A. Linh mục là ưu tư hàng đầu của cả Giáo Hội. Vì chức năng của hàng Linh mục quyết định một phần đáng kể cài thế sống còn của Giáo Hội.

Để góp một phần nhỏ vào việc đào tạo các Linh mục cho những năm 2000, chúng ta thử phác hoạ đôi nét về hình ảnh thế hệ Linh mục của những năm 2000. Có được vài nét đó, chúng ta mới có thể đề ra những vấn đề cốt yếu của việc đào tạo ở các chủng viện, hều cung cấp cho giáo dân ( và cả lương dân) thời đó những vị Linh mục đáng tin cậy. Bởi vì, một cách nào đó, chủng viện là “lò đúc “ các mẫu Linh mục. Nếu Linh mục theo bản chất là Aleter Christus, thì ở thời nào, các ngài vẫn sống theo các đòi hỏi của bậc sống Linh mục. Những cốt tính nên thánh của đời Linh mục không bao giờ đổi. Song cách thức nên thánh của đời Linh mục phải thích ứng với từng thời, từng môi trường sống. Vì thế, có mẫu Giám mục, Linh mục theo Công đồng Trentô. Có mẫu Giám mục, Linh mục theo công đồng Vatican II. Mẫu này theo thiển nghĩ của chúng tôi sẽ còn tiếp tục trong những thập niên 20.

Từ trước tới nay, Linh mục được thiên hạ tin cậy vừa vì thánh chức, vừa vì nhân cách của một con người có tư cách và của một con Chúa gương mẫu. Vì vậy, chỉ cần một vấp phạm thuộc nhân cách tự nhiên hay siêu nhiên, thì giáo dân cũng như lương dân đã bớt đi lòng tín nhiệm. Có khi vì bị vấp phạm nặng, người ta chỉ còn đến với Linh mục như một “công chức ” ban ơn Chúa theo nghĩa vụ thôi chứ không còn tín cẩn nữa, mặc dù rất thông cảm với sự yếu đuối của Linh mục.

Như vậy vai trò của chủng viện là đào tạo các tư cách tự nhiên và siêu nhiên cho ứng viên Linh mục. Cụ thể là làm sao cho họ vừa là con người có nhân cách vững vàng, vừa là con Chúa nhiệt tình sống theo những lời dạy của Chúa Giêsu.

B1. NHỮNG TƯ CÁCH TỐT CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

a.
Xét về nhân cách con người, chủng sinh ngày nay già dặn hơn xưa. Do tuổi tác một phần. Song còn do đời sống đã từng lặn lội giữa đời. Họ phải làm ăn sinh sống, va chạm đủ thứ, sống chung và làm việc với bao người. Từ một cuộc sống giống mọi người cùng lứa tuổi, họ tháo vát khôn lanh hơn, biết phán đoán tự quyết hơn, có cái nhìn thực tế hơn.

b. Về mặt Đạo, lớp Linh mục sau Công đồng Vatica II đã có cốt cách khác lớp đàn anh, dù thực chất đời Linh mục thánh thiện vẫn là một. Thật vậy, lớp Linh mục sau Công đồng Trento thường là những người có kỷ cương, vâng lời gần như tuyệt đối, trọng tôn ti trật tự, sống xa thế gian. Chuyên lo việc đẹp đạo như ban các Bí tích, giảng dạy kinh bổn, có một nếp sống cách biệt hẳn với đời. Tất cả vì quan niệm Giáo Hội một societas perfeceta có tôn ti trật tự, có kỷ cương ổn định, không được nhuốm mùi tục luỵ, cõi thánh thiêng không được chung đụng với cõi phàm. Linh mục lại là những người ban phát các mầu nhiệm Chúa, vì thế họ phải có lối sống cách biệt người phàm thì mới hoàn thành tốt chức năng làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Lại nữa quan niệm truyền thống “ Extra Ecclesiam nulla salus ”, khiến các Linh mục nhiệt tình lo ban Bí tích và việc giảng dạy kinh bổn, nhấn mạnh đến chống tội hơn là nên thánh. Còn Linh mục sau công đồng Vatica II mang hình mẫu mới mặc dầu đòi hỏi cuộc đời thánh thiện của kẻ trung gian giữa Thiên Chúa và loài người vẫn giống Linh mục đàn anh. Mẫu mới đó ghi ấn tích mấy đặc điểm sau đây:

