Đời vua Trang Tông bên nước Tề, có một người tên là Tân Ti Tụ, đêm nằm mơ thấy một người to lớn mặc quần gai, áo vải, đội mũ trắng, đi giày mới, đeo thanh gươm, tự dưng đi vào nhà rồi nhổ vào mặt. Ông ta giật mình, sực tỉnh dậy, tuy biết là chuyện chiêm bao, nhưng ông ta vẫn tức, ngồi suốt đêm lấy làm bực dọc khó chịu.
Sáng hôm sau, ông ta mời một người bạn thân đến và nói rằng: “Bác ơi ! từ thuở bé đến giờ tôi vẫn là người hiếu dũng, đến nay đã 60 tuổi, chưa phải đứa nào làm nhục bao giờ. Thế mà đêm qua bị một đứa nó làm nhục, tôi định tìm kỳ được đứa ấy, báo thù mới thôi. Nếu tôi tìm thấy nó thì hay, nếu không tìm thấy thì tôi chết mất”.
Rồi từ hôm đó sáng nào ông cũng cùng người bạn ra đứng ngoài đường cái để rình. Rình đã ba ngày mà vẫn không thấy, ông ta về nhà uất lên mà chết.
Truyện kể rằng: ngày nọ Trang Chu (Trang Tử) nằm mộng thấy mình hoá bướm. Tỉnh dậy, ông nghi ngờ, chẳng hay bướm hoá thân thành Trang Chu hay Trang Chu biến thành bướm !
Chẳng bao lâu sau biến cố mùa xuân 1975, có bà cụ kia đã nhờ người đào bới mấy ngôi mộ của quân nhân Miền Nam được chôn chất trong một nghĩa trang cạnh nhà, vì lý do đêm qua bà nằm mơ thấy có người đến mách bảo là dưới những ngôi mộ ấy, ngoài những thi thể mục rữa là cả mấy kho tàng vàng bạc châu báu. Người ta đào mãi nhưng rốt cuộc cũng chỉ tìm thấy những đất cốt đen sậm khô khốc…
Tin Mừng Mát-thêu cũng thuật lại sự kiện ba lần ông Giu-se nằm mơ thấy Thiên Sứ Chúa hiện đến báo mộng. Một lần Thiên Sứ đến báo tin ông hãy đón nhận cô Ma-ri-a bạn ông về làm vợ (Mt 1, 20). Lần kia Thiên Sứ xuất hiện để báo tin cho ông hãy dậy đưa bà Ma-ri-a và con trẻ trốn sang Ai-cập vì Hê-rô-đê đang tìm giết hại con trẻ (Mt 2, 13) và lần nọ khi báo mộng đưa trẻ từ Ai Cập trở về.
Từ những giấc mộng trên chúng ta thử phân tích
Theo các nhà tâm lý thì con người ta không đêm nào không nằm mộng, thế nhưng khi tỉnh giấc chúng ta chỉ có thể nhớ những giấc mộng xảy đến gần với khi ta vừa tỉnh giấc mà thôi. Còn những giấc mơ xảy ra từ lúc ta vừa ngả lưng ngon giấc hoặc xảy đến xa với lúc tỉnh giấc thì nó đã không được bộ nhớ của ta lưu giữ.
Vẫn theo các nhà tâm lý, thì mộng là một hiện tượng lặp lại của trí nhớ. Người ta không thể mộng thấy những gì mà trong thực tế người ấy chưa một lần thấy hay chưa một lần tưởng tượng. Nhưng có người sẽ phản đối : “Hôm qua tôi mơ điều mà tôi chưa nghĩ tới bao giờ : lái xe hơi.” Chẳng qua những điều ta đã nghe, đã thấy, đã tưởng tượng đó theo ngày tháng đã đi vào vô thức khiến ta có cảm tưởng những gì trong giấc chiêm bao đêm qua ta gặp là những gì mới mẻ đó thôi. Nhất là những gì người ta khao khát, ước ao thì đêm về người ta sẽ thấy nó lặp lại trong giấc chiêm bao: người ta sẽ gặp lại người yêu, hay được một ai đó đến cho một số tiền, hoặc cả sự hận thù trả oán người khác... tất cả đều tuỳ thuộc ở những suy nghĩ, tưởng tượng, ao ước của ta trong thực tế đời thường.
Vì thế, nhiều nhà tâm lý cũng khuyên chúng ta trước khi đi ngủ không nên xem các phim ảnh bạo lực, đọc sách báo xấu. Cũng vì những lý do đó mà các nhà tu đức đã không ngừng khuyên ta nên đọc một vài kinh hay một đoạn Thánh kinh trước khi đi ngủ.
