SỐNG BÁC ÁI MÙA CHAY
Theo lịch phụng vụ Mùa Chay nhằm chuẩn bị lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp cho dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tầy và việc sám hối (AC 27). Người Kitô hữu bắt đầu bước vào mùa Chay với thứ Tư Lễ Tro. Bình thường trong ngày này, nếu không tới nhà thờ để được xức tro thì những người có tâm hồn đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi với Chúa. Ngay cả những người không thường xuyên tới nhà thờ cũng cố gắng bắt đầu thể hiện mùa Chay bằng việc chịu tro.
Theo nghi thức, các thừa tác viên sẽ dùng tro vạch dấu thánh giá trên trán của bản thân mình và những người tham dự. Tro này từ những chiếc lá dừa đã được làm phép trong Lễ Lá năm trước được đốt đi. Tro nhắc nhở cho các Kitô hữu về thân phận của con người được dựng nên từ bụi đất. Tro được xức lên trán để khắc ghi vào tâm trí chúng ta thực tại cát bụi của con người. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, các thừa tác viên sẽ đọc: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19) hoặc “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (Mc 1,15).
Những chiếc lá dừa năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ cho ý nghĩa của mùa Chay. Nó mời gọi mỗi một Kitô hữu chúng ta phải nhìn lại cuộc sống của mình trong năm qua. Phải xét lại những thói hư tật xấu, cách cư xử và thái độ sống của mình đối với tha nhân. Phải thiêu đốt thành tro bụi tất cả những gì xấu xa tội lỗi và quyết tâm tu sửa cuộc đời. Đồng thời, ta cũng cương quyết theo gương Chúa Giêsu bước vào sa mạc đầy cát bụi để đối diện với kẻ thù của mình là Satan - kẻ luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của.
Ngay từ thời Cựu Ước, tiên tri Giôen đã có lời kêu gọi: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương” (Ge 2,12-13). Vì thế mùa Chay chính là mùa trở về với chính mình để có thể trở về với Thiên Chúa. Trở về với chính mình để hiểu rằng mình được dựng nên từ tro bụi đất cát, thì một mai cũng sẽ trở về với đất cát tro bụi mà thôi.
Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, khiêm hạ và kính sợ Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Mùa Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời.
Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu Mùa Chay cũng đề ra cho Kitô hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt Mùa Chay. Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, cầu nguyện và sống bác ái. Đi sâu vào tâm tình thống hối, suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống để hướng về ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện cho chúng ta.
Mục đích truyền thống của mùa Chay là việc chuẩn bị của các tín hữu qua việc chay tịnh, sám hối, ăn năn tội lỗi, cầu nguyện và thực hành bác ái từ thiện. Bác ái trước hết là “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Eph 4,32). Trước hết, mỗi người cần phải thực thi bác ái ngay trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình.
Người đời thường hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ để biểu lộ sự quảng đại của mình; nhưng lại dễ quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Chúng ta có thể sống nhân từ, làm nhiều nghĩa cử bác ái cho những người xa lạ, nhưng chưa chắc đã làm được những việc tương tự cho những anh chị em đang hằng ngày sống bên cạnh chúng ta.
Thứ đến không phải ăn chay là tiết giảm chi tiêu rồi cất tiền vào tủ, nhưng là chia sẻ cho người nghèo. Giáo Hội Công Giáo là Giáo hội của người nghèo, điều này đã được Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Nơi những người nghèo và cùng khổ, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt Đức Kitô; khi yêu thương và giúp đỡ người nghèo, chúng ta yêu thương và phục vụ chính Đức Kitô.” (Sứ điệp mùa Chay 2014). Việc bác ái vẫn được hiểu thông thường là cho đi, là chia sẻ cho kẻ thiếu thốn. Nhưng nếu hiểu xâu xa hơn theo cái nhìn đạo đức Kitô giáo, thì đó là trả lại cho người nghèo những quyền cơ bản về cái ăn, cái mặc và nơi ở xứng đáng mà lẽ ra họ được hưởng ngoài việc tích công góp đức.
Nhiều người làm việc bác ái nhưng vẫn còn những băn khoăn, lấn cấn dù vẫn biết rằng cho đi là không cần nhận lại. Bác ái là không phân biệt vậy mà ta lại có cảm giác như người nghèo ở các nơi khác đáng thương hơn người nghèo ở nơi ta sinh sống! Có những đoàn thể lo đi bác ái ở những nơi khác, nhưng ngay trong Giáo Hội địa phương thì thiếu sự quan tâm, sâu sát. Khi tổng kết, báo cáo thành tích sẽ được kể như một sự phát triển đoàn thể ra nước ngoài. Nhưng ở “vùng ngoại biên” ngay trong nước thì vẫn còn có những xứ đạo, những gia đình khó khăn cần trợ giúp!
Bố thí vì lòng bác ái chắc chắn là điều làm đẹp lòng Chúa vì nó phù hợp với bản chất thiện hảo, nhân từ, yêu thương và quảng đại của Thiên Chúa. Tất cả những việc bác ái của chúng ta đều phải quy hướng về Thiên Chúa như Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Nếu các công việc từ thiện xã hội của con không phải vì Chúa, thì con chỉ là nhân viên của một chi nhánh Hồng Thập Tự” (Đường hy vọng 786).
Tin Mừng cũng nhấn mạnh: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.” và “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (x. Mt 6,1-4). Vì vậy khi làm việc bác ái trong mùa Chay Thánh này, chúng ta phải làm với lòng mến Chúa, yêu người thực sự với tâm tình thống hối, ăn năn, đền bù về những tội lỗi mình đã phạm để chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng cừ hành cuộc Vượt Qua Thánh 2023.
Theo lịch phụng vụ Mùa Chay nhằm chuẩn bị lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp cho dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tầy và việc sám hối (AC 27). Người Kitô hữu bắt đầu bước vào mùa Chay với thứ Tư Lễ Tro. Bình thường trong ngày này, nếu không tới nhà thờ để được xức tro thì những người có tâm hồn đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi với Chúa. Ngay cả những người không thường xuyên tới nhà thờ cũng cố gắng bắt đầu thể hiện mùa Chay bằng việc chịu tro.
Theo nghi thức, các thừa tác viên sẽ dùng tro vạch dấu thánh giá trên trán của bản thân mình và những người tham dự. Tro này từ những chiếc lá dừa đã được làm phép trong Lễ Lá năm trước được đốt đi. Tro nhắc nhở cho các Kitô hữu về thân phận của con người được dựng nên từ bụi đất. Tro được xức lên trán để khắc ghi vào tâm trí chúng ta thực tại cát bụi của con người. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, các thừa tác viên sẽ đọc: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19) hoặc “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (Mc 1,15).
Những chiếc lá dừa năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ cho ý nghĩa của mùa Chay. Nó mời gọi mỗi một Kitô hữu chúng ta phải nhìn lại cuộc sống của mình trong năm qua. Phải xét lại những thói hư tật xấu, cách cư xử và thái độ sống của mình đối với tha nhân. Phải thiêu đốt thành tro bụi tất cả những gì xấu xa tội lỗi và quyết tâm tu sửa cuộc đời. Đồng thời, ta cũng cương quyết theo gương Chúa Giêsu bước vào sa mạc đầy cát bụi để đối diện với kẻ thù của mình là Satan - kẻ luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của.
Ngay từ thời Cựu Ước, tiên tri Giôen đã có lời kêu gọi: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương” (Ge 2,12-13). Vì thế mùa Chay chính là mùa trở về với chính mình để có thể trở về với Thiên Chúa. Trở về với chính mình để hiểu rằng mình được dựng nên từ tro bụi đất cát, thì một mai cũng sẽ trở về với đất cát tro bụi mà thôi.
Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, khiêm hạ và kính sợ Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Mùa Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời.
Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu Mùa Chay cũng đề ra cho Kitô hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt Mùa Chay. Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, cầu nguyện và sống bác ái. Đi sâu vào tâm tình thống hối, suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống để hướng về ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện cho chúng ta.
Mục đích truyền thống của mùa Chay là việc chuẩn bị của các tín hữu qua việc chay tịnh, sám hối, ăn năn tội lỗi, cầu nguyện và thực hành bác ái từ thiện. Bác ái trước hết là “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Eph 4,32). Trước hết, mỗi người cần phải thực thi bác ái ngay trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình.
Người đời thường hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ để biểu lộ sự quảng đại của mình; nhưng lại dễ quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Chúng ta có thể sống nhân từ, làm nhiều nghĩa cử bác ái cho những người xa lạ, nhưng chưa chắc đã làm được những việc tương tự cho những anh chị em đang hằng ngày sống bên cạnh chúng ta.
Thứ đến không phải ăn chay là tiết giảm chi tiêu rồi cất tiền vào tủ, nhưng là chia sẻ cho người nghèo. Giáo Hội Công Giáo là Giáo hội của người nghèo, điều này đã được Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Nơi những người nghèo và cùng khổ, chúng ta nhìn thấy khuôn mặt Đức Kitô; khi yêu thương và giúp đỡ người nghèo, chúng ta yêu thương và phục vụ chính Đức Kitô.” (Sứ điệp mùa Chay 2014). Việc bác ái vẫn được hiểu thông thường là cho đi, là chia sẻ cho kẻ thiếu thốn. Nhưng nếu hiểu xâu xa hơn theo cái nhìn đạo đức Kitô giáo, thì đó là trả lại cho người nghèo những quyền cơ bản về cái ăn, cái mặc và nơi ở xứng đáng mà lẽ ra họ được hưởng ngoài việc tích công góp đức.
Nhiều người làm việc bác ái nhưng vẫn còn những băn khoăn, lấn cấn dù vẫn biết rằng cho đi là không cần nhận lại. Bác ái là không phân biệt vậy mà ta lại có cảm giác như người nghèo ở các nơi khác đáng thương hơn người nghèo ở nơi ta sinh sống! Có những đoàn thể lo đi bác ái ở những nơi khác, nhưng ngay trong Giáo Hội địa phương thì thiếu sự quan tâm, sâu sát. Khi tổng kết, báo cáo thành tích sẽ được kể như một sự phát triển đoàn thể ra nước ngoài. Nhưng ở “vùng ngoại biên” ngay trong nước thì vẫn còn có những xứ đạo, những gia đình khó khăn cần trợ giúp!
Bố thí vì lòng bác ái chắc chắn là điều làm đẹp lòng Chúa vì nó phù hợp với bản chất thiện hảo, nhân từ, yêu thương và quảng đại của Thiên Chúa. Tất cả những việc bác ái của chúng ta đều phải quy hướng về Thiên Chúa như Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Nếu các công việc từ thiện xã hội của con không phải vì Chúa, thì con chỉ là nhân viên của một chi nhánh Hồng Thập Tự” (Đường hy vọng 786).
Tin Mừng cũng nhấn mạnh: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.” và “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (x. Mt 6,1-4). Vì vậy khi làm việc bác ái trong mùa Chay Thánh này, chúng ta phải làm với lòng mến Chúa, yêu người thực sự với tâm tình thống hối, ăn năn, đền bù về những tội lỗi mình đã phạm để chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng cừ hành cuộc Vượt Qua Thánh 2023.