Năm 1938, trước những cuộc tấn công thiếu hiểu biết của người vô thần đối với Kitô Giáo, nhà thần học Dòng Tên Henri de Lubac nêu câu hỏi: “nếu một hiểu lầm như thế xuất hiện và tự củng cố, nếu một tố cáo như thế được chấp nhận rộng rãi, thì há đó không do lỗi chúng ta hay sao?” Câu hỏi của de Lubac nói lên sự kiện đáng lo ngại này: nếu các biếm họa về Kitô Giáo đang được phổ biến và xem ra đáng tin, thì các Kitô hữu là những người phải chịu trách nhiệm một phần. Vì dù sao, chủ nghĩa duy tục tại Phương Tây cũng là hiện tượng “xẩy ra ngay trong nhà”; và dù có xét về phương diện hoàn cầu đi chăng nữa, thì hiện tượng vô tín ngưỡng phổ quát hiện nay cũng chủ yếu là một đặc điểm của các xã hội hậu Kitô Giáo. Chính Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay của Vatican II cũng đã nhìn nhận như thế: “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì qua việc sao lãng nền giáo dục đức tin, qua việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc, hoặc qua những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý hay xã hội của mình, có thể nói đúng hơn họ đang che dấu hơn là biểu lộ khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa và của tôn giáo mình”.
Năm mươi năm sau, có lẽ ta vẫn cần lưu tâm đến giáo huấn trên. Người ta thường nghe những nhận định đại loại như nhà văn vô thần này hay nhà văn vô thần kia chỉ đánh vào khoảng trống hay đánh vào những kẻ thù thần học tưởng tượng. Thiên Chúa mà những người như Richard Dawkins hay Sam Harris không tin thực ra không phải là vị Thiên Chúa của người Kitô hữu. Dù những nhận định như thế rất đúng, nhưng ta vẫn không nên tránh né vấn đề sâu xa hơn. Nếu nền thần học Kitô Giáo dễ bị trình bày sai theo kiểu hí họa, hay nếu Kitô hữu bị tai tiếng là những người không biết suy nghĩ hợp lý, thì chắc chắn điều này không tự không mà có được. Há những kẻ thù tưởng tượng kia không phải là những kẻ thù mà chính ta đã góp phần tạo ra đó ư?
Như Công Đồng Vatican II vốn nhắc nhở, sự đồng loã của Kitô hữu trong việc lớn mạnh của hiện tượng vô tín hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi tri thức. Ấy thế nhưng, thiên kiến phổ quát cho rằng Kitô Giáo không những chỉ phi lý, mà thực sự còn phản lý trí nữa đã soi mòn khả năng của ta trong việc làm chứng cho “niềm hy vọng trong ta” (1Pr 3:15) một cách đầy thuyết phục. Do đó, sửa chữa lại thiên kiến này là nhiệm vụ khẩn cấp của công cuộc tân phúc âm hóa. Bài này vì thế sẽ tập chú vào vấn đề đức tin. Ý niệm cốt lõi này của Kitô Giáo nằm ngay tại tâm điểm các phê phán gần đây của người vô thần. Nó cũng là điển hình hàng đầu của điều cả de Lubac lẫn Vatican II muốn nói.
Nhưng trước nhất, có những bài học chủ yếu ta có thể học được từ quá khứ.
‘Người vô tín ngưỡng nhạo cười’
Vấn đề căn bản của ta, tức việc ta không nên gạt bỏ những người vô tín ngưỡng có suy nghĩ, là vấn đề không mới lạ gì. Thánh Augustinô, trong cuốn “Giải thích nghĩa đen Sách Sáng Thế” (khoảng năm 393), vốn đã thúc giục các đồng đạo của ngài không nên khinh xuất “dựa vào Thánh Kinh” để đưa ra các tuyên bố về chủ đề khoa học. Vì biết nhiều người không theo Kitô Giáo nhưng có hiểu biết vốn coi các kiến thức của họ trong các lãnh vực thiên văn học, sinh học, thực vật học và địa chất học là “chắc chắn nhờ lý lẽ và kinh nghiệm”, nên ngài bảo: “Đối với người vô tín ngưỡng, quả là điều đáng xấu hổ và nguy hiểm khi nghe người Kitô hữu dựa vào ý nghĩa của Thánh Kinh để nói những điều vô nghĩa về các chủ đề này; và ta nên dùng mọi phương tiện để ngăn chặn một tình huống đáng xấu hổ như thế, một tình huống khiến người ta chứng minh được sự ngu dốt lớn lao của Kitô hữu và cười khinh nó” (số 39).
Mối lo chính của Thánh Augustinô là những người không phải là Kitô hữu này, khi nghe những quan điểm lầm lẫn bị qui cho Thánh Kinh ấy, sẽ lập tức bác bỏ và cười nhạo chính Kitô Giáo. Ngài nói thêm: “Nếu họ thấy một Kitô hữu lầm lẫn trong lãnh vực họ biết rất rõ và nghe người này duy trì những ý kiến ngây ngô về các sách của ta, thì làm sao họ tin được những sách nói về các vấn đề liên quan tới việc sống lại của người chết, niềm hy vọng được sống đời đời, và nước trời, khi họ cho rằng các sách này chỉ chứa toàn những điều sai lầm về những sự kiện họ vốn học được nhờ kinh nghiệm và ánh sáng lý trí?”.
Ngài nghiêm khắc quở trách “những người trình bày Sách Thánh một cách khinh xuất và thiếu khả năng” vì muốn “bênh vực các tuyên bố hoàn toàn ngây ngô và rõ ràng không đúng của họ” đã trích dẫn những đoạn Thánh Kinh học thuộc lòng “mà họ cho là có thể hỗ trợ cho quan điểm của họ” bất chấp sự kiện này là “họ không hiểu điều họ nói và cũng chẳng hiểu những điều họ quả quyết” (trích 1Tm 1:7).
Mấy thế kỷ sau, Thánh Tôma Aquinô đã lưu ý tới lời cảnh cáo của Thánh Augustinô. Đứng trước hai lối giải thích khác nhau đối với chương 1 Sách Sáng Thế, cả hai lối đều do các nhà chú giải học thức và thánh thiện, Thánh Tôma đã không chọn lối giải thích thông thường hơn và rõ ràng theo nghĩa đen nhiều hơn, chủ yếu vì lối giải thích kia bảo vệ được Thánh Kinh khỏi bị irrisio infidelium “người vô tín ngưỡng nhạo cười” (Sentences, 2.2, d. 12, a. 2).
Điểm bàn ở đây là Thiên Chúa tạo dựng mọi sự qua nhiều giai đoạn khác nhau, mà xem ra trình thuật ngày qua ngày của Sách Sáng Thế muốn nói, hay Người tạo nên chúng ngay lập tức trong một hành động duy nhất? Dù cho rằng cả hai lối giải thích đều có thể chấp nhận được, nhưng Thánh Tôma nghĩ lối giải thích sau “dễ chấp nhận hơn” vì ngài lưu ý tới ý kiến của các triết gia không phải là Kitô hữu.
Lý luận của ngài ở đây khá làm ta ngạc nhiên, nhất là vì ngài nhằm lý do hộ giáo, nghĩa là phát xuất từ ý muốn trình bày học lý Kitô Giáo trong một ánh sáng hấp dẫn nhất, nhằm lôi cuốn người ngoài. Tuy nhiên, đây không hẳn là chủ điểm của Thánh Tôma. Giống Thánh Augustinô, ngài thừa nhận sự khôn ngoan và kiến thức mà nhiều người vô tín ngưỡng vốn có trong các vấn đề khoa học và triết học. Do đó, trừ khi đụng tới một điểm chủ yếu nào đó của đức tin Kitô Giáo, nếu lối giải thích Thánh Kinh đặc thù nào có cơ trở thành trò cười cho họ, thì ta nên coi lối giải thích ấy là không đúng.
Tin không cần chứng cớ?
