3. Thách thức thứ hai: các vấn đề đạo đức và xã hội
124. Các bản văn Kinh Thánh liên quan đến tác phong rõ ràng vô luân, những tác phong phát biểu các cảm quan thù hận và bạo lực, hoặc cổ vũ các điều kiện xã hội mà ngày nay bị coi là bất công, cũng tạo nên một thách thức cần giải thích. Những bản văn này có thể gây gương mù cho các Kitô hữu hoặc làm họ mất phương hướng; những người này đôi khi bị những người ngoài Kitô giáo buộc tội, trong sách thánh của họ, có chứa các yếu tố dẫn đến một tôn giáo dạy sự vô luân và bạo lực. Trong khuôn khổ câu hỏi khó khăn này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra một giải thích, trong Cựu Ước, về bạo lực vốn gán cho các luật "tru hiến" (hủy diệt) và các Thánh vịnh đòi trả thù; trong Tân Ước, chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề về địa vị xã hội của phụ nữ trong các thư của Thánh Phaolô.
3.1 Bạo lực trong Kinh thánh
125. Sự hiện diện trong Kinh thánh, và đặc biệt trong Cựu Ước, của nhiều trình thuật về bạo lực và sự tàn ác tạo nên một trong những trở ngại lớn đối với việc tiếp nhận nó như một bản văn linh hứng. Và điều này càng như thế hơn nữa vì, thông thường, bạo lực và sự tàn ác được Thiên Chúa truyền lệnh, hoặc hiện diện trong các lời cầu nguyện ngỏ cùng Thiên Chúa, đôi khi chúng được các tác giả thánh trực tiếp qui cho chính Người.
Không nên tối thiểu hóa sự khó chịu của các độc giả đương thời. Thực thế, nó đã xui khiến một số người bác bỏ các bản văn Cựu Ước, bị coi là lỗi thời và không thể nuôi dưỡng đức tin. Chính phẩm trật Công Giáo cũng đã tri nhận các rủi ro mục vụ (enjeux pastorales) của vấn đề, nên đã đưa ra quyết định rằng, trong phụng vụ công cộng, không nên đọc toàn bộ các đoạn văn, và nên bỏ qua một cách có hệ thống những câu thơ tỏ ra gây ngỡ ngàng đối với sự nhạy cảm của Kitô hữu. Người ta có thể diễn dịch một cách sai lầm rằng một phần của Kinh thánh không được hưởng đặc sủng linh hứng, không tự biểu lộ là "có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính" (2 Tm 3:16).
Do đó, dường như không thể không chỉ ra một số trục giải thích cho phép một phương thức chính đáng hơn của truyền thống Kinh Thánh, đặc biệt các bản văn gây ra vấn đề, dù sao, cần phải được giải thích trong bối cảnh toàn diện của Kinh thánh, nghĩa là, dưới ánh sáng của thông điệp tình yêu của tin mừng, kể cả đối với các kẻ thù (xem Mt 5:38-48).
3.1.1 Bạo lực và các phương thuốc pháp lý của nó
126. Ngay từ những trang đầu tiên, Kinh thánh đã cho thấy sự đột nhập của bạo lực vào xã hội loài người (xem St 4:8, 23-24; 6:11,13), mà nguồn gốc nằm trong sự bác bỏ Thiên Chúa dưới hình thức thờ ngẫu tượng (xem Rm 1:18-3e). Kinh thánh tố cáo và lên án tất cả các hình thức lạm dụng, nô lệ, chiến tranh huynh đệ tương tàn, gây hấn con người, hệ thống áp bức, bất luận giữa các quốc gia hay ngay trong chính Israel (xem Am 1: 3-2,16). Bằng cách trình bày cho loài người các hậu quả khủng khiếp của sự đồi trụy tâm hồn (xem St 6:5, Grm 17:1), Lời Chúa có vai trò tiên tri: nó mời gọi chúng ta nhận ra điều ác để tránh và chống lại nó. Để hiểu biết điều thiện cần được chu toàn (Rm 3:20), và tạo điều kiện dễ dàng cho diễn trình hoán cải, Kinh thánh tuyên bố Luật của Thiên Chúa, một luật tạo nên chiếc thắng (frein) ngăn chặn việc lan tràn bất công. Kinh Tôra của Chúa không những chỉ cho ta con đường công chính mà mọi người được kêu gọi tuân theo một cách trung thành, mà nó còn quy định tác phong phải giữ khi giáp mặt với kẻ có tội để cái ác bị diệt trừ (xem Đnl 17:12; 22:21,22,24, v.v.), các nạn nhân được bồi thường, và hòa bình được thiết lập. Một bố trí như vậy không thể bị lên án là bạo lực. Sự trừng phạt được xác nhận là cần thiết, không những để làm nổi bật sự đồi bại và tính nguy hiểm của tội ác, mà ngoài việc đặt để một thưởng phạt chính đáng, nó còn nhằm mục đích tu sửa thủ phạm, và, khi xui khiến người ta sợ đau, nó giúp xã hội và cá nhân tránh được sự ác. Xóa bỏ hoàn toàn hình phạt là tương đương với việc dung túng cho những hành vi sai trái, và trở thành đồng phạm của chúng. Hệ thống hình sự, được quy định bởi điều thường gọi là "luật trả thù" ("mắt đền mắt, răng đền răng": Xh 21:24, Lv 24:20; Đnl 19:21), đại diện cho một cách cổ vũ hợp lý lợi ích chung.
Dù không hoàn hảo do các khía cạnh cưỡng chế, và phương thức của một số biện pháp trừng phạt của nó, một hệ thống như vậy, với các điều chỉnh hợp thời, đã được giả định bởi các hệ thống tư pháp của mọi thời đại và mọi quốc gia, vì nó đặt căn bản đầy lý tưởng, trên tính cân xứng giữa tội phạm và hình phạt, giữa tác hại gây ra và tác hại phải chịu. Trái ngược với một sự trả thù võ đoán, biện pháp phản ứng công bằng đối với một hành động sai trái đã được ấn định ở đó.
