KUALA - LUMPUR - Chính phủ Malaysia nói họ hiện vẫn chưa cho phép cựu lãnh đạo nhóm du kích cộng sản gốc Hoa ở Malaysia trở về quê nhà sau khi cuốn hồi lý của ông vừa tung ra được đón nhận nồng nhiệt tới mức giới xã hội đen đánh cắp cả một chuyến xe chở sách.
Trong cuốn hồi ký xuất bản cách đây không lâu, ông Chin Peng, tổng bí thư đảng Cộng sản Malaysia bày tỏ ý muốn được trở về thăm mộ cha mẹ.
Nhưng những người tham gia cuộc chiến chống cộng sản ở Malaysia cho rằng hồi ức về những đau thương sẽ bị khơi dậy nếu ông Chin Peng được trở về quê nhà.
Người đã từng là kẻ bị truy nã khắp đế quốc Anh, ông Chin Peng nay tỏ ra hối hận cùng tuổi già. Trong cuốn hồi ký ra hồi đầu tháng Chín này, ông bày tỏ những suy tư về 40 năm chiến đấu chống lại thực dân Anh và sau đó là chống lại chính quyền Malaysia.
Ông tuyên bố từ bỏ bạo lực, coi đó không còn là giải pháp cho cuộc đấu tranh chính trị. Ông còn bày tỏ sự hối tiếc trước những vụ giết người quân du kích cộng sản Mã Lai gây ra và nói ông rất muốn được thảo luận về tương lai của Malaysia với những người trẻ tuổi.
Nhưng điều ông ta mong muốn nhất là được về thăm mộ cha mẹ và được sống những năm cuối đời ở Malaysia.
Năm nay 79 tuổi, ông Chin Peng sống lưu vong tại Thái Lan.
Dù các cựu quân nhân Malaysia đã phản đối điều này nhưng phó thủ tướng Abdullah Badawi xem ra có vẻ muốn để một cánh cửa mở. Ông Badawi chỉ nói vào thời điểm này thì ông Chin Peng chưa thể về quê nhà được.
Hồi ký rất ăn khách
Cuốn hồi ký của ông Peng, mang tựa đề My Side of History, tạm dịch là Lịch Sử Theo Cách Nhìn Của Tôi, đã gợi lại những câu chuyện về tình trạng khẩn cấp nhiều năm về trước. Chính phủ từng cấm cuốn sách nhưng báo chí, kể cả các tờ thân chính phủ lại có vẻ như rất hưởng ứng với các bài giới thiệu sách.
Và cũng chẳng ai ngạc nhiên khi ngày sau khi chính phủ cho phép mua sách thì số sách đưa vào Malaysia trong chuyến xe đầu tiên chở các bản in cuốn hồi ký này đã được bán sạch.
Điều gây ngạc nhiên nữa là chuyến xe thứ hai bị giới xã hội đen đánh cắp không còn một cuốn. Không ai nghĩ là dân xã hội đen cũng quan tâm đến đề tài chính trị nặng ký này.
Ông Chin Peng từng chiến đấu chống quân Nhật hồi Đệ nhị Thế Chiến, và được tặng danh hiệu cao quý của Hoàng gia Anh. Nhưng sau đó, ông tiếp tục chiến đấu đòi người Anh cuốnx éo khỏi Malaysia, và còn tiếp tục cuộc chiến chống lại chính phủ Malaysia.
Trong các cuộc chiến của từ năm 1948 với quân du kích cộng sản của ông Chin Peng, hai bên đã buộc tội lẫn nhau về nhiều vụ thảm sách khủng khiếp.
Phải đến năm 1989, du kích cộng sản và chính quyền Malaysia mới ký hòa ước. (bbc)
Trong cuốn hồi ký xuất bản cách đây không lâu, ông Chin Peng, tổng bí thư đảng Cộng sản Malaysia bày tỏ ý muốn được trở về thăm mộ cha mẹ.
Nhưng những người tham gia cuộc chiến chống cộng sản ở Malaysia cho rằng hồi ức về những đau thương sẽ bị khơi dậy nếu ông Chin Peng được trở về quê nhà.
Người đã từng là kẻ bị truy nã khắp đế quốc Anh, ông Chin Peng nay tỏ ra hối hận cùng tuổi già. Trong cuốn hồi ký ra hồi đầu tháng Chín này, ông bày tỏ những suy tư về 40 năm chiến đấu chống lại thực dân Anh và sau đó là chống lại chính quyền Malaysia.
Ông tuyên bố từ bỏ bạo lực, coi đó không còn là giải pháp cho cuộc đấu tranh chính trị. Ông còn bày tỏ sự hối tiếc trước những vụ giết người quân du kích cộng sản Mã Lai gây ra và nói ông rất muốn được thảo luận về tương lai của Malaysia với những người trẻ tuổi.
Nhưng điều ông ta mong muốn nhất là được về thăm mộ cha mẹ và được sống những năm cuối đời ở Malaysia.
Năm nay 79 tuổi, ông Chin Peng sống lưu vong tại Thái Lan.
Dù các cựu quân nhân Malaysia đã phản đối điều này nhưng phó thủ tướng Abdullah Badawi xem ra có vẻ muốn để một cánh cửa mở. Ông Badawi chỉ nói vào thời điểm này thì ông Chin Peng chưa thể về quê nhà được.
Hồi ký rất ăn khách
Cuốn hồi ký của ông Peng, mang tựa đề My Side of History, tạm dịch là Lịch Sử Theo Cách Nhìn Của Tôi, đã gợi lại những câu chuyện về tình trạng khẩn cấp nhiều năm về trước. Chính phủ từng cấm cuốn sách nhưng báo chí, kể cả các tờ thân chính phủ lại có vẻ như rất hưởng ứng với các bài giới thiệu sách.
Và cũng chẳng ai ngạc nhiên khi ngày sau khi chính phủ cho phép mua sách thì số sách đưa vào Malaysia trong chuyến xe đầu tiên chở các bản in cuốn hồi ký này đã được bán sạch.
Điều gây ngạc nhiên nữa là chuyến xe thứ hai bị giới xã hội đen đánh cắp không còn một cuốn. Không ai nghĩ là dân xã hội đen cũng quan tâm đến đề tài chính trị nặng ký này.
Ông Chin Peng từng chiến đấu chống quân Nhật hồi Đệ nhị Thế Chiến, và được tặng danh hiệu cao quý của Hoàng gia Anh. Nhưng sau đó, ông tiếp tục chiến đấu đòi người Anh cuốnx éo khỏi Malaysia, và còn tiếp tục cuộc chiến chống lại chính phủ Malaysia.
Trong các cuộc chiến của từ năm 1948 với quân du kích cộng sản của ông Chin Peng, hai bên đã buộc tội lẫn nhau về nhiều vụ thảm sách khủng khiếp.
Phải đến năm 1989, du kích cộng sản và chính quyền Malaysia mới ký hòa ước. (bbc)