Chúa Nhật V Phục Sinh
Kết thúc đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật V Phục Sinh hôm nay, Chúa Giêsu đã “bỏ nhỏ” với các môn đệ yêu dấu của mình một câu rất ngắn gọn: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau”.
“Môn đệ của Thầy” là gì? “Môn” tức là cửa (“cửa” ở đây được hiểu là cửa trường); “đệ” là em. Như thế “môn đệ” nghĩa là người học trò được coi như em. Môn đệ của Thầy Giêsu nghĩa là người được học dưới mái trường Giêsu và được Chúa Giêsu coi như là em của Ngài. Được làm em của Chúa Giêsu cũng có nghĩa là được làm con của Chúa Cha trên trời, được đồng thừa tự với Đức Kitô. Đây quả là một niềm vinh dự lớn lao. Vinh dự quá đi vì một thụ tạo thấp hèn lại được làm người học trò của Giêsu Vị Thầy Chí Thánh, và hơn thế còn được Ngài coi như người anh em của Ngài nữa!
Ở đời, nếu được thụ huấn với một giáo sư, tiến sĩ nào đó danh tiếng lẫy lừng, có lẽ ta sẽ tự hào lắm lắm, và nếu được làm anh em kết nghĩa với một nhân vật nào đó có quyền cao chức trọng nữa, ta lại càng tự hào và càng hãnh diện nhiều nhiều hơn. Vậy lẽ nào ta lại không hãnh diện, không tự hào khi được làm người môn đệ của Đức Giêsu Kitô, tức là được làm người học trò, và làm người em của Ngài.
Đâu là “dấu” để người ta nhận ra mình là môn đệ của Đức Giêsu? Chắc chắn không phải là bộ đồng phục ta mặc trên người, không phải là chiếc khăn ta quàng trên cổ, cũng không phải là cái huy hiệu ta đeo trên túi… mà đó chính là tình yêu thương ta có đối với anh em đồng loại: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau”. Có điều, yêu thương thì ai lại không biết; tất cả các nhà hiền triết đều mời gọi đệ tử mình sống yêu thương. Vậy yêu thương mà Chúa Giêsu mời gọi ở đây là yêu thương như thế nào?
Thưa là yêu thương “như” Chúa đã yêu thương. Đây là nét mới trong lời gọi mời yêu thương. “Mới” vì yêu thương ở đây không phải là yêu thương chung chung, nhưng là “yêu như Chúa đã yêu”! Cũng phải thôi, “làm môn đệ” của ai thì phải nỗ lực để trở nên giống người đó. Mà nét đặc trưng nơi Thầy Giêsu Chí Thánh không gì khác là tình yêu thương. Chính vì thế trở nên giống Thầy mình cũng có nghĩa là yêu thương như Thầy mình đã yêu.
Ở đây, Chúa Giêsu không còn lấy bất cứ thứ gì khác để làm điểm qui chiếu cho tình yêu, mà là lấy chính tình yêu của Ngài: “Yêu như Thầy”. Sách Đệ Nhị Luật dạy rằng hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Tin Mừng thánh Mathêu đi xa hơn một chút, khi trích lại lời sách Lêvi: “Đừng thù oán ai, nhưng hãy yêu mọi người như yêu chính mình” (Mt 22,39). “Như yêu chính mình” nghĩa là lấy bản thân mình làm điểm qui chiếu cho tình yêu đối với tha nhân. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy, một tình yêu ngoài Chúa, một tình yêu không lấy Chúa làm trọng tâm, thì dù có tốt, dù có lấy bản thân làm qui chiếu, vẫn không hoàn hảo được. Chỉ khi biết yêu như Chúa yêu thì tình yêu mới đạt tới mức trọn hảo. Vậy thì “yêu như Chúa yêu” nghĩa là gì?
“Yêu như Chúa yêu" nghĩa là chấp nhận cúi xuống rửa chân cho anh em, cho dù người ấy là Giuđa, kẻ phản bội tình yêu. “Yêu như Chúa yêu" nghĩa là tự nguyện hạ mình xuống ngang hàng với người mình yêu để cảm thông, chia sẻ và trao ban như "bạn hữu thân tình". “Yêu như Chúa yêu" nghĩa là sẵn sàng "yêu cho đến cùng", “yêu cho đến chết và chết trên Thập Giá”.
