Đàng Ngoài Bắc Việt, cuối năm 1627, ở Kẻ Chợ, Hà Nội ngày nay, cha Đắc Lộ đã cử hành thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên ở Đàng Ngoài. Trong tập “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài”, chương 22 cha kể rằng: “Chúng tôi đã mừng lễ Giáng sinh hết sức long trọng, nghĩa là chúng tôi bắt đầu rửa tội công khai mấy kẻ tân tòng, được tái sinh trong Chúa Kitô vào chính ngày Người giáng sinh. Hơn nữa, trong đêm Noen giáo dân tân tòng sốt sắng và hoan hỉ hát các bài ca sinh nhật và những bài ca tôn giáo khác. Mà vì ban đêm, không cho phép phái nữ vào nhà thờ theo thuần phong mỹ tục xứ này, nên mới tảng sáng, họ đã dậy sớm và đến nhà thờ rất đông. Chúng tôi trình bày ảnh Đức Giêsu hài đồng cho họ bái thờ và hôn kính, mọi người đều tỏ ra xúc động và cảm mến không sao tả được”.
Xem Hình
Đàng Trong Nam Việt, trích dẫn ký sự của Cha Đắc Lộ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Khiêm kể lại về ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’, thầy giảng Anrê Phú Yên rằng: Lễ Giáng Sinh năm ấy (1643) lịch sử Giáo Hội VN đã được ghi một cuộc mừng Lễ Sinh Nhật khá ly kỳ, tổ chức ngay trong dinh ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê, con bà Minh Đức. Tại đây, thày giảng Anrê Phú Yên, vốn có tài khéo léo dựng nên một hang đá rất đẹp. Máng cỏ ở giữa có Thánh Giuse và Đức Mẹ. Giáo hữu khắp vùng lân cận đến viếng Chúa Hài Đồng. Chính ông Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê cùng con cháu, gia nhân đến thờ lạy và triều yết ‘‘Vua vinh hiển xuống thế làm người’’. Không có cha, không có thánh lễ, nhưng đặc biệt có một phụ nữ mạnh dạn và sốt sắng lên tiếng trước mặt giáo hữu và quan khách giảng về sự cao cả Chúa giáng trần. Phụ nữ ấy chính là bà Minh Đức, mẹ quan Tổng Trấn, bà dì của chúa Thượng. (Ngươi Chứng Thứ Nhất. tr. 91).
Paris 2013, tiếp tục truyền thống Công Giáo Việt Nam, Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh nhắn nhủ rằng: « Lễ giáng sinh là lễ tuyên xưng niềm tin vào ơn cứu độ, vào tình yêu vô biên của Chúa. Lễ giáng sinh cũng là lễ của liên đới, của huynh đệ, của bác ái ». Và các giáo hữu Công Giáo Việt Nam Paris đã tổ chức nghi thức lễ đêm Giáng sinh bái thờ tôn kính Chúa Hài Đồng trong hang đá, và cùng nhau dùng chén trà huynh đệ, chiêm ngắm 21 hang đá dự thi.
Lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh năm nay thật là sốt sắng. Sự sốt sắng tham dự thánh lễ của giáo dân không chỉ tùy thuộc vào lễ nghi trang trọng, vào bài chia sẻ phúc âm thâm thúy của Đức Ông chủ lễ mà còn bị ảnh hưởng bới các bài thánh ca mà ca đoàn cùng giáo dân đồng hát. Nhất là bài thánh ca mà mỗi lần hát, giáo dân đều cảm kích và sốt sắng hẳn lên. Đó là bài “Đêm Đông” của Hải Linh. Vào cuối lễ, khi ca đoàn hát đến bài này, không khí thành đường khác hẳn lên. Người ta có cảm tưởng như dó là tiếng hát của cả một cộng đoàn, thậm chí của cả một dân tộc, hát lên từ tận đáy lòng, muốn cùng hòa nhịp với tiếng ca của các thiên thần, chào đón Đấng Cứu Thế giáng trấn. Tất cả những người quanh tôi, trong những hàng ghế cuối nhà thờ, già trẻ lớn bé, ai ai cũng cao giọng cùng hát bài “Đêm đông”.
Lễ hết, theo lời mời của cha phó Gioan Vũ Minh Sinh, tất cả cộng đoàn đều quỳ gối trước hang đá dưới chân bàn thờ để cùng nhau ôn lại lễ Giáng Sinh năm xưa, cách nay 2013 năm, lễ của quà tặng, mà quà tặng lớn nhất là quà tặng do Ngôi Hai Thiên Chúa đã tự tặng mình để cứu chuộc nhân loại. Lễ Giáng sinh, trong đức tin Công Giáo, là lễ cử hành một mầu nhiệm lớn nhất: mầu nhiệm Ngôi hai giáng trần cứu chuộc nhân loại.
Sau đó, theo lời mời của thầy sáu Phạm Bá Nha, mọi người ra Hội Đường dùng chén trà huynh đệ và thăm viếng hang đá. Năm nay, 23 hang đá đã được dựng lên, trong đó 21 hang đá đã dược các địa điểm mục vụ và hội đoàn Công Giáo tiến hành dựng lên dự thi. Lần thi hang đá thứ nhất vào Giáng Sinh 25.12.1999; Lần thứ hai vào Giáng Sinh 25.12.2003. Lần thứ ba vào năm 2007. Lần thứ tư vào năm 2009. Lần thứ năm vào năm 2011. Và Giáng Sinh 2013, để mở đầu năm Mục Vụ « Ơn Gọi », cuộc thi hang đá lần thứ sáu đã được Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ tổ chức, với sự tham dự của 21 hang đá được 21 đơn vị mục vụ và gia đình hưởng ứng dự thi. Thật là món quà quí hoá mà Giáo xứ Việt Nam Paris có thể dâng lên Chúa Hài Ðồng « Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa ».
