nay.
Sáu năm ở Cầu Muối 1996 - 2002
Từ 1996 tôi được thuyên chuyển về Cầu Muối. Tại đây cũng như tại Đa-kao, tôi tham gia sinh hoạt của cộng đoàn và chia sẻ chút ít công việc mục vụ với anh em.
Tháng 11 năm 1998 Nhóm khởi công xây trụ sở tại số 60A (nay là 58/1) đường Phạm Ngọc Thạch, hoàn thành giữa năm sau. Được sự chấp thuận của lãnh đạo Tỉnh Dòng, từ 30-06-1999, tôi đến ở luôn đây để giữ nhà.
Từ Tu nghị 2002
Tôi tái gia nhập cộng đoàn Đa-kao. Tại đây, cũng như tại Cầu Muối, tôi tham gia các sinh hoạt của cộng đoàn như Hội nghị Tu viện, tĩnh tâm tháng. Tôi dâng lễ cho giáo dân mỗi chiều thứ Ba, và giảng lễ Chúa nhật theo phiên, độ sáu bảy tuần một lần. Vì tôi bị viêm phế quản mãn tính, thanh quản ngày càng yếu với thời gian, nói rất mệt, nên tôi đã xin anh em miễn việc giải tội. Trong thực tế, tôi được dành trọn thời gian để làm việc cho Nhóm CGKPV như từ bao năm nay.
Đóng góp của dòng Phan-xi-cô cho Nhóm CGKPV
Chúng tôi bắt đầu với hai bàn tay trắng. Ban đầu anh em chỉ có dăm bảy người thôi. Chúng tôi tổ chức 2 khoá tập trung tại Chủng viện Thủ Đức, dịp Tết rồi dịp Phục Sinh năm 1972; đến mùa hè năm đó, lại tổ chức một khoá 2 tuần tại Tu viện Nha Trang. Nhà Dòng cho anh em ăn và nghỉ. Không lấy một đồng nào.
Ngày 01-11-1971 có thể được xem như ngày sinh nhật của Nhóm CGKPV, vì là ngày đầu tiên anh em làm việc chung với nhau, tại phòng khách các chị Biển-đức ở Thủ Đức. Hiện diện hôm đó có các cha Trần Phúc Nhân, Xuân Ly Băng, Thiện Cẩm, Huỳnh Công Minh. Phía anh em ta có anh Nguyễn Hồng Giáo và tôi. Không kể ngày “ra mắt” này, anh Giáo còn tham gia khoá làm việc tập trung đầu tiên sau Tết 1972. Trong năm này, khi tuần Kinh đầu tiên của Mùa Thường Niên được ấn hành, thì trong số anh em Phan-xi-cô, ngoài anh Giáo và tôi ra, còn có tên các anh Nguyễn Chí Chức, Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Thanh Minh và Nguyễn Văn Quý. Các anh em này làm việc một ngày, để dịch một số lời cầu trong ấn bản Pháp ngữ của CGKPV (bản La ngữ lúc đó chưa in).
Anh Tạ Đình Vui có tham gia một tuần trong khoá tập trung tại đan viện Châu Sơn, Đơn Dương năm 1973, anh Nguyễn Duy Lam một tuần tại học viện Don Bosco Đà-lạt đầu năm 1993. Hai anh Đinh Huỳnh Hoa và Nguyễn Phước dịch phụ trương 3 trong cuốn Tân Ước 1993. Còn anh Nguyễn Tiến Dũng, trên nguyên tắc được Tỉnh Dòng cho tham gia vào công việc của Nhóm từ Tu nghị 1999, nhưng trong thực tế, công việc của Thư Ký Tỉnh Dòng đã chiếm gần trọn thời gian của anh trong hơn một năm đầu tiên, rồi đến 29-08-2002 anh đã lên đường qua Pháp du học. Vào giai đoạn còn quay ronéo, một anh em đã đóng góp cách âm thầm nhưng rất hữu hiệu là anh Savio Chức. Có lúc quay bằng giấy báo, anh phải vừa quay, vừa thổi cho giấy khỏi dính ru-lô.
Qua giai đoạn xây cất nhà 60A Phạm Ngọc Thạch, anh Giám Tỉnh Trần Đức Hải đã ân cần giới thiệu Nhóm cho Missioncentrale, Trung Tâm Truyền Giáo liên Tỉnh Dòng Đức, anh Giáo là người đích thân mang hồ sơ đi nộp nhân chuyến công du tại Đức năm 1998. Missioncentrale giúp chúng tôi một số tiền tương đương 27 000 Mỹ Kim, đồng thời giới thiệu chúng tôi với Missio, Trung tâm truyền giáo liên địa phận Đức, và Missio đã cho chúng tôi quãng 33 000 Mỹ Kim. Tôi được biết là ít khi Missio cho một tổ chức nào một số tiền lớn như vậy.
Ngoài cơ sở 60A Phạm Ngọc Thạch, như anh em biết, chúng tôi có một vườn cao su tại Sông Bé. Chúng tôi có được vườn cây này là nhờ có anh Nguyễn Duy Lam dẫn đường chỉ lối. Anh em Sông Bé hiện nay, đặc biệt là anh Đinh Quốc Trụ, người thay thế anh Lam, cũng giúp đỡ chúng tôi tận tình.
Nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Dòng Phan-xi-cô đối với Nhóm CGKPV, là đã cho phép tôi dành trọn thời gian cho công việc của Nhóm. Các thành viên trong Nhóm làm việc cho Nhóm mỗi tuần có người chỉ có một ngày, đa số là hai ngày, một hai người khác là ba ngày. Tất cả đều tập trung vào công việc phiên dịch.
Riêng tôi thì ngay từ đầu đã khám phá ra rằng : trong một tổ chức, cần có những người làm công việc chuyên môn, nhưng cũng phải có người sắp xếp, tổ chức, đôn đốc công việc, tạo bầu khí thuận lợi để công việc đạt hiệu năng cao mà không thành gánh nặng. Hình như không có ai bảo tôi. Thấy việc thì tôi làm, và anh em mặc nhiên nhìn nhận là tôi làm đúng nghề của tôi.
Trong hai mươi năm đầu, tôi cũng làm công việc phiên dịch với anh em. Cũng nhờ đó mà tôi có cơ hội học hỏi thêm trong các lãnh vực Kinh Thánh, Phụng Vụ hay Mục Vụ. Về ngôn ngữ cũng vậy, người đã giúp tôi thêm nhạy bén với cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam là cha Hoàng Kim.
Nhưng quãng mười năm trở lại đây, công việc in ấn ngày càng bề bộn. Căng thẳng nhất là vào giai đoạn chuẩn bị, rồi xây nhà. Hiện tại, công việc quản trị hành chánh chiếm gần hết thì giờ của tôi.
Một vài con số
Để anh em có một vài khái niệm : Tính đến đầu năm 2004, qua bao nhiêu thăng trầm, Nhóm CGKPV đã bước vào tuổi 33. Trong tổng số 24 thành viên, 1 người đã về với Chúa là linh mục Hoàng Kim, 4 người khác, không còn sinh hoạt với Nhóm nữa; còn lại 19 người, gồm 1 giáo dân, 1 linh mục triều, tất cả những người khác là tu sĩ : Dòng Đức Bà 2, Mến Thánh Giá Thủ Đức 1, Tu hội Xuân Bích 1, Dòng Thánh Thể 1, Dòng Don Bosco 1, Dòng Tên 2, Dòng Chúa Cứu Thế 2, Dòng Phan-xi-cô 2, Dòng Đa-minh 5. Người già nhất trong Nhóm đã 75 tuổi (cha Phú), trẻ nhất 40 tuổi (Cha Phạm Xuân Hưng OP đang du học tại Rô-ma). Nhóm đã cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam hai công trình phiên dịch, đó là bộ Các Giờ Kinh Phụng Vụ (100 000 bản, riêng Kinh Sách là 10 000), và cuốn Kinh Thánh (175 000 bản Kinh Thánh trọn bộ, riêng Tân Ước là trên 1 000 000 bản). Trong Giáo Hội Việt Nam, hình như chưa có một Nhóm nào gồm nhiều thành phần khác nhau lại cùng nhau tham gia vào một công trình tập thể trong một thời gian lâu dài như vậy. Với cơ sở và kinh nghiệm hiện có, Nhóm hy vọng sẽ có những anh chị em, đặc biệt trong giới tu sĩ, tiếp tục cùng nhau phục vụ Hội Thánh Việt Nam.