Trở lại vấn đề, như thế, chắc chắn trong thực tế ông Tân Ti Tụ kia đã ít nhất một lần trong đời bị một kẻ nào ấy mạ lị, hay chính ông đang mang một mối thù oán đối với ai đó mà hình ảnh người này nay đã rơi vào vô thức, bất chợt trong giấc mơ nó hiện lên đó thôi. Cũng như cụ bà kia, vì thân phận nghèo khổ ngày qua tháng lại bương chải với cuộc sống nhưng vẫn không đủ ăn, nên đã từng mơ ước, tưởng tượng ra những kho báu dưới mấy ngôi mộ kia như thể đó là một thực tế.
Như thế ta lý giải sao đối với những giấc chiêm bao của Thánh Giu-se trên đây. Những giấc mơ đó có thật chăng hay cũng chỉ là sản phẩm của một niềm mơ ước, là thành qủa của một nỗi khao khát chờ mong Đấng Cứu Thế từ bấy lâu nay ?
Có 2 điểm giống nhau giữa giấc mơ của Tân Ti Tụ và cụ bà kia với cha nuôi của Giêsu, và có 2 điểm khác nhau.
Hai điểm giống nhau
1. Đó là có nuôi những suy nghĩ trước, như các nhà tâm lý đã phân tích. Giuse suy nghĩ đắn đo : bên tình bên lý. Khi trốn qua Ai Cập, chắc hản Giuse ngày đêm nghĩ đến giá mà ngày nào đó được đưa Ấu Vương và mẹ Người về lại quê nhà… Thế là sứ thần báo mộng.
2. Và cái giống nhau kỳ thú hơn, là cả ba trỗi dậy thi hành ngay những gì giấc mơ bảo : Tân Ti Tụ cầm gậy đón đường người mình thấy trong mộng. Bà cụ già kia thì thuê ngay người đào tìm mỏ vàng cạnh nhà. Còn Giuse trỗi dậy nhận Maria về nhà mình ; dậy đưa con trẻ trốn ; và dậy đưa Ấu Chúa hồi hương. Nhưng cái khác nhau là căn bản.
Hai điểm khác nhau
1. Ông Tân Ti Tụ đã thực hiện theo giấc mơ mình gặp nhưng vẫn không hề gặp được người trong mộng. Cụ bà kia vẫn thực hiện theo sự chỉ vẽ của giấc mơ nhưng kết quả là vàng trong mộng, mộng về vàng. Ta nhiều khi nằm mơ và sáng ngày cũng thực hiện ngay điều giấc mộng cho thấy. Thấy con cá trắng đi đánh số 1, 41, 81, thấy con dê đi đánh 35, 75, thấy con heo đánh số 07, 47…, mà chẳng thấy đúng như vậy, bởi nếu đúng như vậy thì những người mua số đề đã xây nhà lầu cao vút trung tâm thành phố đây.
Còn Giuse cũng thực hiện ngay điều giấc mộng bảo, và thực tế đúng như vậy. Nói theo kiểu nói dân gian là “linh.” Bởi thế, phải hiểu đó là một cuộc gặp gỡ giữa Giuse và Thần Linh Thiên Chúa qua trung gian Sứ Thần của Người. Hay nói cách khác đây là một cuộc tiếp xúc trong một giờ cầu nguyện khi mà Thánh Cả Giu-se đang trong một cơn xâu xé nội tâm.
Nói tóm lại, giấc mộng của Thánh Giu-se không phải là một giấc mộng tâm lý bình thường như những giấc mộng khác của bao người. Nhưng đúng hơn, phải nói theo ngôn ngữ của sách Khải Huyền thì đây là những “thị kiến ban đêm.”