Paris, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Xem Hình
Đàng Trong Nam Việt, trích dẫn ký sự của Cha Đắc Lộ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Khiêm kể lại về ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’, thầy giảng Anrê Phú Yên rằng: Lễ Giáng Sinh năm ấy (1643) lịch sử Giáo Hội VN đã được ghi một cuộc mừng Lễ Sinh Nhật khá ly kỳ, tổ chức ngay trong dinh ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê, con bà Minh Đức. Tại đây, thày giảng Anrê Phú Yên, vốn có tài khéo léo dựng nên một hang đá rất đẹp. Máng cỏ ở giữa có Thánh Giuse và Đức Mẹ. Giáo hữu khắp vùng lân cận đến viếng Chúa Hài Đồng. Chính ông Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê cùng con cháu, gia nhân đến thờ lạy và triều yết ‘‘Vua vinh hiển xuống thế làm người’’. Không có cha, không có thánh lễ, nhưng đặc biệt có một phụ nữ mạnh dạn và sốt sắng lên tiếng trước mặt giáo hữu và quan khách giảng về sự cao cả Chúa giáng trần. Phụ nữ ấy chính là bà Minh Đức, mẹ quan Tổng Trấn, bà dì của chúa Thượng. (Ngươi Chứng Thứ Nhất. tr. 91).
Paris 2013, tiếp tục truyền thống Công Giáo Việt Nam, Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh nhắn nhủ rằng: « Lễ giáng sinh là lễ tuyên xưng niềm tin vào ơn cứu độ, vào tình yêu vô biên của Chúa. Lễ giáng sinh cũng là lễ của liên đới, của huynh đệ, của bác ái ». Và các giáo hữu Công Giáo Việt Nam Paris đã tổ chức nghi thức lễ đêm Giáng sinh bái thờ tôn kính Chúa Hài Đồng trong hang đá, và cùng nhau dùng chén trà huynh đệ, chiêm ngắm 21 hang đá dự thi.
Lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh năm nay thật là sốt sắng. Sự sốt sắng tham dự thánh lễ của giáo dân không chỉ tùy thuộc vào lễ nghi trang trọng, vào bài chia sẻ phúc âm thâm thúy của Đức Ông chủ lễ mà còn bị ảnh hưởng bới các bài thánh ca mà ca đoàn cùng giáo dân đồng hát. Nhất là bài thánh ca mà mỗi lần hát, giáo dân đều cảm kích và sốt sắng hẳn lên. Đó là bài “Đêm Đông” của Hải Linh. Vào cuối lễ, khi ca đoàn hát đến bài này, không khí thành đường khác hẳn lên. Người ta có cảm tưởng như dó là tiếng hát của cả một cộng đoàn, thậm chí của cả một dân tộc, hát lên từ tận đáy lòng, muốn cùng hòa nhịp với tiếng ca của các thiên thần, chào đón Đấng Cứu Thế giáng trấn. Tất cả những người quanh tôi, trong những hàng ghế cuối nhà thờ, già trẻ lớn bé, ai ai cũng cao giọng cùng hát bài “Đêm đông”.
Lễ hết, theo lời mời của cha phó Gioan Vũ Minh Sinh, tất cả cộng đoàn đều quỳ gối trước hang đá dưới chân bàn thờ để cùng nhau ôn lại lễ Giáng Sinh năm xưa, cách nay 2013 năm, lễ của quà tặng, mà quà tặng lớn nhất là quà tặng do Ngôi Hai Thiên Chúa đã tự tặng mình để cứu chuộc nhân loại. Lễ Giáng sinh, trong đức tin Công Giáo, là lễ cử hành một mầu nhiệm lớn nhất: mầu nhiệm Ngôi hai giáng trần cứu chuộc nhân loại.
Sau đó, theo lời mời của thầy sáu Phạm Bá Nha, mọi người ra Hội Đường dùng chén trà huynh đệ và thăm viếng hang đá. Năm nay, 23 hang đá đã được dựng lên, trong đó 21 hang đá đã dược các địa điểm mục vụ và hội đoàn Công Giáo tiến hành dựng lên dự thi. Lần thi hang đá thứ nhất vào Giáng Sinh 25.12.1999; Lần thứ hai vào Giáng Sinh 25.12.2003. Lần thứ ba vào năm 2007. Lần thứ tư vào năm 2009. Lần thứ năm vào năm 2011. Và Giáng Sinh 2013, để mở đầu năm Mục Vụ « Ơn Gọi », cuộc thi hang đá lần thứ sáu đã được Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ tổ chức, với sự tham dự của 21 hang đá được 21 đơn vị mục vụ và gia đình hưởng ứng dự thi. Thật là món quà quí hoá mà Giáo xứ Việt Nam Paris có thể dâng lên Chúa Hài Ðồng « Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa ».
Paris, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Trần Văn Cảnh