Ngựa được nói đến đầu tiên trong Cựu Ước có lẽ là từ lúc Giuse gặp và nhận lại cha và các anh em trên đất Ai Cập. Người Do Thái lúc ấy chỉ đề cập tới “chiên bò” trong đàn gia súc của họ, chưa thấy nói tới ngựa. Ngựa là của người Ai Cập, lúc ấy vì hết cả tiền mua lúa, đành phải đổi ngựa để lấy bánh ăn của Giuse (St 47:17). Gia Cóp vì thế mà thấy ngựa nhưng vẫn không có tình cảm tích cực chi với ngựa và người cỡi ngựa. Nên trước khi qua đời, ông gọi con cái cháu chắt tới để chúc phúc cho họ. Đến Đan, ông chúc như sau: “Ước gì Đan là một con rắn trên đường, một con rắn lục ở lối đi, cắn gót chân ngựa, khiến người cưỡi phải ngã ngửa” (St 49:17). Ngay lúc ấy, ngựa Ai Cập đã trở thành mối đe dọa của Do Thái tương lai, vì nó là sức mạnh khống chế. Nhưng không vì thế, mà ông Giuse từ khước không dùng “chiến xa và kỵ binh” đễ tiễn cha vào lòng đất (St 50:9).
Chính vì cái sức mạnh khống chế trên, ngựa là con vật đầu tiên bị Môsê liệt kê trong danh sách những con vật sẽ mắc ôn dịch nếu Pharaô không để dân Do Thái ra đi (Xh 9:3). Người Ai Cập sợ thật và chịu để Dân Do Thái ra đi, nhưng nghĩ lại, họ đã dùng “toàn thể chiến mã, chiến xa, kỵ binh và quân lực đuổi theo và bắt kịp họ”.
Nhưng như ta biết: đoàn chiến mã, chiến xa và kỵ binh ấy đã bị nước Biển Đỏ vùi lấp hoàn toàn…Bài ca chiến thắng của Dân Do Thái nhắc đến chuyện đó đầu tiên: “Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương” (Xh 15:1). Điệp khúc này còn được Miriam cầm trống cùng các phụ nữ lặp lại (Xh 15:21). Và được Môsê nhắc lại sau này trong Đệ Nhị Luật 11.4.
Đối với ông, ngựa không thể là mục tiêu của vị vua tương lai, nhất là ngựa Ai Cập. Ông nói rõ: “chỉ có điều là vua ấy không được có nhiều ngựa, và không được đưa dân trở về Ai Cập để có nhiều ngựa” (Đnl 17:16). Bởi vì, “khi giao chiến với quân thù, mà thấy chiến mã, chiến xa… thì anh em đừng sợ, vì Thiên Chúa… ở với anh em” (Đnl 20:1).
Giôsuê, tuy không phải là vua, nhưng là nhà lãnh đạo Do Thái sau Mosê, đương nhiên nghe lời Môsê. Liên minh thù nghịch của Do Thái biết rõ “yếu điểm không ngựa ấy” đã dàn trận gần bờ suối Mêrôm với “tất cả các binh sĩ của chúng, một đám dân đông đảo, nhiều như cát ngoài bãi biển, cùng với vô số ngựa xe” (Gs 11:4). Đáp lại, Chúa Giavê nói với ông “Ta sẽ nộp thây của chúng cho It-ra-en; ngươi sẽ chặt nhượng chân ngựa và phóng hỏa đốt chiến xa của chúng” (Gs 11:6). Giôsuê làm đúng như thế (Gs 11:9). Ngựa của Xi Xơ Ra sau này dưới thời thủ lãnh Đơ Vô Ra cũng cùng chung số phận (Tl 5:22, 28).
Đavít dùng ngựa
Thời Đavít, tuy không nói đến việc dùng ngựa, nhưng vua đánh đâu thắng đó, đánh bại người Phi Li Tinh, đánh bại vua nước Xô Va là Ha Đát E De, và bắt của vua này “một ngàn bẩy trăm kỵ binh". Và có lẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng lệnh Môsê, nên “đã cắt gân chân tất cả những con ngựa kéo xe, chỉ chừa lại một trăm” (2Sm 9:4).
Nhờ một trăm con đó, Áp Sa Lôm đã “đóng cho mình một cỗ xe, với những con ngựa, và 50 người hộ tống” (2Sm 15:1). Lúc Đavít đã già nua, hoàng tử A Đô Ni Gia “tự xưng vương… sắm xe, ngựa và kiếm được 50 người chạy đàng trước” (1V 1:5).
Tóm lại từ thời Đavít, Do Thái bắt đầu sử dụng ngựa. Tuy nhiên, không người con nào sử dụng nhiều ngựa bằng Sa Lô Môn. Ông có “bốn ngàn ngăn chuồng cho ngựa kéo và 12 ngàn con ngựa cưỡi” (1V 5:6). Số ngựa của Sa Lô Môn nhiều đến nỗi ông phải cho xây “các thành nuôi ngựa” (1V 9: 19). Số ngựa này một phần do thiên hạ vì muốn “được nghe sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đã ban cho ông” nên đã dâng tặng (1V 10:25). Nhưng phần lớn do ông mua từ Ai Cập và Cơ Vê (1V 10:28).
Qủa như Môsê nói ngựa chẳng ích lợi chi, chỉ có lòng tin tưởng vào Thiên Chúa mới làm rạng rỡ Israel. Về cuối đời Sa Lô Môn, bóng mây đen bắt đầu xuất hiện trên vương quốc: “Bẩy trăm bà vợ chính thức và ba trăm cung phi làm cho lòng vua ra hư hỏng” (1V 11:3); thù ngoài cũng xuất hiện, thù trong nổi lên (1V 11:14, 26, 28). Và Thiên Chúa cho ông biết: “sẽ giựt vương quốc khỏi tay con ngươi…chỉ để lại cho nó một chi tộc” (1V 11:12-14). Quả thực đến đời con ông là Rơ-kháp-am, toàn Israel thuộc Gia-róp-am, chỉ còn lại Giuđa thuộc nhà Đavít! Vương quốc phân ly cả về chính trị lẫn tôn giáo. Cả Israel lẫn Giuđa đều thương luân bại lý. Akháp lấy cả Ideven và thờ Baan! Chính lúc ấy Êlia xuất hiện. Điều đáng nói ở đây là đến cỏ, Akháp cũng không kiếm ra “hầu nuôi sống lừa ngựa” (1V 18:5). Chính cuộc đi kiếm cỏ cho ngựa ăn đó, mà có cuộc gặp gỡ giữa Êlia và Akháp và cuộc “so tài” trên núi Cácmen giữa “bốn trăm năm mươi tiên tri của thần Baan và bốn trăm tiên tri của thần Asêra” và một mình Êlia.
Cuộc chiến thắng của Êlia không đánh thức được Ideven. Mụ ra tay hạ độc Êlia khiến ông phải bỏ trốn, mới sinh ra truyện “ôi đường xa quá Hôrép cao ngất, con thật hết hơi rồi!”. Giữa lúc ấy, Aram “có cả xe lẫn ngựa” (1V 20:1) tấn công Samaria của Akháp. Nhờ địa thế đồi núi, một địa thế mà người Aram cho rằng “thần của chúng là thần đồi núi, vì thế chúng mạnh hơn ta” (1V 20: 23), nên Akháp thắng. Aram đổi chiến thuật: đánh nhau ở đồng bằng, “với số ngựa và xe cũng như thế” nhưng chắc chắn sẽ thắng (1V 20:25). Tuy nhiên, chiến thuật ấy bị Giavê phá tan, vì Người không phải chỉ là “thần đồi núi”.
Chiến xa và chiến mã Ít-ra-en
Vậy mà Akháp vẫn không tỉnh ngộ, con ông là Akhátgiahu cũng theo vết chân ông, đến nỗi chính Êlia cũng không thể giúp gì cho con ông được. Vị tiên tri già sau đó đã được một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa” (2V 2: 11) đưa lên trời trước mặt môn đệ Êlisa. Điều lạ là tiếng than của Êlisa khi thấy thầy mình “lên trời trong cơn gió lốc”: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã It-ra-en” (1V 2:12).
