Tin Zenit ngày 24 tháng Giêng cho hay: Đức Phanxicô đã tiếp các thanh lý viên, các viên chức và luật sư của Tòa Thượng Thẩm Rôma (Rota), nhân dịp long trọng khai mạc Năm Pháp Lý.
Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã nói với mọi người rằng chiều kích pháp lý và chiều kích mục vụ không hề mâu thuẫn nhau trong thừa tác vụ của Giáo Hội. “vì cả hai đều gặp nhau ở việc thể hiện các mục tiêu và sự thống nhất hành động của Giáo Hội. Hoạt động pháp lý trong Giáo Hội, vốn được hình dung như là việc phục vụ chân lý trong công lý, trên thực tế, có ý hướng mục vụ sâu sắc, vì nó nhằm mục đích mưu cầu điều tốt cho tín hữu và xây dựng cộng đồng Kitô Giáo.
Hoạt động này làm cho quyền cai quản phát triển một cách đặc biệt, vì được qui hướng vào việc chăm sóc tâm linh cho dân Chúa và, do đó, được hoàn toàn lồng vào lộ trình và sứ mệnh của Giáo Hội. Thành thử, tác vụ pháp lý quả là một “diakonia” thực sự, tức việc phục vụ dân Chúa nhằm củng cố sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu cá nhân, và giữa họ với toàn thể Giáo Hội.
Sau đó, Đức Phanxicô đã đặc biệt nói tới sự đóng góp của các thẩm phán: “tôi muốn nói sơ qua tới khuôn mạo của một thẩm phán trong Giáo Hội. Trước nhất, là khuôn mạo nhân bản: nơi một thẩm phán, người ta đòi phải có sự trưởng thành về nhân bản, được biểu lộ qua sự thanh thản trong phán đoán và không lụy vào quan điểm cá nhân. Phần khác của trưởng thành nhân bản là khả năng đi xuống gặp gỡ tâm thức và hoài mong hợp pháp của cộng đoàn mà họ phục vụ.
Nhờ thế, họ là người giải thích ý hướng của cộng đoàn (animus communitatis), là thứ ý hướng lên đặc điểm cho phần dân Chúa đang tiếp nhận việc làm của họ, và họ sẽ có khả năng thực hành thứ công lý không phải chỉ có tính pháp chế hay trừu tượng, mà được thích ứng với nhu cầu của thực tế cụ thể. Thành thử, họ sẽ không hài lòng với việc chỉ hời hợt hiểu biết thực tế của những người đang đợi phán quyết của họ, mà sẽ nhận ra nhu cầu phải đào sâu hoàn cảnh của những người mình đang xử lý, nghiên cứu thấu đáo các hành vi và mọi yếu tố có ích cho việc phán quyết.
“Khía cạnh thứ hai là pháp lý. Để thừa hành thừa tác vụ của mình, ngoài các đòi hỏi tất yếu về học thuyết pháp lý và thần học, một thẩm phán còn phải có kỹ năng khôn khéo về luật lệ, khách quan trong phán đoán và hợp tình hợp lý (equity), phán quyết công bằng không nao núng và thiên vị. Hơn nữa, hoạt động của họ còn phải được hướng dẫn bởi ý hướng bảo vệ sự thật, tôn trọng luật lệ, không sao lãng tính tinh tế và tình người vốn là của riêng người mục tử các linh hồn.
“Khía cạnh thứ ba là mục vụ. Bao lâu còn là người nói lên quan tâm mục vụ của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, vị thẩm phán không những đòi phải tỏ rõ mình có khả năng chuyên môn, mà còn phải có tinh thần phục vụ chân chính. Họ là người phục dịch công lý, được kêu gọi xử lý và phán quyết hoàn cảnh của tín hữu tin tưởng chạy đến với mình, mô phỏng Đấng Chăn Chiên Lành luôn săn sóc con chiên bị thương. Chính vì thế, họ được thúc đẩy bởi đức ái mục vụ, tức đức ái mà Thiên Chúa vốn đổ xuống tâm hồn ta qua “Chúa Thánh Thần đã được ban cho ta” (Rm 5:5). Thánh Phaolô viết: Đức ái “cột chặt mọi sự lại với nhau thành một hòa hợp hoàn hảo” (Cl 3:14) và đồng thời tạo linh hồn cho chức năng của vị thẩm phán trong Giáo Hội”.