Người ta có thể phản bác rằng một số quy tắc trừng phạt được dự liệu bởi các quy luật trong Cựu Ước có thể xem ra tàn nhẫn không thể chịu đựng được (như đánh đòn - xem Đnl 25:1-3 - hoặc chặt tay - Đnl 25:11-12); cũng thế, hình phạt tử hình, dự liệu cho các tội nghiêm trọng nhất, ngày nay đang bị tranh cãi. Người đọc Kinh thánh, khi đối diện với các bản văn này, một mặt, phải nhận ra đặc điểm lịch sử của luật pháp Kinh thánh, ngày nay đã lỗi thời bởi sự hiểu biết tốt hơn về quyền bất khả nhượng của con người, trong khuôn khổ thi hành công lý; mặt khác, các lệnh truyền xưa được ghi lại trong Kinh Thánh cũng có chức năng cảnh báo mức độ nghiêm trọng của một số tội ác, đòi phải có một phản ứng thích hợp để ngăn chặn sự lan tràn của sự ác.
Khi Kinh Thánh gán cho Thiên Chúa và thẩm phán nhân bản một thái độ tức giận khi thi hành công lý trừng phạt, đó không phải là một tác phong không thích hợp: không được để sự ác không bị trừng phạt, và điều quan trọng là các nạn nhân được giải cứu và bồi thường. Trên một bình diện khác, Kinh thánh liên kết viễn tượng một Thiên Chúa kiên nhẫn với viễn tượng một Thiên Chúa bảo đảm công lý (x. Xh 34:6; Ds 14:18: Tv 103:8, v.v.), và trên hết cởi mở đối với sự tha thứ cho người có tội (cf Is 1:18; St 4:11), sự tha thứ thuận tình cho những người bày tỏ sự ăn năn bằng lời nói và hành động của họ (cf St 3:10; Edk 18:23). Kinh thánh đề xuất với con người, vốn có trách nhiệm đối với công lý và hòa hợp xã hội, mô hình thần thiêng, một mô hình liên kết sự nghiêm khắc và kỷ luật cần thiết với viễn ảnh tha thứ, để họ có thể bắt chước mô hình này.
3.1.2 Các luật "tru hiến" (hủy diệt)
127. Ở Đệ nhị luật, trong số nhiều điều khác, chúng ta đọc thấy: Thiên Chúa ra lệnh cho Israel lật đổ các quốc gia Canaan và buộc họ phải bị tru hiến (xem Đnl 7:1-2; 20:16-18). Lệnh này đã được Giosuê thi hành một cách trung thành (xem Ds 6-12) và cũng được thực hiện trong thời kỳ quân chủ đầu tiên (xem 1 S 15). Những bản văn này tự cho thấy có vấn đề, thậm chí còn hơn thế nữa nơi tất cả các cuộc chiến tranh và tàn sát được Cựu Ước thuật lại. Người ta không thể chấp nhận được việc dựa vào chúng để hợp pháp hóa chương trình chính trị duy dân tộc, biện minh cho bạo lực chống lại các dân tộc khác: điều này thực sự làm sai lệch ý nghĩa của các trang kinh thánh.
Để khởi đầu, cần phải lưu ý rằng các bản văn này không được trình bầy như các câu truyện lịch sử: trong một cuộc chiến thực sự, các bức tường của một thành phố không sụp đổ vì tiếng kèn (xem Gs 6:20), và người ta không thấy việc làm thế nào sự phân phối đất đai lại có thể diễn ra một cách thực sự hòa bình bằng cách rút thăm (xem Gs 14:2). Mặt khác, luật pháp của Đệ nhị luật, là luật ra lệnh việc tận diệt người Canaan, làm sao có thể mang được hình thức viết ở một thời kỳ trong đó các giống dân này không còn hiện hữu trên đất Israel. Do đó, cần phải xác định lại một cách cẩn thận thể loại văn học của những câu truyện này. Như những nhà giải thích tốt nhất trong truyền thống giáo phụ đã đề xuất, câu chuyện sử thi về cuộc chinh phục có thể được hiểu như một loại dụ ngôn, miêu tả các nhân vật có giá trị biểu tượng. Mặt khác, luật nói về "tru diệt" đòi một giải thích phi nghĩa đen, giống như cách lệnh của Chúa đòi ta phải tự chặt tay hoặc móc mắt nếu chúng là dịp gây gương mù (xem Mt 5:29; 18:9).
Do đó, chúng ta cần xác định phải định hướng việc đọc các trang khó khăn này ra sao. Khía cạnh gây tranh cãi đầu tiên của truyền thống văn học vừa được đề cập là khía cạnh chinh phục, hiểu như sự hủy diệt các cư dân của nơi ấy, cho phép mình định cư ở đó thay thế họ. Ở đây điều không thuyết phục là nại tới khái niệm "quyền của Thiên Chúa" trong việc phân phối đất đai bằng cách dành ưu tiên cho những kẻ Người chọn (xem Đnl 7:6-11; 32:8-9), vì điều này không công nhận quyền hợp pháp của các dân tộc tự trị này được đòi lại nó. Các bản văn Kinh thánh cho ta các hướng giải thích có tính thuyết phục khác. Nơi đầu tiên là bài tường thuật mô tả cuộc xung đột giữa hai nhóm, có trạng thái kinh tế và quân sự khác nhau: trạng thái của người Canaan, rất mạnh mẽ (xem Đnl 7:1; xem thêm Ds 13:33, Đnl 1:28). Am 2:9, v.v.) và trạng thái của người Israel, yếu ớt và không được chống đỡ. Do đó, để làm gương, câu truyện không kể lại cuộc chiến thắng của kẻ mạnh nhất, nhưng trái lại, là chiến thắng của kẻ nhỏ bé, phù hợp với một "hình tượng" đã được chứng thực suốt bộ Kinh thánh, cho đến tận Tân Ước (Lc 1:52; 1Cr 1:27). Điều này tương ứng với việc đọc lịch sử theo lối tiên tri, một lối đọc diễn giải cuộc chiến thắng của những "người hiền lành", trong một cuộc thánh chiến, như việc thiết lập ra Nước Chúa trên trái đất. Ngoài ra, theo lời chứng Kinh Thánh, Thiên Chúa coi người Canaan phạm những tội rất nghiêm trọng (xem St 15:16; Lv 18:3, 24-30; 20:23; Đnl 9:4-5, v.v.), trong đó, có việc giết con trai của họ trong các nghi thức đồi trụy (cf Đnl 12:31; 18:10-12). Câu truyện do đó trình bày việc thi hành công lý thần thiêng trong lịch sử. Và Giosuê hành xử như "đầy tớ của Chúa" (Gs 24:29; Tl 2:8) theo cách ông đảm nhận việc thi hành công lý này: các chiến thắng của ông liên tục được gán cho Chúa và sức mạnh siêu phàm của Người. Đề tài văn học xuyên suốt về công lý mà các quốc gia phải đương đầu đã có từ những câu truyện Kinh thánh đầu tiên, sau đó, nhờ được chứng thực nơi các tiên tri và trong các trước tác khải huyền, nó sẽ được áp dụng cho nhiều dân tộc khác, bất cứ khi nào Chúa phán xét rằng một quốc gia đáng bị xử phạt– đây là trường hợp Israel.
Về phương diện này, các tín hữu của Chúa cần phải hiểu luật tru hiến và việc áp dụng nó một cách có ý thức. Một luật pháp như vậy dựa trên định nghĩa về dân giao ước như một dân thánh (x. Đnl 7:6), một điều, theo quan điểm cực đoan, có thể có nghĩa sự hiện hữu của một khác biệt triệt để khiến học trở thành tách biệt khỏi các dân tộc khác. Thiên Chúa chắc chắn không đưa ra mệnh lệnh phải tiến hành các lạm dụng được biện minh bởi động cơ tôn giáo, nhưng Người yêu cầu phải vâng phục một nghĩa vụ công lý, tương tự như việc theo đuổi, lên án và giết chết thủ phạm của một tội ác hàng đầu – bất luận đó là một cá nhân hay một cộng đồng. Thương hại một phạm nhân, bằng cách tha cho anh ta, bị coi như một hành động bất tuân và bất công (xem Đnl 13:9-10; 19:13,21: 25:12, 1Sm 15:18-19; 1V 20:42). Trong trường hợp này, hành vi rõ ràng là bạo lực được coi là nhiệt tình để loại bỏ cái ác, và do đó bảo vệ lợi ích chung. Dòng văn học và thần học này được cân bằng bởi những dòng văn học khác - trong đó có trước tác tư tế - loại trước tác, đứng trước các sự kiện y hệt như thế, ngược lại, lại gợi ý một định hướng hòa bình rõ ràng. Vì lý do này, điều thích đáng là hiểu toàn bộ biến cố chinh phục như một loại biểu tượng, tương tự như những gì chúng ta đọc trong một số dụ ngôn tin mừng bàn đến công lý (xem Mt 13:30, 41-43,50; 25:30,41; v.v...). Câu chuyện về chinh phạt này cần được liên kết với các trang khác của Kinh thánh vốn phát biểu lòng cảm thương thần thiêng và sự tha thứ của Người – những điều vốn tạo nên chân trời và cùng đích của tất cả các hành động lịch sử của Chúa Tể cả trái đất, và mẫu mực của hành động công chính của con người.
3.1.3 Lời cầu nguyện xin trả thù
128. Biểu thức bạo lực xem ra đặc biệt lạc điệu khi nó bước vào lời cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong các Thánh vịnh, nhiều biểu thức thù ghét và ước muốn trả thù, trái ngược hoàn toàn với các tâm tình yêu thương kẻ thù được Chúa Giêsu giảng dạy cho các môn đệ của Người (xem Mt 6:44; Lc 6:27,35). Mặc dù vẫn tôn trọng quyết định khôn ngoan của phụng vụ trong việc bỏ qua những điều có thể gây gương mù, ta vẫn cần phải cung cấp một số giải thích giúp các tín hữu ngày nay, giống như ngày xưa, sở đắc được toàn bộ di sản cầu nguyện của Israel.
Cách chính giúp giải thích và tiếp nhận những biểu thức khó khăn của các Thánh vịnh hệ ở việc hiểu thể loại văn học. Điều này có nghĩa: các biểu thức chúng ta đọc ở đó không nên được hiểu theo nghĩa đen. Trong một lời cầu nguyện khẩn nài và than thở, được một người bị bách hại kêu van, động cơ "nguyền rủa" xuất hiện thường xuyên: đó là một lời cầu khẩn say sưa ngỏ cùng Thiên Chúa, để Người hiện thực hóa sự cứu rỗi bằng cách tận diệt các kẻ thù. Trong một số Thánh vịnh, chiều kích trả thù này rất được nhấn mạnh hoặc thậm chí trổi vượt (xem Tv 109 chẳng hạn). Nếu các thành ngữ văn học do Thánh Vịnh gia sử dụng được điều chỉnh vừa phải (như kiểu: "Chớ gì những ai tìm hại mạng sống con phải xấu hổ thẹn thùng, kẻ tính kế hại con phải tháo lui nhục nhã!” - Tv 35:4), thì chúng chắc chắn sẽ dễ dàng được hòa nhập vào lời cầu nguyện. Các hình ảnh tàn bạo là các hình ảnh gây ra nhiều vấn đề nhất (Thí dụ: " Vì Ngài vẫn một lòng thương mến, xin tiêu diệt những kẻ thù con” - Tv 143:12 hoặc " Gái Ba-by-lon hỡi, đồ trời tru đất diệt! Phúc thay người xử lại với mi, như mi đã xử với ta! Phúc thay người bắt những con thơ của mi mà đem đập vào đá” - Tv 137:89). Ở đây, có ba khía cạnh xứng đáng được nghiên cứu.