2. Cái khác thứ hai chứa đầy hương vị Kinh Thánh giữa các giấc mơ chúng ta phân tích, đó là “tên” người mơ khác nhau. Tân Ti Tụ và bà cụ kia, cùng Trang Chu tiên sinh không phải là Giuse. Phải là Giuse, người Do Thái, dòng tộc vua Davit, thì mới có những giấc mộng như thế được. Lý do :
Trong các Sách Tin Mừng, có nhiều cuộc truyền tin : truyền tin cho Maria, thì ban ngày, có lẽ đang đan áo. Cho Zacaria thì đang cầu nguyện, cũng ban ngày, trong đền thờ trước hương án… Matthêu khi thuật lại cuộc truyền tin cho Giuse, thì lồng vào giấc mộng, cả 3 lần, lần nào cũng báo mộng, là để nhắc cho dân Do Thái biết về một ông tổ của giấc mộng mang tên Giuse, con cưng của Giacop và nàng Raken. Tổ phụ Giuse đã bị anh em chế nhạo là “kẻ mơ mộng” vì ông đã kể ra mình nằm mơ thấy bó lúa của các anh em cúi xuống thần phục bó lúa của mình ; và trong một giấc mơ khác ông thấy mặt trời, mặt trăng, và 11 ngôi sao cúi mình trước mặt ông (St 37:5-9). Rồi khi bị bán qua Ai Cập, Giuse giải mộng cho 2 vị quan bị giam, và cuối cùng giải mộng lúa lép nuốt lúa mập, 7 bò gầy trơ xương nuốt gọn 7 con bò mập ú, để báo trước : sau 7 năm được mùa sẽ là 7 năm đói kém kinh khiếp, hơn cái đói năm Ất Dậu 45 ở Bắc Nước Ta, khiến Ai Cập chuẩn bị kịp và Giuse lên ngôi tể tướng.
Vậy giờ đây, một Giuse khác, con vua Đavit xuất hiện, và điểm chung với Giuse tổ phụ kia cũng chính là báo mộng. Tên cúng cơm là Giuse thì gắn liền với mơ mộng.
Ta có nên ao ước noi gương Giuse để được Chúa cho biết ý của Ngài qua giấc mộng hay không ?
Chắc là không. Bởi vì như ta vừa phân tích, tối thiểu phải mang tên Giuse mới được. Cựu Ước biết bao nhiêu lần Chúa tỏ cho biết ý Chúa, nhưng trong giấc mộng không nhiều đâu. Chỉ Giuse, tổ giấc mộng là rõ nhất. Phải Giuse mới được, vậy chọn tên thánh Giuse đủ chưa, chưa đủ, phải dân Semit nữa kìa !
Nhưng lý thứ hai này mạnh hơn chắc là không cần noi gương Giuse tìm ý Chúa trong giấc mộng : Mộng để làm gì ? Để biết ý Chúa. Không ai biết ý Chúa Cha và thực thi ý của Chúa Cha như người Con giáng sinh làm người. Vậy là với những lời người Con, là Lời, nói trong sách Tin Mừng thì đã đủ biết ý Chúa rồi, cần gì mộng mơ. Còn nếu muốn thoả lòng các nhà tâm lý, họ nói giấc mơ phản ánh những gì mình ấp ủ trong ngày, thì trong ngày và nhất là trước khi ngủ, hãy đọc Lời Chúa, để trong giấc mơ ta thấy được ý Chúa mà ta suy gẫm trong ngày.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Sáng hôm sau, ông ta mời một người bạn thân đến và nói rằng: “Bác ơi ! từ thuở bé đến giờ tôi vẫn là người hiếu dũng, đến nay đã 60 tuổi, chưa phải đứa nào làm nhục bao giờ. Thế mà đêm qua bị một đứa nó làm nhục, tôi định tìm kỳ được đứa ấy, báo thù mới thôi. Nếu tôi tìm thấy nó thì hay, nếu không tìm thấy thì tôi chết mất”.
Rồi từ hôm đó sáng nào ông cũng cùng người bạn ra đứng ngoài đường cái để rình. Rình đã ba ngày mà vẫn không thấy, ông ta về nhà uất lên mà chết.
Truyện kể rằng: ngày nọ Trang Chu (Trang Tử) nằm mộng thấy mình hoá bướm. Tỉnh dậy, ông nghi ngờ, chẳng hay bướm hoá thân thành Trang Chu hay Trang Chu biến thành bướm !
Chẳng bao lâu sau biến cố mùa xuân 1975, có bà cụ kia đã nhờ người đào bới mấy ngôi mộ của quân nhân Miền Nam được chôn chất trong một nghĩa trang cạnh nhà, vì lý do đêm qua bà nằm mơ thấy có người đến mách bảo là dưới những ngôi mộ ấy, ngoài những thi thể mục rữa là cả mấy kho tàng vàng bạc châu báu. Người ta đào mãi nhưng rốt cuộc cũng chỉ tìm thấy những đất cốt đen sậm khô khốc…
Tin Mừng Mát-thêu cũng thuật lại sự kiện ba lần ông Giu-se nằm mơ thấy Thiên Sứ Chúa hiện đến báo mộng. Một lần Thiên Sứ đến báo tin ông hãy đón nhận cô Ma-ri-a bạn ông về làm vợ (Mt 1, 20). Lần kia Thiên Sứ xuất hiện để báo tin cho ông hãy dậy đưa bà Ma-ri-a và con trẻ trốn sang Ai-cập vì Hê-rô-đê đang tìm giết hại con trẻ (Mt 2, 13) và lần nọ khi báo mộng đưa trẻ từ Ai Cập trở về.