Dù lúc này, quân đội Ít-ra-en và quân đội Giuđa rất có thể đã dùng ngựa để chiến đấu, vì khi bị Môáp tấn công, Vua It-ra-en là Giô-ram tìm cách liên minh với Vua Giuđa là Giơ-hô-sa-phát để đánh trả, Giơ-hô-sa-phát cho hay: “tôi sẽ lên. Tôi cũng làm như ngài, dân tôi cũng như dân ngài, ngựa của tôi cũng như ngựa của ngài” (2V 3:7), nhưng Ít-ra-en đâu có nổi tiếng gì về chiến xa và chiến mã!
Chú thích lời trên, Kinh Thánh Ấn Bản 2011 của Nhóm CGKPV ghi rằng đây là “tước hiệu diễn tả vị ngôn sứ là sức mạnh của It-ra-en” nhưng tước hiệu này đúng hơn chỉ về Êlisa chứ không hẳn Êlia. Thực vậy, nhờ Êlisa, liên minh It-ra-en, Giu-đa và Ê-đôm trên đây không những có nước cho người và “lừa ngựa” mà còn được Giavê “nộp Môáp vào tay các ngươi” (2V 3: 17-18).
Chưa hết, khi Aram tấn công Ít-ra-en bằng một đoàn quân “có cả ngựa xe”, Êlisa đã được Thiên Chúa đáp lời bằng cách cho người ta thấy lực lượng của Ít-ra-en đông hơn: “núi đầy những ngựa và xe đỏ như lửa vây quanh Êlisa” (2V 6:15-17). Rồi ở 2V 13:14 khi thấy Êlisa lâm bệnh gần qua đời, Vua Giô-át thương tiếc, áp sát mặt Êlisa mà khóc rằng “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!”.
Tóm lại, ngựa được coi là biểu tượng của sức mạnh, không phải chỉ của Ai Cập và quân vô đạo mà thôi, mà của cả It-ra-en nữa. Tiếc rằng có lúc It-ra-en không sử dụng được sức mạnh này. Đó là lúc Xan-khê-ríp vua Át-sua tiến đánh Giêrusalem thời Khít-ki-gia, người chỉ còn biết cậy nhờ vào xe, ngựa của Ai Cập, lúc ấy đã trở thành “que sậy giập nát”. Xan-khê-ríp, vì biết Khít-ki-gia hết quân tinh nhuệ, nên đã thách thức: “tôi cho ông hai ngàn con ngựa, nếu ông tìm được người cưỡi” (2V 18: 23; Is 36:8). Dĩ nhiên, Khít-ki-gia không kiếm ra số kỵ sĩ ấy. Nhưng ông tìm được giải pháp khác: “xé áo mình ra, khoác áo vải thô” cầu xin Giavê. Và Giavê, qua tiên tri Isaia, đã nhận lời ông: “vì Ta và vì Đavít, tôi tớ Ta, chính Ta sẽ che chở và sẽ cứu thành này” (2V 19:34).
Thời Ét-ra, những người hồi hương từ Ten Me-lác (một thành của Babylon) đã mang về “bẩy trăm ba mươi sáu” con ngựa (Er 2:64). Ngựa biểu tượng cho ước nguyện đóng góp của những người con xa xứ. Ngựa cũng trở thành biểu tượng của danh dự, khi vua Babylon là Asuêrô cho Moóc-đo-khai, người Do Thái và là đồng chí của hoàng hậu Ét-te, cỡi con ngựa của mình đi diễn hành ghi ơn (Et 6:7).