a. Chủ thể cầu nguyện: người đau khổ
129. Thể văn than thở sử dụng các biểu thức cường điệu và tức tối, hoặc trong mô tả đau khổ, luôn có tính cực đoan ("chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài" [Tv 22:17- 18]; "Kẻ vô cớ ghét con nhiều hơn tóc trên đầu, bọn thù con vô lý lại mạnh thế hơn con" [Tv 69:5]), hoặc trong lời xin được phương thuốc, rõ ràng phải nhanh chóng và dứt khoát. Điều này được giải thích bằng sự kiện những lời cầu nguyện này phát biểu quan điểm xúc cảm của một người thấy mình trong tình huống bi đát. Các xúc cảm của họ, do đó, không thể phản ánh sự bình tĩnh, và lời nói của họ giống như một tiếng gầm (xem Tv 22:14). Dù sao, hình ảnh được sử dụng chỉ là các ẩn dụ: "bẻ gẫy răng kẻ ác" (Tv 3:8; 58:7) có nghĩa là làm họ chấm dứt sự dối trá và lòng tham của kẻ mạnh; "bắt những con thơ của mi mà đem đập vào đá” (Tv 137:8-9) có nghĩa là tận diệt để các thế lực tà ác hủy diệt sự sống không xảy ra một lần nữa trong tương lai; và vân vân. Ngoài ra, người cầu nguyện sách Thánh Vịnh sử dụng những lời được một người khác viết ra, trong những hoàn cảnh khác. Do đó, họ phải luôn luôn thực hiện một sự chuyển vị để áp dụng chúng vào cuộc sống bản thân của mình: sự hiện thực hóa này sẽ thành công hơn khi lời cầu nguyện than thở sẽ không những chỉ được hiểu như nói lên tình huống bản thân của người cầu nguyện, mà còn như tiếng nói đau đớn của tất cả các nạn nhân của lịch sử, như tiếng khóc của các vị tử đạo (xem Kh 6:10), những vị vốn cầu xin Thiên Chúa rằng "con thú" hung bạo biến mất mãi mãi.
b. Người cầu nguyện xin gì? : "Giải thoát chúng con khỏi sự ác"
130. Lời cầu nguyện nguyền rủa (imprécation) không thực hiện một hành động ma thuật có hiệu quả trực tiếp đối với kẻ thù. Trái lại, người cầu nguyện phó thác cho Thiên Chúa sứ mệnh thể hiện công lý, một nền công lý mà không ai khác ngoài Người có thể thiết lập trên trái đất. Lời cầu nguyện này ngụ ý từ bỏ sự báo thù cá nhân (xem Rm 12:19; Dt 10:30), và bày tỏ sự tin tưởng vào hành động của Chúa có thể được thích ứng với tính nghiêm trọng của tình thế và hoàn toàn phù hợp với bản chất của chính Thiên Chúa. Những kiểu nói do những người cầu nguyện sử dụng dường như ra lệnh cho Thiên Chúa cách Người phải hành động; nhưng nếu được hiểu chính xác, chúng chỉ bày tỏ mong muốn là cái ác bị tận diệt, và những người bị sỉ nhục đạt được sự sống. Lời cầu nguyện ngỏ cùng Thiên Chúa xin cho điều này xảy ra trong lịch sử, để sự mặc khải của Chúa diễn ra (Tv 35:27; 59:14; 109:27), và do đó tạo cơ hội cho người bạo động hoán cải (x. Tv 9:21; 83:18-19). Trong một số trường hợp, sự bách hại người cầu nguyện được coi như một gây hấn chống lại Thiên Chúa (Tv 2:2; 83:3,13), thường được đi kèm với sự khinh miệt Chúa (x. Tv 10:4,13; 42:4; 73:11).
c. Những ai là kẻ thù của người cầu nguyện?
131. Xác định kẻ thù của người cầu nguyện không phải là một hoạt động giải thích đơn giản cho thấy những nhân vật nào được tác giả thánh đề cập đến, và trong hoàn cảnh lịch sử nào tác giả này làm như vậy. Trên thực tế, tình huống được các Thánh vịnh (ta thán) mô tả rất rập khuôn: ngôn ngữ khá qui ước và thường cố ý có tính ẩn dụ do đó có thể áp dụng vào các hoàn cảnh đa dạng và các đối tượng khác nhau. Do đó, một hành động giải thích "tiên tri" trong Chúa Thánh Thần là điều cần thiết để hiểu các lời lẽ của Thánh Vịnh gia phải được áp dụng ra sao trong cuộc sống cụ thể của người đọc một thánh vịnh ta thán, và biện phân được ai là kẻ thù đe dọa họ trong một lịch sử cụ thể (xem Công vụ 4:23-30).
Việc nhận diện kẻ thù tiến triển khi người ta khám phá ra rằng những người này không những chỉ là những người chăm lo cuộc sống thể xác hay phẩm giá con người, mà hơn nữa còn là những người chăm lo cuộc sống thiêng liêng của người cầu nguyện (x. Mt 10:28). Đâu là các thế lực thù địch mà các tín hữu phải đối đầu? Ai hoặc điều gì bị mô tả là "những con sư tử cấu xé và gầm gừ" (Tv 22:14; xem 1 Pr 5:8), hoặc "miệng lưỡi đầy nọc độc" của rắn (Tv 140:4), sự thù hận khôn nguôi được cảm nhận vì ai (xem Tv 26:5; 139:21-22), và sự hủy diệt của họ được cầu xin cùng Thiên Chúa (Tv 31:18)? "chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân", người ta đọc như thế trong Eph 6:12. Chính khỏi tay "kẻ ác", "đạo binh" (Mc 5:9) mà người cầu nguyện xin được giải thoát, như nhờ một phép trừ quỷ, bởi quyền năng thương xót của Thiên Chúa. Và giống như trong mọi trường hợp trừ qủy, lời nói phải nghiêm khắc vì chúng nói lên sự thù địch tuyệt đối giữa Thiên Chúa và sự ác, giữa con cái Thiên Chúa và thế giới tội lỗi (x. Gcb 4:4).
Kỳ tới: 3.2 Địa vị xã hội của phụ nữ
124. Các bản văn Kinh Thánh liên quan đến tác phong rõ ràng vô luân, những tác phong phát biểu các cảm quan thù hận và bạo lực, hoặc cổ vũ các điều kiện xã hội mà ngày nay bị coi là bất công, cũng tạo nên một thách thức cần giải thích. Những bản văn này có thể gây gương mù cho các Kitô hữu hoặc làm họ mất phương hướng; những người này đôi khi bị những người ngoài Kitô giáo buộc tội, trong sách thánh của họ, có chứa các yếu tố dẫn đến một tôn giáo dạy sự vô luân và bạo lực. Trong khuôn khổ câu hỏi khó khăn này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra một giải thích, trong Cựu Ước, về bạo lực vốn gán cho các luật "tru hiến" (hủy diệt) và các Thánh vịnh đòi trả thù; trong Tân Ước, chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề về địa vị xã hội của phụ nữ trong các thư của Thánh Phaolô.
3.1 Bạo lực trong Kinh thánh
125. Sự hiện diện trong Kinh thánh, và đặc biệt trong Cựu Ước, của nhiều trình thuật về bạo lực và sự tàn ác tạo nên một trong những trở ngại lớn đối với việc tiếp nhận nó như một bản văn linh hứng. Và điều này càng như thế hơn nữa vì, thông thường, bạo lực và sự tàn ác được Thiên Chúa truyền lệnh, hoặc hiện diện trong các lời cầu nguyện ngỏ cùng Thiên Chúa, đôi khi chúng được các tác giả thánh trực tiếp qui cho chính Người.
Không nên tối thiểu hóa sự khó chịu của các độc giả đương thời. Thực thế, nó đã xui khiến một số người bác bỏ các bản văn Cựu Ước, bị coi là lỗi thời và không thể nuôi dưỡng đức tin. Chính phẩm trật Công Giáo cũng đã tri nhận các rủi ro mục vụ (enjeux pastorales) của vấn đề, nên đã đưa ra quyết định rằng, trong phụng vụ công cộng, không nên đọc toàn bộ các đoạn văn, và nên bỏ qua một cách có hệ thống những câu thơ tỏ ra gây ngỡ ngàng đối với sự nhạy cảm của Kitô hữu. Người ta có thể diễn dịch một cách sai lầm rằng một phần của Kinh thánh không được hưởng đặc sủng linh hứng, không tự biểu lộ là "có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính" (2 Tm 3:16).
Do đó, dường như không thể không chỉ ra một số trục giải thích cho phép một phương thức chính đáng hơn của truyền thống Kinh Thánh, đặc biệt các bản văn gây ra vấn đề, dù sao, cần phải được giải thích trong bối cảnh toàn diện của Kinh thánh, nghĩa là, dưới ánh sáng của thông điệp tình yêu của tin mừng, kể cả đối với các kẻ thù (xem Mt 5:38-48).
3.1.1 Bạo lực và các phương thuốc pháp lý của nó
126. Ngay từ những trang đầu tiên, Kinh thánh đã cho thấy sự đột nhập của bạo lực vào xã hội loài người (xem St 4:8, 23-24; 6:11,13), mà nguồn gốc nằm trong sự bác bỏ Thiên Chúa dưới hình thức thờ ngẫu tượng (xem Rm 1:18-3e). Kinh thánh tố cáo và lên án tất cả các hình thức lạm dụng, nô lệ, chiến tranh huynh đệ tương tàn, gây hấn con người, hệ thống áp bức, bất luận giữa các quốc gia hay ngay trong chính Israel (xem Am 1: 3-2,16). Bằng cách trình bày cho loài người các hậu quả khủng khiếp của sự đồi trụy tâm hồn (xem St 6:5, Grm 17:1), Lời Chúa có vai trò tiên tri: nó mời gọi chúng ta nhận ra điều ác để tránh và chống lại nó. Để hiểu biết điều thiện cần được chu toàn (Rm 3:20), và tạo điều kiện dễ dàng cho diễn trình hoán cải, Kinh thánh tuyên bố Luật của Thiên Chúa, một luật tạo nên chiếc thắng (frein) ngăn chặn việc lan tràn bất công. Kinh Tôra của Chúa không những chỉ cho ta con đường công chính mà mọi người được kêu gọi tuân theo một cách trung thành, mà nó còn quy định tác phong phải giữ khi giáp mặt với kẻ có tội để cái ác bị diệt trừ (xem Đnl 17:12; 22:21,22,24, v.v.), các nạn nhân được bồi thường, và hòa bình được thiết lập. Một bố trí như vậy không thể bị lên án là bạo lực. Sự trừng phạt được xác nhận là cần thiết, không những để làm nổi bật sự đồi bại và tính nguy hiểm của tội ác, mà ngoài việc đặt để một thưởng phạt chính đáng, nó còn nhằm mục đích tu sửa thủ phạm, và, khi xui khiến người ta sợ đau, nó giúp xã hội và cá nhân tránh được sự ác. Xóa bỏ hoàn toàn hình phạt là tương đương với việc dung túng cho những hành vi sai trái, và trở thành đồng phạm của chúng. Hệ thống hình sự, được quy định bởi điều thường gọi là "luật trả thù" ("mắt đền mắt, răng đền răng": Xh 21:24, Lv 24:20; Đnl 19:21), đại diện cho một cách cổ vũ hợp lý lợi ích chung.
Dù không hoàn hảo do các khía cạnh cưỡng chế, và phương thức của một số biện pháp trừng phạt của nó, một hệ thống như vậy, với các điều chỉnh hợp thời, đã được giả định bởi các hệ thống tư pháp của mọi thời đại và mọi quốc gia, vì nó đặt căn bản đầy lý tưởng, trên tính cân xứng giữa tội phạm và hình phạt, giữa tác hại gây ra và tác hại phải chịu. Trái ngược với một sự trả thù võ đoán, biện pháp phản ứng công bằng đối với một hành động sai trái đã được ấn định ở đó.
