ROMA --Thế giới khi nhìn vào học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo thì có liên tưởng tới nó giống như là một hệ thống chuyên sâu vào các giá trị đạo đức, đó là lời cảnh báo của người đứng đầu Hội Hiệp Sĩ Columbus có trụ sở chính tại Hoa Kỳ (Knights of Columbus). Ông Carl Anderson là Hiệp Sĩ Tối Cao (Supreme Knight) của một tổ chức Công Giáo lớn nhất thế giới chuyên về gia đình huynh đệ, đã có mặt tại Rôma để tham dự cuộc hội nghị kín dành cho Các Tổ Chức Làm Việc Cho Công Lý và Hòa Bình (Ecclesial Organizations Working for Justice and Peace). Cuộc hội nghị, được triệu tập bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, đã thu hút các đại diện từ hơn 100 quốc gia. Hãng Zenit đã có dịp nói chuyện với Ông Anderson vào hôm thứ sáu vừa qua.

Hỏi (H): Thưa Ông, Ông có thể chia sẽ về phần trình bày của Ông tại hội nghị này không ạ?

Ông Anderson (T): Thưa, chủ đề của ban chuyên về hội thảo chiều này chính là “Vai Trò theo Phúc Âm hay Dung Mạo của Các Tổ Chức Làm Việc Cho Công Lý và Hòa Bình.”

Chủ đề này đã đề cập đến một khía cạnh hết sức quan trọng đối với Giáo Hội, chính là, khuynh hướng xem việc loan báo về Tin Mừng của sự sống và học thuyết về xã hội của Giáo Hội tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa khác nhau chỉ như là một hệ thống chuyên sâu vào các giá trị đạo đức, hay như là một cách để chuyển giao về các dịch vụ xã hội không hơn không kém. Và dĩ nhiên, việc rao giảng Tin Mừng không chỉ có thế mà còn nhiều hơn nữa.

Chính vì thế, chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác để chống lại khuynh hướng này và chúng ta phải nổ lực gấp bội để bảo chắc rằng toàn bộ sự thật của Phúc Âm luôn luôn được tỏ bày ra cho thế giới khi chúng ta làm việc cho hòa bình và công lý xã hội.

(H): Thưa Ông, sự liên hệ của Hội Hiệp Sĩ Columbus lên tới tầm mức tổng quát nào trong lãnh vực này của Giáo Hội cũng như lãnh vực công lý và hòa bình?

(T): Thưa, chúng tôi hiện có khoảng 1.7 triệu thành viên thuộc Hội Hiệp Sĩ Columbus tại rất nhiều quốc gia và hai nguyên tắc chính của chúng tôi chính là: bác ái (charity) và đoàn kết (hợp nhất) - và tôi nghĩ rằng Ông có thể thấy nó song song với khía cạnh về hòa bình và công lý.

Chính vì thế, tất cả chúng tôi đều nổ lực cố gắng ngay từ các cộng đồng địa phương của chúng tôi, để loan truyền bức thông điệp ấy qua những công tác từ thiện và huynh đệ, thế nhưng chúng tôi cũng còn nhắm đến một khía cạnh rộng lớn hơn ở tầm quốc tế và toàn cầu.

(H): Trong phần trình bày của Ông tại hội nghị, Ông đã đề cập đến “Cộng Đoàn Gia Đình” (Familiaris Consortio) và nói rằng ơn gọi thật sự, đích thực của tất cả mọi người chính là tình yêu. Vậy với tư cách là một thành viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus và là người cha của 5 đứa con, thì Ông muốn ám chỉ đến điều gì trong bối cảnh của cuộc hội nghị này?

(T): Thưa, chúng tôi (Hội Hiệp Sĩ Columbus) đã không ngừng cố gắng ủng hộ Đức Thánh Cha trong sứ vụ tông đồ của Ngài về gia đình theo rất nhiều cách thức khác nhau chẳng hạn như tại các giáo xứ địa phương, và từ đó đến các tổ chức, học viện đào tạo đại học như Học Viện Gioan Phaolô Đệ Nhị về Hôn Nhân và Gia Đình.

Một trong những bước tiến trong học thuyết về xã hội của Giáo Hội chính là Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh khá rõ trong triều đại giáo hoàng của Ngài chính là việc hiểu biết về gia đình thông qua những mối quan hệ nội tại, như là cách để phản chiếu lại các mối quan hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, và sự hiệp thông cá nhân về Thiên Chúa Ba Ngôi, theo cách, của một gia đình.

Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha gọi gia đình chính là “một trường học đầu tiên của nhân loại” vì lẽ đó chính là nơi mà chúng ta học hỏi về những mối quan hệ như thế này.

Chính vì thế, gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng, nếu xét về khía cạnh công lý và hòa bình, vì lẽ gia đình chính là một nền tảng cơ bản chính yếu của xã hội, và như thế khi chúng ta nghĩ về gia đình như là một mô hình kiểu mẫu phản ánh về Ba Ngôi Thiên Chúa, thì có như thế, chúng ta mới bắt đầu nghĩ về các tổ chức khác trong xã hội.

Tự bản thân xã hội chính là được dựa trên những mối quan hệ giữa những cá nhân với nhau mà chúng ta đã học hỏi được từ trong nội bộ của gia đình, và từ đó, chúng ta mới có thể liên tưởng đến việc Đức Thánh Cha nói về “gia đình của các quốc gia.”

(H): Bây giờ, khi nói về Đức Thánh Cha, tất cả những đại diện tại cuộc hội nghị này đều đã có cơ hội để gặp gỡ với Ngài vào buổi sáng hôm nay tại Vaticăn. Thế thưa Ông, tại sao cuộc gặp gở này quá quan trọng trong bối cảnh của cuộc hội nghị về công lý và hòa bình đến vậy?

(T): Thưa, dĩ nhiên là mọi người ai nấy cũng đều xúc động và hồi hộp, được hiện diện tại cuộc hội nghị này, và với sự hiện diện của Đức Thánh Cha, để được nhìn thấy Ngài trong việc Ngài khẳng khái trình bày rất rõ ràng về giá trị của học thuyết về xã hội của Giáo Hội. .. chính là việc vươn mình, vươn tới (outreach) với tất cả mọi người.

Như Ông biết đó, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã nói tại Công Đồng Chung Vaticăn II, vào ngày kết thúc, bằng việc nói rằng Giáo Hội Công Giáo phải nên được trình bày ra cho thế giới bên ngoài như là một Giáo Hội của Những Người Samataria nhân hậu, hiền lành. Triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là một nhân chứng mổi ngày về chính hiện thực này của Giáo Hội như là một người Samataria nhân hậu, và tốt bụng.

(H): Ông đã phát biểu, trong phần trình bày của Ông, về nhu cầu cần phải bảo vệ khía cạnh dung mạo về sứ vụ của Giáo Hội. Nói một cách vắn tắt, thì làm cách nào mà Ông có thể nghĩ rằng, việc tung ra Bản Trích Yếu về Những Giảng Dạy về mặt Xã Hội của Giáo Hội và của cuộc hội nghị này sẽ có thể hổ trợ cho mục đích này?

(T): Thưa, thông qua những công việc hướng về công lý và hòa bình để cải hóa xã hội, thì đó chính là nghĩa vụ chính yếu của một người giáo dân, và chúng ta cần những công cụ đó để có thể hổ trợ cho các giáo dân-những người nam và nữ, vì trọng trách này. Bảng Trích Yếu là một công cụ rất bổ ích.

Thậm chí, mọi người cũng có thể xem nó như là một bản vẽ chính hay là một quyển sách hướng dẫn để biết cách tiến về phía trước; giờ đây thì tất cả chúng ta đều có những giảng dạy này để cùng nhau đọc, biết tại đây. Thì đây chính là một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và tôi nghĩ kể từ hội nghị thế giới đầu tiên cho đến này, tất cả chúng ta đều đã nhận thấy được có một sự hăng say, nhiệt tình hơn; sự tương tác và tình đoàn khết ngày càng lớn mạnh hơn xuyên qua các biên giới và ở tầm vĩ của địa cầu. Thì tôi nghĩ đó chính là một cuộc họp rất có ý nghĩa.