Kết luận
83. Kitô giáo không giới hạn lịch sử cứu rỗi trong các biên giới của lịch sử Giáo Hội. Trái lại, trong việc nối dài giáo huấn của Công Đồng Vatican II và trong chân trời Thông điệp Ecclesiam suam của Thánh Phaolô VI, Giáo Hội luôn mở toàn bộ lịch sử con người đón nhận hành động yêu thương của Thiên Chúa, Đấng “muốn mọi người được cứu rỗi và tiến tới việc nhận biết chân lý” (1Tm 2:4). Hình thức truyền giáo của Giáo Hội, được ghi khắc vào chính thiên hướng đức tin, vâng theo luận lý học quà phúc, nghĩa là ơn thánh và tự do, chứ không phải luận lý học khế ước và áp đặt. Giáo Hội rất ý thức sự kiện này: ngay với những ý hướng tốt nhất, luận lý học này cũng sẽ bị nói ngược lại, và luôn có nguy cơ như thế, vì các tác phong vừa không phù hợp vừa không nhất quán với đức tin nhận được. Tuy thế, chúng ta, người Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng một cách khiêm nhường nhưng chắc chắn niềm xác tín của chúng ta rằng Giáo Hội luôn được Chúa hướng dẫn và được Chúa Thánh Thần nâng đỡ suốt con đường mình làm chứng cho hành động cứu rỗi của Thiên Chúa trong đời sống mọi người và mọi dân tộc. Và Giáo Hội luôn tái cam kết tôn vinh ơn gọi lịch sử của mình, bằng cách công bố Tin Mừng thờ lạy Thiên Chúa một cách đích thật trong tinh thần và trong sự thật. Trên con đường này, con đường trên đó, tự do và ơn thánh gặp nhau trong đức tin, Giáo Hội hân hoan được Chúa củng cố, Đấng luôn đồng hành với Giáo Hội, và được Chúa Thánh Thần lôi kéo, Đấng luôn đi trước Giáo Hội. Do đó, Giáo Hội luôn tuyên bố lại ý hướng cương quyết của mình quay về với lòng trung thành trong trái tim, trong tư tưởng và trong các công trình nhằm tái lập tính tinh ròng của đức tin của mình.
84. Chứng từ của đức tin Kitô giáo nằm trong thời gian và không gian của cuộc sống bản thân và cộng đồng, những thực tại vốn phù hợp với thân phận làm người. Các Kitô hữu ý thức rõ sự kiện này: thời gian và không gian này không phải là những thực tại trống rỗng. Cũng không phải là các thực tại lờ mờ (indistints) nghĩa là trung lập và dửng dưng đối với ý nghĩa, các giá trị, các xác tín và ước muốn vốn tạo hình cho nền văn hóa thực sự nhân bản của đời sống. Đó là các không gian và thời gian đầy năng động tính của các cộng đồng và truyền thống, của những tái hợp đoàn và thống thuộc, của các định chế và luật lệ. Ý thức mạnh hơn về tính đa nguyên trong các phương cách đa dạng nhằm nhận ra và đạt tới ý nghĩa đời sống cá nhân và cộng đồng, những điều góp phần tạo ra sự đồng thuận đạo đức và việc biểu lộ xác tín tôn giáo, đã thúc đẩy Giáo Hội khai triển chi tiết một phong thái làm chứng đức tin hoàn toàn tôn trọng tự do cá nhân và thiện ích chung. Phong thái này, không hề làm giảm lòng trung thành đối với biến cố cứu rỗi vốn là đối tượng của việc công bố đức tin, phải làm cho trong sáng hơn nữa việc mình tự tách ra khỏi tinh thần thống trị, chỉ biết lưu tâm tới việc chiếm quyền như một cùng đích tự tại. Chính lòng cương quyết của huấn quyền trong việc buộc thần học phải ra khỏi sự hiểu lầm này đã giúp Giáo Hội khuyến khích việc khai triển học thuyết chính trị của mình một cách chi tiết và gắn bó hơn.
85.Trong tư cách thành viên dân Chúa, chúng ta khiêm nhường đề xuất cho mình việc luôn trung thành với sứ mệnh Chúa trao phó, Đấng sai các môn đệ đến với mọi dân tộc trên trái đất để công bố Tin Mừng Thương Xót của Thiên Chúa (xem Mt 28:19-20; Mc 16:15), Cha mọi người, và tự do mở lòng đón nhận đức tin vào Chúa Con, đã làm người để cứu rỗi chúng ta. Giáo Hội không lẫn lộn sứ mệnh riêng của mình với việc thống trị trên các dân tộc của thế giới, và cai trị kinh thành trần gian. Đúng hơn, Giáo Hội nhìn thấy cơn cám dỗ tinh quái muốn biến quyền lực chính trị và sứ mệnh Tin Mừng thành một thứ công cụ hỗ tương. Chúa Giêsu vốn bác bỏ cái thứ lợi điểm biểu kiến của một dự án như thế, coi nó như một rù quyến của ma quỉ (Mt 4:8-10). Ngài đã đẩy lùi một cách rõ ràng mưu toan muốn biển đổi cuộc tranh chấp với những người duy trì luật pháp (tôn giáo và chính trị) thành một cuộc tranh chấp nhằm thay thế quyền cai trị của các định chế và xã hội. Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo các môn đệ của Người một cách rõ ràng về cơn cám dỗ, trong nghĩa vụ chăm sóc mục vụ cho cộng đồng Kitô hữu, đừng tuân theo các tiêu chuẩn và phong thái của quyền lực trần gian (xem Mt 20:25; Mc 10:42; Lc 22:25). Do đó, Kitô giáo biết rõ việc truyền giảng Tin Mừng cho thế gian phải mang ý nghĩa và hình ảnh nào. Việc nó cởi mở với chủ đề tự do tôn giáo, do đó, là một minh xác nhất quán đối với phong thái công bố Tin Mừng và lời kêu gọi của đức tin, những điều giả thiết việc vắng bóng đặc quyền bất chính của một số chính sách tuyên tín và việc bảo vệ các quyền chính đáng của tự do lương tâm. Sự minh xác này đồng thời cũng đòi phải nhìn nhận đầy đủ phẩm giá của việc tuyên xưng đức tin và thực hành thờ phượng ở nơi công cộng. Trong luận lý học đức tin và sứ mệnh, việc tích cực tham dự và có suy nghĩ vào việc xây dựng một cách hoà bình mối dây liên kết xã hội, cũng như quảng đại chia sẻ việc lưu tâm tới thiện ích chung, đều là các hệ luận của chứng từ Kitô giáo.
86. Cam kết văn hóa và xã hội của hành động tin, một hành động cũng tự phát biểu trong việc cấu tạo các nhóm trung gian và trong việc cổ vũ các sáng kiến công cộng, cũng là một chiều kích của cam kết này, cam kết mà các Kitô hữu được mời gọi chia sẻ với mọi người nam nữ thời họ, độc lập đối với các dị biệt văn hóa và tôn giáo. Khi nói “độc lập”, dĩ nhiên ta không có ý nói nên làm ngơ các dị biệt này, coi chúng như không đáng kể. Đúng hơn, ta muốn nói rằng chúng phải được tôn trọng và coi như các thành tố quan yếu của con người, và nên trân quí trong các đóng góp phong phú của chúng vào sinh khí cụ thể của lãnh vực công cộng. Giáo Hội không hề có lý do gì để chọn một con đường khác để làm chứng. Bất kể tình huống ra sao, Thánh Phêrô cũng khuyên ta “phải hiền hoà và kính trọng, giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống” (1Pr 3:16). Và người ta không thấy luận điểm hữu lý nào cần phải áp đăt lên Nhà nước việc phải loại bỏ tự do tôn giáo trong việc tham gia vào việc suy tư và cổ vũ các lý lẽ của thiện ích chung trong khuôn khổ lãnh vực công cộng. Nhà nước không thể có tính thần trị, hay vô thần, hoặc “trung lập” (theo nghĩa dửng dưng tự tưởng tượng nền văn hóa tôn giáo và việc thống thuộc tôn giáo là điều vô nghĩa trong việc cấu thành chủ thể dân chủ thực chất). Đúng hơn, nó được kêu gọi thực thi chính sách “thế tục tích cực” (laïcité positive) đối với các hình thức xã hội và văn hóa biết bảo đảm mối tương quan cần thiết và cụ thể của Nhà nước pháp quyền với cộng đồng hữu hiệu của những người được hưởng quyền.
87. Nhờ cách đó, Kitô giáo sẽ ở thế sẵn sàng để nâng đỡ niềm hy vọng về một đích đến chung hướng tới cùng đích cánh chung của một thế giới đã biến hình, theo lời hứa của Thiên Chúa (xem Kh 21:1-8). Đức tin Kitô giáo ý thức rõ sự biến hình này là một ơn phúc của tình yêu Thiên Chúa đối với tạo vật nhân bản, chứ không phải là kết quả các cố gắng của chúng ta để cải thiện phẩm chất cuộc sống bản thân hay xã hội. Tôn giáo hiện hữu để duy trì luôn sống động ý nghĩa siêu việt vủa công cuộc cứu chuộc tính công lý của sự sống và sự hoàn thành của lịch sử. Một cách đặc biệt, Kitô giáo được xây dựng trên việc loại bỏ tính nhiệt cuồng toàn năng của bất cứ hình thức duy thiên sai trần thế nào, bất luận là thế tục hay tôn giáo, luôn dẫn tới việc nô dịch hóa các dân tộc và tiêu hủy ngôi nhà chung. Việc chăm sóc sáng thế, từ đầu, vốn được trao phó cho liên minh đàn ông đàn bà (xem St 1:27-28), và tình yêu người lân cận (xem Mt 22:39), những điều vốn đóng ấn tín cho sự thật yêu mến Thiên Chúa của Tin Mừng, là chủ đề trách nhiệm mà dựa vào đó, chúng ta, nhất là các Kitô hữu, sẽ bị phán xét vào lúc tận cùng thời gian, thời gian mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta để chúng ta hoán cải quay về với tình yêu của Người. Nước Thiên Chúa vốn đang hoạt động trong lịch sử, trong việc mong đợi Chúa đến, Đấng sẽ dẫn chúng ta vào sự hoàn thành của Người. Chúa Thánh Thần, Đấng nói “Hãy đến!” (Kh 22:17), Đấng tiếp nhận “các rên xiết của tạo thế” (rm 8:22) và “biến mọi sự nên mới mẻ”, đem vào thế giới lòng can đảm của đức tin, một đức tin, vì thiện ích của mọi người, luôn nâng đỡ (xem Rm 8:1-27) vẻ đẹp trong “lý lẽ [logos] của niềm hy vọng ở trong ta” (1Pr 3:15). Và nền tự do, cho mọi người, được lắng nghe và bước theo Người.
Ghi chú
[1] Công đồng tự đề ra việc biện phân ý nghĩa của tự do tôn giáo bằng cách lưu ý tới cách hiểu không những của các cộng đồng Giáo Hội, mà của cả các chính phủ, các định chế, báo chí, các nhà luật học của thời kỳ ấy. Xin xem giải thích của A. J. De Smedt, Relatio (23-09-1964) (Acta synodalia III/2, p. 349). Một tham chiếu quan trọng đối với chủ đề này là bản “Tuyên Ngôn Phổ Quát về Các Nhân quyền” (1948), nhưng cả các phát biểu khác về tư tưởng triết học và luật học. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đề nghị một phẩm trật các nhân quyền đa dạng, dựa vào các văn kiện quốc tế như Dignité et droits de la personne humaine (1983), 1.2. (Ủy Ban Thần học Quốc tế, Textes et documents I [1969-1985], lời nói đầu của Đức Hồng J. Ratzinger, Cerf, Paris, 2013, tr. 301-302).
[2] Xem, trong số nhiều nghiên cứu khác, các nghiên cứu của J. Hamer – Y. Congar, La Liberté religieuse. Déclaration «Dignitatis humanae personae», Cerf, Paris, 1967; R. Minnerath, Le Droit de l’Église à la liberté. Du Syllabus à Vatican II, Beauchesne, Paris, 1982 ; D. Gonnet, La Liberté religieuse à Vatican II. La contribution de John Courtney Murray, Cerf, Paris, 1994 ; S. Scatena, La Fatica della libertà. L’elaborazione della dichiarazione Dignitatis Humanae sulla libertà religiosa del Vaticano II, Il Mulino, Bologna, 2003 ; R. A. Siebenrock, « Theologischer Kommentar zur Erklärung über die Religionsfreiheit Dignitatis Humanae », trong Herders Theologischer Kommentar zum Zweiten Vatikanischen Konzil, Bd. IV, Herder, Freiburg, 2005, p. 125-218 ; G. del Pozo, La Iglesia y la libertad religiosa, BAC,Madrid, 2007 ; R. Latala – J. Rime (chủ biên), Liberté religieuse et Église catholique. Héritage et développements récents, Academic Press Fribourg, Fribourg, 2009 ; J. L. Martínez, Libertad religiosa ydignidad humana. Claves católicas de una gran comprensión, San Pablo-UPC, Madrid, 2009 ; D. L. Schindler – N. J. Healey Jr., Freedom, Truth, and Human Dignity. The Second Vatican Council’s Declaration on Religious Freedom, Eerdmans, Grand Rapids (Mi), 2015 ; S. Noceti – R. Repole (a cura di), Commentario ai Documenti del Vaticano II, Vol. 6 : Ad Gentes, Nostra Aetate, Dignitatis Humanae, Dehoniane, Bologna, 2018.
