Luật chống gián điệp mới của Trung Quốc có hiệu lực
Bắc Kinh khẳng định họ có quyền 'bảo vệ an ninh quốc gia thông qua luật pháp'
Một lá cờ Trung Quốc được nhìn thấy trước một khu nhà ở Hồng Kông vào ngày 29 tháng 6 trước lễ kỷ niệm 26 năm ngày bàn giao thành phố này từ Anh quốc trả về lại cho Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7. (Ảnh: AFP)
(Theo AFP, Bắc Kinh, xuất bản: 01 tháng 7 năm 2023)
Một luật mới được Trung Quốc cắt nghĩa về hoạt động gián điệp có hiệu lực vào thứ Bảy (1/7/2023), cho Bắc Kinh nhiều quyền lực hơn bao giờ hết để trừng phạt những kẻ mà chính phủ cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Chính phủ Hoa Kỳ, các nhà phân tích và luật sư nói rằng các sửa đổi đối với luật chống gián điệp của Bắc Kinh rất mơ hồ và sẽ khiến các nhà chức trách mất nhiều thời gian hơn trong việc thực thi luật an ninh quốc gia vốn đã không rõ ràng.
Ban đầu họ định đưa ra để lấy ý kiến công chúng vào tháng 12 năm 2022, các bản sửa đổi đã được cơ quan lập pháp cấp cao của Trung Quốc chính thức phê duyệt vào tháng 4.
Luật pháp Trung Quốc đã đưa ra những hình phạt khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc làm gián điệp, từ tù chung thân đến tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng.
Vào tháng 5, một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi đã bị kết án tù chung thân vì tội gián điệp.
Theo luật sửa đổi, "dựa vào các tổ chức gián điệp" cũng như đánh cắp "tài liệu, dữ liệu, tư liệu và vật phẩm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia" đều có thể bị ghép vào tội gián điệp.
Bắc Kinh khẳng định họ có quyền "bảo vệ an ninh quốc gia thông qua luật pháp" và nói rằng họ sẽ "duy trì pháp quyền".
Nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng những thay đổi này nhằm bắt giữ hết những người thậm chí có mối liên hệ một chút với các tổ chức bị cáo buộc làm gián điệp.
Chính phủ làm cho bối cảnh môi trường vốn đã căng thẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, trở nên xiết chặt hơn sau các cuộc đột kích và thẩm vấn nhân viên tại công ty thẩm định Mintz Group và công ty tư vấn khổng lồ Bain and Company trong năm nay.
Jeremy Daum, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai của Đại học Yale, nói với AFP rằng luật mới thể hiện "cách tiếp cận toàn xã hội để đối phó với bất kỳ điều gì có nguy cơ cho là an ninh quốc gia".
Daum cho biết luật này được xây dựng dựa trên xu hướng thắt chặt kiểm soát rộng lớn hơn kể từ năm 2014 sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Ông nói thêm, định nghĩa mơ hồ về hoạt động gián điệp và an ninh quốc gia cho phép các nhà chức trách có phạm vi rộng hơn, và có thể sẽ có "tác động mạnh mẽ hơn đối với những người dân có liên hệ với người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài."
Các bản đổi mới đã gây xôn xao trong các cộng đồng doanh nghiệp, với các công ty trước sự giám sát chặt chẽ hơn nữa.
Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Trung Quốc, đã viết trong một blog gần đây rằng những thay đổi này "đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về việc tiến hành một số hoạt động kinh doanh thông thường, hiện có nguy cơ bị coi là gián điệp".
Allen viết: “Niềm tin vào thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu luật được áp dụng thường xuyên và không có mối liên hệ rõ ràng, sẽ bị mọi người cho là gián điệp”.
Các quan chức ngoại giao từ một số quốc gia cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trước những thay đổi pháp lý, kêu gọi người dân ở Trung Quốc cần cảnh giác.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết luật này sẽ "mở rộng đáng kể phạm vi những gì (Bắc Kinh) coi là hoạt động gián điệp".
Phó phát ngôn viên Vedant Patel cho biết Washington sẽ "tiếp tục lên tiếng về các vấn đề nhân quyền và pháp quyền, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm đối với các hoạt động đàn áp (của Trung Quốc), mà điều này, tất nhiên, sẽ là một trong số đó".
Và Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia Hoa Kỳ (NCSC) đã cảnh báo hôm thứ Sáu rằng luật này mang lại cho Bắc Kinh "cơ sở pháp lý mở rộng để truy cập và kiểm soát dữ liệu mà các công ty Hoa Kỳ hoạt động ở Trung Quốc".