THỨ NHẤT: Vì quan niệm Giáo Hội là Dân Chúa hiệp thông với nhau cùng một đức tin vào Đức Giêsu Kitô (x. Lumen Gentium), Linh mục ngày nay nhạy cảm hơn về dân chủ quyền, về tình huynh đệ đại đồng, về tình liên đới đối với mọi người và về sự bình đẳng giữa mọi người, vì nhận thức mọi người đều là anh em với nhau, con một Cha trên trời, và cùng được Chúa Giêsu cứu chuộc. Dĩ nhiên sống và làm việc theo cách nhận thức đó ra sao thì đó lại là chuyện khác. Đã có nhiều tìm tòi thực hiện. Song còn phải học hỏi cách sống các thực tại đó tốt hơn nữa. Dù sao, họ sống gần gũi với đại chúng hơn lớp đàn anh.

THỨ HAI: Giáo hội thời Vatican II nhận thức rõ mình sống giữa lòng loài người và với thế giới (x.Gaudium Spes). Vì thế, Giáo Hội không thể sống như ốc đảo giữa thế gian, sống như một pháo đài đóng kín khỏi mọi tiếp xúc với xã hội loài người. Giáo Hội ngày nay thấm thía hơn lời dạy của Chúa Giêsu: “Các con là muối cho trái đất này, là ánh sáng cho thế giới”. Dĩ nhiên, Giáo Hội lúc nào cũng vẫn là thế. Song cách thế hiện diện giữa lòng thế gian mặc nhiều hình thức tuỳ theo thời và theo nơi. Và khi hiện diện như thế, dù ở đâu và bao giờ, Giáo Hội vẫn không quên lời Chúa Giêsu căn dặn: “Các con ở giữa thế gian, song không thuộc về thế gian” (Ga17, 3-19). Với nhận thức về đòi hỏi nối dài sự hiện diện của Đấng Cứu Thế giữa thế gian, Linh mục ngày nay quả là sống trong môi trường nhiều cạm bẫy hơn xưa. Lặn lội giữa thế gian mà vẫn không bị thế gian nhận chìm. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Phải sống theo lời Thánh Phao lô căn dặn: “Anh em đừng rập theo khuân của thế gian này” (Rm 12,2). Hơn thế còn phải làm sao cho sự hiện diện của mình góp phần thánh hoá thế gian, làm cho thế gian mỗi ngày nên tốt hơn, có lòng nhân đạo hơn, người người biết kính xử với nhau theo lẽ công bằng hơn. Thánh hoá bằng lời giảng, nhất là bằng gương sáng của một đời Linh mục có kỷ cương, trọng lẽ công bình, đồng thời đầy tình thương yêu tha nhân… Mà vì vậy trong khi hiện diện giữa lòng đại chúng, Linh mục vẫn còn giữ một khoảng cách nào đó với mọi thói hư tật xấu của xã hội loài người. Nước Trời (nơi Mt) hoặc là triều đại Thiên Chúa (nơi Mc, Lc) là nội dung cốt yếu trong toàn bộ Kinh Thánh, đặc biệt nơi Phúc Am. Cựu Uớc loan báo khi Cứu Chúa Thiên sai đến, Ngài sẽ lập triều đại ấy. Theo tư tưởng của người Cận Đông xưa thì ông vua là người bảo vệ thần dân cô thế, cô thân, yếu thế, nghèo khổ… bằng thực thi công lý và lòng nhân ái. Lãnh trách nhiệm tiếp tục làm cho triều đại Thiên Chúa được thịnh trị qua đời sống các hàng Linh mục, Giáo Hội cũng có bổn phận làm chứng cho người thời nay khi thấy cách sống tốt củ Linh mục thì có thể tin rằng Nước Trời quả thật đã đến bằng một triều đại nhân đạo hơn, khác xa với các vương quốc thế gian mà sách Danien hay sách Khải huyền diễn tả qua biểu tượng những con thú dữ tợn. Đàng khác, danh xưng Kitô hữu gợi lên liên hệ chặt chẽ với Chúa Giêsu. Theo nguyên ngữ Hylạp, christos, dịch từ chữ meshia, có nghĩa là người đã được xức dầu. Trong Cựu ước việc xức dầu dành cho vua, tư tế và tiên tri để làm dấu chỉ thông ban ơn Thánh Linh đặc biệt cần thiết cho họ khả năng hoàn thành chức năng đã được giao phó mà thực hiện ơn cứu rỗi thế gian. Như vậy ai được xức dầu trước hết là ghánh một