Trong khi các vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội hoàn vũ được đem ra khảo sát tại Công Đồng Vatican II, người ta thấy phụ diễn khá nhiều sinh hoạt nhân bản khiến họ nghĩ tới các quốc hội và nghị viện khắp thế giới.
Các phiên họp toàn thể của công đồng thường bắt đầu đúng 9 giờ mỗi sáng. Vào giờ đó, các giám mục đi tìm chỗ ngồi dành sẵn cho mình để tham dự Thánh Lễ.
Thánh Lễ khởi đầu mỗi ngày làm việc này được cử hành hầu như theo một nghi lễ khác nhau mỗi ngày. Với các bài hát của nhiều ngôn ngữ cổ xưa, các Thánh Lễ này quả là một bài học qúy giá, giúp các nghị phụ nhớ rằng mọi sự không phải chỉ là Tây Phương hay La Tinh trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Sau Thánh Lễ, là việc cung nghinh Tin Mừng tại giữa bàn thờ. Mỗi ngày, một vị giám mục thuộc các vùng khác nhau của thế giới thay phiên nhau rước Sách Tin Mừng dọc chiều dài của phòng Công Đồng, có hai người cầm nến đi hai bên.
Tất cả các nghi thức này diễn ra trong khoảng 40 phút. Sau đó là những giọng ho khàn và tiếng xào xạc của giấy tờ, một dấu hiệu cho thấy toàn thể hội đường đã yên vị để bắt đầu một ngày làm việc. Vào lúc này, vị tổng thư ký của công đồng thường công bố một vài điều tuy có liên quan tới toàn thể hội đường nhưng nằm ngoài các đề tài của nghị trình. Thí dụ, ngài có thể lưu ý một ngày lễ hay loan báo một văn kiện sắp được phân phối.
Rồi ngài đọc tên các nghị phụ trước đó đã yêu cầu được lên tiếng trong phiên họp… Các Hồng Y, thường gồm 6 vị, là những người phát biểu đầu tiên, sau đó là các tổng giám mục, giám mục, bề trên cả các hội dòng… Xem ra, chỉ có Hồng Y mới có quyền lên tiếng mà không cần phải xin phép tổng thư ký trước. Ít có ngày không có một vài nghị phụ từ chối phiên nói của mình, thường là vì điều ngài muốn nói đã được một vị khác nói trước đó rồi. Tuy nhiên, ngài vẫn dành quyền nộp bản văn soạn sẵn nơi văn phòng tổng thư ký để nó được một ủy ban công đồng xem sét ngõ hầu tu chỉnh một dự luật đang được bàn cãi.
Vào khoảng 11 giờ, tại các gian cánh của vương cung thánh đường Thánh Phêrô, người ta thấy xuất hiện những cảnh tượng giống như tại các hành lang và phòng để mũ áo của Thượng Viện Mỹ, chỉ trừ không có những chiếc áo dòng mầu tím và những hàng cột cẩm thạch mà thôi.
Ở đấy, trong khi các loa phóng thanh giúp các ngài tiếp tục theo dõi các cuộc tranh luận đang diễn ra tại gian chính, thì từng nhóm các vị giám mục say sưa tham dự những cuộc truyện trò hào hứng, họp, tan, tái nhóm với các thành viên khác, rồi tản mác thành những tiểu nhóm đôi, ba.
Công đồng cũng có phòng để mũ áo và phòng cà phê riêng. Loa phóng thanh tại phòng cà phê thỉnh thoảng lại khiến 20 hoặc 30 giám mục vội vàng quay trở lại ghế ngồi chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra.
Dù các nghị phụ được chỉ thị phải hạn chế việc phát biểu cảm nghĩ về phản ứng của công đồng, nhưng phản ứng bột phát đôi khi bỗng nhiên vẫn nổ ra. Có một lần duy nhất, các nghị phụ đã vỗ tay ầm ĩ, nhưng được kêu gọi giữ trật tự ngay sau đó. Có những lúc khác, nhiều tiếng xầm xì nghe rõ được phát ra khi một diễn giả “nổi tiếng” tiến tới micrô.
Trong các phiên họp toàn thể, đôi khi các nghị phụ được chứng kiến những giờ phút đặc biệt. Có thể đó là một tuyên bố lý thú hay một đề nghị đầy gay cấn được đưa ra. Những lúc như thế, không ai bảo ai, mọi nghị phụ như nhất tề nghiêng mình về phía trước cùng một lúc; mọi cử động và âm thanh đều ngưng đọng, và mọi con mắt và tâm trí của 2,000 nghị phụ đều cùng chú mục vào giọng nói của một vị duy nhất.