Từ những giấc mộng trên chúng ta thử phân tích
Theo các nhà tâm lý thì con người ta không đêm nào không nằm mộng, thế nhưng khi tỉnh giấc chúng ta chỉ có thể nhớ những giấc mộng xảy đến gần với khi ta vừa tỉnh giấc mà thôi. Còn những giấc mơ xảy ra từ lúc ta vừa ngả lưng ngon giấc hoặc xảy đến xa với lúc tỉnh giấc thì nó đã không được bộ nhớ của ta lưu giữ.
Vẫn theo các nhà tâm lý, thì mộng là một hiện tượng lặp lại của trí nhớ. Người ta không thể mộng thấy những gì mà trong thực tế người ấy chưa một lần thấy hay chưa một lần tưởng tượng. Nhưng có người sẽ phản đối : “Hôm qua tôi mơ điều mà tôi chưa nghĩ tới bao giờ : lái xe hơi.” Chẳng qua những điều ta đã nghe, đã thấy, đã tưởng tượng đó theo ngày tháng đã đi vào vô thức khiến ta có cảm tưởng những gì trong giấc chiêm bao đêm qua ta gặp là những gì mới mẻ đó thôi. Nhất là những gì người ta khao khát, ước ao thì đêm về người ta sẽ thấy nó lặp lại trong giấc chiêm bao: người ta sẽ gặp lại người yêu, hay được một ai đó đến cho một số tiền, hoặc cả sự hận thù trả oán người khác... tất cả đều tuỳ thuộc ở những suy nghĩ, tưởng tượng, ao ước của ta trong thực tế đời thường.
Vì thế, nhiều nhà tâm lý cũng khuyên chúng ta trước khi đi ngủ không nên xem các phim ảnh bạo lực, đọc sách báo xấu. Cũng vì những lý do đó mà các nhà tu đức đã không ngừng khuyên ta nên đọc một vài kinh hay một đoạn Thánh kinh trước khi đi ngủ.
Trở lại vấn đề, như thế, chắc chắn trong thực tế ông Tân Ti Tụ kia đã ít nhất một lần trong đời bị một kẻ nào ấy mạ lị, hay chính ông đang mang một mối thù oán đối với ai đó mà hình ảnh người này nay đã rơi vào vô thức, bất chợt trong giấc mơ nó hiện lên đó thôi. Cũng như cụ bà kia, vì thân phận nghèo khổ ngày qua tháng lại bương chải với cuộc sống nhưng vẫn không đủ ăn, nên đã từng mơ ước, tưởng tượng ra những kho báu dưới mấy ngôi mộ kia như thể đó là một thực tế.
Như thế ta lý giải sao đối với những giấc chiêm bao của Thánh Giu-se trên đây. Những giấc mơ đó có thật chăng hay cũng chỉ là sản phẩm của một niềm mơ ước, là thành qủa của một nỗi khao khát chờ mong Đấng Cứu Thế từ bấy lâu nay ?
Có 2 điểm giống nhau giữa giấc mơ của Tân Ti Tụ và cụ bà kia với cha nuôi của Giêsu, và có 2 điểm khác nhau.
Hai điểm giống nhau
1. Đó là có nuôi những suy nghĩ trước, như các nhà tâm lý đã phân tích. Giuse suy nghĩ đắn đo : bên tình bên lý. Khi trốn qua Ai Cập, chắc hản Giuse ngày đêm nghĩ đến giá mà ngày nào đó được đưa Ấu Vương và mẹ Người về lại quê nhà… Thế là sứ thần báo mộng.
2. Và cái giống nhau kỳ thú hơn, là cả ba trỗi dậy thi hành ngay những gì giấc mơ bảo : Tân Ti Tụ cầm gậy đón đường người mình thấy trong mộng. Bà cụ già kia thì thuê ngay người đào tìm mỏ vàng cạnh nhà. Còn Giuse trỗi dậy nhận Maria về nhà mình ; dậy đưa con trẻ trốn ; và dậy đưa Ấu Chúa hồi hương. Nhưng cái khác nhau là căn bản.
Hai điểm khác nhau
1. Ông Tân Ti Tụ đã thực hiện theo giấc mơ mình gặp nhưng vẫn không hề gặp được người trong mộng. Cụ bà kia vẫn thực hiện theo sự chỉ vẽ của giấc mơ nhưng kết quả là vàng trong mộng, mộng về vàng. Ta nhiều khi nằm mơ và sáng ngày cũng thực hiện ngay điều giấc mộng cho thấy. Thấy con cá trắng đi đánh số 1, 41, 81, thấy con dê đi đánh 35, 75, thấy con heo đánh số 07, 47…, mà chẳng thấy đúng như vậy, bởi nếu đúng như vậy thì những người mua số đề đã xây nhà lầu cao vút trung tâm thành phố đây.