Gióp có được cái hiểu thông sáng về giá trị của ngựa khi Thiên Chúa hỏi ông “ai đã trả tự do cho ngựa vằn?... Có phải ngươi làm cho ngựa được mạnh sức, choàng lên cổ nó một cái bờm, làm cho nó nhảy được như châu chấu? Tiếng nó hí vang, gây kinh hoàng táng đởm. Nó lấy chân bới đất, tự hào vì sức mạnh, nhắm phía trước lao mình, chẳng màng chi vũ khí. Nó coi thường sợ hãi, bất chấp cả khiếp kinh, trước mũi gươm, nhất định không lùi bước. Trên đầu nó, tên bay vùn vụt, giáo và lao sáng quắc. Giận điên lên, nó nuốt chửng không gian, nghe tiếng kèn thúc quân, nó không cầm mình nổi. Mỗi lần kèn thúc, nó kêu: A ha! Từ đàng xa, nó đã đánh hơi được mùi chinh chiến, nghe được tiếng tướng lãnh quát vang và tiếng hò xung trận” (G 39:5, 19-24).
Ngựa tuyệt vời là vì Thiên Chúa dựng nó làm vậy. Nên Thánh Vịnh bảo “kẻ cậy chiến xa, người nhờ chiến mã, phần chúng tôi, chỉ kêu cầu danh Chúa là Thiên Chúa chúng tôi” (20:8). Vì xét cho cùng, ngựa chỉ là “giống vô tri, phải chế ngự bằng dây cương hàm thiếc” (Tv 32:9). Thánh Vịnh, tóm lại, không tin tưởng nơi ngựa “hão huyền thay, mong thắng nhờ chiến mã, nó mạnh đến đâu cũng không cứu nổi người” (Tv 33:17). Chúa “thị uy là ngựa xe đứng liền tại chỗ” (Tv 76: 7).
Cách Ngôn cũng nằm trong truyền thống này, bởi thế, “chiến mã được chuẩn bị cho ngày giao tranh, nhưng thắng bại thuộc quyền Thiên Chúa” (Cn 21:31). Ai hoàn toàn tin tưởng vào ngựa đều là ngu xuẩn: “Roi dành cho ngựa, hàm thiếc cho lừa, đòn vọt dành cho đứa ngu xuẩn” (Cn 26:3).
Thị kiến Isaia có giọng điệu khác hẳn, ông tiên đoán một thời hòa bình vĩnh cửu, trong đó “Đất nước họ đầy bạc đầy vàng, kho tàng thì vô hạn; đất nước họ đầy ngựa, chiến xa thì vô số” (Is 2:7). Nhưng khi Dân bất trung, Thiên Chúa sẽ trừng phạt, bằng cách kêu gọi kẻ địch tới tấn công, chúng sẽ đến,“vó ngựa chúng khác nào đá lửa” (Is 5:28). Lời đó ứng nghiệm với việc đi đầy tại Babylon, nhưng Chúa không bỏ rơi Dân Người. Isaia tiên báo ngày Babylon sụp đổ (có lẽ gần năm 539 trước CN) qua dấu hiệu một người cỡi song mã đến báo tin vui (Is 21: 6-9). Hay cuộc tấn công của Átsua năm 701, khi “Ê-lam khoác bao tên, dàn hàng chiến xa, binh mã, còn Kia thì khiên thuẫn sẵn sàng. Và bấy giờ, chiến xa chen chúc trong những thung lũng đẹp nhất của ngươi, còn kỵ binh thì túc trực trước cổng thành” (Is 22: 6-7).
Isaia không ngại lên tiếng trách mắng Dân, thay vì tin tưởng Chúa, chờ đợi sự cứu giúp của Người, lại nôn nóng tìm đường “cưỡi ngựa chạy trốn” thật nhanh. Có biết đâu rằng “quân đuổi bắt các ngươi cũng sẽ phóng nhanh” (Is 30:16). Tệ hơn nữa, còn đi cầu viện Ai Cập. Người bảo: “Khốn thay những kẻ xuống Ai-cập cầu viện, những kẻ cậy dựa vào chiến mã, tin tưởng vì có lắm chiến xa, vì kỵ binh hùng mạnh, mà không chịu ngước nhìn Ðức Thánh của Ít-ra-en… Ai-cập là phàm nhân, chứ đâu phải là thần! Chiến mã của chúng là súc vật, chứ đâu phải thần khí!” (Is 31: 1,3). Chỉ có Chúa, “Đấng cho họ đi qua giữa lòng vực thẳm như ngựa đi trong sa mạc hoang vu” (Is 63:13).
