BAGHDAD -Sân bay tại Tallil bên ngoài Nasiriyah bị cách ly với việc dựng lên các trạm kiểm soát của quân Mỹ ngăn người lạ ở khoảng cách tối thiểu một cây số.
Đằng sau hàng rào thép gai và lính vũ trang là một căn lều gắn máy lạnh. Đây là nơi đại diện của các nhóm lưu vong người Iraq sẽ gặp và thảo luận với các lãnh đạo người Iraq địa phương và người Kurd.
Người ta thấy trên bàn họp có bản đề cương về một nước Iraq mới với mô hình chính quyền và các ứng viên.
Nhưng không phải ai cũng tham dự cuộc họp. Hội đồng tối cao cách mạng Hồi giáo, tức là đảng Hồi giáo Shia lớn nhất, đã từ chối tham dự lấy lý do người Mỹ muốn tạo ra một chính quyền bù nhìn tại Iraq.
Khoảng hai ngàn người Shia đã biểu tình tại Nasiriyah.
Tuyên bố trước đám đông biểu tình, các giáo sĩ người Shia, vừa trở về Iraq sau nhiều năm sống lưu vong, nói rằng các cuộc thảo luận do Mỹ bảo trợ về một chính quyền lâm thời là không mang tính dân chủ.
Người Shia chiếm hai phần ba dân số Iraq và sẽ khó thành lập một chính quyền ổn định tại Iraq nếu không lấy được lòng người Shia tại đây.
Mô hình chính thể loại nào?
Với việc sụp đổ chính quyền ông Saddam Hussein với đa số là người Sunni, thì người Shia sẽ muốn lần đầu tiên giữ một quyền lực đáng kể tại Iraq.
Nhưng chưa rõ ai sẽ là người đại diện cho đa số người Shia. Tổ chức gọi là Hội đồng tối cao cách mạng Hồi giáo đặt tại Iran là tổ chức có quy củ nhất của người Shia với khoảng 15000 chiến binh.
Mục đích ban đầu của nhóm này là thực hiện cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iraq dựa trên mô hình của Iran.
Nhưng không phải người Shia nào cũng muốn có một chính quyền Hồi giáo và nhiều người trong đó theo chủ nghĩa thế tục.
Nhân vật đối lập thân phương Tây Ahmad Chalabi là người Shia và có thể xem là một ví dụ điển hình.
Ngay cả các nhóm tôn giáo người Shia cũng có khác biệt, một điều mà ta bắt gặp qua vụ một nhóm cực đoan người Shia bao vây nhà của một lãnh tụ tôn giáo người Shia khác tại thành phố Najaf tuần trước.
Nhưng mặt khác, những người Shia tại Iraq có chân trong các tổ chức vũ trang lại thường có động cơ xuất phát từ ý thức hệ.
Có tin cho hay những ủng hộ viên của Hội đồng tối cao cách mạng Hồi giáo đang hoạt động mạnh tại nhiều thành phố có người Shia tại Iraq.
Giống như nhiều phong trào của người Shia tại vùng Trung Đông, các nhóm chính trị này có thái độ bài Mỹ.
Nếu người Mỹ không khéo cư xử với những nhóm này, có thể sẽ còn nhiều rắc rối trong tương lai. (bbc)
Đằng sau hàng rào thép gai và lính vũ trang là một căn lều gắn máy lạnh. Đây là nơi đại diện của các nhóm lưu vong người Iraq sẽ gặp và thảo luận với các lãnh đạo người Iraq địa phương và người Kurd.
Người ta thấy trên bàn họp có bản đề cương về một nước Iraq mới với mô hình chính quyền và các ứng viên.
Nhưng không phải ai cũng tham dự cuộc họp. Hội đồng tối cao cách mạng Hồi giáo, tức là đảng Hồi giáo Shia lớn nhất, đã từ chối tham dự lấy lý do người Mỹ muốn tạo ra một chính quyền bù nhìn tại Iraq.
Khoảng hai ngàn người Shia đã biểu tình tại Nasiriyah.
Tuyên bố trước đám đông biểu tình, các giáo sĩ người Shia, vừa trở về Iraq sau nhiều năm sống lưu vong, nói rằng các cuộc thảo luận do Mỹ bảo trợ về một chính quyền lâm thời là không mang tính dân chủ.
Người Shia chiếm hai phần ba dân số Iraq và sẽ khó thành lập một chính quyền ổn định tại Iraq nếu không lấy được lòng người Shia tại đây.
Mô hình chính thể loại nào?
Với việc sụp đổ chính quyền ông Saddam Hussein với đa số là người Sunni, thì người Shia sẽ muốn lần đầu tiên giữ một quyền lực đáng kể tại Iraq.
Nhưng chưa rõ ai sẽ là người đại diện cho đa số người Shia. Tổ chức gọi là Hội đồng tối cao cách mạng Hồi giáo đặt tại Iran là tổ chức có quy củ nhất của người Shia với khoảng 15000 chiến binh.
Mục đích ban đầu của nhóm này là thực hiện cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iraq dựa trên mô hình của Iran.
Nhưng không phải người Shia nào cũng muốn có một chính quyền Hồi giáo và nhiều người trong đó theo chủ nghĩa thế tục.
Nhân vật đối lập thân phương Tây Ahmad Chalabi là người Shia và có thể xem là một ví dụ điển hình.
Ngay cả các nhóm tôn giáo người Shia cũng có khác biệt, một điều mà ta bắt gặp qua vụ một nhóm cực đoan người Shia bao vây nhà của một lãnh tụ tôn giáo người Shia khác tại thành phố Najaf tuần trước.
Nhưng mặt khác, những người Shia tại Iraq có chân trong các tổ chức vũ trang lại thường có động cơ xuất phát từ ý thức hệ.
Có tin cho hay những ủng hộ viên của Hội đồng tối cao cách mạng Hồi giáo đang hoạt động mạnh tại nhiều thành phố có người Shia tại Iraq.
Giống như nhiều phong trào của người Shia tại vùng Trung Đông, các nhóm chính trị này có thái độ bài Mỹ.
Nếu người Mỹ không khéo cư xử với những nhóm này, có thể sẽ còn nhiều rắc rối trong tương lai. (bbc)