Hà Nội – 16/12/2008 - Đây là lần thứ ba tôi có cơ hội đến làm công tác ủy lạo trại phong Quả Cảm tại thành phố Bắc Ninh, mỗi lần chia tay ra về lòng tôi lại bùi ngùi xúc động và tràn đầy cảm xúc. Hôm nay dường như đoạn đường dài 40km từ trại phong về nhà tôi trở nên ngắn ngủi khi trong lòng tôi vẫn còn miên man với cảm xúc đó, thì xe đã đưa tôi về tới nhà lúc này đã là 22h.
Xem hình ảnh
Trở lại với quãng thời gian đã qua, vào tháng 7-2008 một đoàn bạn trẻ VN từ vùng Đông Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn làm trưởng đoàn đi tham dự ĐHGT 2008 tại Sydney có ghé thăm quê hương VN, đợt ghé thăm đó đoàn của Cha Tuấn có đi làm công tác ủy lạo người nghèo tại một số vùng quê VN, trong đó có trại phong Bắc Ninh. Sau chuyến đi đó hình ảnh trại phong và cuộc sống cơ cực của họ đã được truyền tải trên trang http://www.mucvu-borsum.de từ đây những tấm lòng hảo tâm của cộng đoàn Việt Nam trong vùng Đông Bắc Đức lại mở rộng thêm ra để chia sẻ với những bệnh nhân trại phong.
Tôi vinh dự được Cha Tuấn nhờ làm công tác giao liên đổi tiền của quý vị hảo tâm chuyển về thành những gói mì tôm, những tấm áo mùa đông để đem đến chia sẻ với những bệnh nhân trại phong. “Của người phúc ta” câu nói quả phù hợp với hoàn cảnh của tôi trong mỗi lần tôi tới đây nhất là ngày hôm nay. Con số 155 bệnh nhân phong cùi đã in trong đầu tôi bởi mỗi lần lên tôi mua mỗi người 30 gói mì tôm, hôm nay thì mỗi người ngoài 30 gói mì còn có thêm mỗi người 1 cái áo, bởi vì mua áo lên tôi phải hỏi Sr. Xuân trước là số người nam và nữ. Nơi đây cũng xin được nói qua về Sr. Xuân, người đã hơn 20 năm gắn bó sát liền với bệnh nhân phong tại Bắc Ninh. Tin tối nay tôi lên và có cả áo nữa đã đến với các bệnh nhân trong trại, mọi người háo hức chờ đợi, có lẽ hân hoan nhất là 20 em nhỏ vì chiều nay các em đã nhất định không chịu ăn cơm đúng bữa như mọi khi lúc 17h, mà các em ra ngoài cổng nôn nóng đợi chờ. Còn các cụ thì sau bữa cơm chiều đã tập trung đầy đủ ở hội trường từ lúc 18h để đón đoàn trong khi lịch tôi vào là 19h, gọi là “đoàn” nghe cho oai chứ thực ra lần nào tôi tới đây cũng chỉ có mình tôi và Cô Loan.
Cô Loan là một người ngoại đạo nhà chỉ cách trại phong có 3km nhưng không hề biết về nơi này, lần đầu tới trại tôi có rủ Cô đi cùng, tối đó trên đường về Cô mới nói với tôi: “Em không nghĩ lại có những người sống khổ đến thế. Mình sống như vậy thì vô tâm quá, người ta từ Đức quốc mà còn biết đến nơi đây trong khi mình sống cách có 3km mà không hề biết đến”. Kể từ sau đó mỗi lần tôi tới thăm trại Quả Cảm, Cô Loan đều tham gia và có những đóng góp vật chất rất đáng kể. Tôi tới bị trễ 30 phút do phải chờ xe cam nhông chở mì tôm bị kẹt đường. Thấy đèn xe pha vừa tới cổng trại mọi người đã đứng hết ra hành lang để chào đón. Các em nhỏ thì ùa bám theo sau xe và reo lên rồi còn gọi tên tôi rất to nữa, vào hội trường sau câu chào hỏi tôi phải nói ngay lời xin lỗi vì để mọi người phải chờ đợi, từ phía dưới nhiều tiếng nói vọng lên: “Chúng tôi chờ tới đêm cũng được mà, có đoàn tới là chúng tôi vui rồi.”