[3] Xem Đức Grêgôriô XVI, Thông điệp Mirari vos (15 tháng 8, 1832); Chân phúc Piô IX, Thông điệp Quanta cura (8 tháng 12, 1864).
[4] Xem Đức Piô XII, Thông điệp truyền thanh Lễ Giáng sinh «Benignitas et Humanitas » gửi các dân tộc trên toàn thế giới (24 tháng 12,1944) (AAS 37 [1945], p. 10-23).
[5] Xem Thánh Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in terris (11 tháng 4, 1963), số 18 (AAS 55 [1963], tr. 261).
[6] Ibid., các số 9, 14, 45-46, 64, 75 (AAS [1963], p. 260-261, 268-269, 275, 279). Các quan điểm này sẽ trở thành cố định kể từ Công đồng Vatican II. Xem Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes (7 tháng 12, 1965), số 17 ; Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor (6 tháng 8, 1993), số 35-41 (AAS 85 [1993], p. 1161-1166) ; Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, các số 1731-1732 ; Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in veritate (9 tháng 6, 2009), số 9, 17 (AAS 101 [2009], tr. 646-647, 652-653).
[7] Về đề tài này, xin xem các số 41, 42 et 76 trên đây.
[8] Cũng nên xem Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Nostra Aetate (28 tháng 10, 1965), số 1, 5.
[9] Khi nhắc tới chủ nghĩa vô thần, Công đồng đưa ra một mô tả hiện sinh về điều kiện tôn giáo như thuộc kinh nghiệm chung của con người. (Xem Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes [7 tháng 12, 1965], số 19-21). Đây là một suy tư cố định trong các bản văn Giáo Hội hậu Công Đồng. Xin xem các tổng hợp của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 27-30 hay Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 14-15, và cả các tài liệu của Ủy Ban Thần học Quốc tế Le Christianisme et les religions (1996), số 107-108 (Ủy Ban Thần học Quốc tế, Documents II [1986-2009], G. Emery, o.p. chủ biên, Lời Nói Đầu của Đức Hồng Y William Joseph Levada, Cerf, Paris, 2013, tr. 260-262) ; Dieu Trinité, unité des hommes. Le monothéisme chrétien contre la violence (2014), số 1-2.
[10] Xem số 44 dưới đây. Một tổng hợp có ý nghĩa về học thuyết Giáo Hội được tìm thấy trong Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 421-423.
[11] Xem Thánh Phaolô VI, Thông điệp Ecclesiam suam (6 tháng 8, 1964), các số 30, 72, 81, 90 và nhiều số khác (AAS 56 [1964], tr. 618-619, 641-642, 644, 646-647) ; Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh, 14 tháng 1, 1978 (AAS 70 [1978)], tr. 168-174).
[12] Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris missio (7 tháng 12, 1990), số 39 (AAS 83 [1991], tr. 286-287).
[13] Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXI, « Tự do Tôn giáo, Điều kiện Sống chung Hòa bình » (1 tháng 1, 1988) (AAS 80 [1988], tr. 278-286).
[14] Cf. Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor hominis (4 tháng 3, 1979), 12b-c ; 17f-i (AAS 71 [1979], tr. 279-281, 297-300) ; Gặp gỡ Đại biểu các Tôn giáo không phải Kitô giáo tại Madras (5 tháng 2, 1986), số 5 (AAS 78 [1986], tr. 766-771) ; Tông huấn Christifideles laici (30 tháng 12,1988), số 39 (AAS 81 [1989], tr. 466-468) ; Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXI, « Tự do Tôn giáo, Điều kiện Sống chung Hòa bình » (1 tháng 1, 1988) (AAS 80 [1988], tr. 278-286); Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXII, «Để Xây dựng Hòa bình, Hãy Tôn trọng Các Nhóm Thiểu số» (1 tháng 1, 1989) (AAS 81 [1989], tr. 95-103) ; Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXIV, « Nếu Bạn Muốn Hòa bình, hãy Tôn trọng Lương tâm mọi Người» (1 tháng 1, 1991) (AAS 83 [1991], tr. 410-421).
[15] Xem Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XLIV, «Tự do Tôn giáo, Đường dẫn tới Hòa bình», (1 tháng 1, 2011)(AAS 103 [2011], tr. 46-58). Cũng nên xem: Thông điệp Caritas in veritate (29 tháng 6, 2009), số 29 (AAS 101 [2009], tr. 663-664) ; Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh (12 tháng 5, 2005) (AAS 97 [2005], tr. 789-791) ; Diễn văn với Giáo triều Rôma nhân dịp chúc lễ Giáng Sinh (22 tháng 12, 2006) (AAS 99 [2007], tr. 26-36) ; Diễn văn với các đại diện khoa học, «Đức tin, Lý trí và Đại học. Hoài niệm và Suy tư» (Ratisbonne, 12 tháng 9, 2006) (AAS 98 [2006], tr. 728-739) ; Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh (10 tháng 1, 2011)(AAS 103 [2011], tr. 100-107) ; Diễn văn với Các Nhà Cầm quyền Dân sự, Westminster, 17 tháng 9, 2010 (AAS 102 [2010], tr. 633-635) ; Diễn văn với Đại diện các Định chế và tín hữu các Tôn giáo khác, (London Borough of Richmond, 17 tháng 9, 2010) (AAS 102 [2010], tr. 635-639) ; Bài giảng lễ (La Havane, Cuba, 28 tháng 5, 2012) (AAS 104 [2012], tr. 322-326).
[16] Id. Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa bình thế giới lần thứ XLIV, “Tự do tôn giáo, đường dẫn đến hòa bình”, (ngày 1 tháng 1 năm 2011), số 4 (AAS 103 [2011], trang 49-50). Muốn hiểu ý nghĩa của kiểu nói "chính sách thế tục tích cực", xem chú thích 72 dưới đây. Đức Bênêđictô XVI, trong những dịp khác, đề nghị thuật ngữ "chính sách thế tục lành mạnh" để xác định phương thức có giá trị cho mối quan hệ giữa chiều kích đạo đức- tôn giáo và nền chính trị (...) trong đó, chiều kích tôn giáo, trong các phát biểu đa dạng của nó, không những được khoan dung mà còn được trân qúi như "linh hồn" của quốc gia và là bảo đảm căn bản cho các quyền lợi và nghĩa vụ của con người (Yết kiến chung, ngày 30 tháng 4 năm 2008 ). Đức Piô XII từng nói tới "chính sách thế tục lành mạnh hợp pháp của Nhà nước": Diễn văn với người dân Marche ở Rome, ngày 23 tháng 3 năm 1958 (AAS 50 [1958], trang 220).
[17] Xem Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium (ngày 24 tháng 11 năm 2013), số 257 (AAS 105 [2013], trang 1123); Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ chính quyền (Ankara, ngày 28 tháng 11 năm 2014) (AAS 106 [2014], trang 1017-1019); Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác và các giáo phái Kitô giáo khác tại Đại học Công Giáo "Nostra Signora del Buon Consiglio" (Tirana, ngày 21 tháng 9 năm 2014) (Enchiridion Vaticanum. Documenti ufficiali della Santa Sede, tập 30 [2014], Dehoniane, Bologna, 2016, trang 1023-1027); Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha và những người nhập cư khác (Philadelphia, ngày 26 tháng 9 năm 2015) (AAS 107 [2015], trang 1047-1052).
[18] Đức Bênêđictô XVI, Bài phát biểu với Giáo Triều Rôma nhân dịp Chúc mừng Lễ Giáng Sinh (22 tháng 12 năm 2005) (AAS 98 [2006], tr. 46) ; Xem Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, số 129 (AAS 105 [2013], tr. 1030-1033).
[19] Xem Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes, số 53c ; Thánh Phaolô VI, Tông huấn Evangelii nuntiandi (8 tháng 12 năm 1975), số 18-20 (AAS 68 [1976], tr. 17-19) ; Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Slavorum Apostoli (2 tháng 6 năm 1985), số 21 (AAS 77 [1985], tr. 802-803) ; Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, số 116-117 (AAS 105 [2013], tr. 1068-1069) ; Ủy Ban Thần học Quốc tế, Foi et inculturation (1988) 1.[11] (Documents II, p. 35). Muốn phân biệt “hội nhập văn hóa” (inculturation) và “tính liên văn hóa” (interculturalité), xem J. Ratzinger, "Chúa Kitô, Đức tin và Thách đố Văn hóa", Diễn văn với Các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á, và các Chủ tịch của các Ủy ban Thần học, Hồng Kông, ngày 2 tháng 3 năm 1993 (xem văn bản trên trang chính thức http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/index_it.htm).
[20] Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service : la personne humaine créée à l’image de Dieu (2004), số 41 (Documents II, tr. 457-458); văn kiện này qui chiếu tính xã hội có tính cấu tạo vào gốc rễ tối hậu là mầu nhiệm Ba Ngôi: "trong viễn ảnh Kitô giáo, bản sắc bản vị này, một bản sắc, cùng một lúc, vốn là xu hướng hướng về người khác, trong yếu tính tự đặt nền trên Ba Ngôi Thiên Chúa"; cũng nên xem số 42-43 (Documents II, p. 458-459). Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 149 : “Con người, từ chính cơ cấu của họ, vốn là một hữu thể xã hội, bởi vì chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng ra họ, đã muốn thế”.
[21] Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), điều 18 : “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình qua việc giảng dạy, hành đạo, thờ phượng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng”.
[22] Về chủ đề này, xin xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Dignité et droits de la personne humaine (1983) 2 (Documents I, p. 303-310) ; Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 144-148.
[23] Boèce, Liber de persona et duabus naturis. Contra Eutychen et Nestorium, trong C. Moreschini (ed.), A.M.S. Boethius, De consolatione philosophiae. Opuscula theologica (= Bibliotheca scriptorum graecorum et romanorum teubneriana), Saur, Monachii – Lipsiae, 2000, tr. 206–241 [tr. 214]. Xem Thánh Bonaventure, Commentaria in quatuor libros sententiarum Magistri Petri Lombardi, I, d. 25, a. 1, q. 2, trong Opera omnia, vol. I, Typographia Collegii S. Bonaventurae, Ad Claras Aquas, 1882, tr. 439-441; Thánh Thomas d’Aquin, Summa Theologiae, Ia, q. 29, a. 1, trong Opera omnia iussu Leonis XIII P.M. edita, vol.1, ex Typographia Polyglotta, Romae, 1888, tr. 327-329.
[24] Xem Thánh Thomas d’Aquin, Summa contra gentiles, II, c. 68, trong Opera omnia iussu Leonis XIII P.M. edita, vol.13, Typis Riccardi Garroni, Romae, 1918, p. 440-441. Xem Công đồng Vienne (DS 902) ; Công đồng Latran V (DS 1440) ; Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 14 ; Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 362-368.
[25] Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, số 31 (Documents II, p. 453).
[26]Về chủ đề này, Sách Thánh luôn dạy rằng: « Há anh em không biết rằng thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trong anh em sao?” (1Cr 6:19). Thành thử, trong Chúa Kitô, như Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 999, dạy « ‘mọi người sẽ phục sinh với thân xác họ hiện có’ (DS 801), nhưng thân xác này sẽ ‘được biến đổi thành thân xác hiển vinh’ (Pl 3:21), thành ‘thân xác thiêng liêng’ (1 Cr 15: 44) ». Cũng nên xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, số 26-31 (Documents II, tr. 450-453).
[27] Đức Bênêđictô XVI Diễn Văn tại Bundestag, Berlin, 22 tháng 9 năm 2011 (AAS 103 [2011], tr. 663-669).
[28] Ủy Ban Thần học Quốc tế, À la recherche d'une éthique universelle : nouveau regard sur la loi naturelle (2009), số 67 (Documents II, p. 598).
[29] Ibid.
[30] Ibid. Cũng nên xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Dignité et droits de la personne humaine (1983) 2.2.1 (Documents I, p. 306-307). Về mối tương quan sáng tạo giữa thần học và triết học, xin xem tổng hợp của Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Fides et Ratio, số 73-79 (AAS 91 [1999], tr. 61-67).
