Nguyễn Trung Tây, SVD
Từ bỏ và Gánh vác
Phụ nữ trong văn hóa Việt Nam chịu nhiều hy sinh… Tại gia tòng phụ, khi còn ở nhà, thời thiếu nữ, vâng lời thân phụ, cha mẹ đặt đâu, con gái ngồi đó. Xuất gia tòng phu, khi rời bỏ bố mẹ, lên xe hoa, thì tòng phu, vâng phục chồng. Nếu phải nói đến chữ từ bỏ, người phụ nữ Việt Nam của dòng lịch sử bốn ngàn năm đã phải từ bỏ nhiều điều. Khi thành gia thất, phụ nữ Việt Nam phải từ bỏ bố mẹ, anh chị em và mái nhà thân thương một thời con gái, sang bến thuyền mới. Một lần dọn nhà bằng ba lần cháy nhà. Ở đây không chỉ đơn giản là dọn nhà, mà còn là sống với một người đàn ông lạ (thời phong kiến), phục vụ bố mẹ và anh chị em nhà chồng. Người vợ mới còn phải học hỏi phong tục và làm quen với nề nếp mới của làng xã và gia tộc của phu quân. Sự từ bỏ cũng chưa dừng lại ở đây. Ngay cả đến cái tên riêng của mình cũng biến mất. Người trong nhà chồng và hàng xóm, mới cũng như cũ, gọi người phụ nữ theo họ và tên theo tên của chồng. Cái tên thân thương quen thuộc của trên dưới hai mươi năm bỗng dưng biến mất, tựa như chưa bao giờ xuất hiện. Từ bỏ danh tính riêng của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của nhiều người phụ nữ trên thế giới nói chung là một từ bỏ lớn…
Riêng việc gách vác, còn ai kinh nghiệm và từng trải bằng người phụ nữ Việt. Thời con gái, phụ nữ gách vác giang sơn của bố mẹ. Khi lập gia đình, người vợ được giao trên đôi vai nhỏ bé cả một giang sơn nhà chồng. Có chồng là phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng thành công, cơ nghiệp phát triển, người vợ được tiếng thơm. Ngược lại, lời ong tiếng ve nổi lên đổ lỗi lên đầu người vợ. Bởi cám cảnh cho thân phận của người phụ nữ Việt, ca dao Việt Nam có câu,
“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”
Cũng trong tâm tình đó, Hồ Dzếnh đã viết,
“Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời.
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực.
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.”
Đức Giêsu đã từ bỏ thiên đàng, sinh xuống trần gian làm người. Bởi thế Mầu Nhiệm Nhập Thể vĩ đại đã từng xảy ra tại phố nhỏ Bethlehem. Mặc dù Người vô tội, nhưng bởi yêu con người, Người gách vác tội lỗi trần gian và thánh giá đời lên đôi vai. Đức Giêsu, do đó, đòi hỏi người tín hữu cũng phải từ bỏ gia đình, sự nghiệp, tất cả. Bởi thế Ngài khẳng định,
“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Luke 14:26).
Mà không chỉ dừng lại ở đó, Ngài tiếp,
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (27).
Nghe ra thì có vẻ nghịch nhĩ. Nhưng hạt lúa mà không chết đi, thì không có cây lúa mới. Bởi Đức Giêsu chết đi, một kỷ nguyên mới của trang sử cứu độ đã được viết lên. Bởi Đức Giêsu từ bỏ thiên đàng, nhọc nhằn gách vác thập giá lên đồi Calvê, một mùa xuân mới đã bắt đầu. Bởi phụ nữ Việt Nam từ bỏ và gánh vác, ngày hôm nay mới có “tôi” ở trên đời. Có những bình thường xảy ra hằng ngày ngay trước mắt, nhưng nếu để ý và suy niệm dù chỉ trong một phút, nhờ ơn trời soi đường dẫn lối, hồng ân thiên đàng mở mắt… Và tôi thấy.
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Từ bỏ và Gánh vác
Phụ nữ trong văn hóa Việt Nam chịu nhiều hy sinh… Tại gia tòng phụ, khi còn ở nhà, thời thiếu nữ, vâng lời thân phụ, cha mẹ đặt đâu, con gái ngồi đó. Xuất gia tòng phu, khi rời bỏ bố mẹ, lên xe hoa, thì tòng phu, vâng phục chồng. Nếu phải nói đến chữ từ bỏ, người phụ nữ Việt Nam của dòng lịch sử bốn ngàn năm đã phải từ bỏ nhiều điều. Khi thành gia thất, phụ nữ Việt Nam phải từ bỏ bố mẹ, anh chị em và mái nhà thân thương một thời con gái, sang bến thuyền mới. Một lần dọn nhà bằng ba lần cháy nhà. Ở đây không chỉ đơn giản là dọn nhà, mà còn là sống với một người đàn ông lạ (thời phong kiến), phục vụ bố mẹ và anh chị em nhà chồng. Người vợ mới còn phải học hỏi phong tục và làm quen với nề nếp mới của làng xã và gia tộc của phu quân. Sự từ bỏ cũng chưa dừng lại ở đây. Ngay cả đến cái tên riêng của mình cũng biến mất. Người trong nhà chồng và hàng xóm, mới cũng như cũ, gọi người phụ nữ theo họ và tên theo tên của chồng. Cái tên thân thương quen thuộc của trên dưới hai mươi năm bỗng dưng biến mất, tựa như chưa bao giờ xuất hiện. Từ bỏ danh tính riêng của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của nhiều người phụ nữ trên thế giới nói chung là một từ bỏ lớn…
Riêng việc gách vác, còn ai kinh nghiệm và từng trải bằng người phụ nữ Việt. Thời con gái, phụ nữ gách vác giang sơn của bố mẹ. Khi lập gia đình, người vợ được giao trên đôi vai nhỏ bé cả một giang sơn nhà chồng. Có chồng là phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng thành công, cơ nghiệp phát triển, người vợ được tiếng thơm. Ngược lại, lời ong tiếng ve nổi lên đổ lỗi lên đầu người vợ. Bởi cám cảnh cho thân phận của người phụ nữ Việt, ca dao Việt Nam có câu,
“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”
Cũng trong tâm tình đó, Hồ Dzếnh đã viết,
“Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời.
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực.
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.”
Đức Giêsu đã từ bỏ thiên đàng, sinh xuống trần gian làm người. Bởi thế Mầu Nhiệm Nhập Thể vĩ đại đã từng xảy ra tại phố nhỏ Bethlehem. Mặc dù Người vô tội, nhưng bởi yêu con người, Người gách vác tội lỗi trần gian và thánh giá đời lên đôi vai. Đức Giêsu, do đó, đòi hỏi người tín hữu cũng phải từ bỏ gia đình, sự nghiệp, tất cả. Bởi thế Ngài khẳng định,
“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Luke 14:26).
Mà không chỉ dừng lại ở đó, Ngài tiếp,
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (27).
Nghe ra thì có vẻ nghịch nhĩ. Nhưng hạt lúa mà không chết đi, thì không có cây lúa mới. Bởi Đức Giêsu chết đi, một kỷ nguyên mới của trang sử cứu độ đã được viết lên. Bởi Đức Giêsu từ bỏ thiên đàng, nhọc nhằn gách vác thập giá lên đồi Calvê, một mùa xuân mới đã bắt đầu. Bởi phụ nữ Việt Nam từ bỏ và gánh vác, ngày hôm nay mới có “tôi” ở trên đời. Có những bình thường xảy ra hằng ngày ngay trước mắt, nhưng nếu để ý và suy niệm dù chỉ trong một phút, nhờ ơn trời soi đường dẫn lối, hồng ân thiên đàng mở mắt… Và tôi thấy.
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com