GP PHAN THIẾT - Hôm nay, ngày 01/05/2013, trang sử của đảo Phú Quý, Bình Thuận ghi dấu 3 sự kiện vui mừng trọng đại của người Công Giáo nơi hải đảo xa xôi: Thứ nhất, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết là Vị Cha Chung kính yêu đã vượt trùng dương mênh mông đến thăm mục vụ con chiên trên đảo; Thứ hai, ngôi thánh đường Đảo Phú Quý mà giáo dân sau 20 năm mơ ước nay đã xây dựng hoàn tất và được cung hiến cho Thiên Chúa; Và thứ ba, Giáo họ Đảo Phú Quý có Linh mục quản nhiệm tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh. Tiếng chuông rộn rã nương theo gió biển vang xa loan báo tin vui đến mọi người trên khắp đảo.
Xem hình ảnh
Vượt biển đến với anh chị em Đảo Phú Quý
16g00 chiều ngày 30.04.2013, hai tàu Bình Thuận 16 và Bình Thuận 18 cập cảng đưa Đức Giám Mục và khoảng 400 quan khách từ đất liền ra dự Lễ Cung Hiến nhà thờ Đảo Phú Quý. Sau chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 12g00) nhờ Chúa thương cho biển êm nên hầu hết người trong đoàn đều khỏe và háo hức mong nhanh đến gặp gỡ bà con trên đảo. Gần đến đảo, Đức Cha Giuse đã lên đứng trên mui tàu hướng nhìn về đảo nơi có đoàn chiên bé nhỏ xa xôi nhất của mình. Ngay từ khá xa, đứng trên boong tàu đã trông thấy tháp chuông và mái ngói đỏ của nhà thờ rực lên trong ráng chiều. Tàu cập cảng, mọi người tíu tít chào nhau niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận. Các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ. Đây là lần thứ hai giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các linh mục, tu sĩ và anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm.
Trên mảnh đất được chính quyền cấp xây nhà thờ một năm trước đây còn trống trải, hôm nay một ngôi thánh đường uy nghi với tháp chuông vươn cao biểu hiện một sức sống mới cho cộng đoàn trên đảo. Bên phải nhà thờ là nhà xứ với các phòng giáo lý và sinh hoạt khang trang đã được cất lên. Đằng sau nhà thờ là nhà máy nước uống tinh khiết phục người nghèo do Caritas Phan Thiết xây dựng cũng đã đi vào hoạt động tốt. Xung quanh nhà thờ, các hộ dân cũng đang rộn ràng trong mùa xây dựng. Với tất cả sự nhiệt tình và khéo léo, anh em trong giáo họ đã dựng nên khu rạp che mát khá đơn giản nhưng xinh xắn bằng bạt và tre phục vụ cho ngày lễ. Toàn khu vực nhà thờ (gần 2.000m2), rực rỡ trong màu sắc của băng rôn chào mừng, cờ Hội Thánh và cờ dân tộc bay phất phới.
Thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ Đảo Phú Quý
Sáng sớm ngày 01.05.2012 bà con giáo dân đã kéo nhau đến để làm việc đã được phân công của mình. Thanh niên thanh nữ vui tươi khi đứng hàng chào danh dự trong ngày lịch sử trọng đại.
Cùng hiện diện chung chia niềm vui với cộng đoàn Công giáo có Quý khách từ đất liền, đại diện chính quyền các cấp và tôn giáo bạn cũng đến tham dự lễ.
Hơn 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải. Bà con giáo dân hào hứng nói với nói với nhau Lễ Cung Hiến Nhà Thờ hôm nay là “biến cố ngàn năm mới có” trên đảo này.
