TRÁCH NHIỆM ‘LÀM CHÍNH TRỊ’
Lúc 8 giờ ngày 02.04.2013, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng bắt đầu xét xử nông dân Đoàn Văn Vươn và những thân nhân gia đình. Một phiên tòa mang đầy tính ‘làm chính trị’ (chúng tôi cố tình viết ‘làm chính trị’ để mỉa mai những người cộng sản hay những ‘đồng minh’ người Việt của họ quen dùng để chụp mũ đồng bào) trong khi toàn dân nước Việt được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với điều 4 dành cho đảng cộng sản, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin (hai người không thuộc Dân tộc Việt), lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhờ thế, ngày nay, nước Việt đã phú cường đến đâu và người Việt đang đau khổ thế nào, đồng bào trong nước đã biết rõ. Bởi vậy, bất chấp mọi đe dọa phải chịu, nhiều chục ngàn người dân đã ký tên yêu cầu xóa đi điều này trong Hiến pháp.
Cùng ngày, chỉ gần 13 tiếng đồng hồ sau, một quả bom ‘làm chính trị’ đã nổ tung tại Paris, thủ đô nước Pháp, khi cựu Tổng trưởng Ngân sách Jérơme Cahuzac, từ chức hôm 19.03.2013, tuyên bố mình đã báo cho hai thụ lý hồ sơ Renaud van Ruymbeke và Roger Le Loire thẩm phán là có trương mục tại ngân hàng Thụy sĩ để trốn thuế lợi tức và đã yêu cầu ngân hàng chuyển 600.000 euro trở về trương mục của ông tại Pháp.
I.- BỊ CƯỚP CÔNG CỦA CÒN PHẢI Ở TÙ OAN.
Sáng ngày 05.01.2012, Đoàn công tác gồm cán bộ, công an, bộ đội biên phòng do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng điều động để cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang, do ông Đoàn Văn Vươn (chủ đầm, sinh năm 1963), cư trú tại xã này. Khi đó, ông Vươn không có mặt và ba người trong gia đình ông (Đoàn Văn Tịnh hay Sịnh, sinh năm 1957, anh ông Vươn ; Đoàn Văn Vệ, sinh năm 1974, cháu ông Vươn, và Đoàn Xuân Quỳnh, sinh năm 1995, con trai ông Vươn) đã phải tự vệ trước khoảng 100 kẻ lợi dụng sai trái ‘thi hành công vụ’ để vừa cướp đất đai, phương tiện lao động để sinh sống, và thủy sản đang nuôi trồng chờ bán Tết để trả nợ vay. Ai trong chúng ta có thể ngoan ngoãn nhìn chúng hành động mà không phản ứng với bất cứ vật gì có trong tay để tự vệ ? Đó là điều mà những người trong gia đình ông Vươn đã làm.
Đến 12 giờ, lực lượng Công an do chính Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, trực tiếp chỉ huy tiếp cận được nhà của ông Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn. Hôm sau, các ông Vươn, Tịnh và Vệ đã bị bắt giam. Oâng Quý, bị cho là người nổ súng, ra trình diện hôm 07.01.2012 và cũng bị giam giữ để điều tra. Ngày 10.04.2012, các ông Vươn, Tịnh, Vệ và Quý bị khởi tố về tội giết người và các bà Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn), Phạm Thị Báu (tức Hiền, sinh năm 1982, vợ ông Quý) về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại hầu tra.
Ông Vươn lớn lên trong một gia đình có 7 anh chị em được báo chí tuyên dương là có truyền thống cách mạng. Thân phụ là ông Đoàn Văn Thiển, đã suốt đời ‘theo đảng đến cùng’, cống hiến cho đảng tất cả với chức Bí thư Đảng ủy xã trong 20 năm và đã chết cách đây 8 năm, sau khi về hưu. Chú rể ông Vươn tên Đoàn Xuân Lễnh, hiện là quan chức nhà nước đang nắm giữ một tổ chức phá đạo, mạo danh là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Hải phòng’ với chức Phó Chủ tịch. Đây là cái chức mà không phải ai cũng có thể làm được, nhất là khi là một người công giáo chân chính. Ông còn là Hội thẩm nhân dân Tòa án Nhân dân Hải phòng. Như vậy, thế hệ trước của gia đình anh đã có những đóng góp lớn cho Đảng. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vươn học tiếp hệ tại chức Đại học Nông nghiệp để trở thành kỹ sư nông nghiệp, hiền lành và chăm chỉ làm ăn.