Yêu như thế quả là không dễ chút nào. Yêu người “như yêu chính mình” đã khó. “Yêu như Chúa yêu” còn khó gấp bội. Nó như một thách thức lớn đối với bản tính nhân loại bất toàn của ta. Yêu thương những kẻ yêu thương ta thì không nói làm gì, dễ quá! Yêu “như Chúa yêu” ở đây còn bao hàm cả việc yêu thương ngay những kẻ thù của ta. Tức là phải cầu nguyện, phải chúc phúc, phải làm ơn cho họ nữa.
Rõ ràng, đây không phải là điều dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện được. Nhiều anh chị em của chúng ta đã thực hiện được điều khó ấy một cách anh dũng, thực hiện đến nơi đến chốn, nhờ được thấm nhuần lời Chúa dạy. Và họ đã và đang là những môn đệ chân chính, môn đệ đích thực của Chúa Kitô.
Tôi đang làm môn đệ của ai? Câu trả lời tuỳ thuộc vào việc ta đang sống yêu thương hay chối từ sống yêu thương.
Nếu tôi từ chối sống yêu thương cũng có nghĩa là tôi đang từ chối làm môn đệ của Đức Kitô. Và một khi không còn làm môn đệ của Đức Kitô nữa, rất có thể tôi sẽ tự nguyện đầu quân làm môn đệ cho những thứ “thần” khác.
Tôi có thể là môn đệ của “Al Kaeda”, khi tôi thường xuyên “khủng bố” anh chị em mình. Khủng bố không phải bằng việc đánh bom tự sát, hay bằng các thứ vũ khí này kia, nhưng có thể khủng bố bằng những ánh mắt “mang hình thù viên đạn”; khủng bố bằng những lời nói chua cay gắt gỏng, cộc cằn thô lỗ; hoặc khủng bố bằng những thái độ coi thường khinh khi người khác.
Tôi có thể là môn đệ của Thần Tài, thần Mamon khi tôi coi trọng của cải vật chất hơn anh em và sẵn sàng ăn thua đủ với anh em khi mình bị thiệt thòi mất mát đôi chút. Có người chỉ vì một mét đất mà đưa anh em ra toà, có người chỉ vì một con gà con vịt mà vác dao vác rựa tới nhà anh em láng giềng của mình để thanh toán. Có người chỉ vì một khoản nợ chưa kịp trả, đã thuê giang hồ, thuê xã hội đen tới trấn áp và xiết hết đồ đạc trong nhà.
Tôi có thể là môn đệ của “thần lưu linh”, khi sáng xỉn chiều say; bày đủ cớ để uống, để nhậu; uống mọi nơi, nhậu mọi lúc. Mỗi khi uống vào là lời ra, uống vào là gây sự. Gây sự với bà con lối xóm, gây sự với vợ con, với anh chị em trong gia đình. Thậm chí là đập phá đồ đạc, rồi đánh vợ đánh con, khiến cho gia đình lúc nào cũng lục đục, căng thẳng và ngột ngạt như một hoà lò.
Tôi có thể là môn đệ của “thần đỏ đen”, khi sẵn sàng sát phạt anh chị em và vô tâm làm cho anh chị em mình đau khổ, gia đình xào xáo thậm chí là ly tan. Hết số đề lại đến cá độ, hết cá độ lại sang bài cào hay tiến lên… Đồ đạc trong nhà cứ thế mà đội nón ra đi không một lời giã biệt; vợ con, cha mẹ người thân vì thế mà cũng tê dại cả nhà.
Tôi cũng có thể là môn đệ của của “thần sắc dục”, khi tôi bất trung phản bội với người bạn đời của mình - vợ con, chồng con lăng nhăng, để rồi tự huỷ hoại thanh danh của mình và gia đình mình, v.v,…
Tắt một lời, khi không còn là môn đệ của Đức Kitô nữa mà là môn đệ của các thứ “tà thần” trên thì hậu quả tất yếu sẽ là bất hạnh và đau khổ triền miên.
Chớ gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta luôn biết ý thức rằng được làm môn đệ của Chúa Kitô là một niềm vinh dự và niềm hạnh phúc lớn lao; nhưng đồng thời cũng là một bổn phận nặng nề, bổn phận phải sống yêu thương, yêu thương anh em nhiều hơn. Tất nhiên, khi yêu thương anh em nhiều hơn thì cuộc sống này sẽ phảng phất hương hoa thiên đàng nhiều hơn. Amen.
Kết thúc đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật V Phục Sinh hôm nay, Chúa Giêsu đã “bỏ nhỏ” với các môn đệ yêu dấu của mình một câu rất ngắn gọn: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau”.
“Môn đệ của Thầy” là gì? “Môn” tức là cửa (“cửa” ở đây được hiểu là cửa trường); “đệ” là em. Như thế “môn đệ” nghĩa là người học trò được coi như em. Môn đệ của Thầy Giêsu nghĩa là người được học dưới mái trường Giêsu và được Chúa Giêsu coi như là em của Ngài. Được làm em của Chúa Giêsu cũng có nghĩa là được làm con của Chúa Cha trên trời, được đồng thừa tự với Đức Kitô. Đây quả là một niềm vinh dự lớn lao. Vinh dự quá đi vì một thụ tạo thấp hèn lại được làm người học trò của Giêsu Vị Thầy Chí Thánh, và hơn thế còn được Ngài coi như người anh em của Ngài nữa!
Ở đời, nếu được thụ huấn với một giáo sư, tiến sĩ nào đó danh tiếng lẫy lừng, có lẽ ta sẽ tự hào lắm lắm, và nếu được làm anh em kết nghĩa với một nhân vật nào đó có quyền cao chức trọng nữa, ta lại càng tự hào và càng hãnh diện nhiều nhiều hơn. Vậy lẽ nào ta lại không hãnh diện, không tự hào khi được làm người môn đệ của Đức Giêsu Kitô, tức là được làm người học trò, và làm người em của Ngài.
Đâu là “dấu” để người ta nhận ra mình là môn đệ của Đức Giêsu? Chắc chắn không phải là bộ đồng phục ta mặc trên người, không phải là chiếc khăn ta quàng trên cổ, cũng không phải là cái huy hiệu ta đeo trên túi… mà đó chính là tình yêu thương ta có đối với anh em đồng loại: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau”. Có điều, yêu thương thì ai lại không biết; tất cả các nhà hiền triết đều mời gọi đệ tử mình sống yêu thương. Vậy yêu thương mà Chúa Giêsu mời gọi ở đây là yêu thương như thế nào?
Thưa là yêu thương “như” Chúa đã yêu thương. Đây là nét mới trong lời gọi mời yêu thương. “Mới” vì yêu thương ở đây không phải là yêu thương chung chung, nhưng là “yêu như Chúa đã yêu”! Cũng phải thôi, “làm môn đệ” của ai thì phải nỗ lực để trở nên giống người đó. Mà nét đặc trưng nơi Thầy Giêsu Chí Thánh không gì khác là tình yêu thương. Chính vì thế trở nên giống Thầy mình cũng có nghĩa là yêu thương như Thầy mình đã yêu.
Ở đây, Chúa Giêsu không còn lấy bất cứ thứ gì khác để làm điểm qui chiếu cho tình yêu, mà là lấy chính tình yêu của Ngài: “Yêu như Thầy”. Sách Đệ Nhị Luật dạy rằng hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Tin Mừng thánh Mathêu đi xa hơn một chút, khi trích lại lời sách Lêvi: “Đừng thù oán ai, nhưng hãy yêu mọi người như yêu chính mình” (Mt 22,39). “Như yêu chính mình” nghĩa là lấy bản thân mình làm điểm qui chiếu cho tình yêu đối với tha nhân. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy, một tình yêu ngoài Chúa, một tình yêu không lấy Chúa làm trọng tâm, thì dù có tốt, dù có lấy bản thân làm qui chiếu, vẫn không hoàn hảo được. Chỉ khi biết yêu như Chúa yêu thì tình yêu mới đạt tới mức trọn hảo. Vậy thì “yêu như Chúa yêu” nghĩa là gì?
“Yêu như Chúa yêu" nghĩa là chấp nhận cúi xuống rửa chân cho anh em, cho dù người ấy là Giuđa, kẻ phản bội tình yêu. “Yêu như Chúa yêu" nghĩa là tự nguyện hạ mình xuống ngang hàng với người mình yêu để cảm thông, chia sẻ và trao ban như "bạn hữu thân tình". “Yêu như Chúa yêu" nghĩa là sẵn sàng "yêu cho đến cùng", “yêu cho đến chết và chết trên Thập Giá”.
Yêu như thế quả là không dễ chút nào. Yêu người “như yêu chính mình” đã khó. “Yêu như Chúa yêu” còn khó gấp bội. Nó như một thách thức lớn đối với bản tính nhân loại bất toàn của ta. Yêu thương những kẻ yêu thương ta thì không nói làm gì, dễ quá! Yêu “như Chúa yêu” ở đây còn bao hàm cả việc yêu thương ngay những kẻ thù của ta. Tức là phải cầu nguyện, phải chúc phúc, phải làm ơn cho họ nữa.
Rõ ràng, đây không phải là điều dễ, nếu không muốn nói là rất khó. Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện được. Nhiều anh chị em của chúng ta đã thực hiện được điều khó ấy một cách anh dũng, thực hiện đến nơi đến chốn, nhờ được thấm nhuần lời Chúa dạy. Và họ đã và đang là những môn đệ chân chính, môn đệ đích thực của Chúa Kitô.
Tôi đang làm môn đệ của ai? Câu trả lời tuỳ thuộc vào việc ta đang sống yêu thương hay chối từ sống yêu thương.
Nếu tôi từ chối sống yêu thương cũng có nghĩa là tôi đang từ chối làm môn đệ của Đức Kitô. Và một khi không còn làm môn đệ của Đức Kitô nữa, rất có thể tôi sẽ tự nguyện đầu quân làm môn đệ cho những thứ “thần” khác.
Tôi có thể là môn đệ của “Al Kaeda”, khi tôi thường xuyên “khủng bố” anh chị em mình. Khủng bố không phải bằng việc đánh bom tự sát, hay bằng các thứ vũ khí này kia, nhưng có thể khủng bố bằng những ánh mắt “mang hình thù viên đạn”; khủng bố bằng những lời nói chua cay gắt gỏng, cộc cằn thô lỗ; hoặc khủng bố bằng những thái độ coi thường khinh khi người khác.
Tôi có thể là môn đệ của Thần Tài, thần Mamon khi tôi coi trọng của cải vật chất hơn anh em và sẵn sàng ăn thua đủ với anh em khi mình bị thiệt thòi mất mát đôi chút. Có người chỉ vì một mét đất mà đưa anh em ra toà, có người chỉ vì một con gà con vịt mà vác dao vác rựa tới nhà anh em láng giềng của mình để thanh toán. Có người chỉ vì một khoản nợ chưa kịp trả, đã thuê giang hồ, thuê xã hội đen tới trấn áp và xiết hết đồ đạc trong nhà.
Tôi có thể là môn đệ của “thần lưu linh”, khi sáng xỉn chiều say; bày đủ cớ để uống, để nhậu; uống mọi nơi, nhậu mọi lúc. Mỗi khi uống vào là lời ra, uống vào là gây sự. Gây sự với bà con lối xóm, gây sự với vợ con, với anh chị em trong gia đình. Thậm chí là đập phá đồ đạc, rồi đánh vợ đánh con, khiến cho gia đình lúc nào cũng lục đục, căng thẳng và ngột ngạt như một hoà lò.
Tôi có thể là môn đệ của “thần đỏ đen”, khi sẵn sàng sát phạt anh chị em và vô tâm làm cho anh chị em mình đau khổ, gia đình xào xáo thậm chí là ly tan. Hết số đề lại đến cá độ, hết cá độ lại sang bài cào hay tiến lên… Đồ đạc trong nhà cứ thế mà đội nón ra đi không một lời giã biệt; vợ con, cha mẹ người thân vì thế mà cũng tê dại cả nhà.
Tôi cũng có thể là môn đệ của của “thần sắc dục”, khi tôi bất trung phản bội với người bạn đời của mình - vợ con, chồng con lăng nhăng, để rồi tự huỷ hoại thanh danh của mình và gia đình mình, v.v,…
Tắt một lời, khi không còn là môn đệ của Đức Kitô nữa mà là môn đệ của các thứ “tà thần” trên thì hậu quả tất yếu sẽ là bất hạnh và đau khổ triền miên.
Chớ gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta luôn biết ý thức rằng được làm môn đệ của Chúa Kitô là một niềm vinh dự và niềm hạnh phúc lớn lao; nhưng đồng thời cũng là một bổn phận nặng nề, bổn phận phải sống yêu thương, yêu thương anh em nhiều hơn. Tất nhiên, khi yêu thương anh em nhiều hơn thì cuộc sống này sẽ phảng phất hương hoa thiên đàng nhiều hơn. Amen.