SỐNG BIẾT ƠN GẮN LIỀN VỚI LÒNG THẢO KÍNH

(Lc 17, 11-19)

Người cùi thời Chúa Giêsu khốn khổ trăm bề.

Họ không chỉ đớn đau về thân xác, nhất là những đêm có trăng, con cùi nổi loạn, gặm nhấm thịt da bệnh nhân, nhức buốt; mà cái đau khổ hơn là về tinh thần, bị mọi người xa lánh, khinh ra mặt, bè rỉu ra mặt…Tột cùng của nỗi thống tâm- đau phần tinh thần, người Do Thái giáo quan niệm, bệnh tật là án phạt của Chúa vì phạm tội lỗi. Bệnh phong cùi thuộc loại bệnh gớm ghê nhất, cho thấy rõ án Chúa phạt với những ai phạm tội ghê tởm nhất. Người bệnh phong bị vạ tuyệt thông, bị loại ra khỏi cộng đoàn, cấm tiếp xúc, ai tiếp xúc họ cũng bị lây tội lỗi.

Nói thế để thấy tâm trạng khốn khổ biết chừng nào của người mắc bệnh phong. Nói thế để thấy rằng, khi được Chúa chữa khỏi, người bênh phong đang bị cả dân tộc xa tránh, khinh bỉ vui biết chừng nào.

Mười người cùi hôm nay được Chúa Giêsu chữa khỏi, thế mà chỉ có 1 người quay lại tạ ơn Chúa, mà lại là người Samaria, tức dân ngoại.

Chúa Giêsu nói: “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu?”

Câu hỏi của Chúa Giêsu từ ngàn xa xưa ấy, dường như đang nói với chúng ta, từng người trong chúng ta về lòng biết ơn.

Tại sao 9 người Do Thái kia không quay lại để thể hiện sự biết ơn? Phải chăng họ không trở lại tạ ơn vì họ đã quen được ơn Chúa nên coi đó là việc bình thường; hay họ nghĩ mình là Dân riêng Chúa chọn nên họ đương nhiên được Chúa ban ơn?.

Biết đâu đấy cũng là tâm trạng của chúng ta hôm nay?

Lòng biết ơn thuộc về nhân đức nhân bản thiết yếu để làm người. Không có hoặc thiếu lòng biết ơn, thì người đó không còn hay thiếu phẩm chất làm người- một thụ tạo hữu hình duy nhất Chúa dựng nên giống Hình ảnh Thiên Chúa, thuộc về gia đình Thiên Chúa.

Nói thể, để thấy khi ta sống có ơn nghĩa là đang phản ánh, đang tỏa sáng hình ảnh Thiên Chúa nơi ta.

Hai tiếng “Cám ơn- xin lỗi” giúp ích rất nhiều chẳng những cho ta mà còn cho người được nghe nó nữa. Khi ta cám ơn- xin lỗi ai, người ta sẽ hài lòng, và lần sau họ sẽ sẵn sàng giúp ta nữa. Nghe ta nói cám ơn- xin lỗi, lòng người ta vui, mặt người ta sáng, người ta sẽ làm việc vui vẻ hơn, thấy cuộc đời còn nhiều người biết ân nghĩa, đáng sống…. Như thế khi ta biết nói cám ơn- xin lỗi góp phần làm cho cuộc sống thêm niềm vui, thêm tin yêu- hy vọng.

Hai tiếng “cám ơn- xin lỗi” khi được thốt ra bởi lòng thành, từ những người lớn hơn thì càng sinh hiệu quả nhiều hơn. Chẳng hạn cha mẹ cám ơn con cái, thầy cô cám ơn học trò, chủ cám ơn Osin... Càng thiết thức hơn để xây dựng gia đình hạnh phúc nếu Vợ - chồng biết thật lòng trao cho nhau lời cám ơn- xin lỗi.

Nói lời cám ơn- xin lỗi thật tâm, tưởng dễ song lại không đơn giản, bởi nó đòi cần ta biết sống khiêm nhường.

Thật buồn, ngày nay trong xã hội đang ta mất dần, ngày càng vắng lời nói cám ơn xin lỗi. Dấu hiệu đó cho thấy phần nào, xã hội hiện đang đang suy trầm đạo đức.

Sống tâm tình tạ ơn, trước hết ta hãy khởi đi từ gia đình, mà khởi đầu là biết ơn các đấng sinh thành ra mình- ông bà cha mẹ. Nói cách khác, sống biết ơn tất yếu đưa ta đến đời sống thảo hiếu. Trong Thư Chung của Hội Đồng Giám mục vừa qua (10.2013) gởi cộng đồng dân Chúa kêu mời Tân Phúc âm hóa nhấn mặt ưu tiên sống Phúc âm hóa trong đời sống gia đình, rồi đên giáo xứ và các cộng đoàn, rồi lan tỏa ra ngoài đời sống xã hội (số 4)

Gia đình nào còn ông bà cha mẹ, chúng ta, nhất là các bạn trẻ cần nhận ra Hồng ân lớn ấy để sống sao để mai sau các cụ giã biệt dương thế chúng ta không phải hối hận, mà nếu có hối hận thì qua muộn.

