1. Tranh cãi rất lớn sau khi vị Hồng Y nằm xuống trong khi con voi giơ chân đạp lên người của ngài

Các nhà hoạt động vì quyền động vật đã chống lại buổi trình diễn xiếc của Đức Hồng Y Konrad Krajewski. Họ nói rằng “Voi không nên bị khai thác và nuôi nhốt”

Màn biểu diễn xiếc bất thường của Đức Hồng Y Konrad Kraiewski, người đã liều lĩnh nằm xuống dưới một con voi để chứng tỏ những con voi của Rạp xiếc Rony Roller được huấn luyện tốt như thế nào, đã hoàn toàn không làm hài lòng các nhà hoạt động vì quyền động vật.

Nhiều người nói màn xiếc này là rất nguy hiểm. Con voi giơ chân đạp lên bụng Đức Hồng Y. Bình thường có thể là không sao vì con voi đã được huấn luyện tốt. Tuy nhiên, nếu có một tình huống bất thường xảy ra, chẳng hạn như có ai đó sợ quá hét lên, phản ứng của con voi có thể không đoán trước được.

Oipa, tổ chức quốc tế bảo vệ động vật, đã lên án hành vi man rợ trong việc nuôi nhốt động vật để sử dụng chúng trong các buổi biểu diễn: «Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một gánh xiếc với động vật để mời người nghèo và người vô gia cư đến. Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, cũng tham gia. Giữa chiến tranh, ngài đã để mình bị một con voi giẫm lên. Chúng ta rất tiếc khi Giáo hoàng tài trợ cho rạp xiếc với động vật» chủ tịch Massimo Comparotto tuyên bố như trên. Ông là người đã đấu tranh trong nhiều năm chống lại việc sử dụng và lạm dụng động vật trong các buổi biểu diễn xiếc.

“Đức Thánh Cha thường bày tỏ sự cần thiết phải tôn trọng thiên nhiên nhiều hơn, nhất là trong thông điệp Laudato si năm 2015. Vì vậy, sự lựa chọn này dường như là một mâu thuẫn với ‘huấn quyền sinh thái’ của ngài. Đằng sau những bài tập xiếc có thể ẩn chứa sự thiếu thốn, ngược đãi và đau khổ cho những con vật sống trong điều kiện nuôi nhốt, sau song sắt, với không gian hạn chế và thường xuyên bị căng thẳng. Động vật buộc phải sống một cuộc sống không tự nhiên”.

Đức Hồng Y Kraiewski là một trong những cộng tác viên chính của Đức Thánh Cha Phanxicô để mang đến những lời an ủi cho những người thiệt thòi nhất. Ngài đã nhiều lần đến Ukraine và Phi Châu, trong các trại tị nạn ở nhiều nơi khác nhau ở Địa Trung Hải và cả ở Ischia khi ngài bị lở đất vào năm ngoái. Tại buổi biểu diễn Rạp xiếc Rony Roller, ngài đã mang đến cơ hội giải trí cho những người nghèo và người vô gia cư nhân danh Giáo hoàng. Để thể hiện kỹ năng của người thuần hóa voi, ngài nằm xuống đất và để một trong những con vật nhảy qua mình, giữ bình tĩnh khi con thú ngoan ngoãn đáp lại mệnh lệnh của người thuần phục và dùng móng vuốt lượn trên người của ngài.


Source:Sismografo

2. Đức Thánh Cha bổ nhiệm giám mục cho giáo phận lớn nhất tại Canada

Hôm 11 tháng Hai vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm giám mục mới cho Tổng giáo phận Toronto, lớn nhất tại Canada.

Đó là Đức Cha Frank Leo, 52 tuổi, cho đến nay là Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Montreal và kế nhiệm Đức Hồng Y Thomas Collins, 76 tuổi, về hưu sau 16 năm cai quản giáo phận này.

Đức Cha Frank Leo là con của một gia đình người Ý di cư sang Canada và sinh năm 1971 tại Montreal, thụ phong linh mục năm 1996 khi được 25 tuổi, rồi phục vụ trong các giáo xứ trong 10 năm trời, trước khi nhập Trường Ngoại giao Tòa Thánh năm 2006. Cha có bằng Tiến sĩ Thần học hệ thống, với chuyên ngành Thánh Mẫu Học, tại Đại học Dayton, Ohio bên Mỹ, và cử nhân giáo luật.

Cha đã phục vụ tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Australia, sứ bộ nghiên cứu của Tòa Thánh ở Hương Cảng, trước khi trở về Montreal năm 2012. Cha Frank Leo từng làm Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Canada trong 6 năm, từ 2015 đến 2021. Hồi đầu tháng Hai năm ngoái, cha làm Tổng đại diện Tổng giáo phận Montreal, trước khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá tại đây. Ngài thông thạo tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Giáo Hội Công Giáo Canada có 59 giáo phận và Tổng giáo phận Toronto có một triệu 890.000 tín hữu Công Giáo, 225 giáo xứ, gần 400 linh mục. Tại đây cũng có cộng đồng Công Giáo Việt Nam đông nhất và có một vị Giám Mục Phụ Tá người Việt, là Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, năm nay 57 tuổi, được bổ nhiệm làm giám mục cách đây 14 năm.

Tuyên bố sau khi có tin được bổ nhiệm, Đức tân Tổng giám mục Frank Leo nói: “Tôi cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã tín nhiệm tôi. Đây thật là bổ nhiệm bất ngờ nhất, nhưng tôi đã học được trong cuộc đời linh mục và phục vụ Giáo hội, rằng Thiên Chúa có những kế hoạch đặc biệt cho chúng ta trong những lúc bất ngờ, dẫn tới những phúc lành khôn tả”.

3. Tóm lược nội dung cuốn ‘Không gì ngoài Sự thật’ của Đức Tổng Giám Mục Gänswein

Người kể chuyện trong cuốn sách là Đức Tổng Giám Mục Gänswein, một người Đức 66 tuổi sống ở Thành phố Vatican. Được giới truyền thông mệnh danh là “George lộng lẫy” nhờ những đường nét như được tạc nên, ngài nắm giữ hai vai trò nhiều đòi hỏi trong phần lớn cuốn sách: ngài là thư ký riêng của Đức Bênêđictô XVI và đứng đầu Phủ Giáo hoàng, bộ phận của Vatican chịu trách nhiệm về yết kiến và nghi lễ giáo hoàng.

Đức Bênêđictô XVI: Vị giáo hoàng người Đức, được biết đến như là Joseph Ratzinger cho đến khi được bầu vào năm 2005, không chỉ là bề trên của Đức Tổng Giám Mục Gänswein mà còn là nhà dìu dắt của vị này. Ngài trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ chức sau gần 600 năm vào năm 2013, sau đó ngài nhận danh hiệu “giáo hoàng hưu trí” và lui về hưu trí tại một đan viện ở Thành phố Vatican.

Đức Gioan Phaolô II: Bề trên của Đức Hồng Y Ratzinger trong nhiều năm là Giáo hoàng người Ba Lan đầy lôi cuốn Gioan Phaolô II, người đã triệu tập ngài tới Rome vào năm 1981 để làm việc với tư cách là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican. Ngài dành cho vị Hồng Y người Đức sự ủng hộ không mệt mỏi của mình trong vai trò không được ưa chuộng là kiểm soát các ranh giới tín lý của Giáo hội.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo hoàng kế vị Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2013, trở thành giáo hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh và thuộc dòng Tên. Ngài được trình bầy như một nhân vật lưu ý và quan tâm đến Đức Bênêđíctô, nhưng xa cách với Đức Tổng Giám Mục Gänswein.