Kỳ tới: Các ghi chú tiếp theo (31-100)
83. Kitô giáo không giới hạn lịch sử cứu rỗi trong các biên giới của lịch sử Giáo Hội. Trái lại, trong việc nối dài giáo huấn của Công Đồng Vatican II và trong chân trời Thông điệp Ecclesiam suam của Thánh Phaolô VI, Giáo Hội luôn mở toàn bộ lịch sử con người đón nhận hành động yêu thương của Thiên Chúa, Đấng “muốn mọi người được cứu rỗi và tiến tới việc nhận biết chân lý” (1Tm 2:4). Hình thức truyền giáo của Giáo Hội, được ghi khắc vào chính thiên hướng đức tin, vâng theo luận lý học quà phúc, nghĩa là ơn thánh và tự do, chứ không phải luận lý học khế ước và áp đặt. Giáo Hội rất ý thức sự kiện này: ngay với những ý hướng tốt nhất, luận lý học này cũng sẽ bị nói ngược lại, và luôn có nguy cơ như thế, vì các tác phong vừa không phù hợp vừa không nhất quán với đức tin nhận được. Tuy thế, chúng ta, người Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng một cách khiêm nhường nhưng chắc chắn niềm xác tín của chúng ta rằng Giáo Hội luôn được Chúa hướng dẫn và được Chúa Thánh Thần nâng đỡ suốt con đường mình làm chứng cho hành động cứu rỗi của Thiên Chúa trong đời sống mọi người và mọi dân tộc. Và Giáo Hội luôn tái cam kết tôn vinh ơn gọi lịch sử của mình, bằng cách công bố Tin Mừng thờ lạy Thiên Chúa một cách đích thật trong tinh thần và trong sự thật. Trên con đường này, con đường trên đó, tự do và ơn thánh gặp nhau trong đức tin, Giáo Hội hân hoan được Chúa củng cố, Đấng luôn đồng hành với Giáo Hội, và được Chúa Thánh Thần lôi kéo, Đấng luôn đi trước Giáo Hội. Do đó, Giáo Hội luôn tuyên bố lại ý hướng cương quyết của mình quay về với lòng trung thành trong trái tim, trong tư tưởng và trong các công trình nhằm tái lập tính tinh ròng của đức tin của mình.
84. Chứng từ của đức tin Kitô giáo nằm trong thời gian và không gian của cuộc sống bản thân và cộng đồng, những thực tại vốn phù hợp với thân phận làm người. Các Kitô hữu ý thức rõ sự kiện này: thời gian và không gian này không phải là những thực tại trống rỗng. Cũng không phải là các thực tại lờ mờ (indistints) nghĩa là trung lập và dửng dưng đối với ý nghĩa, các giá trị, các xác tín và ước muốn vốn tạo hình cho nền văn hóa thực sự nhân bản của đời sống. Đó là các không gian và thời gian đầy năng động tính của các cộng đồng và truyền thống, của những tái hợp đoàn và thống thuộc, của các định chế và luật lệ. Ý thức mạnh hơn về tính đa nguyên trong các phương cách đa dạng nhằm nhận ra và đạt tới ý nghĩa đời sống cá nhân và cộng đồng, những điều góp phần tạo ra sự đồng thuận đạo đức và việc biểu lộ xác tín tôn giáo, đã thúc đẩy Giáo Hội khai triển chi tiết một phong thái làm chứng đức tin hoàn toàn tôn trọng tự do cá nhân và thiện ích chung. Phong thái này, không hề làm giảm lòng trung thành đối với biến cố cứu rỗi vốn là đối tượng của việc công bố đức tin, phải làm cho trong sáng hơn nữa việc mình tự tách ra khỏi tinh thần thống trị, chỉ biết lưu tâm tới việc chiếm quyền như một cùng đích tự tại. Chính lòng cương quyết của huấn quyền trong việc buộc thần học phải ra khỏi sự hiểu lầm này đã giúp Giáo Hội khuyến khích việc khai triển học thuyết chính trị của mình một cách chi tiết và gắn bó hơn.
85.Trong tư cách thành viên dân Chúa, chúng ta khiêm nhường đề xuất cho mình việc luôn trung thành với sứ mệnh Chúa trao phó, Đấng sai các môn đệ đến với mọi dân tộc trên trái đất để công bố Tin Mừng Thương Xót của Thiên Chúa (xem Mt 28:19-20; Mc 16:15), Cha mọi người, và tự do mở lòng đón nhận đức tin vào Chúa Con, đã làm người để cứu rỗi chúng ta. Giáo Hội không lẫn lộn sứ mệnh riêng của mình với việc thống trị trên các dân tộc của thế giới, và cai trị kinh thành trần gian. Đúng hơn, Giáo Hội nhìn thấy cơn cám dỗ tinh quái muốn biến quyền lực chính trị và sứ mệnh Tin Mừng thành một thứ công cụ hỗ tương. Chúa Giêsu vốn bác bỏ cái thứ lợi điểm biểu kiến của một dự án như thế, coi nó như một rù quyến của ma quỉ (Mt 4:8-10). Ngài đã đẩy lùi một cách rõ ràng mưu toan muốn biển đổi cuộc tranh chấp với những người duy trì luật pháp (tôn giáo và chính trị) thành một cuộc tranh chấp nhằm thay thế quyền cai trị của các định chế và xã hội. Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo các môn đệ của Người một cách rõ ràng về cơn cám dỗ, trong nghĩa vụ chăm sóc mục vụ cho cộng đồng Kitô hữu, đừng tuân theo các tiêu chuẩn và phong thái của quyền lực trần gian (xem Mt 20:25; Mc 10:42; Lc 22:25). Do đó, Kitô giáo biết rõ việc truyền giảng Tin Mừng cho thế gian phải mang ý nghĩa và hình ảnh nào. Việc nó cởi mở với chủ đề tự do tôn giáo, do đó, là một minh xác nhất quán đối với phong thái công bố Tin Mừng và lời kêu gọi của đức tin, những điều giả thiết việc vắng bóng đặc quyền bất chính của một số chính sách tuyên tín và việc bảo vệ các quyền chính đáng của tự do lương tâm. Sự minh xác này đồng thời cũng đòi phải nhìn nhận đầy đủ phẩm giá của việc tuyên xưng đức tin và thực hành thờ phượng ở nơi công cộng. Trong luận lý học đức tin và sứ mệnh, việc tích cực tham dự và có suy nghĩ vào việc xây dựng một cách hoà bình mối dây liên kết xã hội, cũng như quảng đại chia sẻ việc lưu tâm tới thiện ích chung, đều là các hệ luận của chứng từ Kitô giáo.