trách nhiệm trong việc cứu rỗi người ta. Thời Mêsia theo các tiên tri loan báo trước, luôn luôn là thời đại có cái tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn do Đấng được xức dầu kiến tạo. Dĩ nhiên thời đó càng ứng dụng rõ ràng lúc Cứu Chúa Thiên sai xuất hiện. Vì thế, từ ý nghĩa chung, Tân Ước và Giáo Hội tiên khởi đã lấy chính từ Kitô, đấng được xức dầu, mà gán cho Chúa Giêsu như tên riêng vậy. Không bản văn Phúc Am nào cho thấy chúa Giêsu tự gán cho mình danh xưng ấy cả. Song Phúc Am lại cho thấy rõ ràng Ngài ý thức sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó cho Ngài hoàn thành. Và ý thức đó sáng tỏ tất cả thái độ sống của Chúa khi ở thế gian: “Ta đến để làm theo ý Cha Ta”. Xuất phát từ đó, mọi Kitô hữu, dĩ nhiên đặc biệt là các Linh mục là những người đã được xức dầu để làm tư tế thời Tân Ước, phải ý thức rằng mình đã được Chúa Giêsu cứu rỗi, và vì vậy, mối quan hệ chặt chẽ với Ngài làm cho mọi Kitô hữu ở mọi thời và mọi nơi phải góp phần trách nhiệm đổi mới, thánh hoá thế gian. Dĩ nhiên, ý thức này càng phải sâu đậm nơi hàng Kitô hữu Linh mục. Về phương diện thần học, này nay người ta thường diễn tả sự hiện thanh tẩy tác thánh thế gian, xã hội là cách thế nối dài mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc của chính Chúa Giêsu. Sống giữa thế gian song không để thế gian cướp mất. Linh mục ngày nay quả là xông pha vào một cuộc chiến đẩy hiểm hoạ. Hiểm họa càng rình rập tác hại nơi những Kitô hữu Linh mục nhẹ dạ, tự mãn, táo tợn, thiếu khôn ngoan, dễ đua đòi. < br> THỨ BA: Công đồng Vatica II làm cho Giáo Hội nhận ra giá trị thuyết phục và tầm quan trọng của chứng từ tập thể. Vì Giáo Hội liên đới với mọi người để xây dựng thế giới, nên Giáo Hội phải thể hiện tình liên đới đó bằng đối thoại cởi mở, bằng chung vai ghánh vác trách nhiệm. Diễn tả theo ngôn ngữ thần học hơn thì cách thể hiện diện tập thể xây dựng thế giới như vậy là Giáo Hội thực hiện sứ mệnh thừa sai truyền giáo của mình. Sứ mệnh truyền đạo là việc chung của mọi ngưòi đã chịu phép Rửa tội, dù cách thức thể hiện của sứ mệnh đó có khác nhau tuỳ theo ơn gọi mỗi bậc sống. Hàng Linh mục sau Vatica II biết rõ việc loan báo Tin Mừng không còn là độc quyền của mình nữa. Vì vậy các ngài phải được luyện cho quen làm việc chung với giáo dân, với các Linh mục khác trong địa bàn… Phải học biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ trách nhiệm với nhau. Các vị phải tập quen sử dụng quyền lãnh đạo theo đúng tinh thần phục vụ của Phúc Am, tránh bao cấp áp đặt, ưa độc quyền. Quyền lãnh đạo của Linh mục hoặc của cả Giám mục hay Giáo Hoàng trước hết là để phục vụ Chúa và tha nhân, thể hiện qua tấm lòng từ tốn, thái độ biết lắng nghe mọi hạng người, biết kính trọng và khuyến khích họ. Lời tự giới thiệu của một thánh Giáo Hoàng Gregôriô phải mãi mãi là mẫu gương suy ngắm cho mọi cấp lãnh đạo trong Giáo Hội: Servus serum Dei. Trong nội bộ Giáo Hội, Linh mục ngày nay ưa đối thoại với Giám mục cũng như với nhau. Ví dụ họ dễ dàng vâng lệnh sau khi đã đối thoại hơn là vâng lời vì bị áp đặt. Dĩ nhiên đối thoại như thế không phải là tranh cãi, bất khẳng… làm hỏng việc chung. Ngoài ra, Linh mục ngày nay còn phải học cho biết đối thoại với mọi giới lương dân bao quanh kể cả người vô tín ngưỡng, ghét đạo.