Còn Giuse cũng thực hiện ngay điều giấc mộng bảo, và thực tế đúng như vậy. Nói theo kiểu nói dân gian là “linh.” Bởi thế, phải hiểu đó là một cuộc gặp gỡ giữa Giuse và Thần Linh Thiên Chúa qua trung gian Sứ Thần của Người. Hay nói cách khác đây là một cuộc tiếp xúc trong một giờ cầu nguyện khi mà Thánh Cả Giu-se đang trong một cơn xâu xé nội tâm.
Nói tóm lại, giấc mộng của Thánh Giu-se không phải là một giấc mộng tâm lý bình thường như những giấc mộng khác của bao người. Nhưng đúng hơn, phải nói theo ngôn ngữ của sách Khải Huyền thì đây là những “thị kiến ban đêm.”
2. Cái khác thứ hai chứa đầy hương vị Kinh Thánh giữa các giấc mơ chúng ta phân tích, đó là “tên” người mơ khác nhau. Tân Ti Tụ và bà cụ kia, cùng Trang Chu tiên sinh không phải là Giuse. Phải là Giuse, người Do Thái, dòng tộc vua Davit, thì mới có những giấc mộng như thế được. Lý do :
Trong các Sách Tin Mừng, có nhiều cuộc truyền tin : truyền tin cho Maria, thì ban ngày, có lẽ đang đan áo. Cho Zacaria thì đang cầu nguyện, cũng ban ngày, trong đền thờ trước hương án… Matthêu khi thuật lại cuộc truyền tin cho Giuse, thì lồng vào giấc mộng, cả 3 lần, lần nào cũng báo mộng, là để nhắc cho dân Do Thái biết về một ông tổ của giấc mộng mang tên Giuse, con cưng của Giacop và nàng Raken. Tổ phụ Giuse đã bị anh em chế nhạo là “kẻ mơ mộng” vì ông đã kể ra mình nằm mơ thấy bó lúa của các anh em cúi xuống thần phục bó lúa của mình ; và trong một giấc mơ khác ông thấy mặt trời, mặt trăng, và 11 ngôi sao cúi mình trước mặt ông (St 37:5-9). Rồi khi bị bán qua Ai Cập, Giuse giải mộng cho 2 vị quan bị giam, và cuối cùng giải mộng lúa lép nuốt lúa mập, 7 bò gầy trơ xương nuốt gọn 7 con bò mập ú, để báo trước : sau 7 năm được mùa sẽ là 7 năm đói kém kinh khiếp, hơn cái đói năm Ất Dậu 45 ở Bắc Nước Ta, khiến Ai Cập chuẩn bị kịp và Giuse lên ngôi tể tướng.
Vậy giờ đây, một Giuse khác, con vua Đavit xuất hiện, và điểm chung với Giuse tổ phụ kia cũng chính là báo mộng. Tên cúng cơm là Giuse thì gắn liền với mơ mộng.
Ta có nên ao ước noi gương Giuse để được Chúa cho biết ý của Ngài qua giấc mộng hay không ?
Chắc là không. Bởi vì như ta vừa phân tích, tối thiểu phải mang tên Giuse mới được. Cựu Ước biết bao nhiêu lần Chúa tỏ cho biết ý Chúa, nhưng trong giấc mộng không nhiều đâu. Chỉ Giuse, tổ giấc mộng là rõ nhất. Phải Giuse mới được, vậy chọn tên thánh Giuse đủ chưa, chưa đủ, phải dân Semit nữa kìa !
Nhưng lý thứ hai này mạnh hơn chắc là không cần noi gương Giuse tìm ý Chúa trong giấc mộng : Mộng để làm gì ? Để biết ý Chúa. Không ai biết ý Chúa Cha và thực thi ý của Chúa Cha như người Con giáng sinh làm người. Vậy là với những lời người Con, là Lời, nói trong sách Tin Mừng thì đã đủ biết ý Chúa rồi, cần gì mộng mơ. Còn nếu muốn thoả lòng các nhà tâm lý, họ nói giấc mơ phản ánh những gì mình ấp ủ trong ngày, thì trong ngày và nhất là trước khi ngủ, hãy đọc Lời Chúa, để trong giấc mơ ta thấy được ý Chúa mà ta suy gẫm trong ngày.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm