VATICAN - Sau khi cử hành thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh, trưa hôm 31.03.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thông điệp phục sinh cùng với lời chúc và phép lành Tòa Thánh đến cho tất cả các khách hành hương tập trung tại quảng trường Thánh Phê rô, cho dân thành Rôma, cũng như cho các tín hữu khắp nơi và cho toàn thế giới.
Lời mở đầu, ngài nói : « Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến, chúc mừng Lễ Phục Sinh ! Thật là niềm vui lớn lao đối với tôi được thông báo cho anh chị em tin này : Đức Kitô đã sống lại ! ». Đức Thánh Cha cũng ước mong tin vui này « đến với mọi nhà, từng gia đình, cách riêng đối với những nơi có nhiều đau khổ, trong các bệnh viện, các nhà tù… ».
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ cho thấy ý nghĩa của ngôi mộ trống từ biến cố phục sinh, qua đó « tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và sự chết » và tình yêu này « có thể biến đổi cuộc sống chúng ta, làm nở hoa nơi sa mạc trong tâm hồn của chúng ta ». Và vì thế, Chúa Kitô Phục sinh mở ra cho chúng niềm hy vọng, vì « không còn bị thống trị bởi tội lỗi và sự dữ », mà là « tình yêu và lòng thương xót của Chúa đã chiến thắng ».
Tiếp đến, Đức Thánh Cha dẫn giải thêm rằng sau khi Chúa Giêsu phục sinh Ngài không quay trở lại với cuộc sống trần thế như trước đây, mà là bước vào cuộc sống vinh quang Thiên Chúa và mang theo cả nhân loại của chúng ta. Tuy nhiên « Đức Giêsu chết và sống lại chỉ một lần là đủ và cho tất cả, nhưng sức mạnh phục sinh, và con đường từ nô lệ sự dữ tới sự tự do thiện hảo vẫn được thực hiện trong mọi thời gian, trong các không gian thực tiễn nơi sự hiện hữu của chúng ta, trong cuộc sống từng ngày ». Ngài không phủ nhận sự hiện diện của những sa mạc mà kiếp nhân sinh phải vượt qua, đặc biệt là thứ « sa mạc nội tâm khi thiếu tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, thiếu tinh thần bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho ».
Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi tất cả mọi người « đón nhận hồng ân phục sinh của Đức Kitô, hãy để cho lòng thương xót làm mới lại, để cho Đức Giêsu yêu mến, để cho tình yêu của Ngài biến đổi cuộc sống và trở nên khí cụ cho lòng thương xót ấy ».
Theo tinh thần của Thánh Phanxicô Khó Khăn, Đức Thánh Cha nài xin Chúa Giêsu Phục Sinh « biến đổi sự chết thành sự sống, hận thù thành yêu thương, thù oán thành tha thứ ». « Đức Ki tô là sự bình an của chúng ta, qua Người chúng ta cầu xin hòa bình cho toàn thế giới », Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp.
Sau đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước mong hòa bình đến với những nơi còn đang xảy ra chiến tranh, xung đột, bạo động và khủng bố trên khắp thế giới, như tại Trung Cận Đông giữa Israel và Palestin, tại Irak, Syrie, Mali, Nigeria, Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô, Trung Phi, cũng như trên bán đảo Triều Tiên…Ngài cũng chỉ cho thấy những nguyên nhân khác xuất phát từ lòng tham lam và tích kỷ đang đe dọa nền hòa bình thế giới như buôn bán nô lệ, thuốc phiện, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bất công…
Phần kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô còn lặp lại một lần nữa lời chúc mừng Lễ Phục Sinh và đề nghị mỗi người « mang sứ điệp niềm vui, hy vọng và hòa bình đến cho các gia đình và quốc gia của mình », đồng thời ngài hướng mọi người tới sự tín thác tuyệt đối nơi Chúa Phục Sinh, vì « Chính Người dẫn đưa nhân loại về những công trường của công lý, tình yêu và hòa bình ».
Lời mở đầu, ngài nói : « Anh chị em tại Rôma và trên toàn thế giới thân mến, chúc mừng Lễ Phục Sinh ! Thật là niềm vui lớn lao đối với tôi được thông báo cho anh chị em tin này : Đức Kitô đã sống lại ! ». Đức Thánh Cha cũng ước mong tin vui này « đến với mọi nhà, từng gia đình, cách riêng đối với những nơi có nhiều đau khổ, trong các bệnh viện, các nhà tù… ».
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ cho thấy ý nghĩa của ngôi mộ trống từ biến cố phục sinh, qua đó « tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn sự dữ và sự chết » và tình yêu này « có thể biến đổi cuộc sống chúng ta, làm nở hoa nơi sa mạc trong tâm hồn của chúng ta ». Và vì thế, Chúa Kitô Phục sinh mở ra cho chúng niềm hy vọng, vì « không còn bị thống trị bởi tội lỗi và sự dữ », mà là « tình yêu và lòng thương xót của Chúa đã chiến thắng ».
Tiếp đến, Đức Thánh Cha dẫn giải thêm rằng sau khi Chúa Giêsu phục sinh Ngài không quay trở lại với cuộc sống trần thế như trước đây, mà là bước vào cuộc sống vinh quang Thiên Chúa và mang theo cả nhân loại của chúng ta. Tuy nhiên « Đức Giêsu chết và sống lại chỉ một lần là đủ và cho tất cả, nhưng sức mạnh phục sinh, và con đường từ nô lệ sự dữ tới sự tự do thiện hảo vẫn được thực hiện trong mọi thời gian, trong các không gian thực tiễn nơi sự hiện hữu của chúng ta, trong cuộc sống từng ngày ». Ngài không phủ nhận sự hiện diện của những sa mạc mà kiếp nhân sinh phải vượt qua, đặc biệt là thứ « sa mạc nội tâm khi thiếu tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, thiếu tinh thần bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho ».
Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi tất cả mọi người « đón nhận hồng ân phục sinh của Đức Kitô, hãy để cho lòng thương xót làm mới lại, để cho Đức Giêsu yêu mến, để cho tình yêu của Ngài biến đổi cuộc sống và trở nên khí cụ cho lòng thương xót ấy ».
Theo tinh thần của Thánh Phanxicô Khó Khăn, Đức Thánh Cha nài xin Chúa Giêsu Phục Sinh « biến đổi sự chết thành sự sống, hận thù thành yêu thương, thù oán thành tha thứ ». « Đức Ki tô là sự bình an của chúng ta, qua Người chúng ta cầu xin hòa bình cho toàn thế giới », Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp.
Sau đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước mong hòa bình đến với những nơi còn đang xảy ra chiến tranh, xung đột, bạo động và khủng bố trên khắp thế giới, như tại Trung Cận Đông giữa Israel và Palestin, tại Irak, Syrie, Mali, Nigeria, Cộng Hòa Dân Chủ Công Gô, Trung Phi, cũng như trên bán đảo Triều Tiên…Ngài cũng chỉ cho thấy những nguyên nhân khác xuất phát từ lòng tham lam và tích kỷ đang đe dọa nền hòa bình thế giới như buôn bán nô lệ, thuốc phiện, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bất công…
Phần kết thúc, Đức Thánh Cha Phanxicô còn lặp lại một lần nữa lời chúc mừng Lễ Phục Sinh và đề nghị mỗi người « mang sứ điệp niềm vui, hy vọng và hòa bình đến cho các gia đình và quốc gia của mình », đồng thời ngài hướng mọi người tới sự tín thác tuyệt đối nơi Chúa Phục Sinh, vì « Chính Người dẫn đưa nhân loại về những công trường của công lý, tình yêu và hòa bình ».