Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: ‘Hãy tái khám phá lại việc tôn sùng đền tạ Thánh Tâm’
Gặp gỡ những tham dự viên một hội nghị được tổ chức tại Rome nhân dịp cử hành Năm Thánh, ĐTC chia sẻ các cuộc hiện ra dẫn đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy tái khám phá việc tôn sùng đền tạ này trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Việc tôn kính đền tạ Thánh Tâm Chúa là trọng tâm của hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rome để đánh dấu kỷ niệm 350 năm Ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque ở Paray-le-Monial, thuộc vùng Bourgogne nước Pháp.
Thánh Margarita Maria’ được biết đến là người đã khởi xướng lòng sùng kính này vào cuối thế kỷ 17; lòng sùng kính này sau đó đã được Đức Thánh Cha Clement XIII chính thức công nhận và phê chuẩn.
Chữa lành những vết thương lạm dụng trong Giáo Hội
Tập trung tại Rôma từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 xoay quanh chủ đề “Chữa lành những điều không thể bồi đắp”, đó là chủ đề mà khoảng 150 tham dự viên đang thảo luận về việc thực hành lòng sùng kính đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội đang bị kiện cáo bởi các vụ lạm dụng, làm lung lạc đức tin của nhiều tín hữu và tạo ra một nhu cầu sâu xa cho việc đền tạ.
Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh hội nghị khi ngài gặp gỡ những tham dự viên vào ngày thứ Bảy (4/5/2024).
Trong bài phát biểu, ĐTC nhắc lại khái niệm đền tạ thường được tìm thấy trong Kinh thánh Cựu ước, nhưng trong Tân Ước, nó mang hình thức của một tiến trình tâm linh trong khuôn khổ Ơn Cứu chuộc do Chúa Kitô và sự hy tế của Người thực hiện trên Thập giá.
Việc đền bồi trong Tân Ước
“Điều mới lạ ở đây – ĐTC nói – là nó bộc lộ lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Do đó, việc đền tạ góp phần vào sự hòa giải giữa con người với nhau, nhưng cũng góp phần vào sự hòa giải với Thiên Chúa, bởi tội ác chống lại người lân cận cũng là xúc phạm đến Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng tiêu đề của hội nghị khuyến khích chúng ta với hy vọng rằng mọi vết thương đều có thể được chữa lành, ngay cả khi vết thương hoằm sâu dù: “Việc đền bù hoàn toàn đôi khi dường như không thể thực hiện được, khi nạn nhân hoặc người thân yêu bị xúc phạm hoặc trong một số tình huống nào đó, nó đã trở thành bệnh hoạn, không thể hàn gắn được. Nhưng ý định chữa lành và thực hiện điều đó một cách cụ thể là điều cần thiết cho tiến trình hòa giải, mang lại bình an cho tâm hồn nạn nhân.”
Mọi sự đền bù đều bắt đầu bằng việc nhận ra lỗi lầm của mình
ĐTC nhận xét, để việc đền tạ thực sự mang tính Kitô giáo và “không chỉ là một hành vi đơn thuần của công lý”, nó phải giả định trước “hai thái độ đòi hỏi: nhận ra mình có tội và xin sự tha thứ”. Thật vậy, “bất kỳ sự đền bù nào, về mặt nhân bản hay tinh thần, đều bắt đầu bằng việc nhận ra tội lỗi của mình”.
“Chính sự tự nhận trung thực này về những tổn hại đã gây ra cho anh chị em mình, và từ cảm thức sâu thẳm và chân thành rằng tình yêu đã bị tổn thương, hầu mong muốn chữa lành được nảy sinh.”
Cầu xin sự tha thứ
Mặt khác, việc cầu xin sự tha thứ “mở lại cuộc đối thoại và thể hiện mong muốn tái lập mối liên kết trong tình bác ái huynh đệ”, trong khi việc đền tạ, hay ngay cả ước muốn đơn giản là đền bù, bảo đảm tính xác thực của lời cầu xin tha thứ. Bằng cách này, nếu những điều không thể bồi hoàn, không thể được chữa lành hoàn toàn, thì tình yêu luôn có thể được tái sinh, khiến vết thương có thể chịu đựng được.”
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng hội nghị “có thể đổi mới và đào sâu ý nghĩa của việc thực hành đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được Thánh nữ Margarita Maria’ khởi xướng mà ngày nay có phần bị lãng quên hoặc bị coi là lỗi thời.
