LỄ GIỖ THỨ 50 TỔNG THỐNG GIOAN BAOTIXITA NGÔ ĐÌNH DIỆM
VÀ CỐ VẤN GIACÔBÊ NGÔ ĐÌNH NHU TẠI GXVN PARIS
Giáo xứ Việt Nam Paris, thứ bảy, 02.11.2013. Cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng như Cụ Cố Vấn Ngô Đình Nhu là hai người Công Giáo có niềm tin mạnh mẽ, có những đức tính cao đẹp và có lòng yêu Quê Hương sâu sắc… Điều này quá rõ ràng…Vì thế, nhân dịp kỷ niệm hai cụ tạ thế chẵn 50 năm (1963-2013), Giáo Xứ Việt Nam Paris muốn hòa nhịp với nhiều Cộng Đồng Việt Nam trên thế giới và tại quê nhà, góp sức với gia đình của hai Cụ và một số người thân quen của gia đình, tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa và Cầu Nguyện cho hai linh hồn các cụ, vào ngày thứ bảy, 02.11.2013, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, 38 rue des Épinettes, 75017-Paris, từ 1I giờ 00 đến 17 giờ 00.
Khoảng gần 300 người đã đến tham dự Thánh Lễ. Đúng 11 giờ Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh, đã cùng gia đình, thân nhân của hai cụ, đặc biệt là Ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của cụ Ngô Đình Nhu, các bạn hữu, quan khách của gia đình và toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ đã dâng lời ca cầu nguyện cho hai linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu. Một lời ca uy nghi, nghiêm trang, kêu van tha thiết: « Chúa nhân từ, xin lắng nghe linh hồn con tha thiết. Ăn năn kêu van, Lạy Chúa xin dủ thương; Ban xuống niềm tin, ấp ủ cho tâm hồn. Lẩy Chúa, xin thương con theo lượng từ bi Chúa. Chúa ơi, Xin xóa tội con, theo lòng lân tuất vô bờ ». Theo lời ca, ban đồng tế tiến ra bàn thờ, 6 linh mục, 2 thầy sáu và 6 chú giúp lễ. Đức Ông Mai Đức Vinh chủ tế, cùng ông Ngô Đình Quỳnh niệm hương trước di ảnh hai cụ, đặt trước bàn thờ.
Bắt đầu thánh lễ, Đức Ông đã nói lời mở, giới thiệu ý nghĩa của thánh lễ hôm nay và xin mọi người, theo lời bài ca, dâng lời cầu nguyện cho hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Đức Ông nói:
« Thưa quý quan khách, thưa qúy ông bà và anh chị em,
Chúng ta họp nhau quanh bàn thờ hôm nay là để cùng với gia đình tưởng nhớ đến Cụ Cựu Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ của cụ, là cụ Cố Vấn Giacobê Ngô Đình Nhu, sau 50 năm hai cụ được Chúa gọi về. Ai cũng biết, đây là hai nhân vật rất đáng kính trọng, vì ở nơi hai ngài, đã sáng chói một đức tin mạnh mẽ và một tinh thần yêu Quê Hương sâu sắc.
Vì thế dâng Thánh Lễ tưởng nhớ đến hai cụ hôm nay, trước hết chúng ta cám ơn Thiên Chúa với hai cụ, cầu nguyện cho hai cụ mau được vinh quang bên toà Chúa, thứ đến, để chúng ta tưởng nhớ và múc lấy từ hai cụ lòng yêu mến Chúa và tình yêu Quê Hương.
Xin hai cụ ở bên tòa Chúa, luôn nhớ đến Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam thân yêu, cũng như nhớ đến chính chúng ta là hậu duệ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giống như hai cụ đã biết sống theo gương các thánh Tiền nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý quan khách và quý ông bà anh chị em, đến dâng lễ hôm nay, Xin Chúa đón nhận mọi ý cầu nguyện của chúng ta dâng lên cho cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Trong thầm lặng, chúng ta cầu nguyên ».
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông có những lời chân thật rất cảm động, rút ra từ Lời Chúa để áp dụng vào hai cụ Tổng Thống Gioan Baotixita và Cố Vấn Giacôbê. Ngài nói:
« Thưa quý quan khách, thưa quý ông bà và anh chị em.
