Sáng 29 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự lễ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ và làm phép các dây Pallium cho 54 vị Tổng Giám Mục chính tòa vừa mới được bổ nhiệm trong vòng một năm qua. Trong số các vị Tổng Giám Mục này có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Sài Gòn. Đặc biệt, dây Pallium năm nay cũng được trao cho Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, vừa được chọn làm niên trưởng Hồng Y đoàn hôm 18 thánh Giêng năm nay.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 10 vị Hồng Y. Do tình hình đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, lần đầu tiên không có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Constantinople tham dự Thánh lễ theo truyền thống hàng năm, cũng không có các vị Tổng Giám Mục được nhận dây Pallium. Cộng đoàn tham dự thánh lễ không quá 100 người.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong ngày lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ của thành phố này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai từ ngữ chính: sự hiệp nhất và lời tiên tri.
Sự hiệp nhất
Chúng ta mừng lễ hai nhân vật rất khác nhau: Thánh Phêrô, một ngư dân suốt ngày bươn chải với thuyền và lưới, còn Thánh Phaolô là một trí thức Pharisêu giảng dạy ở nhiều hội đường. Khi thi hành sứ vụ, Thánh Phêrô giảng dạy cho người Do Thái, còn Thánh Phaolô rao giảng cho dân ngoại. Và khi gặp gỡ nhau trên bước đường rao giảng, hai vị có thể đã tranh cãi với nhau sôi nổi, Thánh Phaolô đã không ngần ngại thú nhận điều đó trong thư gửi tín hữu Galát (x Gal 2:11). Tắt một lời, hai vị là hai người rất khác nhau nhưng họ xem nhau như là anh em như vẫn thường xảy ra trong các gia đình rất gắn bó với nhau, nhưng vẫn có thể xảy ra nhiều tranh luận dù không ngừng yêu thương nhau. Sự gắn bó giữa hai Thánh Phêrô và Phaolô không đến từ những khuynh hướng tự nhiên, nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa không ra lệnh cho chúng ta phải thích nhau nhưng phải yêu thương nhau. Chính Ngài là Đấng đã kết hiệp chúng ta nhưng không hề làm cho chúng ta nên giống hệt nhau. Ngài kết hiệp chúng ta trong sự khác biệt của chúng ta.
Bài đọc thứ Nhất của Thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy nguồn mạch của sự hiệp nhất. Bài đọc ấy tường thuật lại kinh nghiệm của Giáo Hội tiên khởi trong thời gian bị khủng hoảng: Vua Hêrôđê nổi giận, tung ra sự bách hại kinh hoàng các tín hữu, và Thánh Giacôbê Tông đồ đã bị giết chết. Và giờ đây Thánh Phêrô bị bắt. Cộng đoàn như rắn mất đầu, mọi người đều lo sợ cho mạng sống của chính mình. Tuy nhiên, vào chính lúc bi thảm ấy, đã không có người nào trốn chạy, không người nào tìm cách cứu mình, không người nào bỏ rơi người khác, nhưng họ hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện. Họ đã tìm được sức mạnh từ lời cầu nguyện, và sự hiệp nhất mạnh hơn bất cứ đe dọa nào. Bản văn viết: “Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12:5). Hiệp nhất là hoa trái của lời cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện cho phép Chúa Thánh Thần can thiệp, mở rộng lòng chúng ta ra đón nhận niềm hy vọng, thu ngắn những khoảng cách, và giữ chặt chúng ta với nhau trong những thời khắc gian truân.
