Năm Đức Tin sẽ chấm dứt vào ngày 24 tháng này. Nó bắt đầu ngày 11 tháng Mười năm ngoái, đúng ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II. Do đó, Đức Bênêđíctô XVI đã khuyên tín hữu học hỏi Công Đồng này như một trong các mục tiêu của Năm Đức Tin.
Để giúp đào sâu việc học hỏi này, chúng tôi sẽ trình bày một số nhãn quan của chính các chuyên viên tại Vatican II. Chuyên viên đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến là linh mục John Courtney Murray, một thần học gia của Dòng Tên Hoa Kỳ, nổi tiếng trong các cố gắng hòa giải đạo Công Giáo với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, nhất là chú trọng tới mối liên hệ giữa tự do tôn giáo và các định chế thuộc chế độ nhà nước dân chủ.
Cha Murray sinh năm 1904 tại New York. Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1920, học cổ điển và triết lý tại Boston College, đậu cử nhân năm 1926 và cao học năm 1927. Sau đó, ngài qua Phi Luật Tân dạy La Tinh và văn chương Anh tại Ateneo de Manila. Năm 1930, ngài trở về Hoa Kỳ và thụ phong linh mục năm 1933. Ngài tiếp tục học lên tại Đại Học Gregorian ở Rôma, đậu tiến sĩ thần học năm 1937. Trở về Hoa Kỳ, ngài dạy thần học Ba Ngôi tại Trường Thần Học Dòng Tên tại Woodstock, Maryland. Năm 1941, ngài được cử làm chủ bút tạp chí thần học Theological Studies của Dòng Tên cho tới lúc qua đời năm 1967 tại New York vì nhồi máu cơ tim.
Một đầu óc nặng về lý thuyết, cha Murray mau chóng trở thành khuôn mặt công cộng hàng đầu, chuyên bàn tới các căng thẳng giữa tôn giáo và đời sống công cộng. Các khảo luận chung quanh chủ đề này đã được gom thành tác phẩm nổi tiếng của ngài tựa là We Hold These Truths: Catholic Reflections on the American Proposition (Sheed & Ward, 1960). Trong tư cách vừa là đại diện của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa là cố vấn của văn phòng tôn giáo vụ tại Phủ Tổng Ủy Đồng Minh, ngài giúp soạn thảo và cổ vũ bản Tuyên Ngôn Về Hoà Bình Thế Giới năm 1943, một tuyên ngôn liên tôn gồm các nguyên tắc tái thiết hậu chiến và đã khuyến cáo thành công một sắp xếp có tính hiến định giữa nhà nước Đức phục hưng và Giáo Hội, trong đó, có việc phân phối thuế do nhà nước thu cho các Giáo Hội tại Đức.
Sau loạt bài giảng dạy tại Đại Học Yale trong hai năm 1952-1953, ngài cộng tác với Robert Morrison MacIver thuộc ĐH Columbia để đánh giá tự do học thuật và giáo dục tôn giáo tại các đại học công Hoa Kỳ, và sau đó, là đề nghị trợ giúp thuế cho các trường công và cho phép trình bày niềm tin tôn giáo tại các trường này. Dự án này vừa gây ảnh hưởng cả nước vừa giúp chính ngài hiểu thấu và trân quí luật hiến pháp của Hoa Kỳ.
Vì vai trò công cộng càng ngày càng mở rộng đó, một số giám mục Hoa Kỳ bắt đầu tham khảo ý kiến cha Murray về các vấn đề luật lệ như kiểm duyệt và kiểm soát sinh sản. Ngài chống lại điều ngài cho là thái độ phản động và cưỡng chế nơi một số giám mục Hoa Kỳ, thay vì tham gia các cuộc tranh luận công cộng có chất lượng, một điều ngài cho là thu hút được cảm tình của công chúng nhiều hơn. Thay vì cưỡng chế, theo ngài, trình bày ý kiến luân lý trong ngữ cảnh tranh luận công khai sẽ giúp người Hoa Kỳ vừa thâm hậu hóa được cam kết luân lý của họ vừa duy trì được ‘nét thiên tài’ trong các quyền tự do của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chủ trương cho rằng một sự thật luân lý mới đang xuất hiện ở bên ngoài Giáo Hội đã đặt cha Murray ở thế đối nghịch với Đức HY Alfred Ottaviani, thuộc Văn Phòng Thánh (bộ Giáo Lý Đức Tin ngày nay). Nên năm 1954, Tòa Thánh yêu cầu cha ngưng mọi trước tác về tự do tôn giáo.
Cũng chính vì thế, mãi tới khóa hai của Vatican II, tức năm 1963, cha mới được chỉ định làm chuyên viên cho Công Đồng và đã có công lớn làm người soạn thảo bản văn thứ ba và thứ bốn về tự do tôn giáo, được Công Đồng chấp thuận năm 1965 dưới tựa đề Dignitatis Humanae Personae.
Sau đây, chúng tôi xin tóm lược tường trình đầu tiên của cha Murray trên tạp chí America ngày 19 tháng Mười năm 1963 liên quan tới cuộc tranh luận tại Công Đồng về sơ đồ Giáo Hội, tựa là Giáo Hội và Công Đồng.