Nghi thức làm phép đài Đức Mẹ, cắt băng khánh thành và Thánh lễ Cung Hiến nhà thờ giáo họ Đảo Phú Quý diễn ra lúc 9g00 sáng do Đức Giám Mục chủ sự. Hôm nay cũng là ngày Mừng kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo họ. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse chào mừng toàn thể cộng đoàn và chuyển lời chào thăm - chúc mừng của Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, cùng tất cả linh mục - tu sĩ - giáo dân trên khắp GP Phan Thiết đang hướng lòng về đảo nhỏ trong ngày lễ trọng đại này. Tất cả đều là hồng ân của Chúa.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng dù trời ban trưa khá nắng và nóng. Trong thánh lễ, Đức Cha Giuse đã ban phép Thêm sức cho 12 giáo dân trong họ đạo. Sau phần hiệp lễ, đại diện cộng đoàn Công giáo trên đảo dâng lời tri ân đến Đức Giám Mục, đoàn đồng tế, quan khách, quý ân nhân trong và ngoài nước, chính quyền và nhất là toàn thể đại gia đình Giáo phận Phan Thiết đã luôn lưu tâm đến đoàn chiên nhỏ bé nơi hải đảo xa xôi này bằng nhiều cách trong những năm qua. Giáo họ cám ơn cách đặc biệt cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, quản lý TGM Phan Thiết trong 4 năm đặc trách đã chăm lo cho giáo họ về nhiều mặt mà rõ ràng nhất là công trình xây dựng nhà thờ và nhà xứ. Giáo họ hết lòng cám ơn cha quản nhiệm Giuse Nguyễn Thanh Cảnh, quý thầy đã - đang giúp xứ và quý dì Phúc Âm Sự Sống đã trực tiếp xây dựng cho đoàn chiên cả nhà thờ vật chất và đền thờ tâm hồn.
Niềm vui còn được kéo dài với Chương trình diễn nguyện – văn nghệ đặc sắc với chủ đề Phú Quý – Niềm Vui Mới khai mạc lúc 19g00 cùng ngày làm rộn ràng cả một góc trời huyện đảo. Từng tiết mục mang đậm nghệ thuật và tính nhân văn với sự diễn xuất hết mình của giáo dân trong giáo họ Phú Quý, các nữ tu Dòng Phúc Âm Sự Sống, Dòng MTG Phan Thiết, chủng sinh CV Nicôla, ca đoàn giáo xứ Ma Lâm dưới sự chỉ đạo của Linh mục – Nhạc sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt. Các ca sĩ công giáo tại Sài Gòn như Xuân Trường, Đông Nghi, Diệu Hiền, Hoàng Dung cũng vượt biển góp tiếng hát chúc mừng cộng đoàn trên đảo.
Tâm tình của giáo dân Phú Quý
Ông cụ Nguyên, người cao tuổi nhất trong cộng đoàn Phú Quý nghẹn ngào nói rằng ông đã mãn nguyện vì trước khi nhắm mắt có thể an tâm về đạo nghĩa của con cháu. Với tổng cộng 25 người con cháu, gia đình của ông chiếm 1/6 tổng số giáo dân trên đảo.
Ông John Võ, một Việt kiều Mỹ gốc đảo xa quê 37 năm đã cố gắng sắp xếp công việc để chung vui với giáo họ trong ngày khánh thành nhà thờ. Ông chia sẻ: “Ở xa nhưng lúc nào lòng tôi cũng đau đáu hướng về Phú Quý. Khi biết chính quyền cho phép xây nhà thờ, gia đình tôi và bạn hữu đã cố gắng dành dụm nhiều hơn để gởi về góp gạch góp đá xây thánh đường cho con cháu. Hôm mới về đảo, tôi vội chạy đến nhà thờ. Nhìn thấy nhà thờ đẹp đẽ khanh trang mà tôi vui mừng muốn khóc. Tôi về đây mang theo bao nỗi niềm của những người con đảo Phú Quý phương xa”.
Cô Anna Nguyễn Thị Lý, người có công quy tụ và gầy dựng cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý thuở ban đầu, bộc bạch: “Điều ước muốn lớn lao nhất trong đời tôi là khẩn cầu Thiên Chúa cho có một mục tử đến ở giữa đàn chiên trên đảo này. Giờ đây điều đó đã thành hiện thực, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa. Cả cộng đoàn đảo Phú Quý xin tạ ơn Chúa và tri ân Đức Giám Mục”.
Đến với với đảo nhỏ thân thương, những người khách ở đất liền ghi nhớ hình ảnh một giáo đoàn nhỏ bé nhưng đang dào dạt sức sống trong tinh thần mới với Ngôi Thánh Đường mới để sống làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo. Đức Giêsu Kitô sẽ là thuyền trưởng đưa con thuyền giáo họ Đảo Phú Quý vượt qua muôn phong ba bão táp trong hành trình Đức tin và phát triển về mọi mặt cùng với sự bảo trợ của Thánh Giuse Quan Thầy giáo họ.
Một thoáng lịch sử về Giáo họ Đảo Phú Quý
Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ nằm ở Nam biển Đông. Diện tích tự nhiên 16 km2, cách TP. Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây. Sử sách xưa ghi tên đảo này dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ 1844, vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Bây giờ, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận. Vì thế, Giáo họ biệt lập Phú Quý hiện là đứa con ở xa nhất của GP Phan Thiết. Đảo hiện tại là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với đủ thành phần và sắc tộc, đông nhất là người Kinh. 80% dân đảo theo đạo Phật, trên hòn đảo nhỏ này có tới 5 ngôi chùa lớn và vô số những chùa, am nhỏ.
Gần 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.
Kể về chuyện đạo, các cụ cao niên nơi đây cho biết, năm 1971, người Công giáo đầu tiên đặt chân đến đảo là bà Nguyễn Thị Hường (thường gọi là bà Long), quê ở Đồng Hới. Chồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập đạo Công giáo, đưa bà về đảo sinh sống. Tuy nhiên, đạo Công giáo chỉ mới phát triển trên đảo này từ năm 1990, khi cô giáo Anna Nguyễn Thị Lý tình nguyện ra đảo dạy học, mang theo gia đình. Là một cựu tu sinh của Dòng MTG Quy Nhơn, cô đã gây dựng và liên kết cộng đoàn vốn rất ít oi anh chị em Công giáo trên đảo để nâng đỡ đức tin cho nhau trong hoàn cảnh không có linh mục coi sóc. Cô tìm gặp những người đồng đạo khác như ông Nguyên, ông Rô, bà Long, ông Kính... tạo nên cộng đoàn nhỏ bé vài chục người, cố gắng duy trì, tụ họp nhau mừng các ngày lễ lớn Công giáo. Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục GP Phan Thiết lúc bấy giờ cũng luôn canh cánh với đứa con nhỏ ở xa. Ngài quan tâm theo dõi và liên lạc với cộng đoàn Phú Quý qua cô Lý. Trên mảnh đất do gia đình cô Lý hiến tặng giáo phận, Đức cha Nicôla đã cho cha Antôn Vũ Ngọc Đăng và hai thầy ra xem xét và xây cất một ngôi nhà (khánh thành năm 2000) dành cho việc sinh hoạt của cộng đoàn và giao cho cô Lý coi sóc. Từ đây, mỗi Chúa nhật, bà con giáo dân quy tụ về để cùng nhau đọc kinh và suy tôn Lời Chúa. Vì hoàn cảnh không có linh mục, cô Lý đã đem hết vốn sống và kiến thức từ những năm tháng học tập trong dòng ra để hướng dẫn Giáo lý và Đức tin cho anh chị em mình. Rồi khi có điều kiện, cô lại đưa họ về Tòa Giám mục để lãnh các Bí tích. Là một nhóm giáo dân nhỏ, lại không có linh mục hướng dẫn tâm linh, nhưng cộng đoàn có một sức sống và niềm tin mạnh mẽ, trong tinh thần chia sẻ, nâng đỡ, bao bọc với tha nhân xung quanh.
Mãi đến năm 2007, bà con mới có Thánh lễ Phục Sinh đầu tiên trên đảo do cha Anrê Lương Vĩnh Phú dâng. Năm 2009, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, được Đức cha Giuse trao nhiệm vụ thay Tòa Giám mục chăm lo cộng đoàn Phú Quý. Ngài đã phải bôn ba để xin đất xây dựng nhà thờ. Năm 2011, chính quyền cấp cho giáo họ gần 2000m2 đất xây dựng nhà thờ. Có đất rồi, Cha Sáng lại tiếp tục gởi thư ngỏ đến các giáo xứ trên cả giáo phận Phan Thiết và đi gõ cửa nhiều nơi để xin kinh phí xây dựng nhà thờ. Ngày 02/05/2012, Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Đảo Phú Quý. Trong thời gian xây dựng nhà giáo lý và nhà thờ đã có cha Phêrô Nguyễn Minh Triết (lúc này còn là phó tế), thầy GB. Nguyễn Trọng Khiêm và thầy Phó tế Phaolô Hoàng Văn Tới phụ cha Sáng coi sóc xây dựng công trình và hướng dẫn đức tin cho cộng đoàn. Tháng 03/2013, khi công trình nhà thờ đã gần hoàn tất, Đức Giám Mục cử cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh ra quản nhiệm giáo họ cho đến hôm nay.
Người dân đảo vẫn còn giữ được bản sắc của mình thể hiện qua nét hiền hòa, đơn sơ, thân thiện và hiếu khách, sống nghĩa tình đùm bọc nhau. Tâm hồn tươi đẹp của người dân đảo chính là mảnh đất màu mỡ đang chờ những hạt giống Đức tin gieo trồng. Đảo có tiềm năng về tài nguyên biển và ven biển, khoáng sản, các nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hải sản. Ngoài ra, vùng này còn có thế mạnh về du lịch, thuận lợi giao thông, có cơ sở hạ tầng tốt, tập trung. Chính vì thế, việc một nhà thờ Công giáo hiện diện trên đảo sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển, đáp ứng các nhu cầu và hoạt động xã hội, văn hóa, tinh thần cho người dân trên đảo, cũng như cho khách du lịch và các thuyền nhân ghé lại cảng liên hệ làm ăn, mua bán.
Ngôi Thánh Đường mới với Thánh Giá trên tháp chuông vươn cao biểu hiện Thiên Chúa ở giữa dân Người rồi đây sẽ là một điểm quy chiếu để các ngư dân hướng về xin ơn bình an và trúng được mẻ lưới đầy mỗi khi giong buồm ra khơi đánh bắt hải sản. Và cũng là lời tạ ơn được trở về khi trở về sau một đêm lao động trên biển khơi. Lịch sử của cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý vừa mở ra một trang mới với bao nhiêu hy vọng về tương lai sáng đẹp trong ánh sáng của Thiên Chúa Toàn Năng.
Xem hình ảnh
Vượt biển đến với anh chị em Đảo Phú Quý
16g00 chiều ngày 30.04.2013, hai tàu Bình Thuận 16 và Bình Thuận 18 cập cảng đưa Đức Giám Mục và khoảng 400 quan khách từ đất liền ra dự Lễ Cung Hiến nhà thờ Đảo Phú Quý. Sau chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 12g00) nhờ Chúa thương cho biển êm nên hầu hết người trong đoàn đều khỏe và háo hức mong nhanh đến gặp gỡ bà con trên đảo. Gần đến đảo, Đức Cha Giuse đã lên đứng trên mui tàu hướng nhìn về đảo nơi có đoàn chiên bé nhỏ xa xôi nhất của mình. Ngay từ khá xa, đứng trên boong tàu đã trông thấy tháp chuông và mái ngói đỏ của nhà thờ rực lên trong ráng chiều. Tàu cập cảng, mọi người tíu tít chào nhau niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận. Các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ. Đây là lần thứ hai giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các linh mục, tu sĩ và anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm.
Trên mảnh đất được chính quyền cấp xây nhà thờ một năm trước đây còn trống trải, hôm nay một ngôi thánh đường uy nghi với tháp chuông vươn cao biểu hiện một sức sống mới cho cộng đoàn trên đảo. Bên phải nhà thờ là nhà xứ với các phòng giáo lý và sinh hoạt khang trang đã được cất lên. Đằng sau nhà thờ là nhà máy nước uống tinh khiết phục người nghèo do Caritas Phan Thiết xây dựng cũng đã đi vào hoạt động tốt. Xung quanh nhà thờ, các hộ dân cũng đang rộn ràng trong mùa xây dựng. Với tất cả sự nhiệt tình và khéo léo, anh em trong giáo họ đã dựng nên khu rạp che mát khá đơn giản nhưng xinh xắn bằng bạt và tre phục vụ cho ngày lễ. Toàn khu vực nhà thờ (gần 2.000m2), rực rỡ trong màu sắc của băng rôn chào mừng, cờ Hội Thánh và cờ dân tộc bay phất phới.
Thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ Đảo Phú Quý
Sáng sớm ngày 01.05.2012 bà con giáo dân đã kéo nhau đến để làm việc đã được phân công của mình. Thanh niên thanh nữ vui tươi khi đứng hàng chào danh dự trong ngày lịch sử trọng đại.
Cùng hiện diện chung chia niềm vui với cộng đoàn Công giáo có Quý khách từ đất liền, đại diện chính quyền các cấp và tôn giáo bạn cũng đến tham dự lễ.
Hơn 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải. Bà con giáo dân hào hứng nói với nói với nhau Lễ Cung Hiến Nhà Thờ hôm nay là “biến cố ngàn năm mới có” trên đảo này.
Nghi thức làm phép đài Đức Mẹ, cắt băng khánh thành và Thánh lễ Cung Hiến nhà thờ giáo họ Đảo Phú Quý diễn ra lúc 9g00 sáng do Đức Giám Mục chủ sự. Hôm nay cũng là ngày Mừng kính Thánh Giuse Thợ, Bổn Mạng Giáo họ. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse chào mừng toàn thể cộng đoàn và chuyển lời chào thăm - chúc mừng của Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, cùng tất cả linh mục - tu sĩ - giáo dân trên khắp GP Phan Thiết đang hướng lòng về đảo nhỏ trong ngày lễ trọng đại này. Tất cả đều là hồng ân của Chúa.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng dù trời ban trưa khá nắng và nóng. Trong thánh lễ, Đức Cha Giuse đã ban phép Thêm sức cho 12 giáo dân trong họ đạo. Sau phần hiệp lễ, đại diện cộng đoàn Công giáo trên đảo dâng lời tri ân đến Đức Giám Mục, đoàn đồng tế, quan khách, quý ân nhân trong và ngoài nước, chính quyền và nhất là toàn thể đại gia đình Giáo phận Phan Thiết đã luôn lưu tâm đến đoàn chiên nhỏ bé nơi hải đảo xa xôi này bằng nhiều cách trong những năm qua. Giáo họ cám ơn cách đặc biệt cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, quản lý TGM Phan Thiết trong 4 năm đặc trách đã chăm lo cho giáo họ về nhiều mặt mà rõ ràng nhất là công trình xây dựng nhà thờ và nhà xứ. Giáo họ hết lòng cám ơn cha quản nhiệm Giuse Nguyễn Thanh Cảnh, quý thầy đã - đang giúp xứ và quý dì Phúc Âm Sự Sống đã trực tiếp xây dựng cho đoàn chiên cả nhà thờ vật chất và đền thờ tâm hồn.
Niềm vui còn được kéo dài với Chương trình diễn nguyện – văn nghệ đặc sắc với chủ đề Phú Quý – Niềm Vui Mới khai mạc lúc 19g00 cùng ngày làm rộn ràng cả một góc trời huyện đảo. Từng tiết mục mang đậm nghệ thuật và tính nhân văn với sự diễn xuất hết mình của giáo dân trong giáo họ Phú Quý, các nữ tu Dòng Phúc Âm Sự Sống, Dòng MTG Phan Thiết, chủng sinh CV Nicôla, ca đoàn giáo xứ Ma Lâm dưới sự chỉ đạo của Linh mục – Nhạc sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt. Các ca sĩ công giáo tại Sài Gòn như Xuân Trường, Đông Nghi, Diệu Hiền, Hoàng Dung cũng vượt biển góp tiếng hát chúc mừng cộng đoàn trên đảo.
Tâm tình của giáo dân Phú Quý
Ông cụ Nguyên, người cao tuổi nhất trong cộng đoàn Phú Quý nghẹn ngào nói rằng ông đã mãn nguyện vì trước khi nhắm mắt có thể an tâm về đạo nghĩa của con cháu. Với tổng cộng 25 người con cháu, gia đình của ông chiếm 1/6 tổng số giáo dân trên đảo.
Ông John Võ, một Việt kiều Mỹ gốc đảo xa quê 37 năm đã cố gắng sắp xếp công việc để chung vui với giáo họ trong ngày khánh thành nhà thờ. Ông chia sẻ: “Ở xa nhưng lúc nào lòng tôi cũng đau đáu hướng về Phú Quý. Khi biết chính quyền cho phép xây nhà thờ, gia đình tôi và bạn hữu đã cố gắng dành dụm nhiều hơn để gởi về góp gạch góp đá xây thánh đường cho con cháu. Hôm mới về đảo, tôi vội chạy đến nhà thờ. Nhìn thấy nhà thờ đẹp đẽ khanh trang mà tôi vui mừng muốn khóc. Tôi về đây mang theo bao nỗi niềm của những người con đảo Phú Quý phương xa”.
Cô Anna Nguyễn Thị Lý, người có công quy tụ và gầy dựng cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý thuở ban đầu, bộc bạch: “Điều ước muốn lớn lao nhất trong đời tôi là khẩn cầu Thiên Chúa cho có một mục tử đến ở giữa đàn chiên trên đảo này. Giờ đây điều đó đã thành hiện thực, tất cả là hồng ân của Thiên Chúa. Cả cộng đoàn đảo Phú Quý xin tạ ơn Chúa và tri ân Đức Giám Mục”.
Đến với với đảo nhỏ thân thương, những người khách ở đất liền ghi nhớ hình ảnh một giáo đoàn nhỏ bé nhưng đang dào dạt sức sống trong tinh thần mới với Ngôi Thánh Đường mới để sống làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo. Đức Giêsu Kitô sẽ là thuyền trưởng đưa con thuyền giáo họ Đảo Phú Quý vượt qua muôn phong ba bão táp trong hành trình Đức tin và phát triển về mọi mặt cùng với sự bảo trợ của Thánh Giuse Quan Thầy giáo họ.
Một thoáng lịch sử về Giáo họ Đảo Phú Quý
Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ nằm ở Nam biển Đông. Diện tích tự nhiên 16 km2, cách TP. Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây. Sử sách xưa ghi tên đảo này dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ 1844, vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Bây giờ, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận. Vì thế, Giáo họ biệt lập Phú Quý hiện là đứa con ở xa nhất của GP Phan Thiết. Đảo hiện tại là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với đủ thành phần và sắc tộc, đông nhất là người Kinh. 80% dân đảo theo đạo Phật, trên hòn đảo nhỏ này có tới 5 ngôi chùa lớn và vô số những chùa, am nhỏ.
Gần 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.
Kể về chuyện đạo, các cụ cao niên nơi đây cho biết, năm 1971, người Công giáo đầu tiên đặt chân đến đảo là bà Nguyễn Thị Hường (thường gọi là bà Long), quê ở Đồng Hới. Chồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập đạo Công giáo, đưa bà về đảo sinh sống. Tuy nhiên, đạo Công giáo chỉ mới phát triển trên đảo này từ năm 1990, khi cô giáo Anna Nguyễn Thị Lý tình nguyện ra đảo dạy học, mang theo gia đình. Là một cựu tu sinh của Dòng MTG Quy Nhơn, cô đã gây dựng và liên kết cộng đoàn vốn rất ít oi anh chị em Công giáo trên đảo để nâng đỡ đức tin cho nhau trong hoàn cảnh không có linh mục coi sóc. Cô tìm gặp những người đồng đạo khác như ông Nguyên, ông Rô, bà Long, ông Kính... tạo nên cộng đoàn nhỏ bé vài chục người, cố gắng duy trì, tụ họp nhau mừng các ngày lễ lớn Công giáo. Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục GP Phan Thiết lúc bấy giờ cũng luôn canh cánh với đứa con nhỏ ở xa. Ngài quan tâm theo dõi và liên lạc với cộng đoàn Phú Quý qua cô Lý. Trên mảnh đất do gia đình cô Lý hiến tặng giáo phận, Đức cha Nicôla đã cho cha Antôn Vũ Ngọc Đăng và hai thầy ra xem xét và xây cất một ngôi nhà (khánh thành năm 2000) dành cho việc sinh hoạt của cộng đoàn và giao cho cô Lý coi sóc. Từ đây, mỗi Chúa nhật, bà con giáo dân quy tụ về để cùng nhau đọc kinh và suy tôn Lời Chúa. Vì hoàn cảnh không có linh mục, cô Lý đã đem hết vốn sống và kiến thức từ những năm tháng học tập trong dòng ra để hướng dẫn Giáo lý và Đức tin cho anh chị em mình. Rồi khi có điều kiện, cô lại đưa họ về Tòa Giám mục để lãnh các Bí tích. Là một nhóm giáo dân nhỏ, lại không có linh mục hướng dẫn tâm linh, nhưng cộng đoàn có một sức sống và niềm tin mạnh mẽ, trong tinh thần chia sẻ, nâng đỡ, bao bọc với tha nhân xung quanh.
Mãi đến năm 2007, bà con mới có Thánh lễ Phục Sinh đầu tiên trên đảo do cha Anrê Lương Vĩnh Phú dâng. Năm 2009, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, được Đức cha Giuse trao nhiệm vụ thay Tòa Giám mục chăm lo cộng đoàn Phú Quý. Ngài đã phải bôn ba để xin đất xây dựng nhà thờ. Năm 2011, chính quyền cấp cho giáo họ gần 2000m2 đất xây dựng nhà thờ. Có đất rồi, Cha Sáng lại tiếp tục gởi thư ngỏ đến các giáo xứ trên cả giáo phận Phan Thiết và đi gõ cửa nhiều nơi để xin kinh phí xây dựng nhà thờ. Ngày 02/05/2012, Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Đảo Phú Quý. Trong thời gian xây dựng nhà giáo lý và nhà thờ đã có cha Phêrô Nguyễn Minh Triết (lúc này còn là phó tế), thầy GB. Nguyễn Trọng Khiêm và thầy Phó tế Phaolô Hoàng Văn Tới phụ cha Sáng coi sóc xây dựng công trình và hướng dẫn đức tin cho cộng đoàn. Tháng 03/2013, khi công trình nhà thờ đã gần hoàn tất, Đức Giám Mục cử cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh ra quản nhiệm giáo họ cho đến hôm nay.
Người dân đảo vẫn còn giữ được bản sắc của mình thể hiện qua nét hiền hòa, đơn sơ, thân thiện và hiếu khách, sống nghĩa tình đùm bọc nhau. Tâm hồn tươi đẹp của người dân đảo chính là mảnh đất màu mỡ đang chờ những hạt giống Đức tin gieo trồng. Đảo có tiềm năng về tài nguyên biển và ven biển, khoáng sản, các nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hải sản. Ngoài ra, vùng này còn có thế mạnh về du lịch, thuận lợi giao thông, có cơ sở hạ tầng tốt, tập trung. Chính vì thế, việc một nhà thờ Công giáo hiện diện trên đảo sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển, đáp ứng các nhu cầu và hoạt động xã hội, văn hóa, tinh thần cho người dân trên đảo, cũng như cho khách du lịch và các thuyền nhân ghé lại cảng liên hệ làm ăn, mua bán.
Ngôi Thánh Đường mới với Thánh Giá trên tháp chuông vươn cao biểu hiện Thiên Chúa ở giữa dân Người rồi đây sẽ là một điểm quy chiếu để các ngư dân hướng về xin ơn bình an và trúng được mẻ lưới đầy mỗi khi giong buồm ra khơi đánh bắt hải sản. Và cũng là lời tạ ơn được trở về khi trở về sau một đêm lao động trên biển khơi. Lịch sử của cộng đoàn Công giáo trên đảo Phú Quý vừa mở ra một trang mới với bao nhiêu hy vọng về tương lai sáng đẹp trong ánh sáng của Thiên Chúa Toàn Năng.