Chúng ta hãy để ý đến một khía cạnh khác: trong thời khắc khó khăn đó, không ai than phiền về tội ác và sự bách hại của Hêrôđê. Không ai buông ra những lời xúc phạm đến Hêrôđê – còn chúng ta thì đã quen lăng mạ những người có trách nhiệm. Than phiền là vô ích, và nhàm chán vì đối với các tín hữu, thật không chính đáng khi dành thời gian để than phiền thế giới, xã hội, và mọi thứ. Than phiền không thay đổi được gì. Chúng ta hãy nhớ rằng than van là cánh cửa thứ hai đóng lại trước Chúa Thánh Thần, như tôi đã nói điều này trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Thứ nhất là thần tượng hoá bản thân mình, thứ hai là làm nản chí và thứ ba là thái độ bi quan. Ba thái độ này đóng cửa lòng mình trước Chúa Thánh Thần. Các Kitô hữu này đã không đổ lỗi, nhưng họ cầu nguyện. Trong cộng đoàn đó không ai nói: “Nếu Phêrô cẩn thận hơn thì chúng ta đã không phải rơi vào hoàn cảnh như thế này”. Không, họ không than phiền Phêrô; họ cầu nguyện cho ông. Họ không nói xấu sau lưng Phêrô; họ thân thưa cùng Chúa. Ngày nay chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: “Chúng ta có đang bảo vệ sự hiệp nhất giữa chúng ta và sự hiệp nhất trong Giáo Hội bằng lời cầu nguyện không? Chúng ta có đang cầu nguyện cho nhau không? ” Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và than phiền ít hơn? Sự việc sẽ xảy ra giống như Phêrô trong tù: nhiều cánh cửa đang đóng kín sẽ được mở ra, nhiều xiềng xích sẽ bị vỡ tung. Chúng ta sẽ ngạc nhiên, giống như người tớ gái nhìn thấy Thánh Phêrô ở cổng nhưng không dám mở cổng, nhưng chạy ngược vào bên trong, ngạc nhiên bởi niềm vui khi thấy Thánh Phêrô (x Cv 12:10-17). Chúng ta hãy cùng cầu xin ơn biết cầu nguyện cho nhau. Thánh Phaolô đã khuyến khích các Kitô hữu cầu nguyện cho tất cả mọi người, nhất là cho các nhà lãnh đạo (1Tm 2, 1-3). “Nhưng cái nhà cầm quyền này…” và sau đó là nhiều tính từ. Tôi sẽ không đề cập đến những tính từ này bởi vì đây không phải là lúc, và cũng không phải là nơi để đề cập đến những tính từ mà chúng ta thường nghe chống lại những người cai trị. Cứ để Thiên Chúa phán xét họ; còn chúng ta thì hãy cầu nguyện cho họ! Chúng ta hãy cầu nguyện: vì họ cần những lời cầu nguyện của chúng ta. Đó là nhiệm vụ Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Chúng ta có thực hiện điều đó không? Hay chúng ta chỉ nói, chửi bới và chẳng làm gì cả? Thiên Chúa mong đợi nơi chúng ta khi cầu nguyện thì cũng biết nhớ đến những người không cùng suy nghĩ như chúng ta, những người đóng sầm cánh cửa vào mặt chúng ta, những người mà chúng ta cảm thấy rất khó tha thứ. Cầu nguyện là phương cách duy nhất để mở toang xiềng xích như đã từng xảy ra với Thánh Phêrô; chỉ có lời cầu nguyện mới có thể lót đường cho sự hiệp nhất.
Hôm nay các dây Pallium được làm phép, để trao cho Niên trưởng Hồng Y Đoàn và các Tổng Giám Mục đã được bổ nhiệm trong năm vừa qua. Dây Pallium nhắc nhở sự hiệp nhất giữa đàn chiên và Vị Mục tử, là người như Đức Giêsu, mang chiên trên vai để không bao giờ xa rời chiên. Hôm nay, theo truyền thống tốt đẹp, chúng ta liên kết cách riêng với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Thánh Phêrô và Thánh Anrê là hai anh em, chúng ta trao đổi những cuộc viếng thăm huynh đệ vào những dịp lễ khi có thể. Chúng ta làm điều đó không chỉ vì lịch sự xã giao nhưng là phương thế để hành trình cùng nhau tiến tới mục đích Thiên Chúa đã vạch ra cho chúng ta: đó là sự hiệp thông trọn vẹn. Hôm nay chúng ta không thể làm như vậy vì những khó khăn đi lại do đại dịch coronavirus gây ra, nhưng khi tôi tôn kính hài cốt của Thánh Phêrô, trong lòng tôi cảm thấy có người anh em yêu quý Bácthôlômêô. Họ ở đây, với chúng ta.
Lời tiên tri
Từ thứ hai là lời tiên tri. Sự hiệp nhất và lời tiên tri. Đức Giêsu đã thách đố các tông đồ. Ngài hỏi Phêrô: “Còn anh, anh bảo thầy là ai? ” (Mt 16, 25). Lúc đó Phêrô nhận ra rằng Thiên Chúa không quan tâm người khác nghĩ thế nào, nhưng Ngài quan tâm đến quyết định cá vị theo Ngài của ông. Cuộc đời Thánh Phaolô cũng đã thay đổi sau một thách đố tương tự khi Đức Giêsu hỏi: “Saolo, Saolo, sao ngươi bắt bớ ta? ” (Cv 9, 4). Thiên Chúa đã đánh động đến tận sâu thẳm tâm hồn Thánh Phaolô: không chỉ làm ông ngã ngựa trên đường Damas, Ngài đã đánh đổ cả cái ảo tưởng của Phaolô về lòng nhiệt thành sống đạo. Kết quả là, Saolo kiêu hãnh đã biến thành Phaolô, một cái tên có nghĩa là “nhỏ bé”. Những thách đố và hoán cải đã được tiếp nối với những lời tiên tri: “Anh là Phêrô nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16, 18); và với Phaolô Chúa phán: “Người ấy là khí cụ Ta đã chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái nhà Israel” (Cv 9: 15). Lời tiên tri được nảy sinh khi chúng ta chấp nhận những thử thách bởi Thiên Chúa, chứ không phải khi chúng ta cố giữ mọi sự im lặng trong tầm kiểm soát của mình. Lời tiên tri không nảy sinh từ những suy nghĩ của tôi, từ con tim đóng kín của tôi. Nó nảy sinh nếu chúng ta để cho Thiên Chúa thách đố chúng ta. Khi Tin Mừng đảo lộn những điều chắc chắn, lời tiên tri được nảy sinh. Chỉ những ai mở lòng ra với những bất ngờ của Thiên Chúa mới có thể trở thành tiên tri. Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là những vị tiên tri nhìn thấy tương lai. Thánh Phaolô là người đầu tiên tuyên xưng Chúa Giêsu là “Đức Kitô, là Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16:16). Thánh Phaolô, người đã tiên báo cái chết đã gần kề của mình: “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chính Chúa sẽ trao phần thưởng đó cho tôi” (2Tm 4: 8).
Ngày nay chúng ta cần lời tiên tri, nhưng là lời tiên tri chân thật; chúng ta không cần những diễn giả ồn ào đang hứa hẹn những điều không thể xảy ra, nhưng là những chứng nhân rằng Tin Mừng là khả thi. Điều cần thiết không phải là những màn biểu diễn phép lạ. Tôi cảm thấy buồn khi nghe ai đó nói “Chúng ta cần một Giáo Hội tiên tri”. Đúng lắm. Nhưng anh chị em đang làm gì, để Giáo hội có tính tiên tri? Chúng ta cần những cuộc đời thể hiện phép lạ của tình yêu Thiên Chúa. Không áp đặt, nhưng thẳng thắn. Không nói huyên thuyên, nhưng cầu nguyện. Không phát biểu dài dòng, nhưng phục vụ. Không lý thuyết dông dài nhưng là chứng nhân. Chúng ta không trở nên giàu có, nhưng trái lại yêu mến người nghèo. Chúng ta không tích lũy cho mình nhưng trao ban chính mình cho tha nhân. Chúng ta không tìm kiếm sự công nhận của thế giới này, không cố làm được lòng mọi người như có người nói “làm vui lòng cả Thiên Chúa lẫn thế gian”, được lòng cả thế gian – không, điều này không phải là tiên tri. Chúng ta cần niềm vui của thế giới mai hậu. Chúng ta không cần những kế hoạch mục vụ chỉ có hiệu quả đóng kín trong chính mình đến mức coi mình là các bí tích, không cần các kế hoạch mục vụ có hiệu quả như thế. Chúng ta cần những mục tử hiến mạng vì đàn chiên: những người yêu mến Thiên Chúa. Cách Thánh Phêrô và Thánh Phaolô rao giảng về Đức Giêsu cho thấy các ngài là những người yêu mến Thiên Chúa say đắm, cuồng nhiệt. Khi bị đóng đinh vào thập giá, Thánh Phêrô không nghĩ đến mình nhưng nghĩ đến Chúa Giêsu và tự cho mình không xứng đáng chết như Ngài, vì thế Thánh Phêrô đã xin cho bị đóng đinh vào thập giá dốc ngược đầu xuống. Trước khi bị chém đầu, Thánh Phaolô chỉ nghĩ đến việc hiến dâng mạng sống; thánh nhân đã viết rằng ngài muốn “đổ máu làm lễ tế” (Tm 4, 6). Đó là lời tiên tri, và lời tiên tri ấy đã thay đổi lịch sử.
Anh chị em thân mến, Đức Giêsu đã nói tiên tri về Thánh Phêrô rằng: “Anh là Đá, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Cũng có lời tiên tri tương tự như thế cho chúng ta. Lời tiên tri ấy được tìm thấy trong cuốn cuối cùng của Kinh Thánh, khi Chúa Giêsu hứa với các nhân chứng trung thành của Ngài: “một viên sỏi trắng, trên đó có khắc một tên mới” (Kh 2:17). Như Chúa đã đổi tên ông Simon thành Phêrô, Ngài cũng kêu gọi mỗi người chúng ta để biến đổi chúng ta trở thành những viên đá sống động để xây dựng một Giáo Hội canh tân và một nhân loại được đổi mới. Luôn có những kẻ phá hủy sự hiệp nhất và bóp nghẹt lời tiên tri, nhưng Thiên Chúa luôn tin tưởng chúng ta và Ngài hỏi anh chị em: “Con có muốn trở thành người xây dựng sự hiệp nhất không? Con có muốn trở thành tiên tri của Nước Trời ở thế gian này không? ”
Anh chị em, hãy để chúng ta bị thách thức bởi Đức Giêsu và tìm ra can đảm để thưa với Ngài rằng: “Vâng, con muốn!”
Source:Libreria Editrice VaticanaHOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Saint Peter’s Basilica Monday, 29 June 2020
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 10 vị Hồng Y. Do tình hình đại dịch coronavirus kinh hoàng hiện nay, lần đầu tiên không có phái đoàn Tòa Thượng Phụ Constantinople tham dự Thánh lễ theo truyền thống hàng năm, cũng không có các vị Tổng Giám Mục được nhận dây Pallium. Cộng đoàn tham dự thánh lễ không quá 100 người.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Trong ngày lễ mừng kính hai Thánh Tông đồ của thành phố này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai từ ngữ chính: sự hiệp nhất và lời tiên tri.
Sự hiệp nhất
Chúng ta mừng lễ hai nhân vật rất khác nhau: Thánh Phêrô, một ngư dân suốt ngày bươn chải với thuyền và lưới, còn Thánh Phaolô là một trí thức Pharisêu giảng dạy ở nhiều hội đường. Khi thi hành sứ vụ, Thánh Phêrô giảng dạy cho người Do Thái, còn Thánh Phaolô rao giảng cho dân ngoại. Và khi gặp gỡ nhau trên bước đường rao giảng, hai vị có thể đã tranh cãi với nhau sôi nổi, Thánh Phaolô đã không ngần ngại thú nhận điều đó trong thư gửi tín hữu Galát (x Gal 2:11). Tắt một lời, hai vị là hai người rất khác nhau nhưng họ xem nhau như là anh em như vẫn thường xảy ra trong các gia đình rất gắn bó với nhau, nhưng vẫn có thể xảy ra nhiều tranh luận dù không ngừng yêu thương nhau. Sự gắn bó giữa hai Thánh Phêrô và Phaolô không đến từ những khuynh hướng tự nhiên, nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa không ra lệnh cho chúng ta phải thích nhau nhưng phải yêu thương nhau. Chính Ngài là Đấng đã kết hiệp chúng ta nhưng không hề làm cho chúng ta nên giống hệt nhau. Ngài kết hiệp chúng ta trong sự khác biệt của chúng ta.
Bài đọc thứ Nhất của Thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy nguồn mạch của sự hiệp nhất. Bài đọc ấy tường thuật lại kinh nghiệm của Giáo Hội tiên khởi trong thời gian bị khủng hoảng: Vua Hêrôđê nổi giận, tung ra sự bách hại kinh hoàng các tín hữu, và Thánh Giacôbê Tông đồ đã bị giết chết. Và giờ đây Thánh Phêrô bị bắt. Cộng đoàn như rắn mất đầu, mọi người đều lo sợ cho mạng sống của chính mình. Tuy nhiên, vào chính lúc bi thảm ấy, đã không có người nào trốn chạy, không người nào tìm cách cứu mình, không người nào bỏ rơi người khác, nhưng họ hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện. Họ đã tìm được sức mạnh từ lời cầu nguyện, và sự hiệp nhất mạnh hơn bất cứ đe dọa nào. Bản văn viết: “Đang khi ông Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12:5). Hiệp nhất là hoa trái của lời cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện cho phép Chúa Thánh Thần can thiệp, mở rộng lòng chúng ta ra đón nhận niềm hy vọng, thu ngắn những khoảng cách, và giữ chặt chúng ta với nhau trong những thời khắc gian truân.
Chúng ta hãy để ý đến một khía cạnh khác: trong thời khắc khó khăn đó, không ai than phiền về tội ác và sự bách hại của Hêrôđê. Không ai buông ra những lời xúc phạm đến Hêrôđê – còn chúng ta thì đã quen lăng mạ những người có trách nhiệm. Than phiền là vô ích, và nhàm chán vì đối với các tín hữu, thật không chính đáng khi dành thời gian để than phiền thế giới, xã hội, và mọi thứ. Than phiền không thay đổi được gì. Chúng ta hãy nhớ rằng than van là cánh cửa thứ hai đóng lại trước Chúa Thánh Thần, như tôi đã nói điều này trong ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Thứ nhất là thần tượng hoá bản thân mình, thứ hai là làm nản chí và thứ ba là thái độ bi quan. Ba thái độ này đóng cửa lòng mình trước Chúa Thánh Thần. Các Kitô hữu này đã không đổ lỗi, nhưng họ cầu nguyện. Trong cộng đoàn đó không ai nói: “Nếu Phêrô cẩn thận hơn thì chúng ta đã không phải rơi vào hoàn cảnh như thế này”. Không, họ không than phiền Phêrô; họ cầu nguyện cho ông. Họ không nói xấu sau lưng Phêrô; họ thân thưa cùng Chúa. Ngày nay chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: “Chúng ta có đang bảo vệ sự hiệp nhất giữa chúng ta và sự hiệp nhất trong Giáo Hội bằng lời cầu nguyện không? Chúng ta có đang cầu nguyện cho nhau không? ” Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và than phiền ít hơn? Sự việc sẽ xảy ra giống như Phêrô trong tù: nhiều cánh cửa đang đóng kín sẽ được mở ra, nhiều xiềng xích sẽ bị vỡ tung. Chúng ta sẽ ngạc nhiên, giống như người tớ gái nhìn thấy Thánh Phêrô ở cổng nhưng không dám mở cổng, nhưng chạy ngược vào bên trong, ngạc nhiên bởi niềm vui khi thấy Thánh Phêrô (x Cv 12:10-17). Chúng ta hãy cùng cầu xin ơn biết cầu nguyện cho nhau. Thánh Phaolô đã khuyến khích các Kitô hữu cầu nguyện cho tất cả mọi người, nhất là cho các nhà lãnh đạo (1Tm 2, 1-3). “Nhưng cái nhà cầm quyền này…” và sau đó là nhiều tính từ. Tôi sẽ không đề cập đến những tính từ này bởi vì đây không phải là lúc, và cũng không phải là nơi để đề cập đến những tính từ mà chúng ta thường nghe chống lại những người cai trị. Cứ để Thiên Chúa phán xét họ; còn chúng ta thì hãy cầu nguyện cho họ! Chúng ta hãy cầu nguyện: vì họ cần những lời cầu nguyện của chúng ta. Đó là nhiệm vụ Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Chúng ta có thực hiện điều đó không? Hay chúng ta chỉ nói, chửi bới và chẳng làm gì cả? Thiên Chúa mong đợi nơi chúng ta khi cầu nguyện thì cũng biết nhớ đến những người không cùng suy nghĩ như chúng ta, những người đóng sầm cánh cửa vào mặt chúng ta, những người mà chúng ta cảm thấy rất khó tha thứ. Cầu nguyện là phương cách duy nhất để mở toang xiềng xích như đã từng xảy ra với Thánh Phêrô; chỉ có lời cầu nguyện mới có thể lót đường cho sự hiệp nhất.
Hôm nay các dây Pallium được làm phép, để trao cho Niên trưởng Hồng Y Đoàn và các Tổng Giám Mục đã được bổ nhiệm trong năm vừa qua. Dây Pallium nhắc nhở sự hiệp nhất giữa đàn chiên và Vị Mục tử, là người như Đức Giêsu, mang chiên trên vai để không bao giờ xa rời chiên. Hôm nay, theo truyền thống tốt đẹp, chúng ta liên kết cách riêng với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople. Thánh Phêrô và Thánh Anrê là hai anh em, chúng ta trao đổi những cuộc viếng thăm huynh đệ vào những dịp lễ khi có thể. Chúng ta làm điều đó không chỉ vì lịch sự xã giao nhưng là phương thế để hành trình cùng nhau tiến tới mục đích Thiên Chúa đã vạch ra cho chúng ta: đó là sự hiệp thông trọn vẹn. Hôm nay chúng ta không thể làm như vậy vì những khó khăn đi lại do đại dịch coronavirus gây ra, nhưng khi tôi tôn kính hài cốt của Thánh Phêrô, trong lòng tôi cảm thấy có người anh em yêu quý Bácthôlômêô. Họ ở đây, với chúng ta.
Lời tiên tri
Từ thứ hai là lời tiên tri. Sự hiệp nhất và lời tiên tri. Đức Giêsu đã thách đố các tông đồ. Ngài hỏi Phêrô: “Còn anh, anh bảo thầy là ai? ” (Mt 16, 25). Lúc đó Phêrô nhận ra rằng Thiên Chúa không quan tâm người khác nghĩ thế nào, nhưng Ngài quan tâm đến quyết định cá vị theo Ngài của ông. Cuộc đời Thánh Phaolô cũng đã thay đổi sau một thách đố tương tự khi Đức Giêsu hỏi: “Saolo, Saolo, sao ngươi bắt bớ ta? ” (Cv 9, 4). Thiên Chúa đã đánh động đến tận sâu thẳm tâm hồn Thánh Phaolô: không chỉ làm ông ngã ngựa trên đường Damas, Ngài đã đánh đổ cả cái ảo tưởng của Phaolô về lòng nhiệt thành sống đạo. Kết quả là, Saolo kiêu hãnh đã biến thành Phaolô, một cái tên có nghĩa là “nhỏ bé”. Những thách đố và hoán cải đã được tiếp nối với những lời tiên tri: “Anh là Phêrô nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16, 18); và với Phaolô Chúa phán: “Người ấy là khí cụ Ta đã chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái nhà Israel” (Cv 9: 15). Lời tiên tri được nảy sinh khi chúng ta chấp nhận những thử thách bởi Thiên Chúa, chứ không phải khi chúng ta cố giữ mọi sự im lặng trong tầm kiểm soát của mình. Lời tiên tri không nảy sinh từ những suy nghĩ của tôi, từ con tim đóng kín của tôi. Nó nảy sinh nếu chúng ta để cho Thiên Chúa thách đố chúng ta. Khi Tin Mừng đảo lộn những điều chắc chắn, lời tiên tri được nảy sinh. Chỉ những ai mở lòng ra với những bất ngờ của Thiên Chúa mới có thể trở thành tiên tri. Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là những vị tiên tri nhìn thấy tương lai. Thánh Phaolô là người đầu tiên tuyên xưng Chúa Giêsu là “Đức Kitô, là Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16:16). Thánh Phaolô, người đã tiên báo cái chết đã gần kề của mình: “Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chính Chúa sẽ trao phần thưởng đó cho tôi” (2Tm 4: 8).
