Ông già Noel của nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã có mặt sớm ở tỉnh Gia Lai để vui chơi với các em thiếu nhi. Kính mời quí vị đi cùng ông già Noel và theo dõi bước hành trình của chúng tôi tại vùng tây nguyên Việt Nam, thuộc giáo phận Kon Tum. (Vì sứ mạng truyền giáo tại giáo phận Kontum rất đặc biệt nên xin phép không nói rõ tên một số địa danh và điểm đến của chúng tôi).
Ông Già Noel đến làng cùi dân tộc
Hình ảnh
Một buổi chiều ngày Chúa Nhật, ông già Noel đến một làng dân tộc. Từ con đường nhựa quanh co, sâu hút mà xanh thẳm, vắng vẻ một cảnh đẹp tây nguyên. Điểm báo hiệu cho biết đã đến nơi là một cổng làng khá đẹp. Xe vừa dừng lại, chúng tôi đã thấy bên đường làng là một ngôi nhà sàn khá to, cũ kỹ. Nhiều trẻ em và người lớn đang dự thánh lễ bên trong mà từ ngoài nhìn vào, ánh sáng vừa đủ cho một thánh lễ đang được cử hành. Thấy rất thương khi nhiều giáo dân ôm con chịu nắng ngồi bên ngoài hiên nhà sàn. Bước vào gần và đi rảo chung quanh, chúng tôi nghe giọng nói trầm ấm của một linh mục đang diễn giải Tin Mừng. Vòng quanh ra phía sau là một phần khác của nhà sàn mà nhiều thanh niên đang dự lễ. Nhìn bên cánh phải, người dự lễ cũng chẳng nhìn thấy cha chủ tế, song phải cảm động vì bầu khí sốt sắng của giáo dân ở đây; đa phần là người dân tộc, có một số người Kinh. Lời đối đáp trong thánh lễ hoàn toàn là tiếng dân tộc Bahnar, rất nhịp nhàng trang nghiêm nhưng bài giảng cha chỉ nói bằng tiếng Việt. Nhìn dáng vẻ thanh tao của linh mục dòng, đã dâng lễ rồi còn nán lại giải tội cho người lớn, chúng tôi bỗng dâng trào cảm xúc truyền giáo. Còn trẻ em tập trung để ông già Noel tặng quà. Các cháu ngây thơ tập trung thành hàng, có vẻ lạ lẫm khi một Ông già Noel đến đây.
Ông già Noel thay đồ trong một phòng nhỏ của nhà sàn. Các thiếu nhi ở đây không biết tiếng Kinh nên một thanh niên người dân tộc được chọn hóa thân là ông già Noel để trao quà cho các em một cách thân thiện hơn.
Đây là căn nhà sàn của quí Sơ, thuộc một nhà dòng, được dựng theo kiểu truyền thống dân tộc, nhằm phát triển nghề dệt thổ cẩm. Quí Sơ sống ở đây như một gia đình. Sơ coi nơi này tiếp đón chúng tôi bằng một bộ sờ-rông không mới. Sơ nói tiếng dân tộc thành thạo. Khi ông già Noel phát quà xong, chúng tôi gặp già làng để tặng quà thì phát hiện đôi tay của già làng bị “cùi khô” ăn hết các ngón. Hỏi thăm, chúng tôi mới được biết đây là một làng cùi, trẻ em nhận quà của Ông già Noel là thế hệ cháu của một số gia đình bị cùi ba, bốn chục năm về trước đến vùng sâu này sinh sống, có nguy cơ 80% phát bệnh “cùi khô”.
Tất cả diễn ra tốt đẹ p đến bất ngờ. Xong công việc, chúng tôi ra về ngay như sợ bóng tối của miền rừng núi ập xuống.
Thăm điểm truyền giáo Lệ Cần vùng sâu
Hình ảnh
Chiều ngày đầu tuần, từ thành phố Pleiku, chúng tôi và cộng tác viên là một Sơ và hai giáo dân, được một cha chánh xứ dẫn đi thăm hai điểm truyền giáo, nơi mà hằng tuần cha đến dâng lễ cho giáo dân. Con đường đất đi vào làng khá rộng, có đoạn đường hoa Canh Cách nở trắng hai bên đường. Một số người lưng đeo gùi, đi rẫy trên núi về làm cho nơi này bớt vắng vẻ. Cảnh đẹp tây nguyên rất riêng và lạ đối với người Sài Gòn chúng tôi.
