Ngày Nay, 30 Đồng Bạc Của Giuda Đáng Giá Bao Nhiêu?
Trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu (26:14-15): “Giu-đa Is-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói : “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.” (Lời chúa Cho Mọi Người). Bản của cha Nguyễn Thế Thuấn: “Yuđa Iscariôt, đi đến cùng các thượng tế mà nói: "Các ngài muốn cho tôi gì? và tôi sẽ nộp ông ấy cho các ngài!" Họ đã trao cho y ba mươi đồng bạc.”
Và trong Mát-thêu 17:27 “Anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.” (LCCMN). Hay: “Ngươi hãy mở miệng nó, và sẽ thấy có lạng bạc: ngươi hãy lấy lạng bạc đó mà nộp cho họ, phần của Ta và của ngươi." (Cha Thuấn). Trước hết, cần phân tích rõ “đồng tiền 4 quan” hay “lạng bạc” đó là gì và có trị giá bao nhiêu?
Theo bản chính Hy-lạp, chữ ἀργύρια (argyria) trong Mát-thêu 26:14-15 chỉ đơn giản có nghĩa “những đồng tiền bằng bạc.” Nếu nó nặng một “lạng” (lượng), tương đương với 37,5 gram, thì quá nặng cho một đồng bạc cắc. Vì vậy, thứ nhất, đa số các học giả thời nay đều công nhận đồng tiền của phản đồ Giuđa cũng là đồng tiền trong miệng con cá “tilapia”, (giống con cá rô, to bằng bàn tay, mà thánh Phêrô câu được), có mệnh giá gấp đôi tiền thuế Đền Thờ của một người.
Vào thời của Chúa Giêsu, 2,000 năm trước đây, những đồng tiền có mệnh giá cao của đế quốc Roma đều làm bằng bạc pha, với tỉ lệ 80% là bạc. Trong khi vùng Trung Đông đã có sẵn những đồng bạc khác, có tỉ lệ bạc cao hơn, như hai đồng Tetradrachms của thành Tyre, (ở nước Lebanon - Li-băng ngày nay) hay còn gọi là đồng Tyrian Shekel, có 94% là bạc (hình); và đồng Tetradrachms của thành Athens (ngày nay vẫn là thủ đô của nước Hy-lạp), có 95% là bạc.
Thứ hai, vì đồng Tyrian Shekel có nhiều phần trăm bạc như vậy nên các quan chức trong Đền Thờ Giêrusalem đã dùng nó như đồng tiền chính thức để thu thuế. Thứ ba, những người đổi tiền ở trong khuôn viên Đền Thờ (Mát-thêu 21:12) đã giao dịch từ đồng này qua các đồng tiền Roma thông dụng khác, hay ngược lại.
Xin nhắc lại, đồng tiền trong Mát-thêu 17:27 trong miệng con cá tilapia là đồng Tyrian Shekel (cũng giống như một trong 30 đồng bạc của Giu-đa), có mệnh giá bằng 4 đồng Drachma của Hi-lạp hay 4 Denarii (số ít: Denarius) của Roma, và tương đương với một ngày lương lao động. Mặt khác, một Drachma bằng 100 đồng Lepta (hay còn gọi là đồng Mites, như 2 đồng tiền của “bà góa”), tương đương với 50 đồng Quarans, hay 12,5 đồng Assarions.
Vậy, 30 đồng bạc của Giuđa đáng giá bao nhiêu so với mệnh giá tiền Việt Nam hôm nay?
Một lần nữa, trong Mát-thêu 12:5, chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết, một Assarion có thể mua được 2 con chim sẻ. Vậy 12,5 Assarions thì mua được 2 x 12,5 = 25 con.
Mỗi con chim sẻ ngày nay có giá khoảng 6,000 VNĐ, vậy, một Drachma bằng 25 con thì có giá khoảng 6,000 x 25 = 150,000 VNĐ. Trong khi một đồng Tyrian Shekel lại bằng 4 đồng Drachma hay 150.000 x 4 = 600,000 VNĐ.
Tóm lại, 30 đồng bạc (Tyrian Shekel) mà Giu-đa nhận để nộp Chúa, ngày nay có giá khoảng 600,000 x 30 = 18 triệu VNĐ hay khoảng 750 USD.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu (26:14-15): “Giu-đa Is-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói : “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.” (Lời chúa Cho Mọi Người). Bản của cha Nguyễn Thế Thuấn: “Yuđa Iscariôt, đi đến cùng các thượng tế mà nói: "Các ngài muốn cho tôi gì? và tôi sẽ nộp ông ấy cho các ngài!" Họ đã trao cho y ba mươi đồng bạc.”
Và trong Mát-thêu 17:27 “Anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.” (LCCMN). Hay: “Ngươi hãy mở miệng nó, và sẽ thấy có lạng bạc: ngươi hãy lấy lạng bạc đó mà nộp cho họ, phần của Ta và của ngươi." (Cha Thuấn). Trước hết, cần phân tích rõ “đồng tiền 4 quan” hay “lạng bạc” đó là gì và có trị giá bao nhiêu?
Theo bản chính Hy-lạp, chữ ἀργύρια (argyria) trong Mát-thêu 26:14-15 chỉ đơn giản có nghĩa “những đồng tiền bằng bạc.” Nếu nó nặng một “lạng” (lượng), tương đương với 37,5 gram, thì quá nặng cho một đồng bạc cắc. Vì vậy, thứ nhất, đa số các học giả thời nay đều công nhận đồng tiền của phản đồ Giuđa cũng là đồng tiền trong miệng con cá “tilapia”, (giống con cá rô, to bằng bàn tay, mà thánh Phêrô câu được), có mệnh giá gấp đôi tiền thuế Đền Thờ của một người.
Vào thời của Chúa Giêsu, 2,000 năm trước đây, những đồng tiền có mệnh giá cao của đế quốc Roma đều làm bằng bạc pha, với tỉ lệ 80% là bạc. Trong khi vùng Trung Đông đã có sẵn những đồng bạc khác, có tỉ lệ bạc cao hơn, như hai đồng Tetradrachms của thành Tyre, (ở nước Lebanon - Li-băng ngày nay) hay còn gọi là đồng Tyrian Shekel, có 94% là bạc (hình); và đồng Tetradrachms của thành Athens (ngày nay vẫn là thủ đô của nước Hy-lạp), có 95% là bạc.
Thứ hai, vì đồng Tyrian Shekel có nhiều phần trăm bạc như vậy nên các quan chức trong Đền Thờ Giêrusalem đã dùng nó như đồng tiền chính thức để thu thuế. Thứ ba, những người đổi tiền ở trong khuôn viên Đền Thờ (Mát-thêu 21:12) đã giao dịch từ đồng này qua các đồng tiền Roma thông dụng khác, hay ngược lại.
Xin nhắc lại, đồng tiền trong Mát-thêu 17:27 trong miệng con cá tilapia là đồng Tyrian Shekel (cũng giống như một trong 30 đồng bạc của Giu-đa), có mệnh giá bằng 4 đồng Drachma của Hi-lạp hay 4 Denarii (số ít: Denarius) của Roma, và tương đương với một ngày lương lao động. Mặt khác, một Drachma bằng 100 đồng Lepta (hay còn gọi là đồng Mites, như 2 đồng tiền của “bà góa”), tương đương với 50 đồng Quarans, hay 12,5 đồng Assarions.
Vậy, 30 đồng bạc của Giuđa đáng giá bao nhiêu so với mệnh giá tiền Việt Nam hôm nay?
Một lần nữa, trong Mát-thêu 12:5, chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết, một Assarion có thể mua được 2 con chim sẻ. Vậy 12,5 Assarions thì mua được 2 x 12,5 = 25 con.
Mỗi con chim sẻ ngày nay có giá khoảng 6,000 VNĐ, vậy, một Drachma bằng 25 con thì có giá khoảng 6,000 x 25 = 150,000 VNĐ. Trong khi một đồng Tyrian Shekel lại bằng 4 đồng Drachma hay 150.000 x 4 = 600,000 VNĐ.
Tóm lại, 30 đồng bạc (Tyrian Shekel) mà Giu-đa nhận để nộp Chúa, ngày nay có giá khoảng 600,000 x 30 = 18 triệu VNĐ hay khoảng 750 USD.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)