Tôi nghẹn ngào vì xúc động và cũng không nói thêm được gì nữa ngoài mấy lời chúc, tới lượt Cô Loan khi cầm micrô để nói vài lời chia sẻ với mọi người. Vừa sau câu chào thì Cô đã bật khóc và không nói thêm được lời nào nữa. Sr. Xuân đại diện cho trại phong cám ơn “đoàn” nhờ tôi gửi lời cám ơn Cha Tuấn, cám ơn các vị ân nhân trong cộng đoàn Đông Bắc Đức cho những tấm lòng hảo.
Khi Sr Xuân vừa dứt lời thì có một cụ Bà lên tiếng: “Cho tôi có ý kiến,” cả hội trường chưa ai hiểu điều gì thì Bà nói tiếp: khi chờ “đoàn” tới tôi vừa sáng tác được mấy câu thơ xin được đọc để gửi tặng “đoàn”. Bà được dìu lên trên đứng để đọc vì năm nay Bà đã 73 tuổi nhưng chân bà đã bị tháo khớp được thế bằng chân gỗ, giọng Bà rất khoẻ và lúc trầm lúc bổng khi đọc cho phù hợp với nội dung, một bài thơ rất dài và mộc mạc chứa đầy tình cảm ơn nghĩa.
Thời gian chờ đợi chúng tôi đến thăm quả là dài so với giờ hẹn nhưng với một cảm xúc gắn liền trong lời thơ tâm tình như thế, thì phải cần nhiều thời gian mới sáng tác được, quả là Bà có hồn thơ dồi dào. Cả hội trường im lặng, chúng tôi ngồi nhìn nhau nghẹn ngào không nói được gì khi nghe những lời thơ chân thành đó:
Chú H (tên tôi) Cô Loan đoàn Bắc Đức
Nhân hậu tình thương, xa xôi tối tăm nhật trường tới đây.
Tấm lòng quý giá tốt thay
Đem cho các thứ tận tay dịu hiền
Lại còn an ủi động viên
Những lời thân mật răn duyên ngọt ngào
Chúng tôi cảm động biết bao
Chân thành cảm tạ nói sao hết lời
Mong rằng đoàn lại đến chơi
Giúp cho người bệnh chúng tôi ơn nhờ
Vội vàng có mấy câu thơ
Tình cảm lưu luyến bao giờ đã quên
Những người nhân hậu thảo hiền
Gia đình con cháu như tiên con rồng
Ở đời quý nhất tấm lòng
Hiền lành nhân đức phúc hồng Chúa ban
Gia đình con cháu khỏe ngoan
Làm ăn thịnh vượng giàu sang hơn người
Cuối cùng xin chúc mấy lời
Chúc đoàn mạnh khoẻ vui tươi trẻ nhiều.
Văn nghệ cây nhà lá vườn là phần không thể thiếu trong mỗi lần chúng tôi tới thăm, đặc biệt được nghe hát Quan Họ bởi trại phong nằm trên địa bàn Bắc Ninh là chiếc nôi của dân ca Quan Họ. Chúng tôi ngồi lắng nghe mà quên cả những lo toan hàng ngày trong cuộc sống. Tôi cũng không nghĩ là mình đang ngồi trong trại phong và nhất là lại được nghe chính những người đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo đó thể hiện tài tình. Cảm xúc của tôi khi đó đã như giọt nước tràn ly, Cô Loan thì mắt đã hoe đỏ...
