WASHINGTON -Tổng thống Bush muốn Iraq được bình thường hóa trong quan hệ thương mại với tất cả các nước khác, và chuyện này nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
Phát ngôn nhân Nhà Trắng nói Hoa Kỳ sẽ thúc tiến việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Iraq.
Bước đi này có thể sẽ chấm dứt chương trình nhân đạo đổi dầu lấy lương thực của Iraq trong sáu năm qua.
Nghe có vẻ như Washington khai mào một cuộc tranh cãi mới trong Hội đồng Bảo an.
Mọi người cũng đã mong đợi cấm vận đến lúc nào đó sẽ được cởi bỏ. Nhưng điều làm cho người ta ngạc nhiên là Hoa Kỳ muốn chuyện đó xảy ra càng sớm càng tốt.
Theo các nghị quyết hiện tại thì có một số điều kiện cần được thỏa mãn. Trên hết là Iraq phải hoàn tất việc tiêu hủy các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt – một việc Hoa Kỳ rỏ ràng tin rằng chưa được thực hiện.
Trở ngại cho Hoa Kỳ là hiện tại Liên hiệp quốc kiểm soát toàn bộ dầu hỏa của Iraq. Điều đó có nghĩa là Pháp và Nga vẫn còn khả năng sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chận các kế hoạch tái thiết của Hoa Kỳ.
Cởi bỏ cấm vận là một cách để vô hiệu hóa Nga và Pháp nhưng nó vẫn cần được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên các nước Âu châu đang họp ở Athen có vẻ nhích lại gần nhau hơn trong chuyện tái thiết Iraq. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã gặp các nước Âu châu có trong Hội đồng Bảo an và Nga.
Phát ngôn nhân của ông Annan cho biết có dấu hiệu cho thấy các nước này có thể bắt đầu đồng ý với nhau về sách lược để giải quyết các vấn đề như việc bán dầu để mua lương thực, về tương lai của các thanh tra vũ khí và việc cởi bỏ cấm vận.
Nhưng ông Annan nói riêng chuyện quan trọng nhất là kế hoạch thành lập tân chính phủ ở Iraq thì Hoa Kỳ còn cần phải thuyết phục thêm các nước Âu châu.
Các diễn biến khác
-Ông Ahmad Chalabi, chủ tịch đảng Đại hội dân tộc, trở thành nhà chính trị lưu vong đầu tiên về lại Baghdad kể từ khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ.
-Các kỹ sư thuộc Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế đã sửa chữa xong một trạm bơm cung cấp nước ở Baghdad để phục vụ cho gần một triệu dân.
-Một cơ quan cố vấn tạm thời do các nhà hoạt động tôn giáo và các thương gia lớn sẽ họp lần đầu tại thành phố Basra.(bbc)
Phát ngôn nhân Nhà Trắng nói Hoa Kỳ sẽ thúc tiến việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Iraq.
Bước đi này có thể sẽ chấm dứt chương trình nhân đạo đổi dầu lấy lương thực của Iraq trong sáu năm qua.
Nghe có vẻ như Washington khai mào một cuộc tranh cãi mới trong Hội đồng Bảo an.
Mọi người cũng đã mong đợi cấm vận đến lúc nào đó sẽ được cởi bỏ. Nhưng điều làm cho người ta ngạc nhiên là Hoa Kỳ muốn chuyện đó xảy ra càng sớm càng tốt.
Theo các nghị quyết hiện tại thì có một số điều kiện cần được thỏa mãn. Trên hết là Iraq phải hoàn tất việc tiêu hủy các loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt – một việc Hoa Kỳ rỏ ràng tin rằng chưa được thực hiện.
Trở ngại cho Hoa Kỳ là hiện tại Liên hiệp quốc kiểm soát toàn bộ dầu hỏa của Iraq. Điều đó có nghĩa là Pháp và Nga vẫn còn khả năng sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chận các kế hoạch tái thiết của Hoa Kỳ.
Cởi bỏ cấm vận là một cách để vô hiệu hóa Nga và Pháp nhưng nó vẫn cần được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên các nước Âu châu đang họp ở Athen có vẻ nhích lại gần nhau hơn trong chuyện tái thiết Iraq. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã gặp các nước Âu châu có trong Hội đồng Bảo an và Nga.
Phát ngôn nhân của ông Annan cho biết có dấu hiệu cho thấy các nước này có thể bắt đầu đồng ý với nhau về sách lược để giải quyết các vấn đề như việc bán dầu để mua lương thực, về tương lai của các thanh tra vũ khí và việc cởi bỏ cấm vận.
Nhưng ông Annan nói riêng chuyện quan trọng nhất là kế hoạch thành lập tân chính phủ ở Iraq thì Hoa Kỳ còn cần phải thuyết phục thêm các nước Âu châu.
Các diễn biến khác
-Ông Ahmad Chalabi, chủ tịch đảng Đại hội dân tộc, trở thành nhà chính trị lưu vong đầu tiên về lại Baghdad kể từ khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ.
-Các kỹ sư thuộc Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế đã sửa chữa xong một trạm bơm cung cấp nước ở Baghdad để phục vụ cho gần một triệu dân.
-Một cơ quan cố vấn tạm thời do các nhà hoạt động tôn giáo và các thương gia lớn sẽ họp lần đầu tại thành phố Basra.(bbc)