Nói với mọi người liên hệ, Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng “thừa tác vụ của anh em, vì được sống trong niềm vui và sự thanh thản vốn phát xuất từ chỗ được làm việc ở nơi Chúa đã đặt để chúng ta, nên là một việc phục vụ Chúa-Tình Yêu hết sức đặc biệt, Đấng luôn gần gũi mọi người. Phía sau mọi thực hành, mọi chức vụ, mọi vụ án, đều là những con người đang chờ mong công lý". Ngài khuyên mọi người tiếp tục nhiệm vụ một cách “thận trọng và hiền từ”.
Hoạt động này làm cho quyền cai quản phát triển một cách đặc biệt, vì được qui hướng vào việc chăm sóc tâm linh cho dân Chúa và, do đó, được hoàn toàn lồng vào lộ trình và sứ mệnh của Giáo Hội. Thành thử, tác vụ pháp lý quả là một “diakonia” thực sự, tức việc phục vụ dân Chúa nhằm củng cố sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu cá nhân, và giữa họ với toàn thể Giáo Hội.
Sau đó, Đức Phanxicô đã đặc biệt nói tới sự đóng góp của các thẩm phán: “tôi muốn nói sơ qua tới khuôn mạo của một thẩm phán trong Giáo Hội. Trước nhất, là khuôn mạo nhân bản: nơi một thẩm phán, người ta đòi phải có sự trưởng thành về nhân bản, được biểu lộ qua sự thanh thản trong phán đoán và không lụy vào quan điểm cá nhân. Phần khác của trưởng thành nhân bản là khả năng đi xuống gặp gỡ tâm thức và hoài mong hợp pháp của cộng đoàn mà họ phục vụ.
Nhờ thế, họ là người giải thích ý hướng của cộng đoàn (animus communitatis), là thứ ý hướng lên đặc điểm cho phần dân Chúa đang tiếp nhận việc làm của họ, và họ sẽ có khả năng thực hành thứ công lý không phải chỉ có tính pháp chế hay trừu tượng, mà được thích ứng với nhu cầu của thực tế cụ thể. Thành thử, họ sẽ không hài lòng với việc chỉ hời hợt hiểu biết thực tế của những người đang đợi phán quyết của họ, mà sẽ nhận ra nhu cầu phải đào sâu hoàn cảnh của những người mình đang xử lý, nghiên cứu thấu đáo các hành vi và mọi yếu tố có ích cho việc phán quyết.
“Khía cạnh thứ hai là pháp lý. Để thừa hành thừa tác vụ của mình, ngoài các đòi hỏi tất yếu về học thuyết pháp lý và thần học, một thẩm phán còn phải có kỹ năng khôn khéo về luật lệ, khách quan trong phán đoán và hợp tình hợp lý (equity), phán quyết công bằng không nao núng và thiên vị. Hơn nữa, hoạt động của họ còn phải được hướng dẫn bởi ý hướng bảo vệ sự thật, tôn trọng luật lệ, không sao lãng tính tinh tế và tình người vốn là của riêng người mục tử các linh hồn.
“Khía cạnh thứ ba là mục vụ. Bao lâu còn là người nói lên quan tâm mục vụ của Đức Giáo Hoàng và của các giám mục, vị thẩm phán không những đòi phải tỏ rõ mình có khả năng chuyên môn, mà còn phải có tinh thần phục vụ chân chính. Họ là người phục dịch công lý, được kêu gọi xử lý và phán quyết hoàn cảnh của tín hữu tin tưởng chạy đến với mình, mô phỏng Đấng Chăn Chiên Lành luôn săn sóc con chiên bị thương. Chính vì thế, họ được thúc đẩy bởi đức ái mục vụ, tức đức ái mà Thiên Chúa vốn đổ xuống tâm hồn ta qua “Chúa Thánh Thần đã được ban cho ta” (Rm 5:5). Thánh Phaolô viết: Đức ái “cột chặt mọi sự lại với nhau thành một hòa hợp hoàn hảo” (Cl 3:14) và đồng thời tạo linh hồn cho chức năng của vị thẩm phán trong Giáo Hội”.
Nói với mọi người liên hệ, Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng “thừa tác vụ của anh em, vì được sống trong niềm vui và sự thanh thản vốn phát xuất từ chỗ được làm việc ở nơi Chúa đã đặt để chúng ta, nên là một việc phục vụ Chúa-Tình Yêu hết sức đặc biệt, Đấng luôn gần gũi mọi người. Phía sau mọi thực hành, mọi chức vụ, mọi vụ án, đều là những con người đang chờ mong công lý". Ngài khuyên mọi người tiếp tục nhiệm vụ một cách “thận trọng và hiền từ”.