Cảnh sát Mã Lai Á đề nghị khép một linh mục Công Giáo vào tội “xúi giục bạo loạn” để xoa dịu những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo chung quanh việc dùng từ Allah để dịch từ “God” trong tiếng Anh.
Từ lâu các Kitô hữu tại Mã Lai Á đã dùng từ “Allah” như người Việt dùng từ “Thiên Chúa” trong tất cả các kinh sách của mình, ít nhất là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, từ năm 2007, các đảng phái lớn bé tại Mã Lai Á, kể cả đảng cầm quyền, trong những cố gắng để tranh cử và để che đậy những thất bại nặng nề về kinh tế, đã đua nhau tố cáo các tín hữu Kitô đang chiêu dụ tín đồ. Đảng nào đưa ra được những chính sách đàn áp Kitô Giáo mạnh thì được người dân, phần lớn là người Hồi Giáo, dồn phiếu cho. Một trong những vấn đề được các đảng phái đưa ra là cấm các tín hữu Kitô không được dùng từ Allah, là từ người Hồi Giáo cũng dùng, để nói về Thiên Chúa.
Năm 2008, Bộ Nội Vụ Mã Lai đe dọa thu hồi giấy phép xuất bản tuần báo Công Giáo Herald, do cha Lawrence Andrew làm chủ bút vì cho rằng tờ báo dám dùng từ Allah của người Hồi Giáo.
Cha Andrew phản bác lại: “Munshi Abdullah, người cha của nền văn chương Mã Lai hiện đại, đã phiên dịch Thánh Kinh ra tiếng Mã lai năm 1852, và ông đã dùng từ ‘Allah’ để dịch từ ‘God’; đó là chứng cứ lịch sử mạnh mẽ là những từ ngữ chúng tôi đang sử dụng đã có từ hàng thế kỷ trước.”
Tại Indonesia, và một số nước Ả rập trong vùng Trung Đông, các tín hữu Kitô và người Hồi Giáo cũng dùng chung từ Allah để nói về Thiên Chúa. Chính vì thế, ngày 31 tháng 12 năm 2009, tòa án tại Mã Lai tuyên bố rằng các tín hữu Kitô có thể dùng từ Allah. Phản ứng lại phán quyết này, các cuộc biểu tình được các đảng phái kích động lần lượt nổ ra theo nhịp điệu của các cuộc tranh cử. Hàng chục nhà thờ bị đốt phá.
Dù chịu áp lực mạnh mẽ của những cuộc biểu tình hàng ngàn cho tới hàng trăm ngàn người, chính quyền liên bang không đưa ra một phán quyết chung cuộc vì họ không muốn trình diễn trước thế giới một chính sách vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng như thế. Thủ tướng Najib Razak nói rằng “vấn đề này thuộc thẩm quyền của các tiểu vương (sultan) ở 13 tiểu bang bởi vì vị tiểu vương cũng là thẩm quyền Hồi Giáo lớn nhất trong bang đó.”
Cha Augustine Julian, nguyên là thư ký của Hội đồng Giám mục Malaysia, nói với hãng thông tấn Fides rằng "tình hình là khá nghiêm trọng. Giáo Hội rất quan tâm bởi vì câu chuyện càng ngày càng tồi tệ hơn."
Thật vậy, ngày 17/10/2013 tòa án đưa ra phán quyết hủy bỏ phán quyết trong phiên toà ngày 31 tháng 12 năm 2009. Ngày 14/11/2013, tiểu vương Sharafuddin Idris Shah của bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của quốc gia, đã ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ "Allah" để chỉ Thiên Chúa.
Ngày 27/12/2013, cha Andrew nói lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah không có giá trị pháp luật vì ông ta nói trong tư cách là thẩm quyền Hồi Giáo của bang Selangor, chẳng có giá trị gì trên người Công Giáo.
Cảnh sát tại bang này lập tức làm lớn chuyện. Ngày 2/1/2014, cảnh sát bao vây Hiệp Hội Thánh Kinh tịch thu 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai và bắt đi ông Lee Min Choon, chủ tịch hội và cô thư ký Sinclair Wong.
Các cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo rõ ràng là đã được kích động và tổ chức bởi các đảng phái chính trị nhưng cảnh sát lại ráo riết quy cho cha Lawrence Andrew tội “xúi giục bạo loạn”, mặc dù không có cuộc biểu tình nào của người Công Giáo!
Cha Augustine Julian nhận định:
"Các cuộc điều tra của ngành tư pháp về chuyện này là một hình thức đàn áp tinh vi đối với tất cả các Kitô hữu”.
Câu chuyện về từ Allah đang tiếp tục được tung hứng để người dân nước này quên đi những thực tại chua xót về kinh tế. Diễn biến mới nhất là tiến sĩ Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Mã Lai lên tiếng chống lại người Công Giáo. Ông nói: “Việc gì phải gây căm phẫn với người Hồi Giáo về việc dùng một từ ngữ như thế. Trong khi đó, con gái ông là cô Datin Paduka Marina Mahathir lại lên tiếng bênh vực người Công Giáo và đích thân hiện diện tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức tại thành phố Klang hôm 5/1/2014.
Những bức hình Marina Mahathir đến nhà thờ đã gây “căm phẫn” cho đảng Perkasa. Đáp lại những lời chỉ trích của đảng này, cô Marina Mahathir nói: “Perkasa gồm toàn những thứ rác rưởi”.
Mã Lai Á có 29,6 triệu dân 60% Hồi giáo, Phật giáo 19%, 6 % theo đạo Hindu, 6% Tin Lành, và 3% Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo.
Biểu tình của người Hồi Giáo đang nổ ra hàng ngày |
Cha Lawrence Andrew |
Cô Datin Paduka Marina Mahathir và cha Michael Chua (5/1/2014) |
Cô Datin Paduka Marina Mahathir tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức (5/1/2014) |
Tuy nhiên, từ năm 2007, các đảng phái lớn bé tại Mã Lai Á, kể cả đảng cầm quyền, trong những cố gắng để tranh cử và để che đậy những thất bại nặng nề về kinh tế, đã đua nhau tố cáo các tín hữu Kitô đang chiêu dụ tín đồ. Đảng nào đưa ra được những chính sách đàn áp Kitô Giáo mạnh thì được người dân, phần lớn là người Hồi Giáo, dồn phiếu cho. Một trong những vấn đề được các đảng phái đưa ra là cấm các tín hữu Kitô không được dùng từ Allah, là từ người Hồi Giáo cũng dùng, để nói về Thiên Chúa.
Năm 2008, Bộ Nội Vụ Mã Lai đe dọa thu hồi giấy phép xuất bản tuần báo Công Giáo Herald, do cha Lawrence Andrew làm chủ bút vì cho rằng tờ báo dám dùng từ Allah của người Hồi Giáo.
Cha Andrew phản bác lại: “Munshi Abdullah, người cha của nền văn chương Mã Lai hiện đại, đã phiên dịch Thánh Kinh ra tiếng Mã lai năm 1852, và ông đã dùng từ ‘Allah’ để dịch từ ‘God’; đó là chứng cứ lịch sử mạnh mẽ là những từ ngữ chúng tôi đang sử dụng đã có từ hàng thế kỷ trước.”
Tại Indonesia, và một số nước Ả rập trong vùng Trung Đông, các tín hữu Kitô và người Hồi Giáo cũng dùng chung từ Allah để nói về Thiên Chúa. Chính vì thế, ngày 31 tháng 12 năm 2009, tòa án tại Mã Lai tuyên bố rằng các tín hữu Kitô có thể dùng từ Allah. Phản ứng lại phán quyết này, các cuộc biểu tình được các đảng phái kích động lần lượt nổ ra theo nhịp điệu của các cuộc tranh cử. Hàng chục nhà thờ bị đốt phá.
Dù chịu áp lực mạnh mẽ của những cuộc biểu tình hàng ngàn cho tới hàng trăm ngàn người, chính quyền liên bang không đưa ra một phán quyết chung cuộc vì họ không muốn trình diễn trước thế giới một chính sách vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng như thế. Thủ tướng Najib Razak nói rằng “vấn đề này thuộc thẩm quyền của các tiểu vương (sultan) ở 13 tiểu bang bởi vì vị tiểu vương cũng là thẩm quyền Hồi Giáo lớn nhất trong bang đó.”
Cha Augustine Julian, nguyên là thư ký của Hội đồng Giám mục Malaysia, nói với hãng thông tấn Fides rằng "tình hình là khá nghiêm trọng. Giáo Hội rất quan tâm bởi vì câu chuyện càng ngày càng tồi tệ hơn."
Thật vậy, ngày 17/10/2013 tòa án đưa ra phán quyết hủy bỏ phán quyết trong phiên toà ngày 31 tháng 12 năm 2009. Ngày 14/11/2013, tiểu vương Sharafuddin Idris Shah của bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của quốc gia, đã ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ "Allah" để chỉ Thiên Chúa.
Ngày 27/12/2013, cha Andrew nói lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah không có giá trị pháp luật vì ông ta nói trong tư cách là thẩm quyền Hồi Giáo của bang Selangor, chẳng có giá trị gì trên người Công Giáo.
Cảnh sát tại bang này lập tức làm lớn chuyện. Ngày 2/1/2014, cảnh sát bao vây Hiệp Hội Thánh Kinh tịch thu 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai và bắt đi ông Lee Min Choon, chủ tịch hội và cô thư ký Sinclair Wong.
Các cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo rõ ràng là đã được kích động và tổ chức bởi các đảng phái chính trị nhưng cảnh sát lại ráo riết quy cho cha Lawrence Andrew tội “xúi giục bạo loạn”, mặc dù không có cuộc biểu tình nào của người Công Giáo!
Cha Augustine Julian nhận định:
"Các cuộc điều tra của ngành tư pháp về chuyện này là một hình thức đàn áp tinh vi đối với tất cả các Kitô hữu”.
Câu chuyện về từ Allah đang tiếp tục được tung hứng để người dân nước này quên đi những thực tại chua xót về kinh tế. Diễn biến mới nhất là tiến sĩ Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Mã Lai lên tiếng chống lại người Công Giáo. Ông nói: “Việc gì phải gây căm phẫn với người Hồi Giáo về việc dùng một từ ngữ như thế. Trong khi đó, con gái ông là cô Datin Paduka Marina Mahathir lại lên tiếng bênh vực người Công Giáo và đích thân hiện diện tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức tại thành phố Klang hôm 5/1/2014.
Những bức hình Marina Mahathir đến nhà thờ đã gây “căm phẫn” cho đảng Perkasa. Đáp lại những lời chỉ trích của đảng này, cô Marina Mahathir nói: “Perkasa gồm toàn những thứ rác rưởi”.
Mã Lai Á có 29,6 triệu dân 60% Hồi giáo, Phật giáo 19%, 6 % theo đạo Hindu, 6% Tin Lành, và 3% Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo.