Cây Dừa Sau Nhà.
Ngồi ngắm cây dừa sau nhà tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ so sánh cây dừa với cuộc đời của mình. Cây dừa cao lên do những lớp bẹ dừa, hết lớp này già thì lớp non khác trổ sinh. Người trước dọn đường cho những người đi sau và người đi sau cần nhớ ơn người đi trước.
Cây dừa cao vút, ngả nghiêng theo gió chiều. Cây dừa càng cao thì càng có nhiều dấu tích những bẹ dừa già bị đào thải. Từ vút cao trên ngọn dừa những bẹ dừa non màu lá mạ tha hồ mà ngắm mà nhìn thế giới xung quanh, nhất là chắc nó hãnh diện lắm vì thế đứng cao của mình, thương hại cho những ngọn cỏ lùm hoa thấp lè tè phía duới. Nó đâu có biết rằng vị trí cao hôm nay của nó đã được những bẽ dừa đi trước xây dựng, bồi đắp bằng cách chết đi, biến thành những đốt dừa nâng đỡ vinh quang của nó .
Quan sát những bẹ dừa già phía dưới, có bẹ chỉ còn cái cuống bám vào thân dừa, có bẹ thì chỉ còn vài lá đã khô héo, có bẹ nuối tiếc vài lá vàng xác sơ. Càng lên cao bẹ dừa càng xanh, từ xanh đậm đến xanh màu lúa non ở trên ngọn. Khi những bẹ dừa già cỗi, chết đi lại là lúc nó làm cho cây dừa vươn cao thêm, cao thêm.
Ngẫm về đời người cũng thế, mình cũng có thời là trẻ thơ tung tăng cắp sách đến trường, có thời là thanh niên ôm nhiều mơ ước, có thời thành đạt danh vọng tiền tài rủng rỉnh, có thời đóng góp xây dựng cho xã hội và có thời về hưu để nhường chỗ cho những người trẻ hơn khác.
Thời gian nào, gian đoạn nào trong đời cũng có mục đích của nó nếu chúng ta sống trọn vẹn và làm đầy đủ những việc cần phải làm.
Có người bảo giới trẻ là tương lai của xã hội, của Giáo Hội, thế thì giới già là gì của xã hội? Phải chăng là gánh nặng của xã hội?
Văn hoá Việt Nam mình rất kính trọng người già vì cho rằng người già giữ túi khôn của xã hội. Ra đường gặp người già phải cúi chào, phải nhường lối bước cho người già...Bố mẹ ông bà được con cái, cháu chắt phục dưỡng chăm sóc rất tận tình. Các cụ đươc chết tại nhà trong vòng tay yêu thương của con cái. Tôi còn nhớ câư " bé cậy cha già cậy con" nói lên sự gắn bó yêu thương, sự hỗ tương trong gia đình.
Sống ở nước ngoài người già đã không còn được kính trọng nhiều nữa. Với cái nhìn duy vật chất, người già đã trở thành gánh nặng cho con cái, cho xã hội bởi người già không còn làm ra của cải vật chất nữa. Rất ít các cụ được con cái chăm sóc tại nhà mà đa phần được gởi vào viện dưỡng lão.
Tôi có quen một gia đình khá giả nhưng luôn duy trì văn hoá lễ giáo Việt Nam. Bố của anh chị đã già nhưng anh chị vẫn chăm sóc trong nhà. Ông cụ sợ nhất là bị các con đưa vào viện dưỡng lão . Cụ nói rằng nếu phải đưa cụ vào viện dưỡng lão thì thà cho ông cụ được chết ngay trong căn phòng này. Cuối cùng thì ông cụ đã ra đi tại nhà và căn phòng của ông cụ anh chị vẫn giữ nguyên và lúc nào cũng có một bình hoa tươi ở trên bàn. Ông cụ này thật là người có được hạnh phúc tuyệt vời.
Tôi từng có dịp đi thăm các cụ già trong viện dưỡng lão ở đây. Các cụ được chăm sóc thuốc men đầy đủ nhưng thiếu một cái gì đó rất linh thiêng, rất nhiệm màu. Vừa bước vào khu người già là tôi bắt gặp ngay những ánh mắt lạc lõng nhìn về cõi xa xăm như chờ đợi ai đó của các cụ. Một cụ bà khi đang nói chuyện với tôi mà mắt cứ nhìn về phía cửa. Cụ đã ngoài 80 tuổi nhưng trông còn dáng dấp của một thời trâm anh ngày xưa tuy ánh mắt và khuôn mặt thì đượm nhiều suy tư buồn lo. Việc đầu tiên cụ than trách là sao Chúa không cất cụ về sớm mà để cụ sống mãi, đã trên 80 rồi mà không chết ,để cụ và con cháu cụ phải khổ!