THỨ BỐN: Vatican II đã khuyến khích việc hội nhập Tin Mừng vào nền văn hoá của dân tộc. Hàng Linh Mục Việt Nam ngày nay còn bước đi dè dặt trong việc hội nhập đó, nhất là về phạm vi kiến trúc và suy tư thần học. Song đó cũng là dấu ấn của con người Linh mục Việt Nam của những năm 2000.

Đôi nét phác hoạ về hình ảnh một Linh mục sau Vatican II chỉ có tính cách rất tương đối và có thể cũng còn đậm nét cho những Linh mục của các năm 2000. Các mẫu Linh mục đó chắc hẳn cũng là quan tâm của các chủng viện và các vị chủ chăn. Làm sao để cho các Linh mục của kỷ nguyên thứ ba thật là những người biết sống tình yêu thương huynh đệ và tình liên đới với mọi người, biết đối thoại, chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm mà không mất tinh thần phục tùng, trọng kỷ cương. Biết tích cực dấn thân phục vụ xã hội mà không mất cảnh giác những hiểm hoạ. Nói tóm lại, họ vừa giữ vai trò sứ giả của Chúa Kitô: Altẻ Christus, vừa trung thành là người của đại chúng: homo inter hominé và proper homines (x. Dt 5,11 )< br> B2. ĐÔI BÓNG MỜ TRONG ĐỜI LINH MỤC HIỆN NAY

Chúng ta muốn lưu ý ở đây đến đôi hiểm hoạ đang đe doạ đời sống hàng Linh mục hiện nay và cho hàng Linh mục các năm tới.

Cần xác định ngay rằng: ở đây không có ý phân hạng người lành kẻ dữ. Ai ai cũng vừa lành thánh vừa tội lỗi. Cũng không có ý kết án một ai: “Ai vô tội thì hãy ném đá trước đi ”. Nói đến những bóng mờ trong đời Linh mục cốt ý cảnh giác những người đã hay đang tiến tới chức Linh mục gắng sức giữ cho Giáo Hội càng được tinh tuyền càng tốt.

Chúng ta dễ thấy mấy xu hướng nổi hơn sau đây:

THỨ NHẤT: Xu hướng quá đáng tìm cuộc sống dễ dãi, tiện nghi, lắm tiền. Ơn thánh không dễ dãi, tiện nghi, lắm tiền. Ơn thánh không chủng ngừa cho các Linh mục khỏi lòng ham của và ưa đời sống tiện nghi thái quá. Nếu tiền bạc là phương tiện cần thiết cho cuộc sống làm người thì đồng nó có thể biến con người thành tồi tệ, mất tự trọng, ra bần tiện. Nếu không biết làm chủ nó, thì chính nó sẽ biến chủ thành nô lệ. Đã thành “thần tượng ”, tiền bạc sẽ lọt vào cả những việc thánh thiện nhất. Lịch sử Giáo Hội đã từng để lại bao gương đau đớn: tệ bạc mua bán chức thánh, cò kè giá cả lễ bổng, giá cả Bí tích, sử dụng quỹ Caritas không đúng mục đích… Nhiều khi hình thức làm tiền còn được nguỵ trong dưới những lý do thật sùng đạo. Thật chói tai khi được nghe những Linh mục “lái đá bàn thờ ”, “lái sắt” làm nhà thờ…Dân thường hay nghĩ Linh mục giỏi áp phe! Thực hư ra sao là vấn đề khác. Song các nhận xét vô trách nhiệm đó cũng phần nào làm chúng ta nhột dạ và phải suy nghĩ.

Sự thật thì những Linh mục ngày nay khó kham nổi sự thiếu thốn tiện nghi vật chất. Từ đó phải chạy kiếm tiền, phải “tiết kiệm ”, phải dành dụm cho ngày mai. Dĩ nhiên, ta không có lý do gì để thắc mắc về sự dành dụm phải lẽ, cũng như không thể đang tâm bằng lòng một khi linh mục sống quá thiếu thốn vật chất, kể cả những nhu cầu cần thiết. Song ta cũng đừng quên rằng: bậc Linh mục không được coi như một tiến thân về mặt xã hội. Bậc Linh mục ở thời nào và ở đâu cũng luôn luôn là một chức vị để phục vụ Dân Chúa. Vì thế thật khó hy vọng được tương lai tốt khi một chủng sinh đòi hỏi về ăn uống hoặc tiện nghi này nọ lúc còn ở chủng viện. Kinh nghiệm cho thấy rằng: thiếu tinh thần gian khổ, các ứng viên đó bắt đầu yêu sách này nọ, khi vừa làm Linh mục đòi hỏi phải có xe honda, tivi….Tháng 7 năm 1987, Đức Hồng Y Malula đã loại hết các chủng sinh Ban thần học (trên 50 thầy) ở Đại chủng viện Gioan XXIII ở Kinshasa vì họ gây rối phản đối ăn uống trong chủng viện, và Đức Hồng Y tố cáo họ đã muốn sống đời trưởng giả (tin đăng trong D.C 1988 số 1961 tr.463)