Ban chủ tọa công đồng, được luân phiên giữa 10 vị Hồng Y, là một ban rất hoạt động. Mỗi vị Hồng Y trong số 10 vị này thay phiên nhau chủ tọa các phiên họp toàn thể mỗi ngày.
Các nghị phụ được hoàn toàn tự do phát biểu, chỉ hạn chế về thời gian (10 phút) và đề tài mà thôi (vấn đề đang bàn). Nếu một trong hai giới hạn này bị vượt qua, vị chủ tọa sẽ rung chuông và nói một câu đại khái như “Habe excusatum, Pater, sed tempus jam elapsum est” (Xin lỗi nghị phụ, nhưng thời gian đã hết) hay “Non pertinet ad rem” (Điều đó không liên quan gì tới chủ đề đang bàn).
Đôi khi cũng có chuyện vui đùa xẩy ra, như có lần vị chủ tọa nhắc nhở một diễn già rằng “thì giờ là tiền bạc” hay có vị chủ tọa kia châm chích một diễn giả là “đã giảng thuyết cho các vị giảng thuyết”.
Đôi khi sự vui đùa do chính diễn giả tạo nên, dù cố ý hay không. Như có diễn giả kia, vì cao hứng bênh vực việc sử dụng tiếng La Tinh trong Thánh Lễ quá, nên đã khẩn khoản: “Ít nhất cũng xin qúy nghị phụ để yên kinh ‘Kyrie’ cho chúng tôi” mà quên mất rằng “Kyrie” đâu phải là tiếng La Tinh!
Phiên họp toàn thể thường kết thúc vào lúc 12 giờ 15. Sau đó, nếu thời tiết nắng ráo, thì các bậc thềm vương cung thánh đường Thánh Phêrô tràn ngập mầu tím đỏ từng dòng suôi chẩy ra công trường. Còn nếu thời tiết xấu, như thường xẩy ra vào những ngày đầu đông lạnh giá, thì các cửa ra vào chật ních các giám mục đang vất vả mặc áo mưa và trương dù
Các phiên họp toàn thể của công đồng thường bắt đầu đúng 9 giờ mỗi sáng. Vào giờ đó, các giám mục đi tìm chỗ ngồi dành sẵn cho mình để tham dự Thánh Lễ.
Thánh Lễ khởi đầu mỗi ngày làm việc này được cử hành hầu như theo một nghi lễ khác nhau mỗi ngày. Với các bài hát của nhiều ngôn ngữ cổ xưa, các Thánh Lễ này quả là một bài học qúy giá, giúp các nghị phụ nhớ rằng mọi sự không phải chỉ là Tây Phương hay La Tinh trong lòng Giáo Hội Công Giáo. Sau Thánh Lễ, là việc cung nghinh Tin Mừng tại giữa bàn thờ. Mỗi ngày, một vị giám mục thuộc các vùng khác nhau của thế giới thay phiên nhau rước Sách Tin Mừng dọc chiều dài của phòng Công Đồng, có hai người cầm nến đi hai bên.
Tất cả các nghi thức này diễn ra trong khoảng 40 phút. Sau đó là những giọng ho khàn và tiếng xào xạc của giấy tờ, một dấu hiệu cho thấy toàn thể hội đường đã yên vị để bắt đầu một ngày làm việc. Vào lúc này, vị tổng thư ký của công đồng thường công bố một vài điều tuy có liên quan tới toàn thể hội đường nhưng nằm ngoài các đề tài của nghị trình. Thí dụ, ngài có thể lưu ý một ngày lễ hay loan báo một văn kiện sắp được phân phối.
Rồi ngài đọc tên các nghị phụ trước đó đã yêu cầu được lên tiếng trong phiên họp… Các Hồng Y, thường gồm 6 vị, là những người phát biểu đầu tiên, sau đó là các tổng giám mục, giám mục, bề trên cả các hội dòng… Xem ra, chỉ có Hồng Y mới có quyền lên tiếng mà không cần phải xin phép tổng thư ký trước. Ít có ngày không có một vài nghị phụ từ chối phiên nói của mình, thường là vì điều ngài muốn nói đã được một vị khác nói trước đó rồi. Tuy nhiên, ngài vẫn dành quyền nộp bản văn soạn sẵn nơi văn phòng tổng thư ký để nó được một ủy ban công đồng xem sét ngõ hầu tu chỉnh một dự luật đang được bàn cãi.
Vào khoảng 11 giờ, tại các gian cánh của vương cung thánh đường Thánh Phêrô, người ta thấy xuất hiện những cảnh tượng giống như tại các hành lang và phòng để mũ áo của Thượng Viện Mỹ, chỉ trừ không có những chiếc áo dòng mầu tím và những hàng cột cẩm thạch mà thôi.
Ở đấy, trong khi các loa phóng thanh giúp các ngài tiếp tục theo dõi các cuộc tranh luận đang diễn ra tại gian chính, thì từng nhóm các vị giám mục say sưa tham dự những cuộc truyện trò hào hứng, họp, tan, tái nhóm với các thành viên khác, rồi tản mác thành những tiểu nhóm đôi, ba.
Công đồng cũng có phòng để mũ áo và phòng cà phê riêng. Loa phóng thanh tại phòng cà phê thỉnh thoảng lại khiến 20 hoặc 30 giám mục vội vàng quay trở lại ghế ngồi chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra.
Dù các nghị phụ được chỉ thị phải hạn chế việc phát biểu cảm nghĩ về phản ứng của công đồng, nhưng phản ứng bột phát đôi khi bỗng nhiên vẫn nổ ra. Có một lần duy nhất, các nghị phụ đã vỗ tay ầm ĩ, nhưng được kêu gọi giữ trật tự ngay sau đó. Có những lúc khác, nhiều tiếng xầm xì nghe rõ được phát ra khi một diễn giả “nổi tiếng” tiến tới micrô.
Trong các phiên họp toàn thể, đôi khi các nghị phụ được chứng kiến những giờ phút đặc biệt. Có thể đó là một tuyên bố lý thú hay một đề nghị đầy gay cấn được đưa ra. Những lúc như thế, không ai bảo ai, mọi nghị phụ như nhất tề nghiêng mình về phía trước cùng một lúc; mọi cử động và âm thanh đều ngưng đọng, và mọi con mắt và tâm trí của 2,000 nghị phụ đều cùng chú mục vào giọng nói của một vị duy nhất.
Ban chủ tọa công đồng, được luân phiên giữa 10 vị Hồng Y, là một ban rất hoạt động. Mỗi vị Hồng Y trong số 10 vị này thay phiên nhau chủ tọa các phiên họp toàn thể mỗi ngày.
Các nghị phụ được hoàn toàn tự do phát biểu, chỉ hạn chế về thời gian (10 phút) và đề tài mà thôi (vấn đề đang bàn). Nếu một trong hai giới hạn này bị vượt qua, vị chủ tọa sẽ rung chuông và nói một câu đại khái như “Habe excusatum, Pater, sed tempus jam elapsum est” (Xin lỗi nghị phụ, nhưng thời gian đã hết) hay “Non pertinet ad rem” (Điều đó không liên quan gì tới chủ đề đang bàn).
Đôi khi cũng có chuyện vui đùa xẩy ra, như có lần vị chủ tọa nhắc nhở một diễn già rằng “thì giờ là tiền bạc” hay có vị chủ tọa kia châm chích một diễn giả là “đã giảng thuyết cho các vị giảng thuyết”.
Đôi khi sự vui đùa do chính diễn giả tạo nên, dù cố ý hay không. Như có diễn giả kia, vì cao hứng bênh vực việc sử dụng tiếng La Tinh trong Thánh Lễ quá, nên đã khẩn khoản: “Ít nhất cũng xin qúy nghị phụ để yên kinh ‘Kyrie’ cho chúng tôi” mà quên mất rằng “Kyrie” đâu phải là tiếng La Tinh!
Phiên họp toàn thể thường kết thúc vào lúc 12 giờ 15. Sau đó, nếu thời tiết nắng ráo, thì các bậc thềm vương cung thánh đường Thánh Phêrô tràn ngập mầu tím đỏ từng dòng suôi chẩy ra công trường. Còn nếu thời tiết xấu, như thường xẩy ra vào những ngày đầu đông lạnh giá, thì các cửa ra vào chật ních các giám mục đang vất vả mặc áo mưa và trương dù