Cụ cho biết là lâu lắm rồi chẳng có đứa con, cháu nào của cụ đến thăm cả. Mà con cháu của cụ đâu có ít ỏi gì cho cam, những tám đứa con trai và hai đứa con gái và hàng tá cháu chắt. Nhớ lại ngày hai cụ và gia đình mới đặt chân đến xứ Mỹ này, chân ướt chân ráo, tuy vất vả kiếm sống qua ngày nhưng mà vui vì mọi người đều ở chung trong cùng một nhà. Rồi kể từ ngày ông mất đi do một tai nạn nghề nghiệp, cụ bà cứ heo hon mãi trong khi các con đã khôn lớn. Cụ lau nước mắt kể tiếp: hai đứa con lớn của tôi hiện nay là hai ông nha sĩ trong cái thành phố này, còn những đứa khác thì cũng vào loại ăn nên làm ra hơn người, nhưng, cụ lại chép miệng, nhưng chúng nó bạc lắm anh ạ. Đầu tiên là chúng cãi nhau về chuyện tôi ở nhà ai, cứ nghe chúng bàn bạc là tôi đã thấy nhục rồi. Đứa nào cũng có lý do chính đáng để không thể nuôi tôi được, tôi đành lên tiếng là hãy đưa mẹ vào viện dưỡng lão cũng được. Thế là chúng nó đều đồng ý đưa tôi vào đây. Những tuần lễ đầu thì chúng thay nhau đến thăm, tôi nghĩ là mình đã tìm ra giải pháp đúng cho mình và cho các con. Mình cứ ở đây rồi tối hay cuối tuần chúng vào thăm thì cũng được, nhưng sau này thì những cuộc thăm viếng cứ thưa dần. Đã mấy năm rồi chẳng thấy đứa nào tới, không biết các con tôi có gặp khó khăn gì không? Tôi chỉ biết cầu nguyện cho các con cháu tôi được bình an thôi, nhưng ruột gan của tôi thì như lửa đốt anh ạ. Không biết các con tôi lúc này ra sao, hay tôi có làm gì để chúng giận không , hay tôi sống dai quá, mà đành lòng bỏ mẹ ở đây một mình như thế này. Rồi cụ ôm tôi khóc nức nở. Tôi cũng khóc. Sau đó tôi hỏi cụ là tên con cụ là gì để tôi tìm giúp cho, cụ lắc đầu ngậm ngùi; “tôi vẫn tin là các con tôi sẽ đến trước khi tôi nhắm mắt lìa đời, thế nào rồi chúng nó cũng đến!!!. Anh đừng tìm kẻo thiên hạ lại nghĩ con tôi là bất hiếu, chắc không phải vậy đâu…các con tôi thưong mẹ lắm mà…”
Không phải chỉ có cụ bà này thôi đâu, có nhiều cụ trong thảm cảnh này lắm. Sao mà lòng người lại bạc bẽo thế! Có cụ cứ nắm chặt lấy tay tôi không nói, nhưng tôi nhận được sư thiếu vắng tình thương trong những cái nắm tay bịn rịn ấy. Cứ mỗi lần vào thăm các cụ trong viện dưỡng lão là tôi lại khóc và khi ra về tôi thấy lòng mình ngao ngán cho sự đời đen bạc. Tôi nhìn lên trời cao " Chúa ơi, xin thương đến những người già đang cô đơn này!"
Hỡi những người làm con,cha mẹ già chẳng cần tiền bạc gì của quý anh chị. Họ chỉ cần tình yêu thương mà họ đã gieo vãi vào trong tâm hồn non trẻ của những người con. Họ hy vọng những hạt giống yêu thương nhân nghĩa ấy lớn lên đâm bông và kết trái.
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương và là Đấng An Ủi, xin thương đến những người già nua đang bị những cô đơn buồn tủi giày vò. Xin tha thứ và biến đổi những người con vì vô tình đã đối xử tệ bạc với cha mẹ mình.
San Jose ngày 23 tháng 8 năm 2013
Giuse Thẩm Nguyễn
Ngồi ngắm cây dừa sau nhà tự nhiên tôi nảy ra ý nghĩ so sánh cây dừa với cuộc đời của mình. Cây dừa cao lên do những lớp bẹ dừa, hết lớp này già thì lớp non khác trổ sinh. Người trước dọn đường cho những người đi sau và người đi sau cần nhớ ơn người đi trước.
Cây dừa cao vút, ngả nghiêng theo gió chiều. Cây dừa càng cao thì càng có nhiều dấu tích những bẹ dừa già bị đào thải. Từ vút cao trên ngọn dừa những bẹ dừa non màu lá mạ tha hồ mà ngắm mà nhìn thế giới xung quanh, nhất là chắc nó hãnh diện lắm vì thế đứng cao của mình, thương hại cho những ngọn cỏ lùm hoa thấp lè tè phía duới. Nó đâu có biết rằng vị trí cao hôm nay của nó đã được những bẽ dừa đi trước xây dựng, bồi đắp bằng cách chết đi, biến thành những đốt dừa nâng đỡ vinh quang của nó .
Quan sát những bẹ dừa già phía dưới, có bẹ chỉ còn cái cuống bám vào thân dừa, có bẹ thì chỉ còn vài lá đã khô héo, có bẹ nuối tiếc vài lá vàng xác sơ. Càng lên cao bẹ dừa càng xanh, từ xanh đậm đến xanh màu lúa non ở trên ngọn. Khi những bẹ dừa già cỗi, chết đi lại là lúc nó làm cho cây dừa vươn cao thêm, cao thêm.
Ngẫm về đời người cũng thế, mình cũng có thời là trẻ thơ tung tăng cắp sách đến trường, có thời là thanh niên ôm nhiều mơ ước, có thời thành đạt danh vọng tiền tài rủng rỉnh, có thời đóng góp xây dựng cho xã hội và có thời về hưu để nhường chỗ cho những người trẻ hơn khác.
Thời gian nào, gian đoạn nào trong đời cũng có mục đích của nó nếu chúng ta sống trọn vẹn và làm đầy đủ những việc cần phải làm.
Có người bảo giới trẻ là tương lai của xã hội, của Giáo Hội, thế thì giới già là gì của xã hội? Phải chăng là gánh nặng của xã hội?
Văn hoá Việt Nam mình rất kính trọng người già vì cho rằng người già giữ túi khôn của xã hội. Ra đường gặp người già phải cúi chào, phải nhường lối bước cho người già...Bố mẹ ông bà được con cái, cháu chắt phục dưỡng chăm sóc rất tận tình. Các cụ đươc chết tại nhà trong vòng tay yêu thương của con cái. Tôi còn nhớ câư " bé cậy cha già cậy con" nói lên sự gắn bó yêu thương, sự hỗ tương trong gia đình.
Sống ở nước ngoài người già đã không còn được kính trọng nhiều nữa. Với cái nhìn duy vật chất, người già đã trở thành gánh nặng cho con cái, cho xã hội bởi người già không còn làm ra của cải vật chất nữa. Rất ít các cụ được con cái chăm sóc tại nhà mà đa phần được gởi vào viện dưỡng lão.
Tôi có quen một gia đình khá giả nhưng luôn duy trì văn hoá lễ giáo Việt Nam. Bố của anh chị đã già nhưng anh chị vẫn chăm sóc trong nhà. Ông cụ sợ nhất là bị các con đưa vào viện dưỡng lão . Cụ nói rằng nếu phải đưa cụ vào viện dưỡng lão thì thà cho ông cụ được chết ngay trong căn phòng này. Cuối cùng thì ông cụ đã ra đi tại nhà và căn phòng của ông cụ anh chị vẫn giữ nguyên và lúc nào cũng có một bình hoa tươi ở trên bàn. Ông cụ này thật là người có được hạnh phúc tuyệt vời.
Tôi từng có dịp đi thăm các cụ già trong viện dưỡng lão ở đây. Các cụ được chăm sóc thuốc men đầy đủ nhưng thiếu một cái gì đó rất linh thiêng, rất nhiệm màu. Vừa bước vào khu người già là tôi bắt gặp ngay những ánh mắt lạc lõng nhìn về cõi xa xăm như chờ đợi ai đó của các cụ. Một cụ bà khi đang nói chuyện với tôi mà mắt cứ nhìn về phía cửa. Cụ đã ngoài 80 tuổi nhưng trông còn dáng dấp của một thời trâm anh ngày xưa tuy ánh mắt và khuôn mặt thì đượm nhiều suy tư buồn lo. Việc đầu tiên cụ than trách là sao Chúa không cất cụ về sớm mà để cụ sống mãi, đã trên 80 rồi mà không chết ,để cụ và con cháu cụ phải khổ!
Cụ cho biết là lâu lắm rồi chẳng có đứa con, cháu nào của cụ đến thăm cả. Mà con cháu của cụ đâu có ít ỏi gì cho cam, những tám đứa con trai và hai đứa con gái và hàng tá cháu chắt. Nhớ lại ngày hai cụ và gia đình mới đặt chân đến xứ Mỹ này, chân ướt chân ráo, tuy vất vả kiếm sống qua ngày nhưng mà vui vì mọi người đều ở chung trong cùng một nhà. Rồi kể từ ngày ông mất đi do một tai nạn nghề nghiệp, cụ bà cứ heo hon mãi trong khi các con đã khôn lớn. Cụ lau nước mắt kể tiếp: hai đứa con lớn của tôi hiện nay là hai ông nha sĩ trong cái thành phố này, còn những đứa khác thì cũng vào loại ăn nên làm ra hơn người, nhưng, cụ lại chép miệng, nhưng chúng nó bạc lắm anh ạ. Đầu tiên là chúng cãi nhau về chuyện tôi ở nhà ai, cứ nghe chúng bàn bạc là tôi đã thấy nhục rồi. Đứa nào cũng có lý do chính đáng để không thể nuôi tôi được, tôi đành lên tiếng là hãy đưa mẹ vào viện dưỡng lão cũng được. Thế là chúng nó đều đồng ý đưa tôi vào đây. Những tuần lễ đầu thì chúng thay nhau đến thăm, tôi nghĩ là mình đã tìm ra giải pháp đúng cho mình và cho các con. Mình cứ ở đây rồi tối hay cuối tuần chúng vào thăm thì cũng được, nhưng sau này thì những cuộc thăm viếng cứ thưa dần. Đã mấy năm rồi chẳng thấy đứa nào tới, không biết các con tôi có gặp khó khăn gì không? Tôi chỉ biết cầu nguyện cho các con cháu tôi được bình an thôi, nhưng ruột gan của tôi thì như lửa đốt anh ạ. Không biết các con tôi lúc này ra sao, hay tôi có làm gì để chúng giận không , hay tôi sống dai quá, mà đành lòng bỏ mẹ ở đây một mình như thế này. Rồi cụ ôm tôi khóc nức nở. Tôi cũng khóc. Sau đó tôi hỏi cụ là tên con cụ là gì để tôi tìm giúp cho, cụ lắc đầu ngậm ngùi; “tôi vẫn tin là các con tôi sẽ đến trước khi tôi nhắm mắt lìa đời, thế nào rồi chúng nó cũng đến!!!. Anh đừng tìm kẻo thiên hạ lại nghĩ con tôi là bất hiếu, chắc không phải vậy đâu…các con tôi thưong mẹ lắm mà…”
Không phải chỉ có cụ bà này thôi đâu, có nhiều cụ trong thảm cảnh này lắm. Sao mà lòng người lại bạc bẽo thế! Có cụ cứ nắm chặt lấy tay tôi không nói, nhưng tôi nhận được sư thiếu vắng tình thương trong những cái nắm tay bịn rịn ấy. Cứ mỗi lần vào thăm các cụ trong viện dưỡng lão là tôi lại khóc và khi ra về tôi thấy lòng mình ngao ngán cho sự đời đen bạc. Tôi nhìn lên trời cao " Chúa ơi, xin thương đến những người già đang cô đơn này!"
Hỡi những người làm con,cha mẹ già chẳng cần tiền bạc gì của quý anh chị. Họ chỉ cần tình yêu thương mà họ đã gieo vãi vào trong tâm hồn non trẻ của những người con. Họ hy vọng những hạt giống yêu thương nhân nghĩa ấy lớn lên đâm bông và kết trái.
Lạy Chúa là Cha Yêu Thương và là Đấng An Ủi, xin thương đến những người già nua đang bị những cô đơn buồn tủi giày vò. Xin tha thứ và biến đổi những người con vì vô tình đã đối xử tệ bạc với cha mẹ mình.
San Jose ngày 23 tháng 8 năm 2013
Giuse Thẩm Nguyễn