Đi được độ 30 km, chúng tôi ghé vào nhà nguyện La Vang. Cũng như bao nhà nguyện của điểm truyền giáo tại Việt Nam: một căn nhà dài hơn bình thường, vách gỗ mái tôn; bên trong là bàn thờ và ghế gỗ dài cho giáo dân. Mấy ông trùm đang trang trí chuẩn bị lễ với vẻ đơn sơ nhiệt thành của giáo dân Việt Nam không lẫn vào đâu được.
Từ nhà nguyện La Vang đi thêm khoảng 20 cây số nữa mới đến điểm vui Noel. Cha cho biết đây là một giáo điểm được manh nha hình thành từ năm 1991 nhưng từ 7 năm nay mới có linh mục đến ở nhà sàn, cùng vùng với giáo dân. Hiện nay nhà nguyện chỉ có mái tôn và nối liền với cái sân rộng này, có thể qui tụ một hai ngàn người đến dự lễ. Riêng cha chánh xứ trẻ Micae hằng tuần phải “chạy show” nhiều điểm truyền giáo, có những nơi một tháng mới dâng một lễ, có vài nơi hai tuần một lần, một số nơi hằng tuần một thánh lễ...vì thế, việc “chạy như bay” để dâng lễ của quí cha ở vùng tây nguyên này là “chuyện thường ngày ở huyện” !
Cha nói đến hết lời thì chúng tôi thấy một “dàn cổng” có cây thánh giá, ở đầu khuôn viên dẫn vào nhà nguyện không vách. Vừa thấy xe của cha, các thiếu nhi đang chờ vội chạy vào sân nhà nguyện. Lòng tôi rộ lên niềm vui. Tôi nói với cha: “Cha và con cố gắng hóa trang thật nhanh để các cháu không phải chờ ạ!”. Cha cười. Đây là lần đầu tiên một linh mục chánh xứ nhận lời làm Ông già Noel cùng với tôi làm “bà Chúa Tuyết”.
Trước khi Ông già Noel xuất hiện, các cháu đã được tập họp và sinh hoạt tập thể. Cha xứ dáng người đậm thấp, có cái bụng hơi tròn nên việc hóa trang cho giống Ông già Noel rất dễ. Và đặc biệt, cha biết tiếng dân tộc nên khi xuất hiện cha nói tiếng dân tộc Giarai, trò chuyện với các cháu rất dễ thương. Bà Chúa Tuyết hỏi các em: “ Đố các con, ông già Noel hôm nay là ai?” Nhiều cái miệng mở to bẽn lẽn: “Là.. ..cha!”. Khi nhạc mở lên, Ông già Noel và cả bà Chúa Tuyết múa hát cùng các em.
Mọi việc diễn ra tốt đẹp. Trời đã tối, chúng tôi mới giã từ cha ra về. Trở lại thành phố Pleiku mà lòng chúng tôi nhẹ nhõm.
Hành trình trên vùng tây nguyên Gia Lai
Hình ảnh
Chúng tôi đến tỉnh Gia lai mà như người “nhà quê”. Cái gì cũng lạ. Đúng thôi! Khi đi du lịch xuyên Việt, chúng tôi ghé tây nguyên rất ít thời gian nên chẳng hiểu được nhiều vùng đất thuộc giáo phận Kon Tum này. Duyên cớ chúng tôi đến đây là một việc riêng của gia đình, nhân tiện đó chúng tôi làm “show Noel 2013” luôn. Nào ngờ, đây là chuyến đi đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích cho nhóm chúng tôi.
Buổi sáng ngày đầu tiên ở Gia Lai, chúng tôi được gặp Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh qua lời giới thiệu của một Sơ. Đức Cha nói chuyện với chúng tôi thân thiện như đã gặp gỡ từ lâu rồi. Sau đó, Đức Cha mời chúng tôi cùng lên xe đi dự lễ khánh thành nhà thờ mới Lệ Cần. Trên đường đi, Đức Cha chia sẻ với chúng tôi khá nhiều về sứ mạng truyền giáo tại GP Kon Tum; những khó khăn và thuận lợi; những quan niệm rất riêng khi thi hành sứ vụ mục tử.
Một số ý cụ thể của Đức Cha như khi đi truyền giáo, các linh mục, tu sĩ phải chú trọng việc đào tạo giáo dân. Xuất hiện ở nơi nào đó là nhằm giúp người ta cứng cáp trong đức tin, việc giữ đạo và tự điều hành một số việc phụng vụ; rồi sau đó lại ra đi đến vùng khác. Đức Cha rất thích hình ảnh một cô gái người dân tộc đứng đánh nhịp cho hàng trăm đứa trẻ hát.