Theo gốc gác xã hội, phần nhiều các Linh mục thuộc gia đình rất thường trong xã hội. Chúng ta đừng dễ quên gốc gác đó, nhất là khi chúng ta đòi hỏi một tiện nghi quá đáng. Đừng để cho giáo dân nghĩ bậy cho chúng ta là lợi dụng chức vị để làm ăn. Làm Linh mục là phải chấp nhận tinh thần biết hy sinh bỏ mình vì giáo dân, biết chấp nhận thiếu thốn tiện nghi, đôi khi vì hoàn cảnh, kể cả chịu vật chất theo gương Chúa Giêsu đã sống đời khó nghèo hèn từ khi sinh cho tới lúc chết. Suốt đời Chúa là sống không nơi tựa đầu, đã biết đói, biết khát….Hoặc như kinh nghiệm đời Thánh Phaolô: “Tôi biết sống cảnh nghèo hèn, mà dư dật tôi cũng biết. Trong mọi hoàn cảnh, tôi đã dạn với no với đói, với dư với thiếu. Tôi có sức chịu mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Ph4,12…24)

Lòng hám của, keo kiết quá sẽ làm cho Linh mục thành xơ cứng, lòng chai dạ đá trước ơn Chúa và trước cảnh nghèo khó của kẻ khác. Bởi vì khi lòng đầy ham của vật chất thì không còn chỗ cho Chúa. Tôi rất thích bản dịch Bản văn câu Phúc âm bằng chữ Nho: “Phúc cho những ai có lòng nghèo khó!”. “Ai có hư tâm”. Chữ “hư” với tất cả nghĩa sâu đậm: lòng trống rỗng. “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời” (x. Mt 6,24). Lời cảnh giác đó là sự thật chứ không phải ngoa ngữ giỡn chơi.

THỨ HAI : Lòng ham quyền

Biểu lộ qua óc thống trị trong điều hành mục vụ. Nhiều tham vọng. Chưa có quyền thì cậy cựa cho có. Có rồi thì sợ bớt quyền nên ưa độc quyền, không muốn chia trách nhiệm. Lịch sử đã ghi lại bao Linh mục, Giám mục, tu sĩ nam nữ, tham quyền cố vị, ưa nổi. Từ đó sinh ra bao thói xấu: dèm pha, nói dối, mưu lược, ghen tương, nói xấu….Thực ra được trách nhiệm và dám đảm trách là điều hay. Song phải có lòng khiêm tốn như chính Chúa Giêsu đã nêu gương: “Ta đến để phục vụ, chứ không phải để được hầu hạ.” Và đừng quên lời Phúc âm: “Đấng Toàn Năng dẹp phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1, 51). “Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo và ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Cr 5,5). Ngay từ Chủng viện, ứng viên Linh mục phải được luyện cho biết ý thức trách nhiệm, làm tròn việc được giao phó và làm tốt việc bổn phận hằng ngày. Đó là cách dự bị cho người Linh mục ngày mai biết đảm trách với tinh thần trách nhiệm và từ tốn. Một ứng viên ưa làm xong công việc phải làm dù chỉ là những việc ít ai biết tới, không làm dối, không bỏ dở, không trì hoãn là triệu chứng tốt để sau này sẽ là một Linh mục tốt: “Age quod agis”, như câu tục ngữ Latinh quen nói. Bằng lòng với công việc Bề Trên chỉ định cho là vâng theo Ý Chúa. Giá trị con người biết sống ở đời không phải do địa vị, song là do sống lòng yêu mến Chúa và tha nhân và chu toàn những gì đã được giao phó. Người biết trách nhiệm cũng là người biết từ nhiệm khi thấy mình không còn thích ứng với một chức vụ nữa.

THỨ BA: Vì cởi mở với đời, Linh mục ngày nay rất dễ tiếp xúc với nữ giới. Xu hướng sống tiện nghi thoải mái cũng dễ kéo theo xu hướng tìm vui chơi khoái lạc, nhất là khi các ngài còn có quan niệm phóng khoáng về đòi hỏi của đời độc thân. Vì thế, cũng có những Linh mục ngày nay cùng đoàn nữ giới đi bãi tắm, đi trại hè… không còn là điều chướng tai gai mắt nữa. Có vị còn coi bồ bịch với nữ giới là hợp tình hợp lý. Những phim ảnh loã lồ, sách báo dâm ô không còn là cấm địa đối với một số vị. Giáo dân, và chính cả Linh mục không còn dị ứng nữa khi thấy một Linh mục có con mà vẫn ngang nhiên làm mục vụ.

Chức thánh không chủng ngừa Linh mục khỏi xu hướng về nữ giới. Điều cần phải cho ứng viên biết: phải chọn bậc độc thân Linh mục trong thái độ chính chắn. Phải biết rõ đòi hỏi của đời độc thân đó. Và phải biết luyện cho biết yêu quí đời độc thân ấy, như chính Chúa Giêsu đã nêu gương. Chỉ khi đó, Linh mục mới thực sự nhìn phụ nữ như Chúa, hoặc cụ thể hơn như đối xử với mẹ hay chị em gái của mình. Dĩ nhiên, để giữ được đức khiết tịnh ấy, còn phải biết giữ vệ sinh tâm lý và thể chất đối với những gì liên quan đến quan hệ nam nữ.

Vậy phải đào tạo Linh mục thời nay thế nào?

A. Phải đào tạo theo hướng đồng thời

1.
Về nhân cách con người sao cho ứng viên Linh mục là người:

* Biết phán đoán tốt.

* Biết lắng nghe và đối thoại

* Có chí khí

* Biết lãnh đạo xã hội trong tinh thần phục vụ mọi người, trọng mọi người, từ tốn khi đối xử.

* Biết cởi mở đón nhận mọi giá trị, bất cứ từ đâu tới.

2 . Về nhân cách Kitô hữu Linh mục thì phải là người:

* Ngoan ngoãn theo ơn Chúa gợi hứng: docibilis Dei, qua lòng trí luôn luôn biết cầu nguyện,thái độ luôn luôn theo thánh ý Chúa tỏ hiện nơi mọi biến cố lớn nhỏ của đời tu, của xã hội, của thời cuộc, cách sống từ tốn, kỷ cương, chịu khó, vui vẻ.

* Đặc biệt sống gắn bó với Chúa Giêsu mọi nơi mọi lúc và trong mọi sự

B. Các chỉ thị cụ thể của Giáo Hội về việc đào tạo Linh mục

Chúng ta chỉ kể một số văn kiện liên quan từ Công đồng Vatican II:

* Sắc lệnh Optatam totius

* Nornes fondamentales en vue de la formation des futures prêtres (1970)

* L’ enseignement de la philosophie dans les séminaires (1972)

* Bộ Giáo Luật 1983, điều 232-264, nhất là các điều 234, 235. 244-258.

C. Sửa mình là gốc.

Một đoạn ngắn của sách Đại học ( Khổng Tử) đáng cho ta đọc lại và suy nghĩ:

“Đời xưa muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước hết phải trị nước mình, muốn trị nước mình thì phỉa tề nhà mình; muốn tề nhà mình thì trước hết phải sửa thân mình; muốn sửa thân mình thì trước hết phải chính cái tâm của mình; muốn chính cái tâm của mình thì trước hết phải làm cho tinh thành cái ý của mình; muốn làm cho tinh thành cái ý của mình thì trước hết phải có tri thức xác đáng. Tri thức xác đáng sở chỗ xét kỷ mọi vật”.

“Mọi vật đã xét kỷ thì sau tri thức xác đáng; tri thức xác đáng thì cái ý mới tinh thành, cái ý đã tinh thần thì sau tâm mới chính; cái tâm đã chính thì sau cái thân mới được sửa; cái thân đã sửa thì sau cái nhà mới tề; nhà tề thì sau nước mới trị; nước đã trị thì sau thiên hạ mới bình. Từ thiên tử cho đến thứ nhân đều lấy sự sửa mình làm gốc, gốc loạn mà ngọn trị là mà ngọn trị là điều chưa hề có, cái gốc mình đáng hậu mà lại bạc, cái ngọn mình đáng bạc mà lại hậu là điều chưa hề có”.

Sửa mình (tu luyện) thì dựa vào 3 đức theo Khổng Tử: nhân, trí, dũng. “Cư xử phải kính, làm việc phải cẩn thận, đối đãi với người phải thật thà.”

Đức Tin thực hiện