Các chương

Lời mở đầu

Đó là năm 2003: Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người phụ trách tín lý của Vatican, yêu cầu vị linh mục trẻ Cha Georg Gänswein làm thư ký riêng cho mình, tin rằng việc bổ nhiệm này sẽ chỉ kéo dài một thời gian ngắn vì ngài hy vọng sẽ sớm nghỉ hưu. Trước sự ngạc nhiên của Đức Tổng Giám Mục Gänswein, ngài vẫn ở bên cạnh Đức Hồng Y khi Đức Hồng Y được bầu làm giáo hoàng, từ chức một cách đột ngột và sống những năm còn lại trong tư cách “giáo hoàng hưu trí”.

Xuyên suốt, Đức Tổng Giám Mục Gänswein thấy “bộ mặt thật của một trong những người chủ đạo vĩ đại nhất của lịch sử thế kỷ vừa qua”, một nhân vật được biếm họa là “Panzerkardinal” và “Rottweiler của Chúa”. Ngài nói rằng những hồi ức tiếp theo sẽ đưa ra một “chứng từ bản thân” cho sự vĩ đại của Đức Bênêđíctô XVI, “làm sáng tỏ một số khía cạnh bị hiểu lầm trong triều giáo hoàng của ngài,” và “mô tả từ bên trong 'thế giới Vatican' thực sự.'“

Chương 1

Với tựa đề “Sự ‘tiền định’ bên ngoài chiếc hộp,” chương này kể lại những ấn tượng ban đầu của Đức Tổng Giám Mục Gänswein về Đức Hồng Y Ratzinger sau khi ngài được bổ nhiệm làm thư ký riêng. Ngài trình bầy Đức Hồng Y Razinger như thờ ơ với những lời đàm tiếu của Vatican, “chuyển lên một bình diện rõ ràng là thanh tao hơn” so với các Hồng Y đồng nghiệp của ngài, và khao khát được về hưu yên tĩnh giữa những cuốn sách của Thư viện Vatican.

Chương này trình bày việc Đức Hồng Y Ratzinger thăng tiến trong hệ thống phẩm trật của Giáo hội như một công việc của Đấng Quan phòng hơn là tham vọng. Không giống như một số linh mục đánh giá cao các chức vụ ở Rôma, Đức Hồng Y Ratzinger không tập chú vào việc thông thạo tiếng Ý. Ngài học nó thời Công đồng Vatican II, “mặc dù hơi nghèo nàn, bằng cách sử dụng phương pháp sư phạm của máy ghi âm 33 vòng / phút.” Ngài chỉ nắm được ngôn ngữ này sau khi đến Rôma vào năm 1981.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein giải thích rằng Đức Hồng Y Ratzinger đã đồng ý phục vụ với tư cách là tổng trưởng bộ tín lý của Vatican với điều kiện là vẫn có thể công bố các suy tư thần học của riêng mình. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhận xét rằng “nếu không có việc công bố sản phẩm thần học, thì ‘nồi áp suất’ trong trí tuệ của ngài sẽ không có van an toàn và sẽ phát nổ.”

Chương 2

Với tiêu đề “Triết gia và thần học gia,” chương này mô tả mối quan hệ làm việc chặt chẽ giữa Đức Hồng Y Ratzinger và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bất chấp “sự khác biệt rõ ràng về tính cách và phong cách.” Đức Tổng Giám Mục Gänswein trình bày hai con người này như những tính cách bổ sung cho nhau, với “sự rõ ràng về mặt thần học và sự chặt chẽ trong diễn giải” của người Đức cân bằng cho “việc tra hỏi triết học và nghiên cứu trí thức” của người Ba Lan.

Một “sự cởi mở đầy tín thác” đã giúp hai con người này hợp tác ngay cả khi họ bất đồng. Một trong những “thời điểm bất đồng” như vậy là cuộc gặp gỡ liên tôn vì hòa bình ở Assisi năm 1986, mà Đức Gioan Phaolô triệu tập nhưng Đức Hồng Y Ratzinger đã không tham dự. Đức Tổng Giám Mục Gänswein gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng cuối cùng đã chấp nhận những lo ngại của Đức Hồng Y Ratzinger về sự nguy hiểm của hòa đồng chủ nghĩa (syncretism).