Người ta có thể phản bác rằng một số quy tắc trừng phạt được dự liệu bởi các quy luật trong Cựu Ước có thể xem ra tàn nhẫn không thể chịu đựng được (như đánh đòn - xem Đnl 25:1-3 - hoặc chặt tay - Đnl 25:11-12); cũng thế, hình phạt tử hình, dự liệu cho các tội nghiêm trọng nhất, ngày nay đang bị tranh cãi. Người đọc Kinh thánh, khi đối diện với các bản văn này, một mặt, phải nhận ra đặc điểm lịch sử của luật pháp Kinh thánh, ngày nay đã lỗi thời bởi sự hiểu biết tốt hơn về quyền bất khả nhượng của con người, trong khuôn khổ thi hành công lý; mặt khác, các lệnh truyền xưa được ghi lại trong Kinh Thánh cũng có chức năng cảnh báo mức độ nghiêm trọng của một số tội ác, đòi phải có một phản ứng thích hợp để ngăn chặn sự lan tràn của sự ác.
Khi Kinh Thánh gán cho Thiên Chúa và thẩm phán nhân bản một thái độ tức giận khi thi hành công lý trừng phạt, đó không phải là một tác phong không thích hợp: không được để sự ác không bị trừng phạt, và điều quan trọng là các nạn nhân được giải cứu và bồi thường. Trên một bình diện khác, Kinh thánh liên kết viễn tượng một Thiên Chúa kiên nhẫn với viễn tượng một Thiên Chúa bảo đảm công lý (x. Xh 34:6; Ds 14:18: Tv 103:8, v.v.), và trên hết cởi mở đối với sự tha thứ cho người có tội (cf Is 1:18; St 4:11), sự tha thứ thuận tình cho những người bày tỏ sự ăn năn bằng lời nói và hành động của họ (cf St 3:10; Edk 18:23). Kinh thánh đề xuất với con người, vốn có trách nhiệm đối với công lý và hòa hợp xã hội, mô hình thần thiêng, một mô hình liên kết sự nghiêm khắc và kỷ luật cần thiết với viễn ảnh tha thứ, để họ có thể bắt chước mô hình này.
3.1.2 Các luật "tru hiến" (hủy diệt)
127. Ở Đệ nhị luật, trong số nhiều điều khác, chúng ta đọc thấy: Thiên Chúa ra lệnh cho Israel lật đổ các quốc gia Canaan và buộc họ phải bị tru hiến (xem Đnl 7:1-2; 20:16-18). Lệnh này đã được Giosuê thi hành một cách trung thành (xem Ds 6-12) và cũng được thực hiện trong thời kỳ quân chủ đầu tiên (xem 1 S 15). Những bản văn này tự cho thấy có vấn đề, thậm chí còn hơn thế nữa nơi tất cả các cuộc chiến tranh và tàn sát được Cựu Ước thuật lại. Người ta không thể chấp nhận được việc dựa vào chúng để hợp pháp hóa chương trình chính trị duy dân tộc, biện minh cho bạo lực chống lại các dân tộc khác: điều này thực sự làm sai lệch ý nghĩa của các trang kinh thánh.
Để khởi đầu, cần phải lưu ý rằng các bản văn này không được trình bầy như các câu truyện lịch sử: trong một cuộc chiến thực sự, các bức tường của một thành phố không sụp đổ vì tiếng kèn (xem Gs 6:20), và người ta không thấy việc làm thế nào sự phân phối đất đai lại có thể diễn ra một cách thực sự hòa bình bằng cách rút thăm (xem Gs 14:2). Mặt khác, luật pháp của Đệ nhị luật, là luật ra lệnh việc tận diệt người Canaan, làm sao có thể mang được hình thức viết ở một thời kỳ trong đó các giống dân này không còn hiện hữu trên đất Israel. Do đó, cần phải xác định lại một cách cẩn thận thể loại văn học của những câu truyện này. Như những nhà giải thích tốt nhất trong truyền thống giáo phụ đã đề xuất, câu chuyện sử thi về cuộc chinh phục có thể được hiểu như một loại dụ ngôn, miêu tả các nhân vật có giá trị biểu tượng. Mặt khác, luật nói về "tru diệt" đòi một giải thích phi nghĩa đen, giống như cách lệnh của Chúa đòi ta phải tự chặt tay hoặc móc mắt nếu chúng là dịp gây gương mù (xem Mt 5:29; 18:9).
Do đó, chúng ta cần xác định phải định hướng việc đọc các trang khó khăn này ra sao. Khía cạnh gây tranh cãi đầu tiên của truyền thống văn học vừa được đề cập là khía cạnh chinh phục, hiểu như sự hủy diệt các cư dân của nơi ấy, cho phép mình định cư ở đó thay thế họ. Ở đây điều không thuyết phục là nại tới khái niệm "quyền của Thiên Chúa" trong việc phân phối đất đai bằng cách dành ưu tiên cho những kẻ Người chọn (xem Đnl 7:6-11; 32:8-9), vì điều này không công nhận quyền hợp pháp của các dân tộc tự trị này được đòi lại nó. Các bản văn Kinh thánh cho ta các hướng giải thích có tính thuyết phục khác. Nơi đầu tiên là bài tường thuật mô tả cuộc xung đột giữa hai nhóm, có trạng thái kinh tế và quân sự khác nhau: trạng thái của người Canaan, rất mạnh mẽ (xem Đnl 7:1; xem thêm Ds 13:33, Đnl 1:28). Am 2:9, v.v.) và trạng thái của người Israel, yếu ớt và không được chống đỡ. Do đó, để làm gương, câu truyện không kể lại cuộc chiến thắng của kẻ mạnh nhất, nhưng trái lại, là chiến thắng của kẻ nhỏ bé, phù hợp với một "hình tượng" đã được chứng thực suốt bộ Kinh thánh, cho đến tận Tân Ước (Lc 1:52; 1Cr 1:27). Điều này tương ứng với việc đọc lịch sử theo lối tiên tri, một lối đọc diễn giải cuộc chiến thắng của những "người hiền lành", trong một cuộc thánh chiến, như việc thiết lập ra Nước Chúa trên trái đất. Ngoài ra, theo lời chứng Kinh Thánh, Thiên Chúa coi người Canaan phạm những tội rất nghiêm trọng (xem St 15:16; Lv 18:3, 24-30; 20:23; Đnl 9:4-5, v.v.), trong đó, có việc giết con trai của họ trong các nghi thức đồi trụy (cf Đnl 12:31; 18:10-12). Câu truyện do đó trình bày việc thi hành công lý thần thiêng trong lịch sử. Và Giosuê hành xử như "đầy tớ của Chúa" (Gs 24:29; Tl 2:8) theo cách ông đảm nhận việc thi hành công lý này: các chiến thắng của ông liên tục được gán cho Chúa và sức mạnh siêu phàm của Người. Đề tài văn học xuyên suốt về công lý mà các quốc gia phải đương đầu đã có từ những câu truyện Kinh thánh đầu tiên, sau đó, nhờ được chứng thực nơi các tiên tri và trong các trước tác khải huyền, nó sẽ được áp dụng cho nhiều dân tộc khác, bất cứ khi nào Chúa phán xét rằng một quốc gia đáng bị xử phạt– đây là trường hợp Israel.
Về phương diện này, các tín hữu của Chúa cần phải hiểu luật tru hiến và việc áp dụng nó một cách có ý thức. Một luật pháp như vậy dựa trên định nghĩa về dân giao ước như một dân thánh (x. Đnl 7:6), một điều, theo quan điểm cực đoan, có thể có nghĩa sự hiện hữu của một khác biệt triệt để khiến học trở thành tách biệt khỏi các dân tộc khác. Thiên Chúa chắc chắn không đưa ra mệnh lệnh phải tiến hành các lạm dụng được biện minh bởi động cơ tôn giáo, nhưng Người yêu cầu phải vâng phục một nghĩa vụ công lý, tương tự như việc theo đuổi, lên án và giết chết thủ phạm của một tội ác hàng đầu – bất luận đó là một cá nhân hay một cộng đồng. Thương hại một phạm nhân, bằng cách tha cho anh ta, bị coi như một hành động bất tuân và bất công (xem Đnl 13:9-10; 19:13,21: 25:12, 1Sm 15:18-19; 1V 20:42). Trong trường hợp này, hành vi rõ ràng là bạo lực được coi là nhiệt tình để loại bỏ cái ác, và do đó bảo vệ lợi ích chung. Dòng văn học và thần học này được cân bằng bởi những dòng văn học khác - trong đó có trước tác tư tế - loại trước tác, đứng trước các sự kiện y hệt như thế, ngược lại, lại gợi ý một định hướng hòa bình rõ ràng. Vì lý do này, điều thích đáng là hiểu toàn bộ biến cố chinh phục như một loại biểu tượng, tương tự như những gì chúng ta đọc trong một số dụ ngôn tin mừng bàn đến công lý (xem Mt 13:30, 41-43,50; 25:30,41; v.v...). Câu chuyện về chinh phạt này cần được liên kết với các trang khác của Kinh thánh vốn phát biểu lòng cảm thương thần thiêng và sự tha thứ của Người – những điều vốn tạo nên chân trời và cùng đích của tất cả các hành động lịch sử của Chúa Tể cả trái đất, và mẫu mực của hành động công chính của con người.
3.1.3 Lời cầu nguyện xin trả thù
128. Biểu thức bạo lực xem ra đặc biệt lạc điệu khi nó bước vào lời cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong các Thánh vịnh, nhiều biểu thức thù ghét và ước muốn trả thù, trái ngược hoàn toàn với các tâm tình yêu thương kẻ thù được Chúa Giêsu giảng dạy cho các môn đệ của Người (xem Mt 6:44; Lc 6:27,35). Mặc dù vẫn tôn trọng quyết định khôn ngoan của phụng vụ trong việc bỏ qua những điều có thể gây gương mù, ta vẫn cần phải cung cấp một số giải thích giúp các tín hữu ngày nay, giống như ngày xưa, sở đắc được toàn bộ di sản cầu nguyện của Israel.
Cách chính giúp giải thích và tiếp nhận những biểu thức khó khăn của các Thánh vịnh hệ ở việc hiểu thể loại văn học. Điều này có nghĩa: các biểu thức chúng ta đọc ở đó không nên được hiểu theo nghĩa đen. Trong một lời cầu nguyện khẩn nài và than thở, được một người bị bách hại kêu van, động cơ "nguyền rủa" xuất hiện thường xuyên: đó là một lời cầu khẩn say sưa ngỏ cùng Thiên Chúa, để Người hiện thực hóa sự cứu rỗi bằng cách tận diệt các kẻ thù. Trong một số Thánh vịnh, chiều kích trả thù này rất được nhấn mạnh hoặc thậm chí trổi vượt (xem Tv 109 chẳng hạn). Nếu các thành ngữ văn học do Thánh Vịnh gia sử dụng được điều chỉnh vừa phải (như kiểu: "Chớ gì những ai tìm hại mạng sống con phải xấu hổ thẹn thùng, kẻ tính kế hại con phải tháo lui nhục nhã!” - Tv 35:4), thì chúng chắc chắn sẽ dễ dàng được hòa nhập vào lời cầu nguyện. Các hình ảnh tàn bạo là các hình ảnh gây ra nhiều vấn đề nhất (Thí dụ: " Vì Ngài vẫn một lòng thương mến, xin tiêu diệt những kẻ thù con” - Tv 143:12 hoặc " Gái Ba-by-lon hỡi, đồ trời tru đất diệt! Phúc thay người xử lại với mi, như mi đã xử với ta! Phúc thay người bắt những con thơ của mi mà đem đập vào đá” - Tv 137:89). Ở đây, có ba khía cạnh xứng đáng được nghiên cứu.