Phần cuối cùng cũng là phần cốt yếu thực tế của hôm nay đó là chương trình phát quà. Hôm nay vui nhất có lẽ là các em nhỏ, câu nói của Ông Bà ngày xưa quả không sai: “Già bát canh, trẻ manh áo mới.” Mỗi người nhận 30 gói mì và 1 chiếc áo. Các em nhỏ thì đã có người lớn nhận mì hộ cho rồi nên các em chỉ nhận áo thôi. Nhận được áo bước ra khỏi cửa là các em vội vàng mặc thử ngay. Một bầu không khí thân thương, vui nhộn và ồn ào hơn một cái chợ, vì có em mặc ngược áo, có em thì đội còn đội mũ mà cứ mặc áo vào thế là áo chui không qua khỏi đầu nên kêu la om sòm. Đứng nhìn các em vui sướng hạnh phúc và cười đùa hồn nhiên trong nét mặt rạng rỡ với chiếc áo mới vừa nhận được, tôi cảm thấy ấm lòng hẳn lại trong cái rét mùa đông.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi có thân xác mạnh khỏe và cuộc sống đầy đủ hơn những người xung quanh tôi đây. Cảm tạ Thiên Chúa đã nhờ bàn tay tôi để chuyển tải những của cải vật chất của quý vị Ân Nhân, những tấm lòng hảo tâm của cộng đồng Việt Nam vùng Đông Bắc Đức tới tận tay các bệnh nhân phong để từ đây tôi có thể hưởng được những phút giây tràn đầy cảm xúc và hạnh phúc trong niềm chia sẻ.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho những quý vị ân nhân, cho những tấm lòng hảo tâm. Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc. Ước gì những việc làm bác ái của quý vị sẽ trở thành những “máng cỏ tình thương” để Chúa Hài Đồng Giêsu đến trú ngụ trong mùa Giáng Sinh này.
Trước khi vào thăm trại phong chúng tôi đi ngang qua tòa Giám Mục Bắc Ninh và có ý ghé thăm Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt vì cha Tuấn nhờ gửi một chút quà cho các bệnh nhân trong 4 trại phong nằm trong địa hạt giáo phận Bắc Ninh. Đức Cha tiếp đón chúng tôi niềm nở và chia sẻ cho biết trong dịp Giáng Sinh này ngài sẽ đến dâng thánh lễ tại trại phong Bắc Ninh, Sóc Sơn, Đồng Lệnh (tỉnh Tuyên Quang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt gửi lời chân thành cám ơn đến tất cả bà con Công Giáo miền Đông Bắc Đức.
Hà Nội, những ngày cuối của Mùa Vọng 2008.
Xem hình ảnh
Trở lại với quãng thời gian đã qua, vào tháng 7-2008 một đoàn bạn trẻ VN từ vùng Đông Bắc Đức do Cha Paul Phạm Văn Tuấn làm trưởng đoàn đi tham dự ĐHGT 2008 tại Sydney có ghé thăm quê hương VN, đợt ghé thăm đó đoàn của Cha Tuấn có đi làm công tác ủy lạo người nghèo tại một số vùng quê VN, trong đó có trại phong Bắc Ninh. Sau chuyến đi đó hình ảnh trại phong và cuộc sống cơ cực của họ đã được truyền tải trên trang http://www.mucvu-borsum.de từ đây những tấm lòng hảo tâm của cộng đoàn Việt Nam trong vùng Đông Bắc Đức lại mở rộng thêm ra để chia sẻ với những bệnh nhân trại phong.
Tôi vinh dự được Cha Tuấn nhờ làm công tác giao liên đổi tiền của quý vị hảo tâm chuyển về thành những gói mì tôm, những tấm áo mùa đông để đem đến chia sẻ với những bệnh nhân trại phong. “Của người phúc ta” câu nói quả phù hợp với hoàn cảnh của tôi trong mỗi lần tôi tới đây nhất là ngày hôm nay. Con số 155 bệnh nhân phong cùi đã in trong đầu tôi bởi mỗi lần lên tôi mua mỗi người 30 gói mì tôm, hôm nay thì mỗi người ngoài 30 gói mì còn có thêm mỗi người 1 cái áo, bởi vì mua áo lên tôi phải hỏi Sr. Xuân trước là số người nam và nữ. Nơi đây cũng xin được nói qua về Sr. Xuân, người đã hơn 20 năm gắn bó sát liền với bệnh nhân phong tại Bắc Ninh. Tin tối nay tôi lên và có cả áo nữa đã đến với các bệnh nhân trong trại, mọi người háo hức chờ đợi, có lẽ hân hoan nhất là 20 em nhỏ vì chiều nay các em đã nhất định không chịu ăn cơm đúng bữa như mọi khi lúc 17h, mà các em ra ngoài cổng nôn nóng đợi chờ. Còn các cụ thì sau bữa cơm chiều đã tập trung đầy đủ ở hội trường từ lúc 18h để đón đoàn trong khi lịch tôi vào là 19h, gọi là “đoàn” nghe cho oai chứ thực ra lần nào tôi tới đây cũng chỉ có mình tôi và Cô Loan.
Cô Loan là một người ngoại đạo nhà chỉ cách trại phong có 3km nhưng không hề biết về nơi này, lần đầu tới trại tôi có rủ Cô đi cùng, tối đó trên đường về Cô mới nói với tôi: “Em không nghĩ lại có những người sống khổ đến thế. Mình sống như vậy thì vô tâm quá, người ta từ Đức quốc mà còn biết đến nơi đây trong khi mình sống cách có 3km mà không hề biết đến”. Kể từ sau đó mỗi lần tôi tới thăm trại Quả Cảm, Cô Loan đều tham gia và có những đóng góp vật chất rất đáng kể. Tôi tới bị trễ 30 phút do phải chờ xe cam nhông chở mì tôm bị kẹt đường. Thấy đèn xe pha vừa tới cổng trại mọi người đã đứng hết ra hành lang để chào đón. Các em nhỏ thì ùa bám theo sau xe và reo lên rồi còn gọi tên tôi rất to nữa, vào hội trường sau câu chào hỏi tôi phải nói ngay lời xin lỗi vì để mọi người phải chờ đợi, từ phía dưới nhiều tiếng nói vọng lên: “Chúng tôi chờ tới đêm cũng được mà, có đoàn tới là chúng tôi vui rồi.”
Tôi nghẹn ngào vì xúc động và cũng không nói thêm được gì nữa ngoài mấy lời chúc, tới lượt Cô Loan khi cầm micrô để nói vài lời chia sẻ với mọi người. Vừa sau câu chào thì Cô đã bật khóc và không nói thêm được lời nào nữa. Sr. Xuân đại diện cho trại phong cám ơn “đoàn” nhờ tôi gửi lời cám ơn Cha Tuấn, cám ơn các vị ân nhân trong cộng đoàn Đông Bắc Đức cho những tấm lòng hảo.
Khi Sr Xuân vừa dứt lời thì có một cụ Bà lên tiếng: “Cho tôi có ý kiến,” cả hội trường chưa ai hiểu điều gì thì Bà nói tiếp: khi chờ “đoàn” tới tôi vừa sáng tác được mấy câu thơ xin được đọc để gửi tặng “đoàn”. Bà được dìu lên trên đứng để đọc vì năm nay Bà đã 73 tuổi nhưng chân bà đã bị tháo khớp được thế bằng chân gỗ, giọng Bà rất khoẻ và lúc trầm lúc bổng khi đọc cho phù hợp với nội dung, một bài thơ rất dài và mộc mạc chứa đầy tình cảm ơn nghĩa.
Thời gian chờ đợi chúng tôi đến thăm quả là dài so với giờ hẹn nhưng với một cảm xúc gắn liền trong lời thơ tâm tình như thế, thì phải cần nhiều thời gian mới sáng tác được, quả là Bà có hồn thơ dồi dào. Cả hội trường im lặng, chúng tôi ngồi nhìn nhau nghẹn ngào không nói được gì khi nghe những lời thơ chân thành đó:
Chú H (tên tôi) Cô Loan đoàn Bắc Đức
Nhân hậu tình thương, xa xôi tối tăm nhật trường tới đây.