Sơ Đồ Giáo Hội
Theo cha Murray, cuộc tranh luận cuối năm 1963 khá sôi nổi: chỉ trong 4 ngày cuối, đã có 59 bài diễn văn xoay quanh sơ đồ Giáo Hội. Một số nghị phụ lên tiếng với tư cách cá nhân, số khác lên tiếng với tư cách nhóm. Nhiều vị muốn sửa đổi, nhiều vị muốn thêm bớt. Nhưng bên dưới các phát biểu xem ra quá khô khan này, là cả một bi kịch trí thức vĩ đại.
Với một thái độ tự phát vĩ đại, các nghị phụ đã đáp ứng các đường hướng hết sức rõ ràng của Đức Phaolô VI trong diễn văn khai mạc đầy gợi hứng của ngài. Một cách mau mắn và đúng mục tiêu, ngài định ra tập chú cho khóa họp này của Công Đồng. Tập chú hàng đầu của nó là trình bày với thế giới điều chính ngài gọi là ý thức của Giáo Hội về chính mình. Việc này không đơn giản chỉ là vấn đề soạn ra một số mệnh đề có thứ tự lớp lang để nói lên bản chất của Giáo Hội. Ta cần một điều gì hơn thế. Giáo Hội phải cố gắng giải thích và tuyên bố với thế giới điều Giáo Hội là, điều Giáo Hội hiểu về chính mình, trong ý thức sâu thẳm của mình.
Trong diễn văn khai mạc, Đức Giáo Hoàng cho biết rõ: nhiệm vụ chủ chốt này của Giáo Hội chưa được hoàn tất và có lẽ sẽ không bao giờ được hoàn tất. Ngài nhắc đến thông điệp của Đức GH Piô XII về nhiệm thể Chúa Kitô, nhưng thêm rằng thông điệp này chỉ giải đáp một phần khát vọng của Giáo Hội muốn nói lên bản chất riêng của chính mình. Ngài bảo rằng chính giới hạn của thông điệp này thúc đẩy Giáo Hội phải tuyên bố thấu đáo hơn nữa về chính căn tính của mình. Công Đồng chỉ có một cách duy nhất tiếp cận nhiệm vụ này mà thôi. Cách đó đã được chỉ ra trong sơ đồ Giáo Hội: Công Đồng phải quay về với Thánh Kinh và với trọn bộ các hình ảnh và biểu tượng Thánh Kinh qua đó bản chất Giáo Hội đã được mô tả trong Sách Thánh. Như Đức Piô XII đã nói trong cùng thông điệp trên, ở đấy, ta có cả một kho tàng bất tận để Giáo Hội mặc tình rút tỉa và không ngừng rút tỉa.
Các hình ảnh này nhiều lắm. Giáo Hội là tòa nhà được Chúa Kitô dựng lên, nhà Thiên Chúa, đền thờ Chúa Thánh Thần, nơi Thiên Chúa ngự. Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là đá tảng Thiên Chúa, là cây nho của Người, là cánh đồng, là kinh thành của Người. Giáo Hội là Nàng Dâu của Chúa Kitô và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Người. Nhiều bài diễn văn của các nghị phụ đã đề cập tới các hình ảnh và biểu tượng Thánh Kinh này. Hình thức các bài diễn văn này khiến người ta nghĩ chúng chỉ là những gợi ý để sửa lại sơ đồ trước mặt mà thôi. Tuy nhiên, dưới cái bề mặt tầm thường ấy, người ta nghe như Giáo Hội đang cựa mình phấn đấu với nhiệm vụ khó khăn là tự phát biểu mình ra, nói cho mọi người thấy mình là ai. Đó chính là điều linh mục Murray gọi là bi kịch trí thức vĩ đại có tính tiềm ẩn mà người ta nghe được xuyên qua những phát biểu hết sức đơn giản tại Công Đồng.
Theo linh mục Murray, trong nền thần học đương thời, người ta đã nói tới hình ảnh hàng đầu về Giáo Hội, đó là hình ảnh Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô, một biểu tượng quen thuộc của văn hóa Hy Lạp được chính Thánh Phaolô sử dụng. Thoạt đầu, nhiều người nhìn nhận gía trị của hình ảnh này vì nó mang theo ý niệm thân mật giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, thậm chí cả ý niệm nên một theo nghĩa hữu cơ giữa Đầu và chi thể nữa. Tuy nhiên, càng ngày người ta càng thấy rõ không phải ai ai cũng hài lòng với biểu tượng này, vì cho rằng nó không lột tả được hình ảnh đích thực của Giáo Hội, để có thể lôi cuốn thế giới ngày nay. Hai hình ảnh khác đã được nhấn mạnh: thứ nhất, Giáo Hội như Dân Chúa Cha; sau đó là Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa, trong đó, mọi người được kêu gọi trở thành con cái Thiên Chúa, em của Con trưởng, và cũng là con cái Đức Maria, Mẹ Giáo Hội nữa.
Điều đặc biệt có ý nghĩa là hai giám mục truyền giáo đã hết sức nhấn mạnh tới ý niệm coi Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa. Một vị xuất thân từ Nam Việt Nam, còn vị kia xuất thân từ Nam Phi. Tại Đông Á và Phi Châu, đơn vị cấu tạo nên xã hội luôn luôn vẫn là gia đình, và như hai vị trình bày, gia đình vẫn còn được rất mực kính trọng và tôn vinh. Bởi thế, khi Giáo Hội nói về chính mình như gia đình Chúa Cha, điều này gợi lên một âm vang hết sức rung động nơi linh hồn những người được trao phó cho các vị giám mục truyền giáo này coi sóc.
Ngược lại, ý niệm coi Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô ít lôi cuốn hơn, dù rất đúng sự thật. Dĩ nhiên, lúc này quá sớm để có thể biết luận điểm hiện nay sẽ dẫn tới những hậu quả nào. Nhưng người ta sẽ không ngạc nhiên nếu sơ đồ cuối cùng về Giáo Hội nhấn mạnh tới ý niệm coi Giáo Hội như Dân Chúa Cha và như gia đình của Người. Vì hai hình ảnh này, dù sao, cũng liên hệ mật thiết với nhau.
Nếu điều trên xẩy ra, nó sẽ có ý nghĩa thần học rất lớn và sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các tranh luận sau này tại Công Đồng. Như mọi người đều biết, hiện nay, trong các giới thần học, đang có hai quan điểm tổng quát về Giáo Hội, hay đúng hơn hai cách tiếp cận tổng quát đối với mầu nhiệm Giáo Hội.
Một quan điểm coi Giáo Hội như được dẫn khởi từ sứ vụ của Phêrô và được tiếp tục trong sứ vụ giáo hoàng. Có thể nói, Đức Giáo Hoàng đứng trên đỉnh kim tự tháp, và từ ngài, các giám mục và các giáo sĩ tiếp nhận thánh quyền để phục vụ dân Chúa, là những người tạo thành nền của kim tự tháp.
Còn quan điểm kia thì ngược lại. Nó bắt đầu với ý niệm dân Chúa hiểu như cuộc Tập Họp Vĩ Đại, tức Dân Tộc Của Thiên Chúa được Người kêu gọi vào gia đình của Người. Để phục vụ và hướng dẫn Dân Tộc này, Chúa Kitô đã thiết lập ra phẩm trật các tông đồ và những người kế vị các ngài, mà người đứng đầu chính là Đức Giáo Hoàng, tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa. Trong quan điểm này, các chức vụ trong Giáo Hội được quan niệm cách rõ ràng hơn: chúng được thiết lập như những thừa tác vụ để phục vụ nhu cầu của dân: họ cần lời Chúa, cần luật lệ của Người, cần Người hiện diện ở giữa họ qua lời nói và các bí tích.
Cả hai quan điểm tổng quát về Giáo Hội này đều đúng sự thật và hợp lệ, và chúng không hề loại bỏ nhau. Nhưng câu hỏi là: phải nhấn mạnh quan điểm nào? Hệ luận của mỗi quan điểm rất khác nhau về cả phương diện mục vụ lẫn phương diện đại kết. Cả hai quan điểm đều đã được đem ra thảo luận một cách minh nhiên tại Công Đồng.
Các cuộc thảo luận hiện nay tại Công Đồng cũng có một ý nghĩa có tính phổ quát tức khắc, một ý nghĩa đối với toàn bộ thế giới Kitô Giáo. Thực vậy, chúng mời gọi mọi Kitô hữu tham gia vào cố gắng đang diễn ra tại Công Đồng, tức cố gắng thỏa mãn nhu cầu “phải nói lên một định nghĩa chính xác hơn về bản chất chân thực, sâu sắc và trọn vẹn của Giáo Hội, một Giáo Hội chính Chúa Kitô đã thiết lập và các tông đồ khởi sự xây dựng”.
Có thể nói được rằng các nghị phụ công đồng như một toàn bộ đang tìm kiếm trong chính các ngài cách khám phá ra ý thức của Giáo Hội về chính mình. Các cộng đồng Kitô hữu khắp nơi cũng được mời tham gia vào cố gắng này. Câu hỏi đơn giản có thể là như sau: Hình ảnh nào hay đúng hơn các hình ảnh nào trong Thánh Kinh gợi được nhiều vang vọng nhất trong trái tim người Công Giáo khi họ suy tư về bản chất Giáo Hội, điều gì trong bản chất này thể hiện rõ nhất nơi họ?
Mỗi người Công Giáo có thể có cái nhìn khác. Người Công Giáo Hoa Kỳ có thể thích hình ảnh Dân Thiên Chúa hơn. Vì điều ấy thích hợp với lịch sử Giáo Hội họ: Giáo Hội ấy phần lớn là Giáo Hội di dân; các tín hữu Công Giáo từ hầu hết các quốc gia trên thế giới đã lũ lượt kéo nhau về đấy. Một cách nào đó, tại Hoa Kỳ, người dân đứng đầu và trên người dân ấy, Giáo Hội đã được xây dựng theo nghĩa chân thực của từ ngữ này.
Giáo Hội Hoa Kỳ từng sản xuất ra những mục tử vĩ đại, nhưng các vị này vĩ đại chính vì giáo dân của họ vĩ đại về con số và vì nhu cầu của họ vĩ đại. Hơn nữa, Giáo Hội Hoa Kỳ luôn nổi tiếng về sự gần gũi giữa mục tử và giáo dân. Theo linh mục Murray, trong mấy thế hệ vừa qua, hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa có thể đã lu mờ phần nào. Chính vì thế, sinh hoạt Giáo Hội đã xuống dốc theo. Muốn canh tân Giáo Hội Hoa Kỳ, thiển nghĩ nên làm sống lại hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa.
Dù sao, theo linh mục Murray, điều quan trọng là phải biến cố gắng lúc đó của Công Đồng thành một cố gắng chung của mọi người. Có điều cố gắng này phải thấm nhiễm một ý thức về mầu nhiệm Giáo Hội. Chỉ có ý thức này mới đem sức sống tới cho các cuộc thảo luận thần học khô khan bên trong Công Đồng mà thôi. Ý thức đó đã gợi hứng cho cố gắng của Công Đồng, nó cũng nên gợi hứng cho cố gắng của mọi người Công Giáo, để tất cả hiểu được sự thật trong câu nói của Đức Phaolô VI khi cho rằng Giáo Hội là “một điều bí ẩn tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa và do đó là một điều có bản chất khiến ta không ngừng khám phá như mẻ và sâu sắc hơn”. Câu hỏi đầu tiên tại Công Đồng “Giáo Hội là gì?” vì thế là một câu hỏi được đặt ra cho mọi người chúng ta, cho Giáo Hội như một dân tộc.
Một vấn đề khác cũng đã được nêu ra, và càng thảo luận, nó càng trở nên khẩn thiết hơn. Đó là mối liên hệ giữa thừa tác vụ của Thánh Phêrô, tức quyền bính được Chúa Kitô ủy thác cho Thánh Phêrô và được tiếp diễn nơi các vị giáo hoàng, và hiệp đoàn giám mục hợp nhất. Vấn đề này gặp khó khăn lớn về thần học và không chắc gì Công Đồng có thể đưa ra được bất cứ giải pháp dứt khoát nào. Tuy nhiên, nó cũng đã được thảo luận một cách hăng say.
Đàng sau vấn đề thần học sâu sắc này còn lấp ló một vấn đề khác nữa. Đó là mối liên hệ giữa Đức Giáo Hoàng, Giáo Triều Rôma và các giám mục khắp thế giới, cả như các cá nhân lẫn như một cơ phận. Vấn đề này do chính Đức Phaolô VI nêu lên, trước khoá hai Công Đồng, trong bài diễn văn đọc trước các thành viên Giáo Triều. Đây là vấn đề có thực và là một vấn đề hết sức tế nhị. Các khó khăn từ nó phát sinh có lẽ có tính thực tiễn hơn là lý thuyết. Nhưng những khó khăn này đều là những khó khăn có thực, muốn giải đáp chúng, ta cần tới sự khôn ngoan lớn lao cũng như ý thức lớn lao về hợp nhất tính của Giáo Hội. Chúng cũng đòi mọi người phải hết lòng góp phần lớn lao vào công trình canh tân Giáo Hội như một bước tiến tới mục tiêu hợp nhất Kitô Giáo hơn nữa.
Vấn đề chót, một vấn đề được Giáo Hội Hoa Kỳ hết sức lưu ý, cả trên các diễn đàn tư lẫn diễn đàn công, là mối liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị. Hiện nay, vấn đề Giáo Hội và Nhà Nước chưa nằm trong nghị trình của Công Đồng, nhưng chắc chắn nó sẽ được ghi vào. Vì hầu như mọi người đều đang đòi cho vấn đề này được mang ra thảo luận, hơn nữa xem ra xu hướng mục vụ và đại kết của Công Đồng càng khiến cho vấn đề này trở nên khẩn thiết.
Vào lúc này, xem ra vấn đề trên có cơ được bàn tới khi Công Đồng chuyển sang mục tiêu thứ tư từng được Đức Phaolô mô tả là “cuộc đối thoại của Giáo Hội với con người thời đại”. Quả thực đây là nơi tốt nhất để nêu lên vấn đề người ta thường gọi là Giáo Hội và Nhà Nước nói trên. Chắc chắn Giáo Hội ngày nay được mời gọi đối thoại với giới chính trị, giới cai trị và giới luật pháp. Giáo Hội hiện nay có gì để nói với thế giới này, những người mà vai trò quyết định đối với phúc lợi của con người trở nên dứt khoát hơn bao giờ hết? Giáo Hội có gì để nói về chính mình trong tương quan với các chính phủ và thế giới chính trị? Những câu hỏi này bắt buộc phải được nêu ra.
Đức Phaolô VI cho biết trong suốt 20 thế kỷ qua, Giáo Hội vốn luôn nói với thế giới về chính mình, nhưng ngài thêm: ý niệm Giáo Hội “vẫn cần được nói lên một cách chính xác hơn”. Nếu điều này đúng đối với chính bản thân Giáo Hội, thì nó càng đúng hơn nữa đối với mối liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị, nhất là từ lúc cộng đồng chính trị này kinh qua nhiều phát triển hết sức sâu rộng trong lịch sử, đặc biệt trong mấy thế hệ gần đây.
Kỳ sau: Linh mục Murray viết về vấn đề tự do tôn giáo tại Vatican II.
Để giúp đào sâu việc học hỏi này, chúng tôi sẽ trình bày một số nhãn quan của chính các chuyên viên tại Vatican II. Chuyên viên đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến là linh mục John Courtney Murray, một thần học gia của Dòng Tên Hoa Kỳ, nổi tiếng trong các cố gắng hòa giải đạo Công Giáo với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, nhất là chú trọng tới mối liên hệ giữa tự do tôn giáo và các định chế thuộc chế độ nhà nước dân chủ.
Cha Murray sinh năm 1904 tại New York. Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1920, học cổ điển và triết lý tại Boston College, đậu cử nhân năm 1926 và cao học năm 1927. Sau đó, ngài qua Phi Luật Tân dạy La Tinh và văn chương Anh tại Ateneo de Manila. Năm 1930, ngài trở về Hoa Kỳ và thụ phong linh mục năm 1933. Ngài tiếp tục học lên tại Đại Học Gregorian ở Rôma, đậu tiến sĩ thần học năm 1937. Trở về Hoa Kỳ, ngài dạy thần học Ba Ngôi tại Trường Thần Học Dòng Tên tại Woodstock, Maryland. Năm 1941, ngài được cử làm chủ bút tạp chí thần học Theological Studies của Dòng Tên cho tới lúc qua đời năm 1967 tại New York vì nhồi máu cơ tim.
Một đầu óc nặng về lý thuyết, cha Murray mau chóng trở thành khuôn mặt công cộng hàng đầu, chuyên bàn tới các căng thẳng giữa tôn giáo và đời sống công cộng. Các khảo luận chung quanh chủ đề này đã được gom thành tác phẩm nổi tiếng của ngài tựa là We Hold These Truths: Catholic Reflections on the American Proposition (Sheed & Ward, 1960). Trong tư cách vừa là đại diện của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa là cố vấn của văn phòng tôn giáo vụ tại Phủ Tổng Ủy Đồng Minh, ngài giúp soạn thảo và cổ vũ bản Tuyên Ngôn Về Hoà Bình Thế Giới năm 1943, một tuyên ngôn liên tôn gồm các nguyên tắc tái thiết hậu chiến và đã khuyến cáo thành công một sắp xếp có tính hiến định giữa nhà nước Đức phục hưng và Giáo Hội, trong đó, có việc phân phối thuế do nhà nước thu cho các Giáo Hội tại Đức.
Sau loạt bài giảng dạy tại Đại Học Yale trong hai năm 1952-1953, ngài cộng tác với Robert Morrison MacIver thuộc ĐH Columbia để đánh giá tự do học thuật và giáo dục tôn giáo tại các đại học công Hoa Kỳ, và sau đó, là đề nghị trợ giúp thuế cho các trường công và cho phép trình bày niềm tin tôn giáo tại các trường này. Dự án này vừa gây ảnh hưởng cả nước vừa giúp chính ngài hiểu thấu và trân quí luật hiến pháp của Hoa Kỳ.
Vì vai trò công cộng càng ngày càng mở rộng đó, một số giám mục Hoa Kỳ bắt đầu tham khảo ý kiến cha Murray về các vấn đề luật lệ như kiểm duyệt và kiểm soát sinh sản. Ngài chống lại điều ngài cho là thái độ phản động và cưỡng chế nơi một số giám mục Hoa Kỳ, thay vì tham gia các cuộc tranh luận công cộng có chất lượng, một điều ngài cho là thu hút được cảm tình của công chúng nhiều hơn. Thay vì cưỡng chế, theo ngài, trình bày ý kiến luân lý trong ngữ cảnh tranh luận công khai sẽ giúp người Hoa Kỳ vừa thâm hậu hóa được cam kết luân lý của họ vừa duy trì được ‘nét thiên tài’ trong các quyền tự do của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chủ trương cho rằng một sự thật luân lý mới đang xuất hiện ở bên ngoài Giáo Hội đã đặt cha Murray ở thế đối nghịch với Đức HY Alfred Ottaviani, thuộc Văn Phòng Thánh (bộ Giáo Lý Đức Tin ngày nay). Nên năm 1954, Tòa Thánh yêu cầu cha ngưng mọi trước tác về tự do tôn giáo.
Cũng chính vì thế, mãi tới khóa hai của Vatican II, tức năm 1963, cha mới được chỉ định làm chuyên viên cho Công Đồng và đã có công lớn làm người soạn thảo bản văn thứ ba và thứ bốn về tự do tôn giáo, được Công Đồng chấp thuận năm 1965 dưới tựa đề Dignitatis Humanae Personae.
Sau đây, chúng tôi xin tóm lược tường trình đầu tiên của cha Murray trên tạp chí America ngày 19 tháng Mười năm 1963 liên quan tới cuộc tranh luận tại Công Đồng về sơ đồ Giáo Hội, tựa là Giáo Hội và Công Đồng.
Sơ Đồ Giáo Hội
Theo cha Murray, cuộc tranh luận cuối năm 1963 khá sôi nổi: chỉ trong 4 ngày cuối, đã có 59 bài diễn văn xoay quanh sơ đồ Giáo Hội. Một số nghị phụ lên tiếng với tư cách cá nhân, số khác lên tiếng với tư cách nhóm. Nhiều vị muốn sửa đổi, nhiều vị muốn thêm bớt. Nhưng bên dưới các phát biểu xem ra quá khô khan này, là cả một bi kịch trí thức vĩ đại.
Với một thái độ tự phát vĩ đại, các nghị phụ đã đáp ứng các đường hướng hết sức rõ ràng của Đức Phaolô VI trong diễn văn khai mạc đầy gợi hứng của ngài. Một cách mau mắn và đúng mục tiêu, ngài định ra tập chú cho khóa họp này của Công Đồng. Tập chú hàng đầu của nó là trình bày với thế giới điều chính ngài gọi là ý thức của Giáo Hội về chính mình. Việc này không đơn giản chỉ là vấn đề soạn ra một số mệnh đề có thứ tự lớp lang để nói lên bản chất của Giáo Hội. Ta cần một điều gì hơn thế. Giáo Hội phải cố gắng giải thích và tuyên bố với thế giới điều Giáo Hội là, điều Giáo Hội hiểu về chính mình, trong ý thức sâu thẳm của mình.
Trong diễn văn khai mạc, Đức Giáo Hoàng cho biết rõ: nhiệm vụ chủ chốt này của Giáo Hội chưa được hoàn tất và có lẽ sẽ không bao giờ được hoàn tất. Ngài nhắc đến thông điệp của Đức GH Piô XII về nhiệm thể Chúa Kitô, nhưng thêm rằng thông điệp này chỉ giải đáp một phần khát vọng của Giáo Hội muốn nói lên bản chất riêng của chính mình. Ngài bảo rằng chính giới hạn của thông điệp này thúc đẩy Giáo Hội phải tuyên bố thấu đáo hơn nữa về chính căn tính của mình. Công Đồng chỉ có một cách duy nhất tiếp cận nhiệm vụ này mà thôi. Cách đó đã được chỉ ra trong sơ đồ Giáo Hội: Công Đồng phải quay về với Thánh Kinh và với trọn bộ các hình ảnh và biểu tượng Thánh Kinh qua đó bản chất Giáo Hội đã được mô tả trong Sách Thánh. Như Đức Piô XII đã nói trong cùng thông điệp trên, ở đấy, ta có cả một kho tàng bất tận để Giáo Hội mặc tình rút tỉa và không ngừng rút tỉa.
Các hình ảnh này nhiều lắm. Giáo Hội là tòa nhà được Chúa Kitô dựng lên, nhà Thiên Chúa, đền thờ Chúa Thánh Thần, nơi Thiên Chúa ngự. Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là đá tảng Thiên Chúa, là cây nho của Người, là cánh đồng, là kinh thành của Người. Giáo Hội là Nàng Dâu của Chúa Kitô và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Người. Nhiều bài diễn văn của các nghị phụ đã đề cập tới các hình ảnh và biểu tượng Thánh Kinh này. Hình thức các bài diễn văn này khiến người ta nghĩ chúng chỉ là những gợi ý để sửa lại sơ đồ trước mặt mà thôi. Tuy nhiên, dưới cái bề mặt tầm thường ấy, người ta nghe như Giáo Hội đang cựa mình phấn đấu với nhiệm vụ khó khăn là tự phát biểu mình ra, nói cho mọi người thấy mình là ai. Đó chính là điều linh mục Murray gọi là bi kịch trí thức vĩ đại có tính tiềm ẩn mà người ta nghe được xuyên qua những phát biểu hết sức đơn giản tại Công Đồng.
Theo linh mục Murray, trong nền thần học đương thời, người ta đã nói tới hình ảnh hàng đầu về Giáo Hội, đó là hình ảnh Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô, một biểu tượng quen thuộc của văn hóa Hy Lạp được chính Thánh Phaolô sử dụng. Thoạt đầu, nhiều người nhìn nhận gía trị của hình ảnh này vì nó mang theo ý niệm thân mật giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, thậm chí cả ý niệm nên một theo nghĩa hữu cơ giữa Đầu và chi thể nữa. Tuy nhiên, càng ngày người ta càng thấy rõ không phải ai ai cũng hài lòng với biểu tượng này, vì cho rằng nó không lột tả được hình ảnh đích thực của Giáo Hội, để có thể lôi cuốn thế giới ngày nay. Hai hình ảnh khác đã được nhấn mạnh: thứ nhất, Giáo Hội như Dân Chúa Cha; sau đó là Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa, trong đó, mọi người được kêu gọi trở thành con cái Thiên Chúa, em của Con trưởng, và cũng là con cái Đức Maria, Mẹ Giáo Hội nữa.
Điều đặc biệt có ý nghĩa là hai giám mục truyền giáo đã hết sức nhấn mạnh tới ý niệm coi Giáo Hội như gia đình Thiên Chúa. Một vị xuất thân từ Nam Việt Nam, còn vị kia xuất thân từ Nam Phi. Tại Đông Á và Phi Châu, đơn vị cấu tạo nên xã hội luôn luôn vẫn là gia đình, và như hai vị trình bày, gia đình vẫn còn được rất mực kính trọng và tôn vinh. Bởi thế, khi Giáo Hội nói về chính mình như gia đình Chúa Cha, điều này gợi lên một âm vang hết sức rung động nơi linh hồn những người được trao phó cho các vị giám mục truyền giáo này coi sóc.
Ngược lại, ý niệm coi Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô ít lôi cuốn hơn, dù rất đúng sự thật. Dĩ nhiên, lúc này quá sớm để có thể biết luận điểm hiện nay sẽ dẫn tới những hậu quả nào. Nhưng người ta sẽ không ngạc nhiên nếu sơ đồ cuối cùng về Giáo Hội nhấn mạnh tới ý niệm coi Giáo Hội như Dân Chúa Cha và như gia đình của Người. Vì hai hình ảnh này, dù sao, cũng liên hệ mật thiết với nhau.
Nếu điều trên xẩy ra, nó sẽ có ý nghĩa thần học rất lớn và sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các tranh luận sau này tại Công Đồng. Như mọi người đều biết, hiện nay, trong các giới thần học, đang có hai quan điểm tổng quát về Giáo Hội, hay đúng hơn hai cách tiếp cận tổng quát đối với mầu nhiệm Giáo Hội.
Một quan điểm coi Giáo Hội như được dẫn khởi từ sứ vụ của Phêrô và được tiếp tục trong sứ vụ giáo hoàng. Có thể nói, Đức Giáo Hoàng đứng trên đỉnh kim tự tháp, và từ ngài, các giám mục và các giáo sĩ tiếp nhận thánh quyền để phục vụ dân Chúa, là những người tạo thành nền của kim tự tháp.
Còn quan điểm kia thì ngược lại. Nó bắt đầu với ý niệm dân Chúa hiểu như cuộc Tập Họp Vĩ Đại, tức Dân Tộc Của Thiên Chúa được Người kêu gọi vào gia đình của Người. Để phục vụ và hướng dẫn Dân Tộc này, Chúa Kitô đã thiết lập ra phẩm trật các tông đồ và những người kế vị các ngài, mà người đứng đầu chính là Đức Giáo Hoàng, tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa. Trong quan điểm này, các chức vụ trong Giáo Hội được quan niệm cách rõ ràng hơn: chúng được thiết lập như những thừa tác vụ để phục vụ nhu cầu của dân: họ cần lời Chúa, cần luật lệ của Người, cần Người hiện diện ở giữa họ qua lời nói và các bí tích.
Cả hai quan điểm tổng quát về Giáo Hội này đều đúng sự thật và hợp lệ, và chúng không hề loại bỏ nhau. Nhưng câu hỏi là: phải nhấn mạnh quan điểm nào? Hệ luận của mỗi quan điểm rất khác nhau về cả phương diện mục vụ lẫn phương diện đại kết. Cả hai quan điểm đều đã được đem ra thảo luận một cách minh nhiên tại Công Đồng.
Các cuộc thảo luận hiện nay tại Công Đồng cũng có một ý nghĩa có tính phổ quát tức khắc, một ý nghĩa đối với toàn bộ thế giới Kitô Giáo. Thực vậy, chúng mời gọi mọi Kitô hữu tham gia vào cố gắng đang diễn ra tại Công Đồng, tức cố gắng thỏa mãn nhu cầu “phải nói lên một định nghĩa chính xác hơn về bản chất chân thực, sâu sắc và trọn vẹn của Giáo Hội, một Giáo Hội chính Chúa Kitô đã thiết lập và các tông đồ khởi sự xây dựng”.
Có thể nói được rằng các nghị phụ công đồng như một toàn bộ đang tìm kiếm trong chính các ngài cách khám phá ra ý thức của Giáo Hội về chính mình. Các cộng đồng Kitô hữu khắp nơi cũng được mời tham gia vào cố gắng này. Câu hỏi đơn giản có thể là như sau: Hình ảnh nào hay đúng hơn các hình ảnh nào trong Thánh Kinh gợi được nhiều vang vọng nhất trong trái tim người Công Giáo khi họ suy tư về bản chất Giáo Hội, điều gì trong bản chất này thể hiện rõ nhất nơi họ?
Mỗi người Công Giáo có thể có cái nhìn khác. Người Công Giáo Hoa Kỳ có thể thích hình ảnh Dân Thiên Chúa hơn. Vì điều ấy thích hợp với lịch sử Giáo Hội họ: Giáo Hội ấy phần lớn là Giáo Hội di dân; các tín hữu Công Giáo từ hầu hết các quốc gia trên thế giới đã lũ lượt kéo nhau về đấy. Một cách nào đó, tại Hoa Kỳ, người dân đứng đầu và trên người dân ấy, Giáo Hội đã được xây dựng theo nghĩa chân thực của từ ngữ này.
Giáo Hội Hoa Kỳ từng sản xuất ra những mục tử vĩ đại, nhưng các vị này vĩ đại chính vì giáo dân của họ vĩ đại về con số và vì nhu cầu của họ vĩ đại. Hơn nữa, Giáo Hội Hoa Kỳ luôn nổi tiếng về sự gần gũi giữa mục tử và giáo dân. Theo linh mục Murray, trong mấy thế hệ vừa qua, hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa có thể đã lu mờ phần nào. Chính vì thế, sinh hoạt Giáo Hội đã xuống dốc theo. Muốn canh tân Giáo Hội Hoa Kỳ, thiển nghĩ nên làm sống lại hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa.
Dù sao, theo linh mục Murray, điều quan trọng là phải biến cố gắng lúc đó của Công Đồng thành một cố gắng chung của mọi người. Có điều cố gắng này phải thấm nhiễm một ý thức về mầu nhiệm Giáo Hội. Chỉ có ý thức này mới đem sức sống tới cho các cuộc thảo luận thần học khô khan bên trong Công Đồng mà thôi. Ý thức đó đã gợi hứng cho cố gắng của Công Đồng, nó cũng nên gợi hứng cho cố gắng của mọi người Công Giáo, để tất cả hiểu được sự thật trong câu nói của Đức Phaolô VI khi cho rằng Giáo Hội là “một điều bí ẩn tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa và do đó là một điều có bản chất khiến ta không ngừng khám phá như mẻ và sâu sắc hơn”. Câu hỏi đầu tiên tại Công Đồng “Giáo Hội là gì?” vì thế là một câu hỏi được đặt ra cho mọi người chúng ta, cho Giáo Hội như một dân tộc.
Một vấn đề khác cũng đã được nêu ra, và càng thảo luận, nó càng trở nên khẩn thiết hơn. Đó là mối liên hệ giữa thừa tác vụ của Thánh Phêrô, tức quyền bính được Chúa Kitô ủy thác cho Thánh Phêrô và được tiếp diễn nơi các vị giáo hoàng, và hiệp đoàn giám mục hợp nhất. Vấn đề này gặp khó khăn lớn về thần học và không chắc gì Công Đồng có thể đưa ra được bất cứ giải pháp dứt khoát nào. Tuy nhiên, nó cũng đã được thảo luận một cách hăng say.
Đàng sau vấn đề thần học sâu sắc này còn lấp ló một vấn đề khác nữa. Đó là mối liên hệ giữa Đức Giáo Hoàng, Giáo Triều Rôma và các giám mục khắp thế giới, cả như các cá nhân lẫn như một cơ phận. Vấn đề này do chính Đức Phaolô VI nêu lên, trước khoá hai Công Đồng, trong bài diễn văn đọc trước các thành viên Giáo Triều. Đây là vấn đề có thực và là một vấn đề hết sức tế nhị. Các khó khăn từ nó phát sinh có lẽ có tính thực tiễn hơn là lý thuyết. Nhưng những khó khăn này đều là những khó khăn có thực, muốn giải đáp chúng, ta cần tới sự khôn ngoan lớn lao cũng như ý thức lớn lao về hợp nhất tính của Giáo Hội. Chúng cũng đòi mọi người phải hết lòng góp phần lớn lao vào công trình canh tân Giáo Hội như một bước tiến tới mục tiêu hợp nhất Kitô Giáo hơn nữa.
Vấn đề chót, một vấn đề được Giáo Hội Hoa Kỳ hết sức lưu ý, cả trên các diễn đàn tư lẫn diễn đàn công, là mối liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị. Hiện nay, vấn đề Giáo Hội và Nhà Nước chưa nằm trong nghị trình của Công Đồng, nhưng chắc chắn nó sẽ được ghi vào. Vì hầu như mọi người đều đang đòi cho vấn đề này được mang ra thảo luận, hơn nữa xem ra xu hướng mục vụ và đại kết của Công Đồng càng khiến cho vấn đề này trở nên khẩn thiết.
Vào lúc này, xem ra vấn đề trên có cơ được bàn tới khi Công Đồng chuyển sang mục tiêu thứ tư từng được Đức Phaolô mô tả là “cuộc đối thoại của Giáo Hội với con người thời đại”. Quả thực đây là nơi tốt nhất để nêu lên vấn đề người ta thường gọi là Giáo Hội và Nhà Nước nói trên. Chắc chắn Giáo Hội ngày nay được mời gọi đối thoại với giới chính trị, giới cai trị và giới luật pháp. Giáo Hội hiện nay có gì để nói với thế giới này, những người mà vai trò quyết định đối với phúc lợi của con người trở nên dứt khoát hơn bao giờ hết? Giáo Hội có gì để nói về chính mình trong tương quan với các chính phủ và thế giới chính trị? Những câu hỏi này bắt buộc phải được nêu ra.
Đức Phaolô VI cho biết trong suốt 20 thế kỷ qua, Giáo Hội vốn luôn nói với thế giới về chính mình, nhưng ngài thêm: ý niệm Giáo Hội “vẫn cần được nói lên một cách chính xác hơn”. Nếu điều này đúng đối với chính bản thân Giáo Hội, thì nó càng đúng hơn nữa đối với mối liên hệ giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị, nhất là từ lúc cộng đồng chính trị này kinh qua nhiều phát triển hết sức sâu rộng trong lịch sử, đặc biệt trong mấy thế hệ gần đây.
Kỳ sau: Linh mục Murray viết về vấn đề tự do tôn giáo tại Vatican II.