Bắc Kinh khẳng định họ có quyền 'bảo vệ an ninh quốc gia thông qua luật pháp'
Một lá cờ Trung Quốc được nhìn thấy trước một khu nhà ở Hồng Kông vào ngày 29 tháng 6 trước lễ kỷ niệm 26 năm ngày bàn giao thành phố này từ Anh quốc trả về lại cho Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7. (Ảnh: AFP)
(Theo AFP, Bắc Kinh, xuất bản: 01 tháng 7 năm 2023)
Một luật mới được Trung Quốc cắt nghĩa về hoạt động gián điệp có hiệu lực vào thứ Bảy (1/7/2023), cho Bắc Kinh nhiều quyền lực hơn bao giờ hết để trừng phạt những kẻ mà chính phủ cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Chính phủ Hoa Kỳ, các nhà phân tích và luật sư nói rằng các sửa đổi đối với luật chống gián điệp của Bắc Kinh rất mơ hồ và sẽ khiến các nhà chức trách mất nhiều thời gian hơn trong việc thực thi luật an ninh quốc gia vốn đã không rõ ràng.
Ban đầu họ định đưa ra để lấy ý kiến công chúng vào tháng 12 năm 2022, các bản sửa đổi đã được cơ quan lập pháp cấp cao của Trung Quốc chính thức phê duyệt vào tháng 4.
Luật pháp Trung Quốc đã đưa ra những hình phạt khắc nghiệt đối với những người bị cáo buộc làm gián điệp, từ tù chung thân đến tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng.
Vào tháng 5, một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi đã bị kết án tù chung thân vì tội gián điệp.
Theo luật sửa đổi, "dựa vào các tổ chức gián điệp" cũng như đánh cắp "tài liệu, dữ liệu, tư liệu và vật phẩm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia" đều có thể bị ghép vào tội gián điệp.
Bắc Kinh khẳng định họ có quyền "bảo vệ an ninh quốc gia thông qua luật pháp" và nói rằng họ sẽ "duy trì pháp quyền".
Nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng những thay đổi này nhằm bắt giữ hết những người thậm chí có mối liên hệ một chút với các tổ chức bị cáo buộc làm gián điệp.
Chính phủ làm cho bối cảnh môi trường vốn đã căng thẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, trở nên xiết chặt hơn sau các cuộc đột kích và thẩm vấn nhân viên tại công ty thẩm định Mintz Group và công ty tư vấn khổng lồ Bain and Company trong năm nay.
Jeremy Daum, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai của Đại học Yale, nói với AFP rằng luật mới thể hiện "cách tiếp cận toàn xã hội để đối phó với bất kỳ điều gì có nguy cơ cho là an ninh quốc gia".
Daum cho biết luật này được xây dựng dựa trên xu hướng thắt chặt kiểm soát rộng lớn hơn kể từ năm 2014 sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền.
Ông nói thêm, định nghĩa mơ hồ về hoạt động gián điệp và an ninh quốc gia cho phép các nhà chức trách có phạm vi rộng hơn, và có thể sẽ có "tác động mạnh mẽ hơn đối với những người dân có liên hệ với người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài."
Các bản đổi mới đã gây xôn xao trong các cộng đồng doanh nghiệp, với các công ty trước sự giám sát chặt chẽ hơn nữa.
Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Trung Quốc, đã viết trong một blog gần đây rằng những thay đổi này "đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về việc tiến hành một số hoạt động kinh doanh thông thường, hiện có nguy cơ bị coi là gián điệp".
Allen viết: “Niềm tin vào thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu luật được áp dụng thường xuyên và không có mối liên hệ rõ ràng, sẽ bị mọi người cho là gián điệp”.
Các quan chức ngoại giao từ một số quốc gia cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trước những thay đổi pháp lý, kêu gọi người dân ở Trung Quốc cần cảnh giác.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết luật này sẽ "mở rộng đáng kể phạm vi những gì (Bắc Kinh) coi là hoạt động gián điệp".
Phó phát ngôn viên Vedant Patel cho biết Washington sẽ "tiếp tục lên tiếng về các vấn đề nhân quyền và pháp quyền, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm đối với các hoạt động đàn áp (của Trung Quốc), mà điều này, tất nhiên, sẽ là một trong số đó".
Và Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia Hoa Kỳ (NCSC) đã cảnh báo hôm thứ Sáu rằng luật này mang lại cho Bắc Kinh "cơ sở pháp lý mở rộng để truy cập và kiểm soát dữ liệu mà các công ty Hoa Kỳ hoạt động ở Trung Quốc".