Không Dể Gì Để Giữ Liên Lạc Với Các Bạn
Theo tạp chí Phê Bình Về Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Sociological Review) trong số ra Tháng 06/2006 cho biết: con số những người Hoa Kỳ nào nói rằng họ không có ai để thảo luận về những vấn đề quan trọng là một trong bốn. Con số này cao gấp đôi so với con số thăm dò của năm 1985. Và số người nói rằng trung bình thì họ chỉ có khoảng hai người bạn thân mật nhất mà thôi, cũng đã giảm xuống từ ba người bạn cách đây hơn 20 năm qua.
Điều này có nghĩa là khi thảm họa và các thiên tai tự nhiên xảy ra như cơn sóng bão Katrina chẳng hạn, thì tất cả các gia đình và người độc thân phải chạy trú vào những nơi tạm trú và những cơ sở do nhà nước bảo trợ, thay vì đến nhà của các bà bạn và các thành viên trong gia đình nối dài (extended-family). Điều đó cũng có nghĩa là ngôi nhà của bạn chắc hẳn sẽ bị kẻ khác đột nhập vô khi bạn đi nghĩ mát vì lẽ bạn không biết được tên của người hàng xóm là gì và chẳng có ai để trông nom tất cả mọi thứ thay thế cho bạn khi bạn ra đi. Và khi bạn bị kẹt lại trong bệnh viện sau một ca mổ khẩn cấp, thì điều đó có nghĩa là bạn chẳng có mấy ai đến thăm nom, hoặc chăm sóc cả.
Những lý do cho sự cách biệt này rất là khác nhau, có lẽ là vì làm việc quá nhiều giờ đến nổi không còn thời gian dành cho các bạn bè sau khi tan sở hay đi ăn trưa; kỷ thuật và mạng Internet (như email, tin nhắn nhanh, iTunes, điện thoại di động, việc mua sắm và học hành trên mạng, việc giao tiếp xã hội qua các trang Web) đã thay thế cho cách giao tiếp tương tác giữa người với người; việc đi làm xa, và ít đến những câu lạc bộ xã giao, vân vân…
Về cơ bản, ít ra tất cả chúng ta đều biết được rằng tình bạn rất là quan trọng. Thế nhưng, cũng giống như việc tiết kiệm để nghĩ hưu, chuyện đó không chỉ đơn giản xảy ra một chóng, một chiều được.
Đối với tôi, những con số thống kê kể trên quả rất là sốc và thật buồn, không chỉ cho thế hệ như lứa tuổi của tôi mà còn cho tất cả mọi thế hệ, rằng chúng ta cần đến tình bạn để cùng lớn lên, để yêu thương, để thịnh vượng và để sống.
Đó chính là một điều răn từ Chúa Giêsu mà không ai có thể thay đổi hay diễn dịch theo một cách khác được rằng: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Gioan 15: 12-13).
Trong cuốn sách có nhan đề “Tâm Linh Kitô Giáo” (Christian Spirituality), hai tác giả Keith J. Egan và Lawrence S. Cunningham đã dành trọn ra mộ chương để nói về tình bạn. Họ dựa vào sự ngôn khoan về tình bạn từ nhà triết học Hy Lạp là Aristotle và nhà hùng biện (orator) Cicero, cho đến Augustinô của Thành Hippo, Aelred của Thành Rievaulx, rồi Thánh Tôma Aquinas, Thánh Nữ Têrêsa Thành Avila và Thánh Phanxicô de Sales, tất cả những vị này đã giúp định nghĩa ra bản tính thật sự của tình bạn thiêng liêng.
Tình bạn thật sự giúp con người cùng trưởng thành hơn tiến tới sự hoàn hảo về mặt tâm linh. Như Thánh Nữ Têrêsa Thành Avila đã từng viết trong “Lâu Đài Nội Tâm” (Interior Castle) của mình rằng: “Nếu chúng ta thể hiện tình yêu thương một cách trọn vẹn cho người hàng xóm láng giềng, thì có nghĩa là chúng ta đã làm tất cả mọi sự rồi.”
Tôi hiểu được thách đố của việc dành thời gian cho các bạn bè. Trước khi con cái chúng tôi được sinh ra, chồng tôi và tôi cùng ăn tối với một nhóm bạn khoảng tám người ít nhất là hai lần trong một tháng, đôi lúc là một lần trong một tuần. Giờ đây thì chúng tôi dùng cơm tối với nhau hai lần trong một năm. Trong một ngày có quá nhiều giờ, và hầu hết mọi giờ giấc của tôi đều bị cuốn vào một cơn lốc xoáy nhỏ của biết bao nhiêu việc cần làm, như là một người bạn đã từng nói như vậy. Với sức lực còn lại, điều cuối cùng mà tôi muốn làm chính là giải thích về những gì mà tôi đã và đang làm trong vòng sáu tháng qua trong cuộc đời của tôi.
Thế nhưng việc đầu tư thời gian vào những người bạn tốt thì quả là có ích. Thậm chí nếu một cơn sóng bão khác không đánh gần vào nhà hay bạn có thể tránh được ca mổ trong một vài năm, thì sẽ có lúc là bạn sẽ cần để gọi đến một vài người bạn khi cuộc đời mang đến cho bạn một thử thách ngặt nghèo khác. Thì khi đó, bạn mừng là mình vẫn còn giữ liên lạc với những người bạn thân đó!
Therese J. Borchard viết cho Catholic News Service hay CNS. Bài viết của Cô xuất hiện hai tuần một lần trên tờ báo Công Giáo The Tablet của Giáo Phận Brooklyn, thuộc bang New York. Bài viết trên xuất hiện vào ngày 15 tháng 7 vừa qua.
Theo tạp chí Phê Bình Về Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Sociological Review) trong số ra Tháng 06/2006 cho biết: con số những người Hoa Kỳ nào nói rằng họ không có ai để thảo luận về những vấn đề quan trọng là một trong bốn. Con số này cao gấp đôi so với con số thăm dò của năm 1985. Và số người nói rằng trung bình thì họ chỉ có khoảng hai người bạn thân mật nhất mà thôi, cũng đã giảm xuống từ ba người bạn cách đây hơn 20 năm qua.
Nữ ký giả Borchard |
Những lý do cho sự cách biệt này rất là khác nhau, có lẽ là vì làm việc quá nhiều giờ đến nổi không còn thời gian dành cho các bạn bè sau khi tan sở hay đi ăn trưa; kỷ thuật và mạng Internet (như email, tin nhắn nhanh, iTunes, điện thoại di động, việc mua sắm và học hành trên mạng, việc giao tiếp xã hội qua các trang Web) đã thay thế cho cách giao tiếp tương tác giữa người với người; việc đi làm xa, và ít đến những câu lạc bộ xã giao, vân vân…
Về cơ bản, ít ra tất cả chúng ta đều biết được rằng tình bạn rất là quan trọng. Thế nhưng, cũng giống như việc tiết kiệm để nghĩ hưu, chuyện đó không chỉ đơn giản xảy ra một chóng, một chiều được.
Đối với tôi, những con số thống kê kể trên quả rất là sốc và thật buồn, không chỉ cho thế hệ như lứa tuổi của tôi mà còn cho tất cả mọi thế hệ, rằng chúng ta cần đến tình bạn để cùng lớn lên, để yêu thương, để thịnh vượng và để sống.
Đó chính là một điều răn từ Chúa Giêsu mà không ai có thể thay đổi hay diễn dịch theo một cách khác được rằng: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Gioan 15: 12-13).
Trong cuốn sách có nhan đề “Tâm Linh Kitô Giáo” (Christian Spirituality), hai tác giả Keith J. Egan và Lawrence S. Cunningham đã dành trọn ra mộ chương để nói về tình bạn. Họ dựa vào sự ngôn khoan về tình bạn từ nhà triết học Hy Lạp là Aristotle và nhà hùng biện (orator) Cicero, cho đến Augustinô của Thành Hippo, Aelred của Thành Rievaulx, rồi Thánh Tôma Aquinas, Thánh Nữ Têrêsa Thành Avila và Thánh Phanxicô de Sales, tất cả những vị này đã giúp định nghĩa ra bản tính thật sự của tình bạn thiêng liêng.
Tình bạn thật sự giúp con người cùng trưởng thành hơn tiến tới sự hoàn hảo về mặt tâm linh. Như Thánh Nữ Têrêsa Thành Avila đã từng viết trong “Lâu Đài Nội Tâm” (Interior Castle) của mình rằng: “Nếu chúng ta thể hiện tình yêu thương một cách trọn vẹn cho người hàng xóm láng giềng, thì có nghĩa là chúng ta đã làm tất cả mọi sự rồi.”
Tôi hiểu được thách đố của việc dành thời gian cho các bạn bè. Trước khi con cái chúng tôi được sinh ra, chồng tôi và tôi cùng ăn tối với một nhóm bạn khoảng tám người ít nhất là hai lần trong một tháng, đôi lúc là một lần trong một tuần. Giờ đây thì chúng tôi dùng cơm tối với nhau hai lần trong một năm. Trong một ngày có quá nhiều giờ, và hầu hết mọi giờ giấc của tôi đều bị cuốn vào một cơn lốc xoáy nhỏ của biết bao nhiêu việc cần làm, như là một người bạn đã từng nói như vậy. Với sức lực còn lại, điều cuối cùng mà tôi muốn làm chính là giải thích về những gì mà tôi đã và đang làm trong vòng sáu tháng qua trong cuộc đời của tôi.
Thế nhưng việc đầu tư thời gian vào những người bạn tốt thì quả là có ích. Thậm chí nếu một cơn sóng bão khác không đánh gần vào nhà hay bạn có thể tránh được ca mổ trong một vài năm, thì sẽ có lúc là bạn sẽ cần để gọi đến một vài người bạn khi cuộc đời mang đến cho bạn một thử thách ngặt nghèo khác. Thì khi đó, bạn mừng là mình vẫn còn giữ liên lạc với những người bạn thân đó!
Therese J. Borchard viết cho Catholic News Service hay CNS. Bài viết của Cô xuất hiện hai tuần một lần trên tờ báo Công Giáo The Tablet của Giáo Phận Brooklyn, thuộc bang New York. Bài viết trên xuất hiện vào ngày 15 tháng 7 vừa qua.