Ý thứ hai; khi biết chúng tôi sẽ làm Ông già Noel đến phát quà tại làng cùi và một điểm truyền giáo, Đức Cha cho rằng đó là việc “không hay” cho bằng lo những việc liên quan đến giáo dục. Cho các cháu học hành thì đưa đến tương lai tốt hơn; hoặc nếu cứ cho quà thì cái làng đó sẽ ỷ lại....Chúng tôi đáp lời rằng, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi khi đi đến nơi nào phát quà là một chuyến “tiền trạm” để rồi quan sát, ghi nhận về vấn đề xã hội nơi đó, sau đó giúp đỡ theo khả năng, giúp từng trường hợp cụ thể; hoặc thông tin để giới thiệu trên truyền thông cho nhiều người biết đến mà quan tâm....
Một ý nữa, Đức Cha không thích xây nhà thờ quá lớn, sang trọng, mà chỉ muốn việc thăng tiến nhân sự trong Giáo Hội và “con người mới” trưởng thành, năng động, tự lập trong xã hội.
Có đến dự lễ khánh thành tại Giáo xứ Lệ Cần, chúng tôi mới hiểu thêm về sinh hoạt tôn giáo tại giáo phận này. Đây là giáo xứ Đức Cha trao cho dòng Phanxicô coi sóc. Chúng tôi ghi nhận, qua hình ảnh đã có thể nói lên nhiều điều. Đặc biệt là tiệc mừng nhà thờ mới là “buffet dân dã”. Mọi người tự lấy thức ăn từ bàn tròn và chỉ có những bình nước suối là nước uống cho bữa tiệc.
Sau lễ, Đức Cha mời chúng tôi đi An Khê với ngài nhưng chúng tôi từ chối vì có việc riêng, đành hẹn thăm Đức Cha tại Tòa Giám Mục.
Trước khi thực hiện “show Noel” thứ hai (đã kể trên), chúng tôi được coi vườn trồng trà; thăm một vườn trồng tiêu, xem công nhân xay vỏ cà phê, được chủ nhà mời uống nước sinh tố quả cóc chín, ngắm cảnh vùng này; được đi rảo quanh Biển Hồ Pleiku - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn thành phố. Đến nhà thờ gỗ, lòng chúng tôi mới bớt háo hức về ngôi nhà thờ nổi tiếng này. Sau đó là quang cảnh Tòa Giám Mục thơ mộng với cây lá, cỏ hoa, có hồ cá và là một khuôn viên lý tưởng. Có một chuyện thú vị khi thăm Đức Cha là: chúng tôi biếu Đức Cha quà Noel, Đức Cha tặng lại cộng đoàn của Sơ đi cùng chúng tôi. Một giờ đồng hồ sau, Sơ lại đem tặng linh mục chính xứ hóa thân làm Ông già Noel hôm nay. Chúng tôi có cảm tưởng một tình yêu thương chan hòa như được rải khắp giáo phận này.
Sáng sớm ngày cuối ở Gia Lai, tôi được dự thánh lễ cùng quí Sơ trong nhà dòng do một cha đến dâng lễ. Bữa ăn sáng cùng cha và quí Sơ làm tôi lại hiểu thêm nhiều chuyện ở đây. Cha nói: “Khi ân nhân cho tiền phát quà, nên giữ lại rồi bù thêm tiền vào làm cho người dân tộc một hệ thống nước. Đó là hệ thống giúp cả một làng có nước sạch, an toàn mà chỉ có trên dưới 1.500 Usd... ”. Kết thúc bữa ăn sáng, cái lạnh vùng Gia Lai không làm tôi quan tâm cho bằng câu chuyện kể trong bữa điểm tâm đó.
Trở lại nhà người quen trước khi về Sài Gòn, bữa ăn trưa chiêu đãi chúng tôi có nhiều món lạ: đùi dê hấp cuốn lá mơ, cá lăng nướng với nghệ, cháo chim đa đa nấu với đậu xanh và lá tía tô và gỏi cuốn Gia Lai. Thật ấn tượng trước khi chúng tôi rời nơi này bằng một chuyến bay đêm.
Chương trình Noel 2013 của chúng tôi kết thúc nhưng có một sự nối kết đã len lỏi vào thôn làng của vùng tây nguyên này. Xin kính chúc Cha Giám đốc VietCatholic, quí Ban Biên Tập, Quí linh mục ân nhân và quí ân nhân xa gần MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ MỘT NĂM MỚI 2014 BÌNH AN.
Ông Già Noel đến làng cùi dân tộc
Hình ảnh
Một buổi chiều ngày Chúa Nhật, ông già Noel đến một làng dân tộc. Từ con đường nhựa quanh co, sâu hút mà xanh thẳm, vắng vẻ một cảnh đẹp tây nguyên. Điểm báo hiệu cho biết đã đến nơi là một cổng làng khá đẹp. Xe vừa dừng lại, chúng tôi đã thấy bên đường làng là một ngôi nhà sàn khá to, cũ kỹ. Nhiều trẻ em và người lớn đang dự thánh lễ bên trong mà từ ngoài nhìn vào, ánh sáng vừa đủ cho một thánh lễ đang được cử hành. Thấy rất thương khi nhiều giáo dân ôm con chịu nắng ngồi bên ngoài hiên nhà sàn. Bước vào gần và đi rảo chung quanh, chúng tôi nghe giọng nói trầm ấm của một linh mục đang diễn giải Tin Mừng. Vòng quanh ra phía sau là một phần khác của nhà sàn mà nhiều thanh niên đang dự lễ. Nhìn bên cánh phải, người dự lễ cũng chẳng nhìn thấy cha chủ tế, song phải cảm động vì bầu khí sốt sắng của giáo dân ở đây; đa phần là người dân tộc, có một số người Kinh. Lời đối đáp trong thánh lễ hoàn toàn là tiếng dân tộc Bahnar, rất nhịp nhàng trang nghiêm nhưng bài giảng cha chỉ nói bằng tiếng Việt. Nhìn dáng vẻ thanh tao của linh mục dòng, đã dâng lễ rồi còn nán lại giải tội cho người lớn, chúng tôi bỗng dâng trào cảm xúc truyền giáo. Còn trẻ em tập trung để ông già Noel tặng quà. Các cháu ngây thơ tập trung thành hàng, có vẻ lạ lẫm khi một Ông già Noel đến đây.
Ông già Noel thay đồ trong một phòng nhỏ của nhà sàn. Các thiếu nhi ở đây không biết tiếng Kinh nên một thanh niên người dân tộc được chọn hóa thân là ông già Noel để trao quà cho các em một cách thân thiện hơn.
Đây là căn nhà sàn của quí Sơ, thuộc một nhà dòng, được dựng theo kiểu truyền thống dân tộc, nhằm phát triển nghề dệt thổ cẩm. Quí Sơ sống ở đây như một gia đình. Sơ coi nơi này tiếp đón chúng tôi bằng một bộ sờ-rông không mới. Sơ nói tiếng dân tộc thành thạo. Khi ông già Noel phát quà xong, chúng tôi gặp già làng để tặng quà thì phát hiện đôi tay của già làng bị “cùi khô” ăn hết các ngón. Hỏi thăm, chúng tôi mới được biết đây là một làng cùi, trẻ em nhận quà của Ông già Noel là thế hệ cháu của một số gia đình bị cùi ba, bốn chục năm về trước đến vùng sâu này sinh sống, có nguy cơ 80% phát bệnh “cùi khô”.
Tất cả diễn ra tốt đẹ p đến bất ngờ. Xong công việc, chúng tôi ra về ngay như sợ bóng tối của miền rừng núi ập xuống.
Thăm điểm truyền giáo Lệ Cần vùng sâu
Hình ảnh
Chiều ngày đầu tuần, từ thành phố Pleiku, chúng tôi và cộng tác viên là một Sơ và hai giáo dân, được một cha chánh xứ dẫn đi thăm hai điểm truyền giáo, nơi mà hằng tuần cha đến dâng lễ cho giáo dân. Con đường đất đi vào làng khá rộng, có đoạn đường hoa Canh Cách nở trắng hai bên đường. Một số người lưng đeo gùi, đi rẫy trên núi về làm cho nơi này bớt vắng vẻ. Cảnh đẹp tây nguyên rất riêng và lạ đối với người Sài Gòn chúng tôi.
Đi được độ 30 km, chúng tôi ghé vào nhà nguyện La Vang. Cũng như bao nhà nguyện của điểm truyền giáo tại Việt Nam: một căn nhà dài hơn bình thường, vách gỗ mái tôn; bên trong là bàn thờ và ghế gỗ dài cho giáo dân. Mấy ông trùm đang trang trí chuẩn bị lễ với vẻ đơn sơ nhiệt thành của giáo dân Việt Nam không lẫn vào đâu được.
Từ nhà nguyện La Vang đi thêm khoảng 20 cây số nữa mới đến điểm vui Noel. Cha cho biết đây là một giáo điểm được manh nha hình thành từ năm 1991 nhưng từ 7 năm nay mới có linh mục đến ở nhà sàn, cùng vùng với giáo dân. Hiện nay nhà nguyện chỉ có mái tôn và nối liền với cái sân rộng này, có thể qui tụ một hai ngàn người đến dự lễ. Riêng cha chánh xứ trẻ Micae hằng tuần phải “chạy show” nhiều điểm truyền giáo, có những nơi một tháng mới dâng một lễ, có vài nơi hai tuần một lần, một số nơi hằng tuần một thánh lễ...vì thế, việc “chạy như bay” để dâng lễ của quí cha ở vùng tây nguyên này là “chuyện thường ngày ở huyện” !
Cha nói đến hết lời thì chúng tôi thấy một “dàn cổng” có cây thánh giá, ở đầu khuôn viên dẫn vào nhà nguyện không vách. Vừa thấy xe của cha, các thiếu nhi đang chờ vội chạy vào sân nhà nguyện. Lòng tôi rộ lên niềm vui. Tôi nói với cha: “Cha và con cố gắng hóa trang thật nhanh để các cháu không phải chờ ạ!”. Cha cười. Đây là lần đầu tiên một linh mục chánh xứ nhận lời làm Ông già Noel cùng với tôi làm “bà Chúa Tuyết”.
Trước khi Ông già Noel xuất hiện, các cháu đã được tập họp và sinh hoạt tập thể. Cha xứ dáng người đậm thấp, có cái bụng hơi tròn nên việc hóa trang cho giống Ông già Noel rất dễ. Và đặc biệt, cha biết tiếng dân tộc nên khi xuất hiện cha nói tiếng dân tộc Giarai, trò chuyện với các cháu rất dễ thương. Bà Chúa Tuyết hỏi các em: “ Đố các con, ông già Noel hôm nay là ai?” Nhiều cái miệng mở to bẽn lẽn: “Là.. ..cha!”. Khi nhạc mở lên, Ông già Noel và cả bà Chúa Tuyết múa hát cùng các em.
Mọi việc diễn ra tốt đẹp. Trời đã tối, chúng tôi mới giã từ cha ra về. Trở lại thành phố Pleiku mà lòng chúng tôi nhẹ nhõm.
Hành trình trên vùng tây nguyên Gia Lai
Hình ảnh
Chúng tôi đến tỉnh Gia lai mà như người “nhà quê”. Cái gì cũng lạ. Đúng thôi! Khi đi du lịch xuyên Việt, chúng tôi ghé tây nguyên rất ít thời gian nên chẳng hiểu được nhiều vùng đất thuộc giáo phận Kon Tum này. Duyên cớ chúng tôi đến đây là một việc riêng của gia đình, nhân tiện đó chúng tôi làm “show Noel 2013” luôn. Nào ngờ, đây là chuyến đi đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích cho nhóm chúng tôi.
Buổi sáng ngày đầu tiên ở Gia Lai, chúng tôi được gặp Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh qua lời giới thiệu của một Sơ. Đức Cha nói chuyện với chúng tôi thân thiện như đã gặp gỡ từ lâu rồi. Sau đó, Đức Cha mời chúng tôi cùng lên xe đi dự lễ khánh thành nhà thờ mới Lệ Cần. Trên đường đi, Đức Cha chia sẻ với chúng tôi khá nhiều về sứ mạng truyền giáo tại GP Kon Tum; những khó khăn và thuận lợi; những quan niệm rất riêng khi thi hành sứ vụ mục tử.
Một số ý cụ thể của Đức Cha như khi đi truyền giáo, các linh mục, tu sĩ phải chú trọng việc đào tạo giáo dân. Xuất hiện ở nơi nào đó là nhằm giúp người ta cứng cáp trong đức tin, việc giữ đạo và tự điều hành một số việc phụng vụ; rồi sau đó lại ra đi đến vùng khác. Đức Cha rất thích hình ảnh một cô gái người dân tộc đứng đánh nhịp cho hàng trăm đứa trẻ hát.
Ý thứ hai; khi biết chúng tôi sẽ làm Ông già Noel đến phát quà tại làng cùi và một điểm truyền giáo, Đức Cha cho rằng đó là việc “không hay” cho bằng lo những việc liên quan đến giáo dục. Cho các cháu học hành thì đưa đến tương lai tốt hơn; hoặc nếu cứ cho quà thì cái làng đó sẽ ỷ lại....Chúng tôi đáp lời rằng, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi khi đi đến nơi nào phát quà là một chuyến “tiền trạm” để rồi quan sát, ghi nhận về vấn đề xã hội nơi đó, sau đó giúp đỡ theo khả năng, giúp từng trường hợp cụ thể; hoặc thông tin để giới thiệu trên truyền thông cho nhiều người biết đến mà quan tâm....
Một ý nữa, Đức Cha không thích xây nhà thờ quá lớn, sang trọng, mà chỉ muốn việc thăng tiến nhân sự trong Giáo Hội và “con người mới” trưởng thành, năng động, tự lập trong xã hội.
Có đến dự lễ khánh thành tại Giáo xứ Lệ Cần, chúng tôi mới hiểu thêm về sinh hoạt tôn giáo tại giáo phận này. Đây là giáo xứ Đức Cha trao cho dòng Phanxicô coi sóc. Chúng tôi ghi nhận, qua hình ảnh đã có thể nói lên nhiều điều. Đặc biệt là tiệc mừng nhà thờ mới là “buffet dân dã”. Mọi người tự lấy thức ăn từ bàn tròn và chỉ có những bình nước suối là nước uống cho bữa tiệc.
Sau lễ, Đức Cha mời chúng tôi đi An Khê với ngài nhưng chúng tôi từ chối vì có việc riêng, đành hẹn thăm Đức Cha tại Tòa Giám Mục.
Trước khi thực hiện “show Noel” thứ hai (đã kể trên), chúng tôi được coi vườn trồng trà; thăm một vườn trồng tiêu, xem công nhân xay vỏ cà phê, được chủ nhà mời uống nước sinh tố quả cóc chín, ngắm cảnh vùng này; được đi rảo quanh Biển Hồ Pleiku - nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn thành phố. Đến nhà thờ gỗ, lòng chúng tôi mới bớt háo hức về ngôi nhà thờ nổi tiếng này. Sau đó là quang cảnh Tòa Giám Mục thơ mộng với cây lá, cỏ hoa, có hồ cá và là một khuôn viên lý tưởng. Có một chuyện thú vị khi thăm Đức Cha là: chúng tôi biếu Đức Cha quà Noel, Đức Cha tặng lại cộng đoàn của Sơ đi cùng chúng tôi. Một giờ đồng hồ sau, Sơ lại đem tặng linh mục chính xứ hóa thân làm Ông già Noel hôm nay. Chúng tôi có cảm tưởng một tình yêu thương chan hòa như được rải khắp giáo phận này.
Sáng sớm ngày cuối ở Gia Lai, tôi được dự thánh lễ cùng quí Sơ trong nhà dòng do một cha đến dâng lễ. Bữa ăn sáng cùng cha và quí Sơ làm tôi lại hiểu thêm nhiều chuyện ở đây. Cha nói: “Khi ân nhân cho tiền phát quà, nên giữ lại rồi bù thêm tiền vào làm cho người dân tộc một hệ thống nước. Đó là hệ thống giúp cả một làng có nước sạch, an toàn mà chỉ có trên dưới 1.500 Usd... ”. Kết thúc bữa ăn sáng, cái lạnh vùng Gia Lai không làm tôi quan tâm cho bằng câu chuyện kể trong bữa điểm tâm đó.
Trở lại nhà người quen trước khi về Sài Gòn, bữa ăn trưa chiêu đãi chúng tôi có nhiều món lạ: đùi dê hấp cuốn lá mơ, cá lăng nướng với nghệ, cháo chim đa đa nấu với đậu xanh và lá tía tô và gỏi cuốn Gia Lai. Thật ấn tượng trước khi chúng tôi rời nơi này bằng một chuyến bay đêm.
Chương trình Noel 2013 của chúng tôi kết thúc nhưng có một sự nối kết đã len lỏi vào thôn làng của vùng tây nguyên này. Xin kính chúc Cha Giám đốc VietCatholic, quí Ban Biên Tập, Quí linh mục ân nhân và quí ân nhân xa gần MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ MỘT NĂM MỚI 2014 BÌNH AN.