Ngày 23 tháng 04 năm 2013 vừa qua Quốc hội Pháp đã chính thức hợp thức luật hôn nhân đồng giới với 331 phiếu thuận, 225 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Với kết quả này, Pháp trở thành nước thứ 9 tại Châu Âu và nước thứ 14 trên thế giới công nhận loại hôn nhân này.
Tiếp theo sau luật ly dị, giờ đây hôn nhân tự nhiên giữa một người nam và một người nữ lại bị đặt trong tình trạng đe dọa ở mức độ trầm trọng hơn rất nhiều bởi thứ luật trái tự nhiên do con người nặn ra.
Hơn ai hết chính những trẻ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Nếu như trước đây, luật ly dị tước đoạt của chúng một mái ấm gia đình để bắt buộc chúng phải tìm chỗ dựa nơi ông bà, hoặc chỉ sống với một mình bố hay mẹ, hoặc phải sống với một gia đình mới hết sức phức tạp bao gồm con riêng của chồng, con riêng của vợ và con chung, thì luật hôn nhân đồng tính lại làm tổn thương trẻ thơ gấp bội mà hậu quả thì không thể lường hết.
Sự tổn thương đầu tiên đối với những trẻ được đôi hôn nhân đồng tính nhận làm con nuôi là tước đoạt đi của trẻ em môi trường nuôi dạy tự nhiên trong gia đình của bố mẹ đẻ và sau này khi lớn lên phải chịu ảnh hưởng về tâm lý vì được nuôi dạy bởi hoặc là hai người bố, hoặc là hai người mẹ.
Một trẻ mồ côi cha hoặc mẹ dù vẫn được người còn lại hết mực nuôi dưỡng và chăm sóc, nhưng không thể thế chỗ cho người đã khuất, vì cùng một lúc một người không thể đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ làm cha và làm mẹ được. Dù được người cha hoặc mẹ còn sống bù đắp, con trẻ mồ côi vẫn bị thiếu đi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Tổn thương thứ hai gây ra đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp trẻ thơ hoàn toàn khác giới tính với cặp đồng tính nhận nuôi, như bé gái được nuôi bởi hai người bố, và bé trai được nuôi bởi hai người mẹ. Câu hỏi đầu tiên chúng sẽ đặt ra là tại sao mình lại không có mẹ, hoặc không có bố và không được nuôi dưỡng trong một gia đình bình thường ? Điều khác nữa tạo ra cho trẻ thơ một tổn hương tâm lý vì chúng cảm thấy đơn côi trong gia đình khi nhận ra mình chẳng giống với một ai. Đó chính là hậu quả của sự chối bỏ tính khác biệt về giới tính. Hậu quả này gây tác động trực tiếp trong quá trình hình thành tâm sinh lý và nhân cách của trẻ thơ.
Định chế hôn nhân tự nhiên vẫn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ thơ. Chúng được sinh ra và nuôi dưỡng bởi chính cha mẹ của mình. Chúng được thừa hưởng nền giáo dục bởi sự kết hợp hài hòa tương tác giữa cha và mẹ. Bé gái sẽ dễ dàng hình thành nữ tính bởi sự hướng dẫn và mẫu gương của người bà, người mẹ và người chị trong gia đình. Cũng vậy, bé trai phát triển nam tính cách tự nhiên nhờ sự giáo dục và tấm gương của người ông, người bố và người anh trong gia đình huyết thống.
Cách thái quá, văn hóa Tây Phương quý vật nuôi như chó hay mèo trong nhà giống hệt một thành viên trong gia đình. Đôi khi chúng được đối xử chẳng khác gì như một con người. Điều này lại trực tiếp gây bất công đối với những người nghèo khổ. Trong khi họ thiếu cả về tình cảm và của ăn, thì những người kia lại gạt họ ra bên ngoài cuộc sống của mình để rồi có sự đối xử tốt nhưng lệch lạc đối với chó mèo.
Nhận nuôi con nuôi chắc chắn khác hẳn với việc nuôi chó mèo, vì không phải khi cung cấp đầy đủ cho đứa trẻ của ăn và áo mặc là đã xong bổn phận. Chúng phải được phát triển một cách toàn diện bao gồm tâm sinh lý, đời sống tâm linh và tinh thần, cũng như các nhân đức nhân bản và kiến thức liên quan đến mọi lãnh vực …Đó là quyền lợi bất khả xâm phạm của trẻ em mà các thể chế xã hội cần phải bảo vệ và tôn trọng và nhất là tuyệt đối không được phép tước bỏ khỏi chúng thứ quyền lợi thiêng liêng này.
Tiếp theo sau luật ly dị, giờ đây hôn nhân tự nhiên giữa một người nam và một người nữ lại bị đặt trong tình trạng đe dọa ở mức độ trầm trọng hơn rất nhiều bởi thứ luật trái tự nhiên do con người nặn ra.
Hơn ai hết chính những trẻ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Nếu như trước đây, luật ly dị tước đoạt của chúng một mái ấm gia đình để bắt buộc chúng phải tìm chỗ dựa nơi ông bà, hoặc chỉ sống với một mình bố hay mẹ, hoặc phải sống với một gia đình mới hết sức phức tạp bao gồm con riêng của chồng, con riêng của vợ và con chung, thì luật hôn nhân đồng tính lại làm tổn thương trẻ thơ gấp bội mà hậu quả thì không thể lường hết.
Sự tổn thương đầu tiên đối với những trẻ được đôi hôn nhân đồng tính nhận làm con nuôi là tước đoạt đi của trẻ em môi trường nuôi dạy tự nhiên trong gia đình của bố mẹ đẻ và sau này khi lớn lên phải chịu ảnh hưởng về tâm lý vì được nuôi dạy bởi hoặc là hai người bố, hoặc là hai người mẹ.
Một trẻ mồ côi cha hoặc mẹ dù vẫn được người còn lại hết mực nuôi dưỡng và chăm sóc, nhưng không thể thế chỗ cho người đã khuất, vì cùng một lúc một người không thể đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ làm cha và làm mẹ được. Dù được người cha hoặc mẹ còn sống bù đắp, con trẻ mồ côi vẫn bị thiếu đi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Tổn thương thứ hai gây ra đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp trẻ thơ hoàn toàn khác giới tính với cặp đồng tính nhận nuôi, như bé gái được nuôi bởi hai người bố, và bé trai được nuôi bởi hai người mẹ. Câu hỏi đầu tiên chúng sẽ đặt ra là tại sao mình lại không có mẹ, hoặc không có bố và không được nuôi dưỡng trong một gia đình bình thường ? Điều khác nữa tạo ra cho trẻ thơ một tổn hương tâm lý vì chúng cảm thấy đơn côi trong gia đình khi nhận ra mình chẳng giống với một ai. Đó chính là hậu quả của sự chối bỏ tính khác biệt về giới tính. Hậu quả này gây tác động trực tiếp trong quá trình hình thành tâm sinh lý và nhân cách của trẻ thơ.
Định chế hôn nhân tự nhiên vẫn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ thơ. Chúng được sinh ra và nuôi dưỡng bởi chính cha mẹ của mình. Chúng được thừa hưởng nền giáo dục bởi sự kết hợp hài hòa tương tác giữa cha và mẹ. Bé gái sẽ dễ dàng hình thành nữ tính bởi sự hướng dẫn và mẫu gương của người bà, người mẹ và người chị trong gia đình. Cũng vậy, bé trai phát triển nam tính cách tự nhiên nhờ sự giáo dục và tấm gương của người ông, người bố và người anh trong gia đình huyết thống.
Cách thái quá, văn hóa Tây Phương quý vật nuôi như chó hay mèo trong nhà giống hệt một thành viên trong gia đình. Đôi khi chúng được đối xử chẳng khác gì như một con người. Điều này lại trực tiếp gây bất công đối với những người nghèo khổ. Trong khi họ thiếu cả về tình cảm và của ăn, thì những người kia lại gạt họ ra bên ngoài cuộc sống của mình để rồi có sự đối xử tốt nhưng lệch lạc đối với chó mèo.
Nhận nuôi con nuôi chắc chắn khác hẳn với việc nuôi chó mèo, vì không phải khi cung cấp đầy đủ cho đứa trẻ của ăn và áo mặc là đã xong bổn phận. Chúng phải được phát triển một cách toàn diện bao gồm tâm sinh lý, đời sống tâm linh và tinh thần, cũng như các nhân đức nhân bản và kiến thức liên quan đến mọi lãnh vực …Đó là quyền lợi bất khả xâm phạm của trẻ em mà các thể chế xã hội cần phải bảo vệ và tôn trọng và nhất là tuyệt đối không được phép tước bỏ khỏi chúng thứ quyền lợi thiêng liêng này.