Theo tôi, ba bài Thánh Kinh chúng ta vừa nghe, rất phù hợp với đời sống của cụ Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu. Tại sao vậy ? - Tôi xin thưa: Theo những gì tôi biết được về đời sống, về việc làm và cả về cái chết của hai cụ, thì:
1. Trước tiên, theo tôi, hai cụ đáng được ghi vào số những người công chính mà bài Sách Khôn Ngoan đã diễn tả: Quả thật, đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa đã làm cho các ngài trở thành những người công chính, những người can đảm sống lý tưởng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ quê hương và đồng bào. Những khó khăn, đau khổ và đe dọa không lay chuyển được lương tâm ngay thẳng của các ngài. Các ngài không sợ đau khổ, không sợ chết. Những người không có đức tin thì không hiểu được lòng yêu nước của các ngài, và do đó, họ cho các ngài chết là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng thật ra các ngài đã đi ra trong sự bình an, Thiên Chúa đã thử thách các ngài, nhưng Thiên Chúa cũng trân trọng cái chết của các ngài và đón nhận các ngài như lễ vật đẹp mắt Chúa.
2. Thứ đến, tôi nghĩ, nhờ đức tin soi dẫn và dưới ánh sáng của bài Tám Mối Phúc Thật, hai cụ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, nắm quyền cao chức trọng không phải để sống xa hoa hay độc tài, bất nhân, nhưng biết sống tinh thần đơn sơ và nghèo khó, biết thương yêu và lo lắng cho dân nghèo. Các ngài làm chính trị không phải để gây chiến tranh nhưng để xây dựng hòa bình cho đất nước, để đem lại độc lập cho quê hương và ấm no cho đồng bào. Mà vì muốn thể hiện lòng yêu nước theo tinh thần Đức Tin, theo giáo huấn của Tin Mừng, hai cụ đã can đảm trước mọi thử thách, mọi đau khổ và trước cả cái chết. Cái chết của các ngài là cái chết của những người có lý tưởng và luôn sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng đó, lý tưởng yêu nước trong ánh sáng Đức Tin hay theo tinh thần của bài Tám Mối Phúc Thật chúng ta vừa nghe.
3. Sau cùng dựa vào bài đọc hai, thư của Thánh Phao lô, tôi vui mừng nghĩ rằng: Cụ Gioan Baotixita và cụ Giacôbê xác tín hơn ai hết rằng: Nhờ bí tích Rửa Tội, hai cụ lãnh nhận niềm tin vào Thiện Chúa và hai cụ có bổn phận sống trung thành với niềm tin ấy. Nhờ bí tích Rửa Tội, hai cụ trở nên phần tử của Dân Chúa. Bí tích Rửa Tội mặc cho hai cụ cốt lõi của đạo Công Giáo là Mến Chúa và Yêu Người. Bí tích Rửa Tội không làm cho hai cụ trở nên những con người bất tử, nhưng trở thành những con nguời liên kết chặt chẽ với cái chết giải thoát và sự sống lại vinh quang của Đức Kitô. Quả thật, hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê đã đi theo con đường của Đức Kitô, là ‘phải trải qua đau khổ để vào vinh quang’.
Thưa quý quan khách, thưa quý ông bà và anh chị em, những lời chia sẻ trên đây dựa vào những bài Thánh Kinh của Thánh Lễ hôm nay, làm cho chúng ta thêm trân trọng đời sống và cái chết của hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều hãnh diện về đời sống đức tin và lòng yêu Quê Hương của hai cụ. Và như vậy, đời sống đức tin và lòng yêu nước của hai cụ đáng là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Amen ».
Hòa theo lời ca dâng lễ « Ca khúc Trầm Hương » của Dao Kim, bốn lời nguyện đã được bốn giáo dân, hai Việt, hai Pháp dâng lên Chúa.
Lạy Chúa, nhân ngày lễ các đẵng linh hồn, và Lễ Giỗ 50 năm hai cụ Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, chúng con cầu xin Chúa ban cho hai linh hồn Gioan Baotixita và Giacôbê, là những người con của Chúa, khi còn tại thế là những nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam chúng con mà chỉ duy nhất Chúa biết thấu lòng thành của họ. Chúng con cùng xin Chúa cho các linh hồn Ông Bà, Cha Mẹ, anh chị em, các linh hồn giáo dân Giáo Xứ Việt Nam chúng con đã được Chúa gọi về.
Xin Chúa ban cho tất cả được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa, chung phần hạnh phúc với Mẹ Maria và Các Thánh Nam Nữ. Chúng ta cùng cầu nguyện. Nguyện xin Chúa gìn giữ Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng con, cùng Quý Cha, Quý Thầy phó tế và toàn thể cộng đoàn giáo dân. Xin thương ban cho chúng con được phát triển trên phương diện đức tin, vượt qua những thử thách của vật chất trong thời đại gọi là văn minh, không cần phải đến nhà Chúa, hay cho rằng cầu nguyện chỉ là chuyện nhảm nhí. Xin Chúa cho chúng con luôn luôn sáng suốt, thanh thiện, giữ long trung thành tuyệt đối với Chúa và Giáo Hội. Chúng ta cùng cầu nguyện.
Le Président Ngô Dinh Diêm et son frère sont présents parmi nous aujourd’hui. C’est le 2 novembre qu’ils firent le sacrifice de leur vie, justement ce jour où l’Eglise tout entière rend son culte aux ancêtres défunts. Prions avec ardeur pour entrer en communion avec ceux qui nous précèdent dans la demeure de notre Père et qui veulent nous y guider de façon sûre.
Souvenons nous dans notre prière des paroles prophétiques que le Pape Pie XI adressa en 1933 à Monseigneur Nguyễn Bá Tòng, premier évêque du Viêt Nam: « Le Viêt Nam est la fille aînée de l’Eglise pour l’Extrême Orient ». Souvenons-nous aussi que Sainte Thérèse de l’Enfant Jésus enseigna au jeune Marcel Văn, mort pour sa foi dans un camp communiste du Nord Viêt Nam, qu’il fallait prier pour les Français. De l’amitié retrouvée entre la France et le Viêt Nam naîtra l’unité entre l’Orient et l’Occident.
Và như lời chia sẻ của Đức Ông, cả Cộng Đoàn đều tin rằng « Hai cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu là những người công chính », mà bày tỏ nỗi vui mừng và niềm hy vọng rằng « Đồng là đồng cỏ tươi, Chúa chăn cho tôi nghỉ ngơi, suối ngọt cỏ non xanh rì, Tôi nay còn thiếu thốn chi, Vui thay mà cũng phúc thay. Chăn tôi theo nẻo chính, Chúa thương tôi như con ngươi Ngài, Để tôi lấy lại sức, Chúa đưa về suối đời đời ».
Thánh lễ đã kết thúc bằng bài ca « Ngày nay con đến hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng ».
Cha Minh, đã được ông Ngô Đình Quỳnh ủy thác đại diện cho gia đình hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê, đã vắn gọn tóm tắt tiểu sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cám ơn Đức Ông Mai Đức Vinh và Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Sau Thánh Lễ, Giáo Xứ và Gia Đình đã mời mọi người dùng bữa cơm thanh đạm, đi xem một vòng hình ảnh triển lãm về gia đình hai cụ, và mua sách “La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình”của ba tác giả Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên (mất năm 2012) và Jacqueline Willemetz, do Nhà xuất bản L’Harmattan phát hành, năm 2013.
Nhiều người tỏ lòng cám ơn Giáo Xứ đã tổ chức buổi Lễ Giỗ lần thứ 50 hôm nay cho cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cụ Cố Vấn Ngô Đình Nhu.
Paris, ngày 02 tháng 11 năm 2013
Trần Văn Cảnh
VÀ CỐ VẤN GIACÔBÊ NGÔ ĐÌNH NHU TẠI GXVN PARIS
Khoảng gần 300 người đã đến tham dự Thánh Lễ. Đúng 11 giờ Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh, đã cùng gia đình, thân nhân của hai cụ, đặc biệt là Ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của cụ Ngô Đình Nhu, các bạn hữu, quan khách của gia đình và toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ đã dâng lời ca cầu nguyện cho hai linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu. Một lời ca uy nghi, nghiêm trang, kêu van tha thiết: « Chúa nhân từ, xin lắng nghe linh hồn con tha thiết. Ăn năn kêu van, Lạy Chúa xin dủ thương; Ban xuống niềm tin, ấp ủ cho tâm hồn. Lẩy Chúa, xin thương con theo lượng từ bi Chúa. Chúa ơi, Xin xóa tội con, theo lòng lân tuất vô bờ ». Theo lời ca, ban đồng tế tiến ra bàn thờ, 6 linh mục, 2 thầy sáu và 6 chú giúp lễ. Đức Ông Mai Đức Vinh chủ tế, cùng ông Ngô Đình Quỳnh niệm hương trước di ảnh hai cụ, đặt trước bàn thờ.
Bắt đầu thánh lễ, Đức Ông đã nói lời mở, giới thiệu ý nghĩa của thánh lễ hôm nay và xin mọi người, theo lời bài ca, dâng lời cầu nguyện cho hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Đức Ông nói:
« Thưa quý quan khách, thưa qúy ông bà và anh chị em,
Chúng ta họp nhau quanh bàn thờ hôm nay là để cùng với gia đình tưởng nhớ đến Cụ Cựu Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ của cụ, là cụ Cố Vấn Giacobê Ngô Đình Nhu, sau 50 năm hai cụ được Chúa gọi về. Ai cũng biết, đây là hai nhân vật rất đáng kính trọng, vì ở nơi hai ngài, đã sáng chói một đức tin mạnh mẽ và một tinh thần yêu Quê Hương sâu sắc.
Vì thế dâng Thánh Lễ tưởng nhớ đến hai cụ hôm nay, trước hết chúng ta cám ơn Thiên Chúa với hai cụ, cầu nguyện cho hai cụ mau được vinh quang bên toà Chúa, thứ đến, để chúng ta tưởng nhớ và múc lấy từ hai cụ lòng yêu mến Chúa và tình yêu Quê Hương.
Xin hai cụ ở bên tòa Chúa, luôn nhớ đến Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam thân yêu, cũng như nhớ đến chính chúng ta là hậu duệ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giống như hai cụ đã biết sống theo gương các thánh Tiền nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý quan khách và quý ông bà anh chị em, đến dâng lễ hôm nay, Xin Chúa đón nhận mọi ý cầu nguyện của chúng ta dâng lên cho cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Trong thầm lặng, chúng ta cầu nguyên ».
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông có những lời chân thật rất cảm động, rút ra từ Lời Chúa để áp dụng vào hai cụ Tổng Thống Gioan Baotixita và Cố Vấn Giacôbê. Ngài nói:
« Thưa quý quan khách, thưa quý ông bà và anh chị em.
Theo tôi, ba bài Thánh Kinh chúng ta vừa nghe, rất phù hợp với đời sống của cụ Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu. Tại sao vậy ? - Tôi xin thưa: Theo những gì tôi biết được về đời sống, về việc làm và cả về cái chết của hai cụ, thì:
1. Trước tiên, theo tôi, hai cụ đáng được ghi vào số những người công chính mà bài Sách Khôn Ngoan đã diễn tả: Quả thật, đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa đã làm cho các ngài trở thành những người công chính, những người can đảm sống lý tưởng phụng sự Thiên Chúa và phục vụ quê hương và đồng bào. Những khó khăn, đau khổ và đe dọa không lay chuyển được lương tâm ngay thẳng của các ngài. Các ngài không sợ đau khổ, không sợ chết. Những người không có đức tin thì không hiểu được lòng yêu nước của các ngài, và do đó, họ cho các ngài chết là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng thật ra các ngài đã đi ra trong sự bình an, Thiên Chúa đã thử thách các ngài, nhưng Thiên Chúa cũng trân trọng cái chết của các ngài và đón nhận các ngài như lễ vật đẹp mắt Chúa.
2. Thứ đến, tôi nghĩ, nhờ đức tin soi dẫn và dưới ánh sáng của bài Tám Mối Phúc Thật, hai cụ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, nắm quyền cao chức trọng không phải để sống xa hoa hay độc tài, bất nhân, nhưng biết sống tinh thần đơn sơ và nghèo khó, biết thương yêu và lo lắng cho dân nghèo. Các ngài làm chính trị không phải để gây chiến tranh nhưng để xây dựng hòa bình cho đất nước, để đem lại độc lập cho quê hương và ấm no cho đồng bào. Mà vì muốn thể hiện lòng yêu nước theo tinh thần Đức Tin, theo giáo huấn của Tin Mừng, hai cụ đã can đảm trước mọi thử thách, mọi đau khổ và trước cả cái chết. Cái chết của các ngài là cái chết của những người có lý tưởng và luôn sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng đó, lý tưởng yêu nước trong ánh sáng Đức Tin hay theo tinh thần của bài Tám Mối Phúc Thật chúng ta vừa nghe.
3. Sau cùng dựa vào bài đọc hai, thư của Thánh Phao lô, tôi vui mừng nghĩ rằng: Cụ Gioan Baotixita và cụ Giacôbê xác tín hơn ai hết rằng: Nhờ bí tích Rửa Tội, hai cụ lãnh nhận niềm tin vào Thiện Chúa và hai cụ có bổn phận sống trung thành với niềm tin ấy. Nhờ bí tích Rửa Tội, hai cụ trở nên phần tử của Dân Chúa. Bí tích Rửa Tội mặc cho hai cụ cốt lõi của đạo Công Giáo là Mến Chúa và Yêu Người. Bí tích Rửa Tội không làm cho hai cụ trở nên những con người bất tử, nhưng trở thành những con nguời liên kết chặt chẽ với cái chết giải thoát và sự sống lại vinh quang của Đức Kitô. Quả thật, hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê đã đi theo con đường của Đức Kitô, là ‘phải trải qua đau khổ để vào vinh quang’.
Thưa quý quan khách, thưa quý ông bà và anh chị em, những lời chia sẻ trên đây dựa vào những bài Thánh Kinh của Thánh Lễ hôm nay, làm cho chúng ta thêm trân trọng đời sống và cái chết của hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều hãnh diện về đời sống đức tin và lòng yêu Quê Hương của hai cụ. Và như vậy, đời sống đức tin và lòng yêu nước của hai cụ đáng là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Amen ».
Hòa theo lời ca dâng lễ « Ca khúc Trầm Hương » của Dao Kim, bốn lời nguyện đã được bốn giáo dân, hai Việt, hai Pháp dâng lên Chúa.
Lạy Chúa, nhân ngày lễ các đẵng linh hồn, và Lễ Giỗ 50 năm hai cụ Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu, chúng con cầu xin Chúa ban cho hai linh hồn Gioan Baotixita và Giacôbê, là những người con của Chúa, khi còn tại thế là những nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam chúng con mà chỉ duy nhất Chúa biết thấu lòng thành của họ. Chúng con cùng xin Chúa cho các linh hồn Ông Bà, Cha Mẹ, anh chị em, các linh hồn giáo dân Giáo Xứ Việt Nam chúng con đã được Chúa gọi về.
Xin Chúa ban cho tất cả được hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa, chung phần hạnh phúc với Mẹ Maria và Các Thánh Nam Nữ. Chúng ta cùng cầu nguyện. Nguyện xin Chúa gìn giữ Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng con, cùng Quý Cha, Quý Thầy phó tế và toàn thể cộng đoàn giáo dân. Xin thương ban cho chúng con được phát triển trên phương diện đức tin, vượt qua những thử thách của vật chất trong thời đại gọi là văn minh, không cần phải đến nhà Chúa, hay cho rằng cầu nguyện chỉ là chuyện nhảm nhí. Xin Chúa cho chúng con luôn luôn sáng suốt, thanh thiện, giữ long trung thành tuyệt đối với Chúa và Giáo Hội. Chúng ta cùng cầu nguyện.
Le Président Ngô Dinh Diêm et son frère sont présents parmi nous aujourd’hui. C’est le 2 novembre qu’ils firent le sacrifice de leur vie, justement ce jour où l’Eglise tout entière rend son culte aux ancêtres défunts. Prions avec ardeur pour entrer en communion avec ceux qui nous précèdent dans la demeure de notre Père et qui veulent nous y guider de façon sûre.
Souvenons nous dans notre prière des paroles prophétiques que le Pape Pie XI adressa en 1933 à Monseigneur Nguyễn Bá Tòng, premier évêque du Viêt Nam: « Le Viêt Nam est la fille aînée de l’Eglise pour l’Extrême Orient ». Souvenons-nous aussi que Sainte Thérèse de l’Enfant Jésus enseigna au jeune Marcel Văn, mort pour sa foi dans un camp communiste du Nord Viêt Nam, qu’il fallait prier pour les Français. De l’amitié retrouvée entre la France et le Viêt Nam naîtra l’unité entre l’Orient et l’Occident.
Và như lời chia sẻ của Đức Ông, cả Cộng Đoàn đều tin rằng « Hai cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu là những người công chính », mà bày tỏ nỗi vui mừng và niềm hy vọng rằng « Đồng là đồng cỏ tươi, Chúa chăn cho tôi nghỉ ngơi, suối ngọt cỏ non xanh rì, Tôi nay còn thiếu thốn chi, Vui thay mà cũng phúc thay. Chăn tôi theo nẻo chính, Chúa thương tôi như con ngươi Ngài, Để tôi lấy lại sức, Chúa đưa về suối đời đời ».
Thánh lễ đã kết thúc bằng bài ca « Ngày nay con đến hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng ».
Cha Minh, đã được ông Ngô Đình Quỳnh ủy thác đại diện cho gia đình hai cụ Gioan Baotixita và Giacôbê, đã vắn gọn tóm tắt tiểu sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cám ơn Đức Ông Mai Đức Vinh và Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Sau Thánh Lễ, Giáo Xứ và Gia Đình đã mời mọi người dùng bữa cơm thanh đạm, đi xem một vòng hình ảnh triển lãm về gia đình hai cụ, và mua sách “La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình”của ba tác giả Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên (mất năm 2012) và Jacqueline Willemetz, do Nhà xuất bản L’Harmattan phát hành, năm 2013.
Nhiều người tỏ lòng cám ơn Giáo Xứ đã tổ chức buổi Lễ Giỗ lần thứ 50 hôm nay cho cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cụ Cố Vấn Ngô Đình Nhu.
Paris, ngày 02 tháng 11 năm 2013
Trần Văn Cảnh