Với lý lịch tốt như vậy, nếu ông Vươn cứ theo gương bố leo lên chức Bí thư Đảng ủy hay cao hơn vì, với tấm bằng kỹ sư lúc bấy giờ, thì hôm nay có lẽ ông là người cầm súng đi cưỡng chế chứ không phải là nạn nhân. Nhưng, có lẽ cuộc đời bố ông theo đảng đã để lại một bài học nào đó, nên tất cả 7 anh em ông không ai là đảng viên mà chọn cho mình một lối đi khác là tự lực cánh sinh, dùng sức người để đọ với thiên nhiên hầu mưu sinh. Nào ngờ khi ‘vật chất quyết định ý thức’ (Mác–Lênin) thì tất cả những đóng góp công lao của bố, của chú… đều chẳng có ý nghĩa gì nếu ông không nằm trong bộ máy quyền lực. Những công lao, đóng góp kia chỉ dành cho những kẻ trong bộ máy phạm tội muốn thoát khỏi sự trừng phạt pháp luật thì được nại đến mà thôi. Thật vậy, ông Lễnh đã làm được gì khi cháu ông bị bất công đến thế? Hàng năm, cái gọi là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo’ tổng kết tốn biết bao tiền dân mà mục đích chỉ nhằm lấy công sức những người như ông Vươn làm tấm gương để ‘động viên giáo dân’ làm giàu, học tập đạo đức Hồ Chí Minh rồi thuổng luôn thành quả của họ để báo cáo thành của mình?
Năm 1993, ông Vươn cưới vợ người xã Vinh Quang, thuộc Giáo xứ Súy Nẻo, rồi cùng gia đình ở luôn đây để lấn biển lấy đất mưu sinh. Với em trai Đoàn Văn Quý đầu tư vào đầm nuôi thủy sản, ông Vươn cùng vợ con ra bãi bồi ven biển, cải tạo khu vực nuôi tôm. Giữa trùng dương bão tố, các anh em không chỉ đem sức mình mà còn vay mượn nợ nần để làm công việc ít ai nghĩ sẽ thành công. Hơn nữa, con gái ông mới 8 tuổi đã phải mất mạng vì ao, đầm do ông đào để đắp lấn biển. Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói: « Lúc nó (ông Vươn) xuống xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện ‘canh bạc’ với trời đất, ông Thiểu, bố Vươn, đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang… Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn 2 km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê,an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ ». Đứa cháu ông đến chơi không may cũng ngã vào ao đầm và chết ở đó. Với bao công sức, mồ hôi và nước mắt gia đình bỏ ra ở đây để sản xuất, họ phải xót xa và dũng cảm tự vệ chống lại bọn cướp, ngụy danh ‘thi hành công vụ’.
Bà Thương cho biết: « Khi đoàn cưỡng chế xuống đầm, anh Vươn không có mặt ở đó vì đang đi khiếu nại rồi bị bắt ở Viện Kiểm sát. Còn em và em dâu, cháu và anh trai em cùng đứa con còn đi học đang đứng trên đê với mọi người. Khi không bắt được mấy anh em, thì họ đến bắt hai chị em em và anh trai ông Vươn tên là Thịnh. Họ khóa tay lại bằng còng số 8 đưa ra thành phố, vừa đi và bị đánh đập đau lắm ».
Khi thi hành việc cưỡng chế đất nuôi thủy sản, đoàn công tác đã san bằng căn nhà 2 tầng của ông Vươn. Chiều ngày 12.01.2012, UBND Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Vươn, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền lại cho biết, căn nhà này bị phá hủy vì ‘đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp’ để tấn công lực lượng cưỡng chế. Lý do này không có căn cứ hay dựa quy định nào của pháp luật cho phép tiến hành một việc như vậy, có thể suy luận là để ‘phi tang’ chứng tích phạm tội của phạm nhân. Ngày 17.01.2012, Phó chủ tịch UBND Hải phòng Đỗ Trung Thoại lại cho rằng việc san phẳng căn nhà ông Vươn sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng không bởi lực lượng của huyện mà do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Do đó, ông Bùi Hoàng Tám đã viết trên báo Dân Trí ngày 18.01.2012, dưới tựa đề ‘Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?’, gọi giải thích của ông Thoại là ‘vô liêm sỉ’ : « Một sự vu oan giá họa, trắng trợn đổ tội cho nhân dân và đó là câu dối trá vô liêm sỉ nhất… từ miệng một quan chức chính quyền cấp tỉnh ».
Sau khi cưỡng chế, toàn bộ 40 ha đầm nuôi thủy sản được công an xã giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, có trang bị vũ khí túc trực ở đây 24/24giờ. Dù vậy, hai bà Thương và Hiền đã nói với báo Vietnamnet trong những ngày sau cuộc cưỡng chế, nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng để thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011. Toàn bộ 5000 con cá vược loại 1-1,5kg/con, 7000 con cá trắm, trọng lượng 2-3kg/con, 3000 con cua giống đã bị đánh bắt hết, 7000 con cá trắm thượng phẩm và 3000 con cua giống đã bị đánh bắt theo kiểu khoắng toàn bộ. Một nhân chứng nói với các nhà báo : « Sáng 06.01.2012, hôm sau vụ cưỡng chế bi thảm, đầm thủy sản nhà ông Vươn đã bị tháo nước và hôm sau có nhiều người lạ mặt xuống thu họach tất cả cá và cua, trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng; chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối ».
Ngày 10.02.2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất này và đã có ý kiến kết luận là UBND huyện Tiên Lãng, Hải phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn có nhiều thiếu sót, sai phạm về : 1. Việc giao đất, thu hồi đất ; 2. Việc cưỡng chế thu hồi đất và 3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc như : xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai ; chỉ đạo các Toà án nhân dân Hải phòng và Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.
Bất chấp sự vắng mặt tại hiện trường khi nổ súng và không có một xác chết nào phía bên cưỡng chế ‘bất hợp pháp’ hay phía nạn nhân, nhưng ông Vươn cũng bị Viện Kiểm sát Hải phòng quyết định truy tố về tội giết người và chống người thi hành công vụ như các ‘ông’ khác trong gia đình. Tại sao người cộng sản vẫn biết súng hoa cải không thể giết người nhưng vẫn kết tội như vậy ? ‘Đỉnh cao trí tuệ’ quyết định như vậy vì khoản 1d, điều 93 Bộ Luật Hình sự ‘giết người đang thi hành công vụ…’ dự trù hình phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Từ mức án cao của tội ‘giết người’ đó chúng mới ca bài ‘khoan hồng’ giảm án tù cho người vô tội (từ mức tối thiểu là 12 năm chỉ còn 5 năm là ‘quá nhân đạo’ rồi vì luật cho phép tuyên đến… tử hình, nếu muốn. Do đó, một vài báo đài hải ngoại đoán ông Vươn và các anh em chỉ bị tuyên án khoảng một năm để… có thể về liền. Có thể xem đây là bản án để đáp ứng việc ‘Bộ Công an kiến nghị được phép nổ súng vào những người chống lại lực lượng thi hành công vụ, viện dẫn lý do hơn 90% số vụ vi phạm bị xử lý chống lại lực lượng công an’.
Ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải phòng đã gởi thư đến Linh mục Gioan Baotixita Ngô Ngọc Chuẩn, Chánh xứ, và giáo dân Giáo xứ Suy Nẻo để bày tỏ ý kiến của về biến cố vừa xảy ra cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn :
- ngay sau vụ nổ súng ngày 05.01.2012, Đức cha đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc và, cùng Cha xứ, đến vấn an thân mẫu ông Vươn ;
- qua các phương tiện thông tin, Đức cha được biết ông Vươn là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các sinh hoạt Giáo xứ ;
- cùng với những người thiện chí, Đức cha ước mong chính quyền các cấp liên hệ giải quyết thấu tình đạt lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng và danh dự ông;
- cùng với tín hữu Giáo xứ, Đức cha hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.
Ngày 18.01.2012, Thư Hiệp Thông của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được gởi đến Cha Chánh xứ Suy Nẻo : « hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân đang gặp khó khăn trong đợt cưỡng chế bất công này, kể cả sáu vị công an và bộ đội bị thương, vì cách xử lý không minh bạch của Ủy ban Nhân dân huyện Tiến Lãng, TP. Hải phòng ».
Ngày 29.03.2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình. Văn thư nói những người này vô tội và đề nghị ‘trả tự do và bồi thường thiệt hại’ cho họ. Văn thư có đoạn viết: ‘Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng’.
Tin giờ chót, sáng ngày 08.04.2013, nhiều trăm người dân địa phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đòi câu trả lời cho cái chết bất thường và nhiều uẩn khúc của anh Nguyễn Văn Quệ, 47 tuổi, ở tại đội 10, xã Chính Mỹ. Tối hôm 07.04.2013, công an huyện Thủy Nguyên ập vào bắt một nhóm người đang đánh bạc. Khi mọi người chạy đến xem thì thấy anh Quệ đã ngã quỵ, đầu quẹo sang một bên, mặt tái nhợt, sùi bọt mép, tay đã bị còng. Hay tin, gia đình và người dân đã yêu cầu xe cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên chở xác nạn nhân lên trụ sở UBND xã vì cho rằng cái chết này có liên quan đến công an địa phương. Công an huyện Thủy Nguyên cho rằng anh Quệ có tham gia đánh bạc. Khi lực lượng chức năng ập vào, anh này bỏ chạy được một đoạn thì ngã quỵ. Bao giờ những trường hợp ‘giết người’ này mới được tuyên xử ?
II.- ĐỆ TỨ QUYỀN.
Nhân dịp được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đa số người dân đã đề cập đến ‘Tam Quyền phân lập’. Trong khi tại những quốc gia dân chủ tiến bộ, giới truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình…) được công nhận như là Đệ Tứ Quyền. Nhưng như Truyền hình Việt Nam gần đây khi phát hình ông Hiếu đang nói, đài này chạy hàng chữ ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’ khiến, ngày 28.03.2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh ra thông báo, do Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Tòa Giám mục, ấn ký xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Do đó, Truyền hình Việt Nam không xứng đáng được gọi là Đệ Tứ Quyền, có thể bị Tư pháp buộc tội và khán thính giả phỉ nhổ vì đã lường gạt họ.
Tháng 12/2012, trang thông tin mạng Mediapart tố cáo ông Jérôme Cahuzac có trương mục ngân hàng ở Thụy sĩ được cho là để trốn thuế lợi tức. Lúc đó, ông Cahuzac là Tổng trưởng Ngân sách, đặc trách điều tra các số tiền được gởi ở ngoại quốc để không khai tính thuế lợi tức. Sau nhiều tuần lễ công khai chối cãi cho đến hôm 19.03.2013, vì bị Biện lý Francois Molins ký lệnh mở điều tra, nên Tổng thống Francois Hollande buộc ông phải từ chức (Thủ tướng Jean-Marc Ayaut đang dự Lễ Nhận Sứ vụ Thánh Phêrô của Đức Phanxicô) Hôm 02.04.2013, ông đã thú nhận về trương mục mà ông có một tài khoản ở ngọai quốc từ hai mươi năm nay. Sự thú nhận nói dối của vị cựu Tổng trưởng tức thì gây chấn động chính trường Pháp và đẩy Chính phủ đảng Xã hội đã tự cho là ‘gương mẫu’ vào một tình thế khó khăn. Oâng đã từng đe dọa truy tố Mediapart ra Tòa về tội cáo gian.
Bom ‘làm chính trị’ nổ tung vì ông Jérôme Cahuzac phạm tội trốn thuế và mọi người, kể cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đều lên án, cho rằng mình bị gạt, Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính Pierre Moscovici cố gắng để chống đở cáo buộc đã ‘che chở’ ông Cahuzac, Tổng trưởng thuộc quyền. Tổng thống Hollande lên án thật nghiêm khắc khi cho rằng ‘đã phạm phải một lỗi lầm về đạo đức không thể tha thứ được’.
Ngày 04.04.2013, báo ‘Le Monde’ đăng tin : ông Jean-Jacques Augier, cựu Thủ quỹ của ông Hollande trong khi tranh cử Tổng thống năm 2012 có phần hùn trong 2 công ty tại Đảo Camans, được coi là ‘Thiên đàng thuế’ với thuế suất lợi tức rất thấp. Điều này không là phạm tội trốn thuế, nhưng là một vi phạm đạo đức có thể tha thứ được.
Theo luật sư của ông Cahuzac, số tiền nằm trong trương mục tại ngân hàng UBS (Union bancaire suisse) là lợi tức của ông thu được do hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ và hoạt động tư vấn. Chứng cứ là một băng ghi âm đã được luật sư Michel Gonelle, một cựu đối thủ chính trị của ông Cahuzac, cung cấp cho Mediapart và được Cảnh sát khoa học xác nhận giọng nói rõ ràng là của ông Cahuzac. Vì vi phạm điều 324-1 Luật Hình sự, cựu Tổng trưởng Ngân sách có thể bị phạt tù đến 5 năm và 375.000 euro (hình phạt có thể gia tăng đến 50% số tiền phạm pháp).
Hiện có 2 vấn đề đặt ra cho trường hợp ông Cahuzac và tùy thuộc quyết định của ông vì khi Tòa chưa tuyên án, ông được coi như vô tội :
- các cựu Tổng trưởng, theo luật định, nhận một trợ cấp tương đương với lương lãnh trong tháng cuối trong vòng 6 tháng : Thủ tướng có yêu cầu ông đừng nhận, nhưng ai cấm… 9.443 euro/tháng ;
- trở lại Quốc hội với tư cách Dân biểu. Chủ tịch Quốc hội Claude Bartolone cho biết không mấy ai vui vẻ tiếp đón ông. Hơn nữa, vì đảng trưởng xã hội Harlem Désir đã khai trừ ông Cahuzac, nên ông Bruno Le Roux, Chủ tịch Khối xã hội cho rằng ông Cahuzac không có ghế trong Viện Lập pháp này. Trước ngày 19.04.2013, ông Cahuzac cho biết ông sẽ trở lại Viện này nơi hàng ghế… Độc lập vẫn được chứ !
Vì là ‘làm chính trị’, nên nội vụ này có thể đưa đến những hậu quả chính trị khác như ‘giải tán Quốc hội’, khó có thể xảy ra dù đây là hình thức dân chủ cao nhất hỏi ý dân, hay ‘cải tổ nội các’. Trong một Thăm dò dân ý, thực hiện trong 2 ngày 04 và 05.04.2013, được báo ‘La Journal du Dimanche’ công bố ngày 07.04.2013 thì 60% người được hỏi trả lời cần một sự cải tổ như vậy.
Lúc 8 giờ ngày 02.04.2013, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng bắt đầu xét xử nông dân Đoàn Văn Vươn và những thân nhân gia đình. Một phiên tòa mang đầy tính ‘làm chính trị’ (chúng tôi cố tình viết ‘làm chính trị’ để mỉa mai những người cộng sản hay những ‘đồng minh’ người Việt của họ quen dùng để chụp mũ đồng bào) trong khi toàn dân nước Việt được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với điều 4 dành cho đảng cộng sản, theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin (hai người không thuộc Dân tộc Việt), lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhờ thế, ngày nay, nước Việt đã phú cường đến đâu và người Việt đang đau khổ thế nào, đồng bào trong nước đã biết rõ. Bởi vậy, bất chấp mọi đe dọa phải chịu, nhiều chục ngàn người dân đã ký tên yêu cầu xóa đi điều này trong Hiến pháp.
Cùng ngày, chỉ gần 13 tiếng đồng hồ sau, một quả bom ‘làm chính trị’ đã nổ tung tại Paris, thủ đô nước Pháp, khi cựu Tổng trưởng Ngân sách Jérơme Cahuzac, từ chức hôm 19.03.2013, tuyên bố mình đã báo cho hai thụ lý hồ sơ Renaud van Ruymbeke và Roger Le Loire thẩm phán là có trương mục tại ngân hàng Thụy sĩ để trốn thuế lợi tức và đã yêu cầu ngân hàng chuyển 600.000 euro trở về trương mục của ông tại Pháp.
I.- BỊ CƯỚP CÔNG CỦA CÒN PHẢI Ở TÙ OAN.
Sáng ngày 05.01.2012, Đoàn công tác gồm cán bộ, công an, bộ đội biên phòng do Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng điều động để cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang, do ông Đoàn Văn Vươn (chủ đầm, sinh năm 1963), cư trú tại xã này. Khi đó, ông Vươn không có mặt và ba người trong gia đình ông (Đoàn Văn Tịnh hay Sịnh, sinh năm 1957, anh ông Vươn ; Đoàn Văn Vệ, sinh năm 1974, cháu ông Vươn, và Đoàn Xuân Quỳnh, sinh năm 1995, con trai ông Vươn) đã phải tự vệ trước khoảng 100 kẻ lợi dụng sai trái ‘thi hành công vụ’ để vừa cướp đất đai, phương tiện lao động để sinh sống, và thủy sản đang nuôi trồng chờ bán Tết để trả nợ vay. Ai trong chúng ta có thể ngoan ngoãn nhìn chúng hành động mà không phản ứng với bất cứ vật gì có trong tay để tự vệ ? Đó là điều mà những người trong gia đình ông Vươn đã làm.
Đến 12 giờ, lực lượng Công an do chính Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng, trực tiếp chỉ huy tiếp cận được nhà của ông Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn. Hôm sau, các ông Vươn, Tịnh và Vệ đã bị bắt giam. Oâng Quý, bị cho là người nổ súng, ra trình diện hôm 07.01.2012 và cũng bị giam giữ để điều tra. Ngày 10.04.2012, các ông Vươn, Tịnh, Vệ và Quý bị khởi tố về tội giết người và các bà Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn), Phạm Thị Báu (tức Hiền, sinh năm 1982, vợ ông Quý) về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại hầu tra.
Ông Vươn lớn lên trong một gia đình có 7 anh chị em được báo chí tuyên dương là có truyền thống cách mạng. Thân phụ là ông Đoàn Văn Thiển, đã suốt đời ‘theo đảng đến cùng’, cống hiến cho đảng tất cả với chức Bí thư Đảng ủy xã trong 20 năm và đã chết cách đây 8 năm, sau khi về hưu. Chú rể ông Vươn tên Đoàn Xuân Lễnh, hiện là quan chức nhà nước đang nắm giữ một tổ chức phá đạo, mạo danh là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo Hải phòng’ với chức Phó Chủ tịch. Đây là cái chức mà không phải ai cũng có thể làm được, nhất là khi là một người công giáo chân chính. Ông còn là Hội thẩm nhân dân Tòa án Nhân dân Hải phòng. Như vậy, thế hệ trước của gia đình anh đã có những đóng góp lớn cho Đảng. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông Vươn học tiếp hệ tại chức Đại học Nông nghiệp để trở thành kỹ sư nông nghiệp, hiền lành và chăm chỉ làm ăn.
Với lý lịch tốt như vậy, nếu ông Vươn cứ theo gương bố leo lên chức Bí thư Đảng ủy hay cao hơn vì, với tấm bằng kỹ sư lúc bấy giờ, thì hôm nay có lẽ ông là người cầm súng đi cưỡng chế chứ không phải là nạn nhân. Nhưng, có lẽ cuộc đời bố ông theo đảng đã để lại một bài học nào đó, nên tất cả 7 anh em ông không ai là đảng viên mà chọn cho mình một lối đi khác là tự lực cánh sinh, dùng sức người để đọ với thiên nhiên hầu mưu sinh. Nào ngờ khi ‘vật chất quyết định ý thức’ (Mác–Lênin) thì tất cả những đóng góp công lao của bố, của chú… đều chẳng có ý nghĩa gì nếu ông không nằm trong bộ máy quyền lực. Những công lao, đóng góp kia chỉ dành cho những kẻ trong bộ máy phạm tội muốn thoát khỏi sự trừng phạt pháp luật thì được nại đến mà thôi. Thật vậy, ông Lễnh đã làm được gì khi cháu ông bị bất công đến thế? Hàng năm, cái gọi là ‘Ủy ban Đoàn kết Công giáo’ tổng kết tốn biết bao tiền dân mà mục đích chỉ nhằm lấy công sức những người như ông Vươn làm tấm gương để ‘động viên giáo dân’ làm giàu, học tập đạo đức Hồ Chí Minh rồi thuổng luôn thành quả của họ để báo cáo thành của mình?
Năm 1993, ông Vươn cưới vợ người xã Vinh Quang, thuộc Giáo xứ Súy Nẻo, rồi cùng gia đình ở luôn đây để lấn biển lấy đất mưu sinh. Với em trai Đoàn Văn Quý đầu tư vào đầm nuôi thủy sản, ông Vươn cùng vợ con ra bãi bồi ven biển, cải tạo khu vực nuôi tôm. Giữa trùng dương bão tố, các anh em không chỉ đem sức mình mà còn vay mượn nợ nần để làm công việc ít ai nghĩ sẽ thành công. Hơn nữa, con gái ông mới 8 tuổi đã phải mất mạng vì ao, đầm do ông đào để đắp lấn biển. Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang nói: « Lúc nó (ông Vươn) xuống xin làm, tôi lắc đầu khuyên là không làm nổi đâu, nhà nước còn không làm nổi nữa là… Nhưng để thực hiện ‘canh bạc’ với trời đất, ông Thiểu, bố Vươn, đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang… Nhiều năm vật lộn với trời đất giờ được đền đáp bằng bờ kè hơn 2 km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm, bờ đê còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê,an toàn hơn trước. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ ». Đứa cháu ông đến chơi không may cũng ngã vào ao đầm và chết ở đó. Với bao công sức, mồ hôi và nước mắt gia đình bỏ ra ở đây để sản xuất, họ phải xót xa và dũng cảm tự vệ chống lại bọn cướp, ngụy danh ‘thi hành công vụ’.
Bà Thương cho biết: « Khi đoàn cưỡng chế xuống đầm, anh Vươn không có mặt ở đó vì đang đi khiếu nại rồi bị bắt ở Viện Kiểm sát. Còn em và em dâu, cháu và anh trai em cùng đứa con còn đi học đang đứng trên đê với mọi người. Khi không bắt được mấy anh em, thì họ đến bắt hai chị em em và anh trai ông Vươn tên là Thịnh. Họ khóa tay lại bằng còng số 8 đưa ra thành phố, vừa đi và bị đánh đập đau lắm ».
Khi thi hành việc cưỡng chế đất nuôi thủy sản, đoàn công tác đã san bằng căn nhà 2 tầng của ông Vươn. Chiều ngày 12.01.2012, UBND Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Vươn, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền lại cho biết, căn nhà này bị phá hủy vì ‘đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp’ để tấn công lực lượng cưỡng chế. Lý do này không có căn cứ hay dựa quy định nào của pháp luật cho phép tiến hành một việc như vậy, có thể suy luận là để ‘phi tang’ chứng tích phạm tội của phạm nhân. Ngày 17.01.2012, Phó chủ tịch UBND Hải phòng Đỗ Trung Thoại lại cho rằng việc san phẳng căn nhà ông Vươn sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng không bởi lực lượng của huyện mà do ‘nhân dân bất bình nên vào phá’. Do đó, ông Bùi Hoàng Tám đã viết trên báo Dân Trí ngày 18.01.2012, dưới tựa đề ‘Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?’, gọi giải thích của ông Thoại là ‘vô liêm sỉ’ : « Một sự vu oan giá họa, trắng trợn đổ tội cho nhân dân và đó là câu dối trá vô liêm sỉ nhất… từ miệng một quan chức chính quyền cấp tỉnh ».
Sau khi cưỡng chế, toàn bộ 40 ha đầm nuôi thủy sản được công an xã giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, có trang bị vũ khí túc trực ở đây 24/24giờ. Dù vậy, hai bà Thương và Hiền đã nói với báo Vietnamnet trong những ngày sau cuộc cưỡng chế, nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng để thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011. Toàn bộ 5000 con cá vược loại 1-1,5kg/con, 7000 con cá trắm, trọng lượng 2-3kg/con, 3000 con cua giống đã bị đánh bắt hết, 7000 con cá trắm thượng phẩm và 3000 con cua giống đã bị đánh bắt theo kiểu khoắng toàn bộ. Một nhân chứng nói với các nhà báo : « Sáng 06.01.2012, hôm sau vụ cưỡng chế bi thảm, đầm thủy sản nhà ông Vươn đã bị tháo nước và hôm sau có nhiều người lạ mặt xuống thu họach tất cả cá và cua, trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng; chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối ».
Ngày 10.02.2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất này và đã có ý kiến kết luận là UBND huyện Tiên Lãng, Hải phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn có nhiều thiếu sót, sai phạm về : 1. Việc giao đất, thu hồi đất ; 2. Việc cưỡng chế thu hồi đất và 3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh. Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc như : xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai ; chỉ đạo các Toà án nhân dân Hải phòng và Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.
Bất chấp sự vắng mặt tại hiện trường khi nổ súng và không có một xác chết nào phía bên cưỡng chế ‘bất hợp pháp’ hay phía nạn nhân, nhưng ông Vươn cũng bị Viện Kiểm sát Hải phòng quyết định truy tố về tội giết người và chống người thi hành công vụ như các ‘ông’ khác trong gia đình. Tại sao người cộng sản vẫn biết súng hoa cải không thể giết người nhưng vẫn kết tội như vậy ? ‘Đỉnh cao trí tuệ’ quyết định như vậy vì khoản 1d, điều 93 Bộ Luật Hình sự ‘giết người đang thi hành công vụ…’ dự trù hình phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Từ mức án cao của tội ‘giết người’ đó chúng mới ca bài ‘khoan hồng’ giảm án tù cho người vô tội (từ mức tối thiểu là 12 năm chỉ còn 5 năm là ‘quá nhân đạo’ rồi vì luật cho phép tuyên đến… tử hình, nếu muốn. Do đó, một vài báo đài hải ngoại đoán ông Vươn và các anh em chỉ bị tuyên án khoảng một năm để… có thể về liền. Có thể xem đây là bản án để đáp ứng việc ‘Bộ Công an kiến nghị được phép nổ súng vào những người chống lại lực lượng thi hành công vụ, viện dẫn lý do hơn 90% số vụ vi phạm bị xử lý chống lại lực lượng công an’.
Ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải phòng đã gởi thư đến Linh mục Gioan Baotixita Ngô Ngọc Chuẩn, Chánh xứ, và giáo dân Giáo xứ Suy Nẻo để bày tỏ ý kiến của về biến cố vừa xảy ra cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn :
- ngay sau vụ nổ súng ngày 05.01.2012, Đức cha đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc và, cùng Cha xứ, đến vấn an thân mẫu ông Vươn ;
- qua các phương tiện thông tin, Đức cha được biết ông Vươn là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các sinh hoạt Giáo xứ ;
- cùng với những người thiện chí, Đức cha ước mong chính quyền các cấp liên hệ giải quyết thấu tình đạt lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng và danh dự ông;
- cùng với tín hữu Giáo xứ, Đức cha hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.
Ngày 18.01.2012, Thư Hiệp Thông của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được gởi đến Cha Chánh xứ Suy Nẻo : « hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân đang gặp khó khăn trong đợt cưỡng chế bất công này, kể cả sáu vị công an và bộ đội bị thương, vì cách xử lý không minh bạch của Ủy ban Nhân dân huyện Tiến Lãng, TP. Hải phòng ».
Ngày 29.03.2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình. Văn thư nói những người này vô tội và đề nghị ‘trả tự do và bồi thường thiệt hại’ cho họ. Văn thư có đoạn viết: ‘Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng’.
Tin giờ chót, sáng ngày 08.04.2013, nhiều trăm người dân địa phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đòi câu trả lời cho cái chết bất thường và nhiều uẩn khúc của anh Nguyễn Văn Quệ, 47 tuổi, ở tại đội 10, xã Chính Mỹ. Tối hôm 07.04.2013, công an huyện Thủy Nguyên ập vào bắt một nhóm người đang đánh bạc. Khi mọi người chạy đến xem thì thấy anh Quệ đã ngã quỵ, đầu quẹo sang một bên, mặt tái nhợt, sùi bọt mép, tay đã bị còng. Hay tin, gia đình và người dân đã yêu cầu xe cấp cứu Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên chở xác nạn nhân lên trụ sở UBND xã vì cho rằng cái chết này có liên quan đến công an địa phương. Công an huyện Thủy Nguyên cho rằng anh Quệ có tham gia đánh bạc. Khi lực lượng chức năng ập vào, anh này bỏ chạy được một đoạn thì ngã quỵ. Bao giờ những trường hợp ‘giết người’ này mới được tuyên xử ?
II.- ĐỆ TỨ QUYỀN.
Nhân dịp được mời tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đa số người dân đã đề cập đến ‘Tam Quyền phân lập’. Trong khi tại những quốc gia dân chủ tiến bộ, giới truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình…) được công nhận như là Đệ Tứ Quyền. Nhưng như Truyền hình Việt Nam gần đây khi phát hình ông Hiếu đang nói, đài này chạy hàng chữ ‘Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh’ khiến, ngày 28.03.2013, Tòa Giám mục Bắc Ninh ra thông báo, do Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Tòa Giám mục, ấn ký xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Do đó, Truyền hình Việt Nam không xứng đáng được gọi là Đệ Tứ Quyền, có thể bị Tư pháp buộc tội và khán thính giả phỉ nhổ vì đã lường gạt họ.
Tháng 12/2012, trang thông tin mạng Mediapart tố cáo ông Jérôme Cahuzac có trương mục ngân hàng ở Thụy sĩ được cho là để trốn thuế lợi tức. Lúc đó, ông Cahuzac là Tổng trưởng Ngân sách, đặc trách điều tra các số tiền được gởi ở ngoại quốc để không khai tính thuế lợi tức. Sau nhiều tuần lễ công khai chối cãi cho đến hôm 19.03.2013, vì bị Biện lý Francois Molins ký lệnh mở điều tra, nên Tổng thống Francois Hollande buộc ông phải từ chức (Thủ tướng Jean-Marc Ayaut đang dự Lễ Nhận Sứ vụ Thánh Phêrô của Đức Phanxicô) Hôm 02.04.2013, ông đã thú nhận về trương mục mà ông có một tài khoản ở ngọai quốc từ hai mươi năm nay. Sự thú nhận nói dối của vị cựu Tổng trưởng tức thì gây chấn động chính trường Pháp và đẩy Chính phủ đảng Xã hội đã tự cho là ‘gương mẫu’ vào một tình thế khó khăn. Oâng đã từng đe dọa truy tố Mediapart ra Tòa về tội cáo gian.
Bom ‘làm chính trị’ nổ tung vì ông Jérôme Cahuzac phạm tội trốn thuế và mọi người, kể cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đều lên án, cho rằng mình bị gạt, Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính Pierre Moscovici cố gắng để chống đở cáo buộc đã ‘che chở’ ông Cahuzac, Tổng trưởng thuộc quyền. Tổng thống Hollande lên án thật nghiêm khắc khi cho rằng ‘đã phạm phải một lỗi lầm về đạo đức không thể tha thứ được’.
Ngày 04.04.2013, báo ‘Le Monde’ đăng tin : ông Jean-Jacques Augier, cựu Thủ quỹ của ông Hollande trong khi tranh cử Tổng thống năm 2012 có phần hùn trong 2 công ty tại Đảo Camans, được coi là ‘Thiên đàng thuế’ với thuế suất lợi tức rất thấp. Điều này không là phạm tội trốn thuế, nhưng là một vi phạm đạo đức có thể tha thứ được.
Theo luật sư của ông Cahuzac, số tiền nằm trong trương mục tại ngân hàng UBS (Union bancaire suisse) là lợi tức của ông thu được do hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ và hoạt động tư vấn. Chứng cứ là một băng ghi âm đã được luật sư Michel Gonelle, một cựu đối thủ chính trị của ông Cahuzac, cung cấp cho Mediapart và được Cảnh sát khoa học xác nhận giọng nói rõ ràng là của ông Cahuzac. Vì vi phạm điều 324-1 Luật Hình sự, cựu Tổng trưởng Ngân sách có thể bị phạt tù đến 5 năm và 375.000 euro (hình phạt có thể gia tăng đến 50% số tiền phạm pháp).
Hiện có 2 vấn đề đặt ra cho trường hợp ông Cahuzac và tùy thuộc quyết định của ông vì khi Tòa chưa tuyên án, ông được coi như vô tội :
- các cựu Tổng trưởng, theo luật định, nhận một trợ cấp tương đương với lương lãnh trong tháng cuối trong vòng 6 tháng : Thủ tướng có yêu cầu ông đừng nhận, nhưng ai cấm… 9.443 euro/tháng ;
- trở lại Quốc hội với tư cách Dân biểu. Chủ tịch Quốc hội Claude Bartolone cho biết không mấy ai vui vẻ tiếp đón ông. Hơn nữa, vì đảng trưởng xã hội Harlem Désir đã khai trừ ông Cahuzac, nên ông Bruno Le Roux, Chủ tịch Khối xã hội cho rằng ông Cahuzac không có ghế trong Viện Lập pháp này. Trước ngày 19.04.2013, ông Cahuzac cho biết ông sẽ trở lại Viện này nơi hàng ghế… Độc lập vẫn được chứ !
Vì là ‘làm chính trị’, nên nội vụ này có thể đưa đến những hậu quả chính trị khác như ‘giải tán Quốc hội’, khó có thể xảy ra dù đây là hình thức dân chủ cao nhất hỏi ý dân, hay ‘cải tổ nội các’. Trong một Thăm dò dân ý, thực hiện trong 2 ngày 04 và 05.04.2013, được báo ‘La Journal du Dimanche’ công bố ngày 07.04.2013 thì 60% người được hỏi trả lời cần một sự cải tổ như vậy.