Vài cảm nghĩ thay lời kết
Anh em trong tỉnh Dòng đánh giá Nhóm CGKPV và cá nhân tôi thế nào là quyền của anh em. Riêng tôi, xin được ghi lại đây một vài cảm nghĩ. Trước hết, tôi cám ơn Dòng đã đào tạo tôi, cho tôi một nền huấn luyện căn bản giúp tôi đứng được trên đôi chân của mình khi làm việc với anh em. Cám ơn các vị lãnh đạo đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi dấn thân vào một công việc vượt ra ngoài ranh giới Tỉnh Dòng. Cám ơn anh em đã gánh vác công việc nhà để tôi “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
Đối với Nhóm CGKPV, dĩ nhiên tôi vừa cho, vừa nhận. Tôi đóng góp cho anh em thì giờ cũng như khả năng và nhiệt tình của tôi, nhưng cùng lúc, tôi nhận được rất nhiều. Qua bao nhiêu sóng gió, chúng tôi trụ được với thời gian vì theo đuổi cùng một chí hướng, đó là phục vụ Hội Thánh Việt Nam, đặc biệt trong hai lãnh vực Kinh Thánh và Phụng Vụ. Và để làm công việc này, chúng tôi chấp nhận nhau khác biệt để bổ túc cho nhau, tin tưởng và kính trọng nhau. Trong Nhóm CGKPV, tôi tìm được cơ hội khai thác tối đa nén bạc đặc thù Chúa đã ban cho tôi, tất cả đều xác tín điều ông bà ta vẫn nói :
“Một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại thành hòn núi cao.”
58/1 Phạm Ngọc Thạch, ngày 04-03-2004
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
***

vào Nhóm CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Nhân dịp mừng 75 năm
Sau khi nhận được lá thư điện tử đề ngày 24-02-2004 do anh Thư Ký Tỉnh Dòng gửi “các Anh Phụ Trách và Trưởng Điểm”, yêu cầu ghi lại lịch sử mỗi cộng đoàn nhân dịp mừng 75 năm Dòng chúng ta hiện diện ở Việt Nam, phản ứng đầu tiên của tôi là : “Không phải việc của ta.” Thế nhưng sau khi đọc kỹ nội dung, tôi thấy có bổn phận ghi lại cho anh em đến sau một kinh nghiệm (cho đến nay là duy nhất trong Tỉnh Dòng) của một anh em nếu không hẳn là “ăn cơm nguội nằm nhà ngoài” thì cũng thuộc loại sáng dắt xe đi tối dắt về suốt gần ba mươi năm.
Một kinh nghiệm cá biệt
Kể từ khi thụ phong linh mục, sáu năm đầu tiên tôi dạy học ở Thủ Đức (1966 - 1972). Tu Nghị Hạt Dòng 1972 quyết định xây nhà thờ và Tu viện Đa-kao, đồng thời thành lập Đệ tử viện Đệ nhị cấp ở Nha Trang. Tôi được điều ra Nha Trang vừa làm Giám đốc Đệ tử viện, vừa chuẩn bị thay thế anh Benoit Phương tại trường Hưng Đạo.
Theo kế hoạch của anh em tại Tu nghị 1972 thì từ nhiệm kỳ tới, tức 1975, anh Benoit Phương sẽ vào Đa-kao nhận chức Phụ trách kiêm Cha Sở. Cũng vì vậy mà ngay khi ra Nha Trang, tôi đã nộp hồ sơ làm Hiệu Trưởng trường Hưng Đạo của anh Benoit Phương.
Thế nhưng từ năm 1971 tôi đã gầy dựng Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (CGKPV). Rồi từ 1972 tôi được Hạt Dòng chỉ định làm đại diện cho Dòng trong Uỷ ban Phụng tự. Cũng vì vậy mà suốt hai năm 1972 và 1973 tôi tuy ở Nha Trang, nhưng vào Sài Gòn gần như mỗi tháng. Trong khi đó, càng ngày tôi càng có lý do để không cảm thấy mặn mà với công việc ở trường Hưng Đạo. Vào thời điểm đó, người phụ tá của tôi bên Đệ tử viện là anh Tạ Đình Vui. Và anh Vincent Hoàng Văn Lư ở Pháp mới về, sẵn sàng thay thế tôi bên trường Hưng Đạo. Như thế là tôi có thể rút khỏi Nha Trang mà không gây thiệt hại gì cho công việc chung.
Trước biến cố 1975
Đầu năm 1974, ba anh em trong Nhóm CGKPV là các linh mục Đỗ Xuân Quế, Hoàng Kim và Trần Phúc Nhân đến gặp anh Giám Hạt Agnello Vũ Văn Đình xin Hạt Dòng thuyên chuyển tôi về Sài Gòn để tôi dễ dàng đôn đốc công việc của Nhóm CGKPV. Ban lãnh đạo Hạt Dòng chấp thuận. Và thế là cuối mùa hè năm đó, chính xác là tháng 8 năm 1974 tôi gia nhập cộng đoàn Đa-kao. Và tôi ở đây cho đến Tu nghị 1996, gần 22 năm.
Trong suốt thời gian đó, tôi tham gia các sinh hoạt chung của cộng đoàn, và chia sẻ công việc mục vụ với anh em bên giáo xứ như giảng, giải tội… Ngoài ra, tôi được dành trọn thời gian làm việc cho Nhóm CGKPV cho đến ngày hôm nay.
Sáu năm ở Cầu Muối 1996 - 2002
Từ 1996 tôi được thuyên chuyển về Cầu Muối. Tại đây cũng như tại Đa-kao, tôi tham gia sinh hoạt của cộng đoàn và chia sẻ chút ít công việc mục vụ với anh em.
Tháng 11 năm 1998 Nhóm khởi công xây trụ sở tại số 60A (nay là 58/1) đường Phạm Ngọc Thạch, hoàn thành giữa năm sau. Được sự chấp thuận của lãnh đạo Tỉnh Dòng, từ 30-06-1999, tôi đến ở luôn đây để giữ nhà.
Từ Tu nghị 2002
Tôi tái gia nhập cộng đoàn Đa-kao. Tại đây, cũng như tại Cầu Muối, tôi tham gia các sinh hoạt của cộng đoàn như Hội nghị Tu viện, tĩnh tâm tháng. Tôi dâng lễ cho giáo dân mỗi chiều thứ Ba, và giảng lễ Chúa nhật theo phiên, độ sáu bảy tuần một lần. Vì tôi bị viêm phế quản mãn tính, thanh quản ngày càng yếu với thời gian, nói rất mệt, nên tôi đã xin anh em miễn việc giải tội. Trong thực tế, tôi được dành trọn thời gian để làm việc cho Nhóm CGKPV như từ bao năm nay.
Đóng góp của dòng Phan-xi-cô cho Nhóm CGKPV
Chúng tôi bắt đầu với hai bàn tay trắng. Ban đầu anh em chỉ có dăm bảy người thôi. Chúng tôi tổ chức 2 khoá tập trung tại Chủng viện Thủ Đức, dịp Tết rồi dịp Phục Sinh năm 1972; đến mùa hè năm đó, lại tổ chức một khoá 2 tuần tại Tu viện Nha Trang. Nhà Dòng cho anh em ăn và nghỉ. Không lấy một đồng nào.
Ngày 01-11-1971 có thể được xem như ngày sinh nhật của Nhóm CGKPV, vì là ngày đầu tiên anh em làm việc chung với nhau, tại phòng khách các chị Biển-đức ở Thủ Đức. Hiện diện hôm đó có các cha Trần Phúc Nhân, Xuân Ly Băng, Thiện Cẩm, Huỳnh Công Minh. Phía anh em ta có anh Nguyễn Hồng Giáo và tôi. Không kể ngày “ra mắt” này, anh Giáo còn tham gia khoá làm việc tập trung đầu tiên sau Tết 1972. Trong năm này, khi tuần Kinh đầu tiên của Mùa Thường Niên được ấn hành, thì trong số anh em Phan-xi-cô, ngoài anh Giáo và tôi ra, còn có tên các anh Nguyễn Chí Chức, Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Thanh Minh và Nguyễn Văn Quý. Các anh em này làm việc một ngày, để dịch một số lời cầu trong ấn bản Pháp ngữ của CGKPV (bản La ngữ lúc đó chưa in).
Anh Tạ Đình Vui có tham gia một tuần trong khoá tập trung tại đan viện Châu Sơn, Đơn Dương năm 1973, anh Nguyễn Duy Lam một tuần tại học viện Don Bosco Đà-lạt đầu năm 1993. Hai anh Đinh Huỳnh Hoa và Nguyễn Phước dịch phụ trương 3 trong cuốn Tân Ước 1993. Còn anh Nguyễn Tiến Dũng, trên nguyên tắc được Tỉnh Dòng cho tham gia vào công việc của Nhóm từ Tu nghị 1999, nhưng trong thực tế, công việc của Thư Ký Tỉnh Dòng đã chiếm gần trọn thời gian của anh trong hơn một năm đầu tiên, rồi đến 29-08-2002 anh đã lên đường qua Pháp du học. Vào giai đoạn còn quay ronéo, một anh em đã đóng góp cách âm thầm nhưng rất hữu hiệu là anh Savio Chức. Có lúc quay bằng giấy báo, anh phải vừa quay, vừa thổi cho giấy khỏi dính ru-lô.
Qua giai đoạn xây cất nhà 60A Phạm Ngọc Thạch, anh Giám Tỉnh Trần Đức Hải đã ân cần giới thiệu Nhóm cho Missioncentrale, Trung Tâm Truyền Giáo liên Tỉnh Dòng Đức, anh Giáo là người đích thân mang hồ sơ đi nộp nhân chuyến công du tại Đức năm 1998. Missioncentrale giúp chúng tôi một số tiền tương đương 27 000 Mỹ Kim, đồng thời giới thiệu chúng tôi với Missio, Trung tâm truyền giáo liên địa phận Đức, và Missio đã cho chúng tôi quãng 33 000 Mỹ Kim. Tôi được biết là ít khi Missio cho một tổ chức nào một số tiền lớn như vậy.
Ngoài cơ sở 60A Phạm Ngọc Thạch, như anh em biết, chúng tôi có một vườn cao su tại Sông Bé. Chúng tôi có được vườn cây này là nhờ có anh Nguyễn Duy Lam dẫn đường chỉ lối. Anh em Sông Bé hiện nay, đặc biệt là anh Đinh Quốc Trụ, người thay thế anh Lam, cũng giúp đỡ chúng tôi tận tình.
Nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Dòng Phan-xi-cô đối với Nhóm CGKPV, là đã cho phép tôi dành trọn thời gian cho công việc của Nhóm. Các thành viên trong Nhóm làm việc cho Nhóm mỗi tuần có người chỉ có một ngày, đa số là hai ngày, một hai người khác là ba ngày. Tất cả đều tập trung vào công việc phiên dịch.
Riêng tôi thì ngay từ đầu đã khám phá ra rằng : trong một tổ chức, cần có những người làm công việc chuyên môn, nhưng cũng phải có người sắp xếp, tổ chức, đôn đốc công việc, tạo bầu khí thuận lợi để công việc đạt hiệu năng cao mà không thành gánh nặng. Hình như không có ai bảo tôi. Thấy việc thì tôi làm, và anh em mặc nhiên nhìn nhận là tôi làm đúng nghề của tôi.
Trong hai mươi năm đầu, tôi cũng làm công việc phiên dịch với anh em. Cũng nhờ đó mà tôi có cơ hội học hỏi thêm trong các lãnh vực Kinh Thánh, Phụng Vụ hay Mục Vụ. Về ngôn ngữ cũng vậy, người đã giúp tôi thêm nhạy bén với cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam là cha Hoàng Kim.
Nhưng quãng mười năm trở lại đây, công việc in ấn ngày càng bề bộn. Căng thẳng nhất là vào giai đoạn chuẩn bị, rồi xây nhà. Hiện tại, công việc quản trị hành chánh chiếm gần hết thì giờ của tôi.
Một vài con số
Để anh em có một vài khái niệm : Tính đến đầu năm 2004, qua bao nhiêu thăng trầm, Nhóm CGKPV đã bước vào tuổi 33. Trong tổng số 24 thành viên, 1 người đã về với Chúa là linh mục Hoàng Kim, 4 người khác, không còn sinh hoạt với Nhóm nữa; còn lại 19 người, gồm 1 giáo dân, 1 linh mục triều, tất cả những người khác là tu sĩ : Dòng Đức Bà 2, Mến Thánh Giá Thủ Đức 1, Tu hội Xuân Bích 1, Dòng Thánh Thể 1, Dòng Don Bosco 1, Dòng Tên 2, Dòng Chúa Cứu Thế 2, Dòng Phan-xi-cô 2, Dòng Đa-minh 5. Người già nhất trong Nhóm đã 75 tuổi (cha Phú), trẻ nhất 40 tuổi (Cha Phạm Xuân Hưng OP đang du học tại Rô-ma). Nhóm đã cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam hai công trình phiên dịch, đó là bộ Các Giờ Kinh Phụng Vụ (100 000 bản, riêng Kinh Sách là 10 000), và cuốn Kinh Thánh (175 000 bản Kinh Thánh trọn bộ, riêng Tân Ước là trên 1 000 000 bản). Trong Giáo Hội Việt Nam, hình như chưa có một Nhóm nào gồm nhiều thành phần khác nhau lại cùng nhau tham gia vào một công trình tập thể trong một thời gian lâu dài như vậy. Với cơ sở và kinh nghiệm hiện có, Nhóm hy vọng sẽ có những anh chị em, đặc biệt trong giới tu sĩ, tiếp tục cùng nhau phục vụ Hội Thánh Việt Nam.
Vài cảm nghĩ thay lời kết
Anh em trong tỉnh Dòng đánh giá Nhóm CGKPV và cá nhân tôi thế nào là quyền của anh em. Riêng tôi, xin được ghi lại đây một vài cảm nghĩ. Trước hết, tôi cám ơn Dòng đã đào tạo tôi, cho tôi một nền huấn luyện căn bản giúp tôi đứng được trên đôi chân của mình khi làm việc với anh em. Cám ơn các vị lãnh đạo đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi dấn thân vào một công việc vượt ra ngoài ranh giới Tỉnh Dòng. Cám ơn anh em đã gánh vác công việc nhà để tôi “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
Đối với Nhóm CGKPV, dĩ nhiên tôi vừa cho, vừa nhận. Tôi đóng góp cho anh em thì giờ cũng như khả năng và nhiệt tình của tôi, nhưng cùng lúc, tôi nhận được rất nhiều. Qua bao nhiêu sóng gió, chúng tôi trụ được với thời gian vì theo đuổi cùng một chí hướng, đó là phục vụ Hội Thánh Việt Nam, đặc biệt trong hai lãnh vực Kinh Thánh và Phụng Vụ. Và để làm công việc này, chúng tôi chấp nhận nhau khác biệt để bổ túc cho nhau, tin tưởng và kính trọng nhau. Trong Nhóm CGKPV, tôi tìm được cơ hội khai thác tối đa nén bạc đặc thù Chúa đã ban cho tôi, tất cả đều xác tín điều ông bà ta vẫn nói :
“Một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại thành hòn núi cao.”
58/1 Phạm Ngọc Thạch, ngày 04-03-2004
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
Mấy cột mốc thời gian quan trọng Tết 1971 Anh Nguyễn Ngọc Tỉnh đề nghị anh Xuân Ly Băng dịch một số Thánh Thi và Thánh vịnh 07-1971 Anh Nguyễn Ngọc Tỉnh đưa một số bản dịch Thánh Thi của anh Xuân Ly Băng xin in trong báo Sacerdos và Nhà Chúa. Anh Đỗ Xuân Quế, Chủ nhiệm báo Nhà Chúa, trước khi lên đường qua Pháp tu nghiệp, gợi ý cho anh Tỉnh đi mời anh Trần Phúc Nhân tham gia vào công trình phiên dịch 01-11-1971 Các anh Nguyễn Ngọc Tỉnh, Trần Phúc Nhân, Xuân Ly Băng, Thiện Cẩm, Huỳnh Công Minh, Nguyễn Hồng Giáo với chị Lê Thị Hiên : làm việc lần đầu tiên tại Đan viện các chị Biển Đức, Thủ Đức 1974 Tỉnh, Nhân, Quế tham dự khoá hội thảo phiên dịch Kinh Thánh do Liên Hiệp Thánh Kinh Hội tổ chức tại Đà-lạt trong tháng 3. Làm việc 1 tháng dịp nghỉ hè tại Câu Lạc Bộ Phục Hưng Cần Thơ. Cuối năm xuất bản : Tuần 1 đến 4 Phần Thường Niên CGKPV 1977 Hoàn thành bản dịch các Mùa Phụng Vụ và phần Kính Các Thánh 15-04-1985 Anh Hoàng Kim, người đầu tiên trong Nhóm qua đời 30-09-1986 Hoàn thành bản dịch Tân Ước 1987 Chấp thuận cộng tác với Uỷ Ban Giám Mục đặc trách Phụng Tự của HĐGMVN. Đại diện Nhóm có : Thao, Nhân, Phú, Quế, Đoan, Rao, Thậm, Tỉnh. Năm 1985 thêm anh Trần Hoà Hưng, 1999 thêm anh Nguyễn Cao Luật 1990-1991 Xuất bản sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ 11-1991 Liên Hiệp Thánh Kinh Hội liên lạc trở lại với Nhóm CGKPV 24-08-1993 Hoàn thành bản dịch Cựu Ước 13-08-1994 Lễ phát hành Tân Ước tại Toà Tổng Giám Mục Tp. Hồ Chí Minh 28-11-1995 Nhóm CGKPV được nhận làm thành viên liên kết của Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo 01-01-1999 Phát hành cuốn Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước 20-09-1999 Anh Trần Phúc Nhân được bổ nhiệm làm Cố Vấn cho Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Từ cuối 1999 đến đầu 2004 Tất cả các thành viên Nhóm CGKPV trong Uỷ Ban Phụng Tự đã rút ra khỏi Uỷ Ban, chỉ còn lại anh Trịnh Văn Thậm