Tấm lòng quý giá tốt thay
Đem cho các thứ tận tay dịu hiền
Lại còn an ủi động viên
Những lời thân mật răn duyên ngọt ngào
Chúng tôi cảm động biết bao
Chân thành cảm tạ nói sao hết lời
Mong rằng đoàn lại đến chơi
Giúp cho người bệnh chúng tôi ơn nhờ
Vội vàng có mấy câu thơ
Tình cảm lưu luyến bao giờ đã quên
Những người nhân hậu thảo hiền
Gia đình con cháu như tiên con rồng
Ở đời quý nhất tấm lòng
Hiền lành nhân đức phúc hồng Chúa ban
Gia đình con cháu khỏe ngoan
Làm ăn thịnh vượng giàu sang hơn người
Cuối cùng xin chúc mấy lời
Chúc đoàn mạnh khoẻ vui tươi trẻ nhiều.
Văn nghệ cây nhà lá vườn là phần không thể thiếu trong mỗi lần chúng tôi tới thăm, đặc biệt được nghe hát Quan Họ bởi trại phong nằm trên địa bàn Bắc Ninh là chiếc nôi của dân ca Quan Họ. Chúng tôi ngồi lắng nghe mà quên cả những lo toan hàng ngày trong cuộc sống. Tôi cũng không nghĩ là mình đang ngồi trong trại phong và nhất là lại được nghe chính những người đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo đó thể hiện tài tình. Cảm xúc của tôi khi đó đã như giọt nước tràn ly, Cô Loan thì mắt đã hoe đỏ...
Phần cuối cùng cũng là phần cốt yếu thực tế của hôm nay đó là chương trình phát quà. Hôm nay vui nhất có lẽ là các em nhỏ, câu nói của Ông Bà ngày xưa quả không sai: “Già bát canh, trẻ manh áo mới.” Mỗi người nhận 30 gói mì và 1 chiếc áo. Các em nhỏ thì đã có người lớn nhận mì hộ cho rồi nên các em chỉ nhận áo thôi. Nhận được áo bước ra khỏi cửa là các em vội vàng mặc thử ngay. Một bầu không khí thân thương, vui nhộn và ồn ào hơn một cái chợ, vì có em mặc ngược áo, có em thì đội còn đội mũ mà cứ mặc áo vào thế là áo chui không qua khỏi đầu nên kêu la om sòm. Đứng nhìn các em vui sướng hạnh phúc và cười đùa hồn nhiên trong nét mặt rạng rỡ với chiếc áo mới vừa nhận được, tôi cảm thấy ấm lòng hẳn lại trong cái rét mùa đông.
Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi có thân xác mạnh khỏe và cuộc sống đầy đủ hơn những người xung quanh tôi đây. Cảm tạ Thiên Chúa đã nhờ bàn tay tôi để chuyển tải những của cải vật chất của quý vị Ân Nhân, những tấm lòng hảo tâm của cộng đồng Việt Nam vùng Đông Bắc Đức tới tận tay các bệnh nhân phong để từ đây tôi có thể hưởng được những phút giây tràn đầy cảm xúc và hạnh phúc trong niềm chia sẻ.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho những quý vị ân nhân, cho những tấm lòng hảo tâm. Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành, hạnh phúc. Ước gì những việc làm bác ái của quý vị sẽ trở thành những “máng cỏ tình thương” để Chúa Hài Đồng Giêsu đến trú ngụ trong mùa Giáng Sinh này.
Trước khi vào thăm trại phong chúng tôi đi ngang qua tòa Giám Mục Bắc Ninh và có ý ghé thăm Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt vì cha Tuấn nhờ gửi một chút quà cho các bệnh nhân trong 4 trại phong nằm trong địa hạt giáo phận Bắc Ninh. Đức Cha tiếp đón chúng tôi niềm nở và chia sẻ cho biết trong dịp Giáng Sinh này ngài sẽ đến dâng thánh lễ tại trại phong Bắc Ninh, Sóc Sơn, Đồng Lệnh (tỉnh Tuyên Quang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt gửi lời chân thành cám ơn đến tất cả bà con Công Giáo miền Đông Bắc Đức.
Hà Nội, những ngày cuối của Mùa Vọng 2008.