Ngày nay chúng ta cần lời tiên tri, nhưng là lời tiên tri chân thật; chúng ta không cần những diễn giả ồn ào đang hứa hẹn những điều không thể xảy ra, nhưng là những chứng nhân rằng Tin Mừng là khả thi. Điều cần thiết không phải là những màn biểu diễn phép lạ. Tôi cảm thấy buồn khi nghe ai đó nói “Chúng ta cần một Giáo Hội tiên tri”. Đúng lắm. Nhưng anh chị em đang làm gì, để Giáo hội có tính tiên tri? Chúng ta cần những cuộc đời thể hiện phép lạ của tình yêu Thiên Chúa. Không áp đặt, nhưng thẳng thắn. Không nói huyên thuyên, nhưng cầu nguyện. Không phát biểu dài dòng, nhưng phục vụ. Không lý thuyết dông dài nhưng là chứng nhân. Chúng ta không trở nên giàu có, nhưng trái lại yêu mến người nghèo. Chúng ta không tích lũy cho mình nhưng trao ban chính mình cho tha nhân. Chúng ta không tìm kiếm sự công nhận của thế giới này, không cố làm được lòng mọi người như có người nói “làm vui lòng cả Thiên Chúa lẫn thế gian”, được lòng cả thế gian – không, điều này không phải là tiên tri. Chúng ta cần niềm vui của thế giới mai hậu. Chúng ta không cần những kế hoạch mục vụ chỉ có hiệu quả đóng kín trong chính mình đến mức coi mình là các bí tích, không cần các kế hoạch mục vụ có hiệu quả như thế. Chúng ta cần những mục tử hiến mạng vì đàn chiên: những người yêu mến Thiên Chúa. Cách Thánh Phêrô và Thánh Phaolô rao giảng về Đức Giêsu cho thấy các ngài là những người yêu mến Thiên Chúa say đắm, cuồng nhiệt. Khi bị đóng đinh vào thập giá, Thánh Phêrô không nghĩ đến mình nhưng nghĩ đến Chúa Giêsu và tự cho mình không xứng đáng chết như Ngài, vì thế Thánh Phêrô đã xin cho bị đóng đinh vào thập giá dốc ngược đầu xuống. Trước khi bị chém đầu, Thánh Phaolô chỉ nghĩ đến việc hiến dâng mạng sống; thánh nhân đã viết rằng ngài muốn “đổ máu làm lễ tế” (Tm 4, 6). Đó là lời tiên tri, và lời tiên tri ấy đã thay đổi lịch sử.
Anh chị em thân mến, Đức Giêsu đã nói tiên tri về Thánh Phêrô rằng: “Anh là Đá, trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Cũng có lời tiên tri tương tự như thế cho chúng ta. Lời tiên tri ấy được tìm thấy trong cuốn cuối cùng của Kinh Thánh, khi Chúa Giêsu hứa với các nhân chứng trung thành của Ngài: “một viên sỏi trắng, trên đó có khắc một tên mới” (Kh 2:17). Như Chúa đã đổi tên ông Simon thành Phêrô, Ngài cũng kêu gọi mỗi người chúng ta để biến đổi chúng ta trở thành những viên đá sống động để xây dựng một Giáo Hội canh tân và một nhân loại được đổi mới. Luôn có những kẻ phá hủy sự hiệp nhất và bóp nghẹt lời tiên tri, nhưng Thiên Chúa luôn tin tưởng chúng ta và Ngài hỏi anh chị em: “Con có muốn trở thành người xây dựng sự hiệp nhất không? Con có muốn trở thành tiên tri của Nước Trời ở thế gian này không? ”
Anh chị em, hãy để chúng ta bị thách thức bởi Đức Giêsu và tìm ra can đảm để thưa với Ngài rằng: “Vâng, con muốn!”
Source:Libreria Editrice Vaticana