Một Phóng viên hỏi một người nổi tiếng, mới cưới cô vợ xinh đẹp: Trong một chuyến tàu cùng với mẹ già và vợ trẻ, chẳng mau tàu bị đắm, giả thuyết khả năng cứu sống một người như nhau, anh sẽ ưu tiên chọn cứu ai.

Câu nhiều nổi tiếng trả lời, làm cho cả khán phóng bấy ngờ: - Tôi sẽ chọn cứu mẹ già.

- Tại sao?

- Đơn giản, mẹ chết thì mất luôn, không có mẹ thứ hai thay thế. Còn vợ mất, có thể vẫn lấy được vợ thứ hai.

Câu chuyện vui có tính giả tưởng, và hai hước ấy, cho thấy sự thật: ông bà cha mẹ một khi mất đi thì không thể lấy lại được.

Chúng ta đang bước vào mùa đám cưới, càng phải biết ơn cội nguồn của mình. Gần và trực tiếp là ông bà cha mẹ, xa hơn là tổ tiên, và Cội nguồn của cội nguồn chính là Thiên Chúa.

Nói thế, để mùa cưới, chúng ta không chỉ chăm bo cho chú rể cô dâu. Đây là dịp tốt để hướng lòng và làm cho nổi bật tâm tình tri ân- tạ ơn Chúa, sống hiếu thảo.

Thông thường, khi có ra đình mới, các bạn trẻ dễ thường thiếu sự quan tâm đên các bậc sinh thành. Ta có nhiều giờ bên nhau, cả ngày cả tuần du lịch bên nhau… song dành thời gian để thăm mẹ cha nội ngoại lại viện cớ không có thời gian.

Sự hiếu thảo, không có nghĩa cứ hàng tuần, hàng tháng ném một cục tiền kể như xong. Sự hiện diện của con cháu, nói lời thăm hỏi, ăn một bữa cơm với các đấng sinh thành quan trọng hơn của cải vật chất.

Minh họa: Ngày đầu tiên về nhà chồng, sau đêm tân hôn, trời mới tỏ rạng, nàng đã thể hiện con dâu đảm đang chăm chỉ, lấy chổi quét sân.

‘CHồng Yêu’ thấy vậy đưa ‘vợ yêu’ ly sữa nóng pha mới, thơm nồng hương khói:

- Em thật đảm đang, mẹ thấy chắc vui lắm.

Nói rồi, cHồng Yêu đưa ly sữa cho vợ yêu, cầm chổi phụ quét:

Ở một góc khuất trong bếp, người mẹ già với đôi mắt đỏ hoe.

Bà khóc không phải cảm động trước tình yêu con trai dành cho vợ mới.

Mà vì… tủi hổ!

Mấy chục năm, cả đời bà đến lúc này, bà chưa bao giờ được người con trai quan tâm, thương yêu như thế, dù chỉ một chút như thế.

Có lần, bà nhờ con trai lấy rùm chổi bà quét. Con lấy, nhưng không đưa, mà là ném chổi cho bà với thái độ khó chịu.

Mẹ già càng nghĩ, càng tủi thân… càng thêm nước mắt!

Sống biết ơn gắn liền sống hiếu thảo, bởi trên trên gian này, người ta mang ơn lớn nhất chính là ông bà cha mẹ.

Đấy là trên bình diện nhân bản.

Trên bình diện Đức tin, đối với Kitô giáo, Tạ ơn không dừng lại ở bề mặt xã giao, nhân bản, mà còn giữa vai trò chính yếu của đời sống Đức tin, thuộc về bản tính của Giao Ước mới .

Hy tế Thập Giá chính là hy tế Tạ Ơn hoàn hoàn hảo nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Qua Thánh Lễ, Giáo Hội theo lệnh truyền Chúa Giêsu tiếp tục hiện tại hóa Hy lễ Thập giá.

Bỏi thế, mỗi khi tham dự Thánh lễ, ta đang cùng Giáo Hội đang dâng Hy tế Tạ ơn- Hy tế Cứu độ là chính Chúa Giêsu Kitô lên Cha chúng ta ở trên trời.

Kitô hữu sống sống tâm tình Tạ ơn đồng nghĩa sống trong hoan ca, vinh chúc, là sống Tin mừng chứ không phải tin buồn. Giữa cuộc đời được coi là “bể thảm” mà ta vẫn vui sống, tràn đầy hoan ca sẽ là một câu hỏi lớn trước một thế giới mà nền văn minh sự chết bao trùm.

Lạy Chúa Giêsu xin cho Trái tim chúng con con biết nhạy cảm trước ơn lành Chúa ban, nhờ tham dự Thánh lễ Tạ ơn mỗi ngay, hàng tuần xin thêm lòng biết ơn, sống hiếu thảo cho chúng con. Amen

Lm. Đaminh Hương Quất