86. Cam kết văn hóa và xã hội của hành động tin, một hành động cũng tự phát biểu trong việc cấu tạo các nhóm trung gian và trong việc cổ vũ các sáng kiến công cộng, cũng là một chiều kích của cam kết này, cam kết mà các Kitô hữu được mời gọi chia sẻ với mọi người nam nữ thời họ, độc lập đối với các dị biệt văn hóa và tôn giáo. Khi nói “độc lập”, dĩ nhiên ta không có ý nói nên làm ngơ các dị biệt này, coi chúng như không đáng kể. Đúng hơn, ta muốn nói rằng chúng phải được tôn trọng và coi như các thành tố quan yếu của con người, và nên trân quí trong các đóng góp phong phú của chúng vào sinh khí cụ thể của lãnh vực công cộng. Giáo Hội không hề có lý do gì để chọn một con đường khác để làm chứng. Bất kể tình huống ra sao, Thánh Phêrô cũng khuyên ta “phải hiền hoà và kính trọng, giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống” (1Pr 3:16). Và người ta không thấy luận điểm hữu lý nào cần phải áp đăt lên Nhà nước việc phải loại bỏ tự do tôn giáo trong việc tham gia vào việc suy tư và cổ vũ các lý lẽ của thiện ích chung trong khuôn khổ lãnh vực công cộng. Nhà nước không thể có tính thần trị, hay vô thần, hoặc “trung lập” (theo nghĩa dửng dưng tự tưởng tượng nền văn hóa tôn giáo và việc thống thuộc tôn giáo là điều vô nghĩa trong việc cấu thành chủ thể dân chủ thực chất). Đúng hơn, nó được kêu gọi thực thi chính sách “thế tục tích cực” (laïcité positive) đối với các hình thức xã hội và văn hóa biết bảo đảm mối tương quan cần thiết và cụ thể của Nhà nước pháp quyền với cộng đồng hữu hiệu của những người được hưởng quyền.
87. Nhờ cách đó, Kitô giáo sẽ ở thế sẵn sàng để nâng đỡ niềm hy vọng về một đích đến chung hướng tới cùng đích cánh chung của một thế giới đã biến hình, theo lời hứa của Thiên Chúa (xem Kh 21:1-8). Đức tin Kitô giáo ý thức rõ sự biến hình này là một ơn phúc của tình yêu Thiên Chúa đối với tạo vật nhân bản, chứ không phải là kết quả các cố gắng của chúng ta để cải thiện phẩm chất cuộc sống bản thân hay xã hội. Tôn giáo hiện hữu để duy trì luôn sống động ý nghĩa siêu việt vủa công cuộc cứu chuộc tính công lý của sự sống và sự hoàn thành của lịch sử. Một cách đặc biệt, Kitô giáo được xây dựng trên việc loại bỏ tính nhiệt cuồng toàn năng của bất cứ hình thức duy thiên sai trần thế nào, bất luận là thế tục hay tôn giáo, luôn dẫn tới việc nô dịch hóa các dân tộc và tiêu hủy ngôi nhà chung. Việc chăm sóc sáng thế, từ đầu, vốn được trao phó cho liên minh đàn ông đàn bà (xem St 1:27-28), và tình yêu người lân cận (xem Mt 22:39), những điều vốn đóng ấn tín cho sự thật yêu mến Thiên Chúa của Tin Mừng, là chủ đề trách nhiệm mà dựa vào đó, chúng ta, nhất là các Kitô hữu, sẽ bị phán xét vào lúc tận cùng thời gian, thời gian mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta để chúng ta hoán cải quay về với tình yêu của Người. Nước Thiên Chúa vốn đang hoạt động trong lịch sử, trong việc mong đợi Chúa đến, Đấng sẽ dẫn chúng ta vào sự hoàn thành của Người. Chúa Thánh Thần, Đấng nói “Hãy đến!” (Kh 22:17), Đấng tiếp nhận “các rên xiết của tạo thế” (rm 8:22) và “biến mọi sự nên mới mẻ”, đem vào thế giới lòng can đảm của đức tin, một đức tin, vì thiện ích của mọi người, luôn nâng đỡ (xem Rm 8:1-27) vẻ đẹp trong “lý lẽ [logos] của niềm hy vọng ở trong ta” (1Pr 3:15). Và nền tự do, cho mọi người, được lắng nghe và bước theo Người.
Ghi chú
[1] Công đồng tự đề ra việc biện phân ý nghĩa của tự do tôn giáo bằng cách lưu ý tới cách hiểu không những của các cộng đồng Giáo Hội, mà của cả các chính phủ, các định chế, báo chí, các nhà luật học của thời kỳ ấy. Xin xem giải thích của A. J. De Smedt, Relatio (23-09-1964) (Acta synodalia III/2, p. 349). Một tham chiếu quan trọng đối với chủ đề này là bản “Tuyên Ngôn Phổ Quát về Các Nhân quyền” (1948), nhưng cả các phát biểu khác về tư tưởng triết học và luật học. Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đề nghị một phẩm trật các nhân quyền đa dạng, dựa vào các văn kiện quốc tế như Dignité et droits de la personne humaine (1983), 1.2. (Ủy Ban Thần học Quốc tế, Textes et documents I [1969-1985], lời nói đầu của Đức Hồng J. Ratzinger, Cerf, Paris, 2013, tr. 301-302).
[2] Xem, trong số nhiều nghiên cứu khác, các nghiên cứu của J. Hamer – Y. Congar, La Liberté religieuse. Déclaration «Dignitatis humanae personae», Cerf, Paris, 1967; R. Minnerath, Le Droit de l’Église à la liberté. Du Syllabus à Vatican II, Beauchesne, Paris, 1982 ; D. Gonnet, La Liberté religieuse à Vatican II. La contribution de John Courtney Murray, Cerf, Paris, 1994 ; S. Scatena, La Fatica della libertà. L’elaborazione della dichiarazione Dignitatis Humanae sulla libertà religiosa del Vaticano II, Il Mulino, Bologna, 2003 ; R. A. Siebenrock, « Theologischer Kommentar zur Erklärung über die Religionsfreiheit Dignitatis Humanae », trong Herders Theologischer Kommentar zum Zweiten Vatikanischen Konzil, Bd. IV, Herder, Freiburg, 2005, p. 125-218 ; G. del Pozo, La Iglesia y la libertad religiosa, BAC,Madrid, 2007 ; R. Latala – J. Rime (chủ biên), Liberté religieuse et Église catholique. Héritage et développements récents, Academic Press Fribourg, Fribourg, 2009 ; J. L. Martínez, Libertad religiosa ydignidad humana. Claves católicas de una gran comprensión, San Pablo-UPC, Madrid, 2009 ; D. L. Schindler – N. J. Healey Jr., Freedom, Truth, and Human Dignity. The Second Vatican Council’s Declaration on Religious Freedom, Eerdmans, Grand Rapids (Mi), 2015 ; S. Noceti – R. Repole (a cura di), Commentario ai Documenti del Vaticano II, Vol. 6 : Ad Gentes, Nostra Aetate, Dignitatis Humanae, Dehoniane, Bologna, 2018.
[3] Xem Đức Grêgôriô XVI, Thông điệp Mirari vos (15 tháng 8, 1832); Chân phúc Piô IX, Thông điệp Quanta cura (8 tháng 12, 1864).
[4] Xem Đức Piô XII, Thông điệp truyền thanh Lễ Giáng sinh «Benignitas et Humanitas » gửi các dân tộc trên toàn thế giới (24 tháng 12,1944) (AAS 37 [1945], p. 10-23).
[5] Xem Thánh Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in terris (11 tháng 4, 1963), số 18 (AAS 55 [1963], tr. 261).
[6] Ibid., các số 9, 14, 45-46, 64, 75 (AAS [1963], p. 260-261, 268-269, 275, 279). Các quan điểm này sẽ trở thành cố định kể từ Công đồng Vatican II. Xem Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes (7 tháng 12, 1965), số 17 ; Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor (6 tháng 8, 1993), số 35-41 (AAS 85 [1993], p. 1161-1166) ; Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, các số 1731-1732 ; Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in veritate (9 tháng 6, 2009), số 9, 17 (AAS 101 [2009], tr. 646-647, 652-653).
[7] Về đề tài này, xin xem các số 41, 42 et 76 trên đây.
[8] Cũng nên xem Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Nostra Aetate (28 tháng 10, 1965), số 1, 5.
[9] Khi nhắc tới chủ nghĩa vô thần, Công đồng đưa ra một mô tả hiện sinh về điều kiện tôn giáo như thuộc kinh nghiệm chung của con người. (Xem Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes [7 tháng 12, 1965], số 19-21). Đây là một suy tư cố định trong các bản văn Giáo Hội hậu Công Đồng. Xin xem các tổng hợp của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 27-30 hay Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 14-15, và cả các tài liệu của Ủy Ban Thần học Quốc tế Le Christianisme et les religions (1996), số 107-108 (Ủy Ban Thần học Quốc tế, Documents II [1986-2009], G. Emery, o.p. chủ biên, Lời Nói Đầu của Đức Hồng Y William Joseph Levada, Cerf, Paris, 2013, tr. 260-262) ; Dieu Trinité, unité des hommes. Le monothéisme chrétien contre la violence (2014), số 1-2.
[10] Xem số 44 dưới đây. Một tổng hợp có ý nghĩa về học thuyết Giáo Hội được tìm thấy trong Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 421-423.
[11] Xem Thánh Phaolô VI, Thông điệp Ecclesiam suam (6 tháng 8, 1964), các số 30, 72, 81, 90 và nhiều số khác (AAS 56 [1964], tr. 618-619, 641-642, 644, 646-647) ; Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh, 14 tháng 1, 1978 (AAS 70 [1978)], tr. 168-174).
[12] Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris missio (7 tháng 12, 1990), số 39 (AAS 83 [1991], tr. 286-287).
[13] Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXI, « Tự do Tôn giáo, Điều kiện Sống chung Hòa bình » (1 tháng 1, 1988) (AAS 80 [1988], tr. 278-286).
[14] Cf. Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor hominis (4 tháng 3, 1979), 12b-c ; 17f-i (AAS 71 [1979], tr. 279-281, 297-300) ; Gặp gỡ Đại biểu các Tôn giáo không phải Kitô giáo tại Madras (5 tháng 2, 1986), số 5 (AAS 78 [1986], tr. 766-771) ; Tông huấn Christifideles laici (30 tháng 12,1988), số 39 (AAS 81 [1989], tr. 466-468) ; Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXI, « Tự do Tôn giáo, Điều kiện Sống chung Hòa bình » (1 tháng 1, 1988) (AAS 80 [1988], tr. 278-286); Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXII, «Để Xây dựng Hòa bình, Hãy Tôn trọng Các Nhóm Thiểu số» (1 tháng 1, 1989) (AAS 81 [1989], tr. 95-103) ; Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XXIV, « Nếu Bạn Muốn Hòa bình, hãy Tôn trọng Lương tâm mọi Người» (1 tháng 1, 1991) (AAS 83 [1991], tr. 410-421).
[15] Xem Đức Bênêđictô XVI, Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ XLIV, «Tự do Tôn giáo, Đường dẫn tới Hòa bình», (1 tháng 1, 2011)(AAS 103 [2011], tr. 46-58). Cũng nên xem: Thông điệp Caritas in veritate (29 tháng 6, 2009), số 29 (AAS 101 [2009], tr. 663-664) ; Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh (12 tháng 5, 2005) (AAS 97 [2005], tr. 789-791) ; Diễn văn với Giáo triều Rôma nhân dịp chúc lễ Giáng Sinh (22 tháng 12, 2006) (AAS 99 [2007], tr. 26-36) ; Diễn văn với các đại diện khoa học, «Đức tin, Lý trí và Đại học. Hoài niệm và Suy tư» (Ratisbonne, 12 tháng 9, 2006) (AAS 98 [2006], tr. 728-739) ; Diễn văn với Ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh (10 tháng 1, 2011)(AAS 103 [2011], tr. 100-107) ; Diễn văn với Các Nhà Cầm quyền Dân sự, Westminster, 17 tháng 9, 2010 (AAS 102 [2010], tr. 633-635) ; Diễn văn với Đại diện các Định chế và tín hữu các Tôn giáo khác, (London Borough of Richmond, 17 tháng 9, 2010) (AAS 102 [2010], tr. 635-639) ; Bài giảng lễ (La Havane, Cuba, 28 tháng 5, 2012) (AAS 104 [2012], tr. 322-326).
[16] Id. Thông điệp nhân cử hành Ngày Hòa bình thế giới lần thứ XLIV, “Tự do tôn giáo, đường dẫn đến hòa bình”, (ngày 1 tháng 1 năm 2011), số 4 (AAS 103 [2011], trang 49-50). Muốn hiểu ý nghĩa của kiểu nói "chính sách thế tục tích cực", xem chú thích 72 dưới đây. Đức Bênêđictô XVI, trong những dịp khác, đề nghị thuật ngữ "chính sách thế tục lành mạnh" để xác định phương thức có giá trị cho mối quan hệ giữa chiều kích đạo đức- tôn giáo và nền chính trị (...) trong đó, chiều kích tôn giáo, trong các phát biểu đa dạng của nó, không những được khoan dung mà còn được trân qúi như "linh hồn" của quốc gia và là bảo đảm căn bản cho các quyền lợi và nghĩa vụ của con người (Yết kiến chung, ngày 30 tháng 4 năm 2008 ). Đức Piô XII từng nói tới "chính sách thế tục lành mạnh hợp pháp của Nhà nước": Diễn văn với người dân Marche ở Rome, ngày 23 tháng 3 năm 1958 (AAS 50 [1958], trang 220).
[17] Xem Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium (ngày 24 tháng 11 năm 2013), số 257 (AAS 105 [2013], trang 1123); Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ chính quyền (Ankara, ngày 28 tháng 11 năm 2014) (AAS 106 [2014], trang 1017-1019); Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác và các giáo phái Kitô giáo khác tại Đại học Công Giáo "Nostra Signora del Buon Consiglio" (Tirana, ngày 21 tháng 9 năm 2014) (Enchiridion Vaticanum. Documenti ufficiali della Santa Sede, tập 30 [2014], Dehoniane, Bologna, 2016, trang 1023-1027); Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha và những người nhập cư khác (Philadelphia, ngày 26 tháng 9 năm 2015) (AAS 107 [2015], trang 1047-1052).
[18] Đức Bênêđictô XVI, Bài phát biểu với Giáo Triều Rôma nhân dịp Chúc mừng Lễ Giáng Sinh (22 tháng 12 năm 2005) (AAS 98 [2006], tr. 46) ; Xem Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, số 129 (AAS 105 [2013], tr. 1030-1033).
[19] Xem Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes, số 53c ; Thánh Phaolô VI, Tông huấn Evangelii nuntiandi (8 tháng 12 năm 1975), số 18-20 (AAS 68 [1976], tr. 17-19) ; Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Slavorum Apostoli (2 tháng 6 năm 1985), số 21 (AAS 77 [1985], tr. 802-803) ; Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii gaudium, số 116-117 (AAS 105 [2013], tr. 1068-1069) ; Ủy Ban Thần học Quốc tế, Foi et inculturation (1988) 1.[11] (Documents II, p. 35). Muốn phân biệt “hội nhập văn hóa” (inculturation) và “tính liên văn hóa” (interculturalité), xem J. Ratzinger, "Chúa Kitô, Đức tin và Thách đố Văn hóa", Diễn văn với Các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á, và các Chủ tịch của các Ủy ban Thần học, Hồng Kông, ngày 2 tháng 3 năm 1993 (xem văn bản trên trang chính thức http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/index_it.htm).
[20] Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service : la personne humaine créée à l’image de Dieu (2004), số 41 (Documents II, tr. 457-458); văn kiện này qui chiếu tính xã hội có tính cấu tạo vào gốc rễ tối hậu là mầu nhiệm Ba Ngôi: "trong viễn ảnh Kitô giáo, bản sắc bản vị này, một bản sắc, cùng một lúc, vốn là xu hướng hướng về người khác, trong yếu tính tự đặt nền trên Ba Ngôi Thiên Chúa"; cũng nên xem số 42-43 (Documents II, p. 458-459). Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 149 : “Con người, từ chính cơ cấu của họ, vốn là một hữu thể xã hội, bởi vì chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng ra họ, đã muốn thế”.
[21] Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), điều 18 : “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình qua việc giảng dạy, hành đạo, thờ phượng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng”.
[22] Về chủ đề này, xin xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Dignité et droits de la personne humaine (1983) 2 (Documents I, p. 303-310) ; Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 144-148.
[23] Boèce, Liber de persona et duabus naturis. Contra Eutychen et Nestorium, trong C. Moreschini (ed.), A.M.S. Boethius, De consolatione philosophiae. Opuscula theologica (= Bibliotheca scriptorum graecorum et romanorum teubneriana), Saur, Monachii – Lipsiae, 2000, tr. 206–241 [tr. 214]. Xem Thánh Bonaventure, Commentaria in quatuor libros sententiarum Magistri Petri Lombardi, I, d. 25, a. 1, q. 2, trong Opera omnia, vol. I, Typographia Collegii S. Bonaventurae, Ad Claras Aquas, 1882, tr. 439-441; Thánh Thomas d’Aquin, Summa Theologiae, Ia, q. 29, a. 1, trong Opera omnia iussu Leonis XIII P.M. edita, vol.1, ex Typographia Polyglotta, Romae, 1888, tr. 327-329.
[24] Xem Thánh Thomas d’Aquin, Summa contra gentiles, II, c. 68, trong Opera omnia iussu Leonis XIII P.M. edita, vol.13, Typis Riccardi Garroni, Romae, 1918, p. 440-441. Xem Công đồng Vienne (DS 902) ; Công đồng Latran V (DS 1440) ; Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 14 ; Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 362-368.
[25] Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, số 31 (Documents II, p. 453).
[26]Về chủ đề này, Sách Thánh luôn dạy rằng: « Há anh em không biết rằng thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trong anh em sao?” (1Cr 6:19). Thành thử, trong Chúa Kitô, như Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 999, dạy « ‘mọi người sẽ phục sinh với thân xác họ hiện có’ (DS 801), nhưng thân xác này sẽ ‘được biến đổi thành thân xác hiển vinh’ (Pl 3:21), thành ‘thân xác thiêng liêng’ (1 Cr 15: 44) ». Cũng nên xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, số 26-31 (Documents II, tr. 450-453).
[27] Đức Bênêđictô XVI Diễn Văn tại Bundestag, Berlin, 22 tháng 9 năm 2011 (AAS 103 [2011], tr. 663-669).
[28] Ủy Ban Thần học Quốc tế, À la recherche d'une éthique universelle : nouveau regard sur la loi naturelle (2009), số 67 (Documents II, p. 598).
[29] Ibid.
[30] Ibid. Cũng nên xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Dignité et droits de la personne humaine (1983) 2.2.1 (Documents I, p. 306-307). Về mối tương quan sáng tạo giữa thần học và triết học, xin xem tổng hợp của Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Fides et Ratio, số 73-79 (AAS 91 [1999], tr. 61-67).
Kỳ tới: Các ghi chú tiếp theo (31-100)