a. Chủ thể cầu nguyện: người đau khổ
129. Thể văn than thở sử dụng các biểu thức cường điệu và tức tối, hoặc trong mô tả đau khổ, luôn có tính cực đoan ("chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài" [Tv 22:17- 18]; "Kẻ vô cớ ghét con nhiều hơn tóc trên đầu, bọn thù con vô lý lại mạnh thế hơn con" [Tv 69:5]), hoặc trong lời xin được phương thuốc, rõ ràng phải nhanh chóng và dứt khoát. Điều này được giải thích bằng sự kiện những lời cầu nguyện này phát biểu quan điểm xúc cảm của một người thấy mình trong tình huống bi đát. Các xúc cảm của họ, do đó, không thể phản ánh sự bình tĩnh, và lời nói của họ giống như một tiếng gầm (xem Tv 22:14). Dù sao, hình ảnh được sử dụng chỉ là các ẩn dụ: "bẻ gẫy răng kẻ ác" (Tv 3:8; 58:7) có nghĩa là làm họ chấm dứt sự dối trá và lòng tham của kẻ mạnh; "bắt những con thơ của mi mà đem đập vào đá” (Tv 137:8-9) có nghĩa là tận diệt để các thế lực tà ác hủy diệt sự sống không xảy ra một lần nữa trong tương lai; và vân vân. Ngoài ra, người cầu nguyện sách Thánh Vịnh sử dụng những lời được một người khác viết ra, trong những hoàn cảnh khác. Do đó, họ phải luôn luôn thực hiện một sự chuyển vị để áp dụng chúng vào cuộc sống bản thân của mình: sự hiện thực hóa này sẽ thành công hơn khi lời cầu nguyện than thở sẽ không những chỉ được hiểu như nói lên tình huống bản thân của người cầu nguyện, mà còn như tiếng nói đau đớn của tất cả các nạn nhân của lịch sử, như tiếng khóc của các vị tử đạo (xem Kh 6:10), những vị vốn cầu xin Thiên Chúa rằng "con thú" hung bạo biến mất mãi mãi.
b. Người cầu nguyện xin gì? : "Giải thoát chúng con khỏi sự ác"
130. Lời cầu nguyện nguyền rủa (imprécation) không thực hiện một hành động ma thuật có hiệu quả trực tiếp đối với kẻ thù. Trái lại, người cầu nguyện phó thác cho Thiên Chúa sứ mệnh thể hiện công lý, một nền công lý mà không ai khác ngoài Người có thể thiết lập trên trái đất. Lời cầu nguyện này ngụ ý từ bỏ sự báo thù cá nhân (xem Rm 12:19; Dt 10:30), và bày tỏ sự tin tưởng vào hành động của Chúa có thể được thích ứng với tính nghiêm trọng của tình thế và hoàn toàn phù hợp với bản chất của chính Thiên Chúa. Những kiểu nói do những người cầu nguyện sử dụng dường như ra lệnh cho Thiên Chúa cách Người phải hành động; nhưng nếu được hiểu chính xác, chúng chỉ bày tỏ mong muốn là cái ác bị tận diệt, và những người bị sỉ nhục đạt được sự sống. Lời cầu nguyện ngỏ cùng Thiên Chúa xin cho điều này xảy ra trong lịch sử, để sự mặc khải của Chúa diễn ra (Tv 35:27; 59:14; 109:27), và do đó tạo cơ hội cho người bạo động hoán cải (x. Tv 9:21; 83:18-19). Trong một số trường hợp, sự bách hại người cầu nguyện được coi như một gây hấn chống lại Thiên Chúa (Tv 2:2; 83:3,13), thường được đi kèm với sự khinh miệt Chúa (x. Tv 10:4,13; 42:4; 73:11).
c. Những ai là kẻ thù của người cầu nguyện?
131. Xác định kẻ thù của người cầu nguyện không phải là một hoạt động giải thích đơn giản cho thấy những nhân vật nào được tác giả thánh đề cập đến, và trong hoàn cảnh lịch sử nào tác giả này làm như vậy. Trên thực tế, tình huống được các Thánh vịnh (ta thán) mô tả rất rập khuôn: ngôn ngữ khá qui ước và thường cố ý có tính ẩn dụ do đó có thể áp dụng vào các hoàn cảnh đa dạng và các đối tượng khác nhau. Do đó, một hành động giải thích "tiên tri" trong Chúa Thánh Thần là điều cần thiết để hiểu các lời lẽ của Thánh Vịnh gia phải được áp dụng ra sao trong cuộc sống cụ thể của người đọc một thánh vịnh ta thán, và biện phân được ai là kẻ thù đe dọa họ trong một lịch sử cụ thể (xem Công vụ 4:23-30).
Việc nhận diện kẻ thù tiến triển khi người ta khám phá ra rằng những người này không những chỉ là những người chăm lo cuộc sống thể xác hay phẩm giá con người, mà hơn nữa còn là những người chăm lo cuộc sống thiêng liêng của người cầu nguyện (x. Mt 10:28). Đâu là các thế lực thù địch mà các tín hữu phải đối đầu? Ai hoặc điều gì bị mô tả là "những con sư tử cấu xé và gầm gừ" (Tv 22:14; xem 1 Pr 5:8), hoặc "miệng lưỡi đầy nọc độc" của rắn (Tv 140:4), sự thù hận khôn nguôi được cảm nhận vì ai (xem Tv 26:5; 139:21-22), và sự hủy diệt của họ được cầu xin cùng Thiên Chúa (Tv 31:18)? "chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân", người ta đọc như thế trong Eph 6:12. Chính khỏi tay "kẻ ác", "đạo binh" (Mc 5:9) mà người cầu nguyện xin được giải thoát, như nhờ một phép trừ quỷ, bởi quyền năng thương xót của Thiên Chúa. Và giống như trong mọi trường hợp trừ qủy, lời nói phải nghiêm khắc vì chúng nói lên sự thù địch tuyệt đối giữa Thiên Chúa và sự ác, giữa con cái Thiên Chúa và thế giới tội lỗi (x. Gcb 4:4).
Kỳ tới: 3.2 Địa vị xã hội của phụ nữ