Gặp gỡ những tham dự viên một hội nghị được tổ chức tại Rome nhân dịp cử hành Năm Thánh, ĐTC chia sẻ các cuộc hiện ra dẫn đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy tái khám phá việc tôn sùng đền tạ này trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Việc tôn kính đền tạ Thánh Tâm Chúa là trọng tâm của hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rome để đánh dấu kỷ niệm 350 năm Ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque ở Paray-le-Monial, thuộc vùng Bourgogne nước Pháp.
Thánh Margarita Maria’ được biết đến là người đã khởi xướng lòng sùng kính này vào cuối thế kỷ 17; lòng sùng kính này sau đó đã được Đức Thánh Cha Clement XIII chính thức công nhận và phê chuẩn.
Chữa lành những vết thương lạm dụng trong Giáo Hội
Tập trung tại Rôma từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 xoay quanh chủ đề “Chữa lành những điều không thể bồi đắp”, đó là chủ đề mà khoảng 150 tham dự viên đang thảo luận về việc thực hành lòng sùng kính đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội đang bị kiện cáo bởi các vụ lạm dụng, làm lung lạc đức tin của nhiều tín hữu và tạo ra một nhu cầu sâu xa cho việc đền tạ.
Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh hội nghị khi ngài gặp gỡ những tham dự viên vào ngày thứ Bảy (4/5/2024).
Trong bài phát biểu, ĐTC nhắc lại khái niệm đền tạ thường được tìm thấy trong Kinh thánh Cựu ước, nhưng trong Tân Ước, nó mang hình thức của một tiến trình tâm linh trong khuôn khổ Ơn Cứu chuộc do Chúa Kitô và sự hy tế của Người thực hiện trên Thập giá.
Việc đền bồi trong Tân Ước
“Điều mới lạ ở đây – ĐTC nói – là nó bộc lộ lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Do đó, việc đền tạ góp phần vào sự hòa giải giữa con người với nhau, nhưng cũng góp phần vào sự hòa giải với Thiên Chúa, bởi tội ác chống lại người lân cận cũng là xúc phạm đến Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng tiêu đề của hội nghị khuyến khích chúng ta với hy vọng rằng mọi vết thương đều có thể được chữa lành, ngay cả khi vết thương hoằm sâu dù: “Việc đền bù hoàn toàn đôi khi dường như không thể thực hiện được, khi nạn nhân hoặc người thân yêu bị xúc phạm hoặc trong một số tình huống nào đó, nó đã trở thành bệnh hoạn, không thể hàn gắn được. Nhưng ý định chữa lành và thực hiện điều đó một cách cụ thể là điều cần thiết cho tiến trình hòa giải, mang lại bình an cho tâm hồn nạn nhân.”
Mọi sự đền bù đều bắt đầu bằng việc nhận ra lỗi lầm của mình
ĐTC nhận xét, để việc đền tạ thực sự mang tính Kitô giáo và “không chỉ là một hành vi đơn thuần của công lý”, nó phải giả định trước “hai thái độ đòi hỏi: nhận ra mình có tội và xin sự tha thứ”. Thật vậy, “bất kỳ sự đền bù nào, về mặt nhân bản hay tinh thần, đều bắt đầu bằng việc nhận ra tội lỗi của mình”.
“Chính sự tự nhận trung thực này về những tổn hại đã gây ra cho anh chị em mình, và từ cảm thức sâu thẳm và chân thành rằng tình yêu đã bị tổn thương, hầu mong muốn chữa lành được nảy sinh.”
Cầu xin sự tha thứ
Mặt khác, việc cầu xin sự tha thứ “mở lại cuộc đối thoại và thể hiện mong muốn tái lập mối liên kết trong tình bác ái huynh đệ”, trong khi việc đền tạ, hay ngay cả ước muốn đơn giản là đền bù, bảo đảm tính xác thực của lời cầu xin tha thứ. Bằng cách này, nếu những điều không thể bồi hoàn, không thể được chữa lành hoàn toàn, thì tình yêu luôn có thể được tái sinh, khiến vết thương có thể chịu đựng được.”
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng hội nghị “có thể đổi mới và đào sâu ý nghĩa của việc thực hành đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được Thánh nữ Margarita Maria’ khởi xướng mà ngày nay có phần bị lãng quên hoặc bị coi là lỗi thời.