Điểm được cả thánh Augustinô và thánh Tôma nhấn mạnh không phải chỉ đúng trong trường hợp giải thích Sách Sáng Thế mà thôi, tuy đây là một lãnh vực quan trọng. Ta hãy nhớ câu trích dẫn từ hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” nói về “việc sao lãng nền giáo dục đức tin” và “việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc” như là yếu tố góp phần tạo ra sự vô tín ngưỡng thời nay. Cả hai yếu tố ấy đều dễ dàng phát sinh ra “sự nhạo cười của người vô tín ngưỡng”, một nhạo cười mà Thánh Augustinô cho rằng đã nhắm vào Kitô Giáo một cách lầm lẫn.
Hãy xem cái hiểu đức tin của Richard Dawkins trong cuốn The Selfish Gene (1976): “tin tưởng mù quáng, không cần chứng cớ, thậm chí bất chấp cả chứng cớ”. Đây không hẳn là luận điệu của riêng Dawkins. A. C. Grayling, trong cuốn Against All Gods (2007), từng viết rằng: “đức tin là cam kết tin điều trái với chứng cớ và lý lẽ”. Ông ta còn trích dẫn Sam Harris, người từng viết trong cuốn The End of Faith rằng: “nổi tiếng xưa nay cả về những chủ trương vô lý lẫn việc ít ỏi chứng cớ… [niềm tin tôn giáo] tạo ra một thứ đặc trưng văn hóa hết sức hủ bại, một điểm ảo mà qua nó ngôn từ hợp lý không còn nữa”. Cách định nghĩa đức tin này là điều chủ yếu để có thể hiểu được sự nổi giận của những người tân vô thần đối với Kitô Giáo và tôn giáo nói chung. Luận bác chính của họ không hẳn cho rằng các chủ trương của Kitô Giáo sai lầm, mà đúng hơn khi hiển dương đức tin, Kitô Giáo đã cố tình cổ vũ và ca ngợi tính vô lý. Bởi thế, theo Dawkins trong cuốn The God Delusion (2006): “đức tin (tin không cần chứng cớ) là một nhân đức. Các niềm tin của bạn càng bất cần chứng cớ, thì bạn càng nhân đức. Những tín hữu tuyệt diệu nào càng tin những điều thật quái dị, không được hỗ trợ và không thể được hỗ trợ, bất chấp chứng cớ và lý lẽ, càng được đặc biệt tưởng thưởng”.
Vấn đề ở đây là đó không phải là ý nghĩa thực sự của niềm tin, dù là niềm tin tôn giáo hay không. Vì hạn từ tin (faith) do nguyên ngữ Latinh fides mà ra. Mà fides trước nhất có nghĩa là tin tưởng, tín thác (trust). Bởi thế, tin điều gì có nghĩa tin tưởng điều ấy sẽ xẩy ra, và tin vào ai là tin tưởng rằng họ sẽ không bá láp bất cứ điều gì người khác nói với họ. Cũng chính vì thế người ta thích lấy Fido đặt tên cho những con chó trung thành, tín trung và đáng tin cậy. Tin, hiểu như tín thác, có thể vì những lý do xấu hay vì những lý do tốt. Nhưng đó không phải chỉ là những điều người ta nại tới khi không có lý do chính đáng. Nói tới niềm tin trong ngữ cảnh minh nhiên Kitô Giáo cũng thế. Dù đức tin được hiểu là “hồng ân của Thiên Chúa, một nhân đức siêu nhiên” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 153), nhưng nó vẫn là một loại tin tưởng, tín thác. Và người Kitô hữu chúng ta xác tín rằng ta có đầy đủ lý do và chứng cớ để bênh vực cho niềm tín thác ấy.
Bất hạnh thay, chẳng cần cố gắng và thiện cảm trí thức bao nhiêu, người ta cũng thấy lý do tại sao người vô tín ngưỡng vẫn cho rằng đối với Kitô hữu, đức tin là một “niềm tin không chứng cớ”. Vì sự thật là Kitô hữu luôn nói tới đức tin bằng những hạn từ như thế và đã làm việc này hàng bao thế kỷ qua. Ta đã quá thành thạo trong việc tránh né những câu hỏi khó khăn của những trẻ em thích tìm hiểu, của những người đồng sở vô tín ngưỡng hay của cả các dự tòng trong các nhóm khai tâm Kitô Giáo trưởng thành, bằng cách lẩn tránh vấn đề dưới danh nghĩa “đức tin”. Thực tế, việc định nghĩa sai lầm về đức tin này đã trở thành thành phần cố hữu của tập vựng phổ thông. Thậm chí cuốn phim gốc “Miracle on 34th Street” (1947), chẳng hạn, đã đưa vào một dòng nghe như trích thẳng từ The God Delusion: “đức tin có nghĩa tin cả những điều lương tri bảo bạn đừng tin”.
Như thế, Kitô hữu chúng ta đã tự mở cửa cho các nhạo cười của người vô tín ngưỡng được đại biểu bởi các trước tác tân vô thần. Dĩ nhiên, đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất ta thực hiện từ trước đến nay. Thực vậy, câu Thánh Augustinô viết trên đây cũng có thể đã được viết đi viết lại từng lời vào lúc này: những người thậm chí chỉ làm quen qua loa với khoa sinh vật học hiện đại cũng có thể, và thực sự đã, đưa ra những tuyên bố nực cười liên quan tới ý nghĩa của Sáng Thế 1. Tuy nhiên, như trên đã nói, đức tin là tâm điểm của việc làm Kitô hữu: nó là viên đá góc của mọi điều ta tuyên xưng.
Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà
Ở đây, chúng ta tập chú vào đức tin và, với sự hỗ trợ của Thánh Augustinô và Thánh Tôma, vào Sách Sáng Thế. Nhưng thực ra điểm căn bản, tức “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì đã sao lãng nền giáo dục đức tin, đã giảng dạy những lý thuyết sai lạc” sâu xa hơn thế. Giải pháp, do đó, là mọi người chúng ta phải thực sự học hỏi hơn nữa về đức tin, và được hỗ trợ và khích lệ cần thiết để làm việc này. Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà. Hay như Đức Phaolô VI từng viết trong “Evangelii Nuntiandi”: “Giáo Hội là người rao giảng Phúc Âm, nhưng Giáo Hội bắt đầu bằng cách tự phúc âm hóa chính mình”.
Có những học lý bị chính cả các Kitô hữu thuần thành, chứ đừng nói người vô tín ngưỡng, coi là sai lầm, hay nói theo kiểu thời thượng “chẳng ăn uống gì” (out of touch). Điều này thực ra không làm ta ngạc nhiên. Ta đừng quên tường trình của Thánh Kinh về phản ứng đầu tiên của “nhiều môn đệ” đối với học lý Thánh Thể: “Lời dạy này khó nghe quá; ai mà chấp nhận cho được?” (Ga 6:60). Ấy thế nhưng, điều này càng nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu học giáo lý được các nhà dẫn đạo tân phúc âm hóa cổ vũ. Đức Gioan Phaolô II, chẳng hạn, từng luận giải trong “Redemptoris Missio” rằng: “không thể xác định rõ các biên giới giữa chăm sóc mục vụ tín hữu, tân phúc âm hóa và hoạt động truyền giáo chuyên biệt, và không thể tưởng tượng được việc tạo ra các rào ngăn giữa chúng với nhau hay đặt chúng vào những ngăn tủ kín bưng”.
Trên đây, ta đã ghi nhận quan điểm của Vatican II trong việc chẩn đoán chủ nghĩa vô thần hiện đại, với việc nhìn nhận rằng người Kitô hữu phải chịu trách nhiệm một phần về sự xuất hiện và tính đáng tin của nó. Công đồng cũng nhìn vào bên trong khi đưa ra phương thuốc như sau: “Phải tìm câu trả lời cho chủ nghĩa vô thần ở việc trình bày học lý cách thích hợp, và ở toàn bộ lối sống của Giáo Hội và các chi thể Giáo Hội”. Hơn nữa, điều chủ yếu “là làm chứng bằng một đức tin sống động và trưởng thành, tức một niềm tin được giáo dục khiến ta có khả năng nhìn rõ các khó khăn và khuất phục chúng”. Hay, như lời Henri de Lubac: “Nếu có quá nhiều quan sát viên, những người vốn không thiếu sắc sảo hay tinh thần tôn giáo, hiểu lầm trầm trọng về yếu tính của Kitô Giáo đến thế, thì há đó không phải là dấu chỉ người Công Giáo nên cố gắng hiểu yếu tính ấy tốt hơn đó sao?”.
Rất có thể Thiên Chúa “chọn những người ngu khờ trên thế gian để làm xấu hổ người khôn ngoan” (1Cor 1:27). Nhưng chắc chắn Người không chọn họ để làm xấu hổ cả Người lẫn chính họ.
Năm mươi năm sau, có lẽ ta vẫn cần lưu tâm đến giáo huấn trên. Người ta thường nghe những nhận định đại loại như nhà văn vô thần này hay nhà văn vô thần kia chỉ đánh vào khoảng trống hay đánh vào những kẻ thù thần học tưởng tượng. Thiên Chúa mà những người như Richard Dawkins hay Sam Harris không tin thực ra không phải là vị Thiên Chúa của người Kitô hữu. Dù những nhận định như thế rất đúng, nhưng ta vẫn không nên tránh né vấn đề sâu xa hơn. Nếu nền thần học Kitô Giáo dễ bị trình bày sai theo kiểu hí họa, hay nếu Kitô hữu bị tai tiếng là những người không biết suy nghĩ hợp lý, thì chắc chắn điều này không tự không mà có được. Há những kẻ thù tưởng tượng kia không phải là những kẻ thù mà chính ta đã góp phần tạo ra đó ư?
Như Công Đồng Vatican II vốn nhắc nhở, sự đồng loã của Kitô hữu trong việc lớn mạnh của hiện tượng vô tín hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi tri thức. Ấy thế nhưng, thiên kiến phổ quát cho rằng Kitô Giáo không những chỉ phi lý, mà thực sự còn phản lý trí nữa đã soi mòn khả năng của ta trong việc làm chứng cho “niềm hy vọng trong ta” (1Pr 3:15) một cách đầy thuyết phục. Do đó, sửa chữa lại thiên kiến này là nhiệm vụ khẩn cấp của công cuộc tân phúc âm hóa. Bài này vì thế sẽ tập chú vào vấn đề đức tin. Ý niệm cốt lõi này của Kitô Giáo nằm ngay tại tâm điểm các phê phán gần đây của người vô thần. Nó cũng là điển hình hàng đầu của điều cả de Lubac lẫn Vatican II muốn nói.
Nhưng trước nhất, có những bài học chủ yếu ta có thể học được từ quá khứ.
‘Người vô tín ngưỡng nhạo cười’
Vấn đề căn bản của ta, tức việc ta không nên gạt bỏ những người vô tín ngưỡng có suy nghĩ, là vấn đề không mới lạ gì. Thánh Augustinô, trong cuốn “Giải thích nghĩa đen Sách Sáng Thế” (khoảng năm 393), vốn đã thúc giục các đồng đạo của ngài không nên khinh xuất “dựa vào Thánh Kinh” để đưa ra các tuyên bố về chủ đề khoa học. Vì biết nhiều người không theo Kitô Giáo nhưng có hiểu biết vốn coi các kiến thức của họ trong các lãnh vực thiên văn học, sinh học, thực vật học và địa chất học là “chắc chắn nhờ lý lẽ và kinh nghiệm”, nên ngài bảo: “Đối với người vô tín ngưỡng, quả là điều đáng xấu hổ và nguy hiểm khi nghe người Kitô hữu dựa vào ý nghĩa của Thánh Kinh để nói những điều vô nghĩa về các chủ đề này; và ta nên dùng mọi phương tiện để ngăn chặn một tình huống đáng xấu hổ như thế, một tình huống khiến người ta chứng minh được sự ngu dốt lớn lao của Kitô hữu và cười khinh nó” (số 39).
Mối lo chính của Thánh Augustinô là những người không phải là Kitô hữu này, khi nghe những quan điểm lầm lẫn bị qui cho Thánh Kinh ấy, sẽ lập tức bác bỏ và cười nhạo chính Kitô Giáo. Ngài nói thêm: “Nếu họ thấy một Kitô hữu lầm lẫn trong lãnh vực họ biết rất rõ và nghe người này duy trì những ý kiến ngây ngô về các sách của ta, thì làm sao họ tin được những sách nói về các vấn đề liên quan tới việc sống lại của người chết, niềm hy vọng được sống đời đời, và nước trời, khi họ cho rằng các sách này chỉ chứa toàn những điều sai lầm về những sự kiện họ vốn học được nhờ kinh nghiệm và ánh sáng lý trí?”.
Ngài nghiêm khắc quở trách “những người trình bày Sách Thánh một cách khinh xuất và thiếu khả năng” vì muốn “bênh vực các tuyên bố hoàn toàn ngây ngô và rõ ràng không đúng của họ” đã trích dẫn những đoạn Thánh Kinh học thuộc lòng “mà họ cho là có thể hỗ trợ cho quan điểm của họ” bất chấp sự kiện này là “họ không hiểu điều họ nói và cũng chẳng hiểu những điều họ quả quyết” (trích 1Tm 1:7).
Mấy thế kỷ sau, Thánh Tôma Aquinô đã lưu ý tới lời cảnh cáo của Thánh Augustinô. Đứng trước hai lối giải thích khác nhau đối với chương 1 Sách Sáng Thế, cả hai lối đều do các nhà chú giải học thức và thánh thiện, Thánh Tôma đã không chọn lối giải thích thông thường hơn và rõ ràng theo nghĩa đen nhiều hơn, chủ yếu vì lối giải thích kia bảo vệ được Thánh Kinh khỏi bị irrisio infidelium “người vô tín ngưỡng nhạo cười” (Sentences, 2.2, d. 12, a. 2).
Điểm bàn ở đây là Thiên Chúa tạo dựng mọi sự qua nhiều giai đoạn khác nhau, mà xem ra trình thuật ngày qua ngày của Sách Sáng Thế muốn nói, hay Người tạo nên chúng ngay lập tức trong một hành động duy nhất? Dù cho rằng cả hai lối giải thích đều có thể chấp nhận được, nhưng Thánh Tôma nghĩ lối giải thích sau “dễ chấp nhận hơn” vì ngài lưu ý tới ý kiến của các triết gia không phải là Kitô hữu.
Lý luận của ngài ở đây khá làm ta ngạc nhiên, nhất là vì ngài nhằm lý do hộ giáo, nghĩa là phát xuất từ ý muốn trình bày học lý Kitô Giáo trong một ánh sáng hấp dẫn nhất, nhằm lôi cuốn người ngoài. Tuy nhiên, đây không hẳn là chủ điểm của Thánh Tôma. Giống Thánh Augustinô, ngài thừa nhận sự khôn ngoan và kiến thức mà nhiều người vô tín ngưỡng vốn có trong các vấn đề khoa học và triết học. Do đó, trừ khi đụng tới một điểm chủ yếu nào đó của đức tin Kitô Giáo, nếu lối giải thích Thánh Kinh đặc thù nào có cơ trở thành trò cười cho họ, thì ta nên coi lối giải thích ấy là không đúng.
Tin không cần chứng cớ?
Điểm được cả thánh Augustinô và thánh Tôma nhấn mạnh không phải chỉ đúng trong trường hợp giải thích Sách Sáng Thế mà thôi, tuy đây là một lãnh vực quan trọng. Ta hãy nhớ câu trích dẫn từ hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” nói về “việc sao lãng nền giáo dục đức tin” và “việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc” như là yếu tố góp phần tạo ra sự vô tín ngưỡng thời nay. Cả hai yếu tố ấy đều dễ dàng phát sinh ra “sự nhạo cười của người vô tín ngưỡng”, một nhạo cười mà Thánh Augustinô cho rằng đã nhắm vào Kitô Giáo một cách lầm lẫn.
Hãy xem cái hiểu đức tin của Richard Dawkins trong cuốn The Selfish Gene (1976): “tin tưởng mù quáng, không cần chứng cớ, thậm chí bất chấp cả chứng cớ”. Đây không hẳn là luận điệu của riêng Dawkins. A. C. Grayling, trong cuốn Against All Gods (2007), từng viết rằng: “đức tin là cam kết tin điều trái với chứng cớ và lý lẽ”. Ông ta còn trích dẫn Sam Harris, người từng viết trong cuốn The End of Faith rằng: “nổi tiếng xưa nay cả về những chủ trương vô lý lẫn việc ít ỏi chứng cớ… [niềm tin tôn giáo] tạo ra một thứ đặc trưng văn hóa hết sức hủ bại, một điểm ảo mà qua nó ngôn từ hợp lý không còn nữa”. Cách định nghĩa đức tin này là điều chủ yếu để có thể hiểu được sự nổi giận của những người tân vô thần đối với Kitô Giáo và tôn giáo nói chung. Luận bác chính của họ không hẳn cho rằng các chủ trương của Kitô Giáo sai lầm, mà đúng hơn khi hiển dương đức tin, Kitô Giáo đã cố tình cổ vũ và ca ngợi tính vô lý. Bởi thế, theo Dawkins trong cuốn The God Delusion (2006): “đức tin (tin không cần chứng cớ) là một nhân đức. Các niềm tin của bạn càng bất cần chứng cớ, thì bạn càng nhân đức. Những tín hữu tuyệt diệu nào càng tin những điều thật quái dị, không được hỗ trợ và không thể được hỗ trợ, bất chấp chứng cớ và lý lẽ, càng được đặc biệt tưởng thưởng”.
Vấn đề ở đây là đó không phải là ý nghĩa thực sự của niềm tin, dù là niềm tin tôn giáo hay không. Vì hạn từ tin (faith) do nguyên ngữ Latinh fides mà ra. Mà fides trước nhất có nghĩa là tin tưởng, tín thác (trust). Bởi thế, tin điều gì có nghĩa tin tưởng điều ấy sẽ xẩy ra, và tin vào ai là tin tưởng rằng họ sẽ không bá láp bất cứ điều gì người khác nói với họ. Cũng chính vì thế người ta thích lấy Fido đặt tên cho những con chó trung thành, tín trung và đáng tin cậy. Tin, hiểu như tín thác, có thể vì những lý do xấu hay vì những lý do tốt. Nhưng đó không phải chỉ là những điều người ta nại tới khi không có lý do chính đáng. Nói tới niềm tin trong ngữ cảnh minh nhiên Kitô Giáo cũng thế. Dù đức tin được hiểu là “hồng ân của Thiên Chúa, một nhân đức siêu nhiên” (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 153), nhưng nó vẫn là một loại tin tưởng, tín thác. Và người Kitô hữu chúng ta xác tín rằng ta có đầy đủ lý do và chứng cớ để bênh vực cho niềm tín thác ấy.
Bất hạnh thay, chẳng cần cố gắng và thiện cảm trí thức bao nhiêu, người ta cũng thấy lý do tại sao người vô tín ngưỡng vẫn cho rằng đối với Kitô hữu, đức tin là một “niềm tin không chứng cớ”. Vì sự thật là Kitô hữu luôn nói tới đức tin bằng những hạn từ như thế và đã làm việc này hàng bao thế kỷ qua. Ta đã quá thành thạo trong việc tránh né những câu hỏi khó khăn của những trẻ em thích tìm hiểu, của những người đồng sở vô tín ngưỡng hay của cả các dự tòng trong các nhóm khai tâm Kitô Giáo trưởng thành, bằng cách lẩn tránh vấn đề dưới danh nghĩa “đức tin”. Thực tế, việc định nghĩa sai lầm về đức tin này đã trở thành thành phần cố hữu của tập vựng phổ thông. Thậm chí cuốn phim gốc “Miracle on 34th Street” (1947), chẳng hạn, đã đưa vào một dòng nghe như trích thẳng từ The God Delusion: “đức tin có nghĩa tin cả những điều lương tri bảo bạn đừng tin”.
Như thế, Kitô hữu chúng ta đã tự mở cửa cho các nhạo cười của người vô tín ngưỡng được đại biểu bởi các trước tác tân vô thần. Dĩ nhiên, đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất ta thực hiện từ trước đến nay. Thực vậy, câu Thánh Augustinô viết trên đây cũng có thể đã được viết đi viết lại từng lời vào lúc này: những người thậm chí chỉ làm quen qua loa với khoa sinh vật học hiện đại cũng có thể, và thực sự đã, đưa ra những tuyên bố nực cười liên quan tới ý nghĩa của Sáng Thế 1. Tuy nhiên, như trên đã nói, đức tin là tâm điểm của việc làm Kitô hữu: nó là viên đá góc của mọi điều ta tuyên xưng.
Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà
Ở đây, chúng ta tập chú vào đức tin và, với sự hỗ trợ của Thánh Augustinô và Thánh Tôma, vào Sách Sáng Thế. Nhưng thực ra điểm căn bản, tức “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì đã sao lãng nền giáo dục đức tin, đã giảng dạy những lý thuyết sai lạc” sâu xa hơn thế. Giải pháp, do đó, là mọi người chúng ta phải thực sự học hỏi hơn nữa về đức tin, và được hỗ trợ và khích lệ cần thiết để làm việc này. Phúc âm hóa bắt đầu từ trong nhà. Hay như Đức Phaolô VI từng viết trong “Evangelii Nuntiandi”: “Giáo Hội là người rao giảng Phúc Âm, nhưng Giáo Hội bắt đầu bằng cách tự phúc âm hóa chính mình”.
Có những học lý bị chính cả các Kitô hữu thuần thành, chứ đừng nói người vô tín ngưỡng, coi là sai lầm, hay nói theo kiểu thời thượng “chẳng ăn uống gì” (out of touch). Điều này thực ra không làm ta ngạc nhiên. Ta đừng quên tường trình của Thánh Kinh về phản ứng đầu tiên của “nhiều môn đệ” đối với học lý Thánh Thể: “Lời dạy này khó nghe quá; ai mà chấp nhận cho được?” (Ga 6:60). Ấy thế nhưng, điều này càng nhấn mạnh hơn nữa nhu cầu học giáo lý được các nhà dẫn đạo tân phúc âm hóa cổ vũ. Đức Gioan Phaolô II, chẳng hạn, từng luận giải trong “Redemptoris Missio” rằng: “không thể xác định rõ các biên giới giữa chăm sóc mục vụ tín hữu, tân phúc âm hóa và hoạt động truyền giáo chuyên biệt, và không thể tưởng tượng được việc tạo ra các rào ngăn giữa chúng với nhau hay đặt chúng vào những ngăn tủ kín bưng”.
Trên đây, ta đã ghi nhận quan điểm của Vatican II trong việc chẩn đoán chủ nghĩa vô thần hiện đại, với việc nhìn nhận rằng người Kitô hữu phải chịu trách nhiệm một phần về sự xuất hiện và tính đáng tin của nó. Công đồng cũng nhìn vào bên trong khi đưa ra phương thuốc như sau: “Phải tìm câu trả lời cho chủ nghĩa vô thần ở việc trình bày học lý cách thích hợp, và ở toàn bộ lối sống của Giáo Hội và các chi thể Giáo Hội”. Hơn nữa, điều chủ yếu “là làm chứng bằng một đức tin sống động và trưởng thành, tức một niềm tin được giáo dục khiến ta có khả năng nhìn rõ các khó khăn và khuất phục chúng”. Hay, như lời Henri de Lubac: “Nếu có quá nhiều quan sát viên, những người vốn không thiếu sắc sảo hay tinh thần tôn giáo, hiểu lầm trầm trọng về yếu tính của Kitô Giáo đến thế, thì há đó không phải là dấu chỉ người Công Giáo nên cố gắng hiểu yếu tính ấy tốt hơn đó sao?”.
Rất có thể Thiên Chúa “chọn những người ngu khờ trên thế gian để làm xấu hổ người khôn ngoan” (1Cor 1:27). Nhưng chắc chắn Người không chọn họ để làm xấu hổ cả Người lẫn chính họ.