Giêrêmia cũng không quên nhắc tới cuộc xâm lăng từ phương bắc (có thể là dân man di Xơ-khi-tho ven biển Syria, có thể là quân Átsua, hay quân Canđê): “Này nó ùn ùn kéo lên như mây… ngựa của nó lẹ hơn phượng hoàng” (Gr 4:14); “trên lưng ngựa, muôn người như một, chúng sẵn sàng lâm trận tấn công ngươi” (Gr 6:23); “từ Đan, người ta nghe rõ tiếng vó ngựa vang trời. Khi nghe tiếng ngựa hí, cả mặt đất run rẩy kinh hoàng” (Gr 8:16). Nhưng nếu trung tín với Thiên Chúa, thì không những vua chúa mà toàn dân sẽ thong dong cỡi ngựa qua thành (Gr 17:25; 22:4), và “tiếng vó ngựa lộp cộp… khiến người cha hai tay bủn rủn, chẳng còn màng đến con” sẽ xẩy tới cho Ai Cập và Phi Li Tinh (Gr 46:4; 47:3). Ngày ấy, con cái It-ra-en sẽ “hí vang như ngựa giống” (Gr 50:11).
Các tiên tri từ Êdêkien, qua Đanien, tới Hôsê, Amốt, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Khácgai cũng đều đề cập tới ngựa phần lớn để nhắc lại chuyện xưa hoặc để ví von.
Riêng tiên tri Dacaria thì có những thị kiến lạ về ngựa, ông thấy “một người đang cỡi con ngựa màu hung, và đứng ở giữa những cây sim mọc trong vực thẳm. Ðằng sau người ấy, có những con ngựa màu hung, màu hồng và màu trắng”. (Dcr 1: 8). Các nhà hiền triết Do Thái cho rằng mấy con ngựa này tượng trưng cho Babylon (hung), Media-Persia (hung và hồng), Hy Lạp (trắng). Thiên Chúa giận các dân tộc này đã đầy đọa It-ra-en. Người thương xót It-ra-en và sẽ trở lại Giêrusalem “với lòng thương xót”. Người cỡi ngựa đứng giữa những cây sim là biểu tượng của tương lai hưng thịnh, vì cây sim vốn chỉ thịnh vượng thời Đấng Mêxia (xem Is 41:19; 55:13). Người này chính là “thần sứ của Đức Chúa” (câu 11) và nhiều học giả cho rằng “thần sứ của Đức Chúa” chính là Đấng Mêxia.
Xa chút nữa, Dacaria trình bày một thị kiến khác, lần này là chiến xa và qủa núi: “Tôi lại ngước mắt nhìn và thấy một thị kiến: Ðây, có bốn chiến xa từ giữa hai quả núi tiến ra; những quả núi ấy là những quả núi đồng (bronze mountains). Xe thứ nhất thắng ngựa hung, xe thứ hai ngựa ô, xe thứ ba ngựa bạch và xe thứ tư ngựa đốm hùng mạnh” (Dcr 6:1-3).
Núi đồng tượng trưng cho sự phán xét công minh của Thiên Chúa đối với tội lỗi được các chiến xa đem thi hành khắp trong thiên hạ. Chiến xa với ngựa hung tượng trưng cho chiến tranh và đổ máu, chiến xa với ngựa ô tượng trưng cho chết chóc, chiến xa với ngựa bạch tượng trưng cho chiến thắng, còn chiến xa với ngựa đốm tượng trưng cho ôn dịch.
Chính Dacaria thì cho rằng bốn chiến xa ấy là “bốn thần khí trời ra đi sau khi trình diện Chúa toàn mặt đất” (câu 5). Chiến xa với ngựa ô đi về phương bắc (Babylon, vốn phía đông bắc Giêrusalem). Ngựa đốm đi về phương nam (Ai Cập). Sách không nói rõ hướng đi của ngựa hung, còn ngựa bạch, chỉ nói “tiến theo sau” ngựa ô.
Tuy nhiên, khi tiên báo về Đấng Mêxia, Dacaria cho hay: Người không cưỡi ngựa, mà “khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” mà vào Giêrusalem (Dcr 9:9).
Tân Ước và ngựa
Có lẽ vì Chúa Giêsu đã không dùng ngựa để vinh quang tiến vào Giêrusalem như trên, nên Tân Ước không nói nhiều về giống vật này. Thực vậy, bốn sách Tin Mừng không dành câu nào để nói về ngựa. Tông Đồ Công Vụ là sách đầu tiên nói tới giống vật này, không hẳn trong câu truyện Phaolô trên đường đi Đamát. Câu truyện này chỉ nói ngài “ngã xuống đất” (Cv 9:4) chứ không nhắc gì tới ngựa. Nên truyện ngã ngựa lịch sử chỉ là một suy đoán, một suy đoán chắc chắn thua cả suy đoán về viên hoạn quan Êthiôpia và môn đệ Philíp cũng của Tông Đồ Công Vụ vì viên quan này được mô tả là “ngồi trên xe nhà” (Cv 8:28).
Sách nhắc đến ngựa trong truyện Thánh Phaolô được vị chỉ huy nhà tù cứu thoát âm mưu hãm hại của người Do Thái bằng cách ra lệnh cho thuộc cấp “có sẵn ngựa cho ông Phaolô, để đưa ông ấy an toàn đến với tổng trấn Phêlích” (Cv 23:24).
Thánh Giacôbê dùng cách trị ngựa để khuyên ta giữ gìn lời nói “Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng” (Gc 3:3).
Khải Huyền là sách Tân Ước nói về ngựa nhiều nhất: ít nhất cũng trong 19 câu rải rác trong các chương từ 6 tới 19. Nhưng đáng chú ý hơn cả là chương 6 và chương 19.
Trong chương 6, giống Dacaria, sách nói tới 4 con ngựa: ngựa bạch, ngựa hung, ngựa ô và ngựa xanh nhạt. Nhưng điều quan trọng là những người cưỡi các con ngựa này. “Tôi thấy: kìa một con ngựa trắng, và người cưỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng… Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cưỡi ngựa nhận được quyền cất hòa bình khỏi mặt đất, để cho người ta giết nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn… Tôi thấy: kìa một con ngựa ô, và người cỡi ngựa cầm cân trong tay… Tôi thấy: kìa một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử Thần, và có Âm phủ theo sau” (Kh 6: 2, 4, 5, 8).
Thị kiến này thường được văn hóa bình dân gọi là “Bốn Kỵ Binh của Ngày Chung Thẩm” (Four Horsemen of the Apocalypse). Apocalypse thực ra có nghĩa là mạc khải, tỏ lộ, nhưng nhiều người muốn cho thấy khía cạnh biểu tượng của nó nên gọi là Sách Khải Huyền. Và không thiếu người đọc các biến cố biểu tượng của nó như những báo hiệu của ngày chung thẩm. Quả thế, theo Nhóm CGKPV, “bốn thị kiến đầu về ngựa và người cưỡi ngựa 6:1-8 gây một cảm giác kinh hãi. Ba người trước gieo chiến tranh, đói khát, ôn dịch… Âm phủ theo sau người thứ tư để nuốt chửng các nạn nhân”.
Tuy nhiên, Thánh Irênê, một nhà thần học nổi tiếng thế kỷ thứ 2, cho rằng người cưỡi ngựa bạch chính là Chúa Kitô và ngựa bạch tượng trưng cho sự chinh phục hay chiến thắng của Tin Mừng. Lối giải thích này được nhiều người ủng hộ, vì cho rằng, người cưỡi ngựa bạch được nhận diện là Chúa Kitô tại Khải Huyền 19. Ngoài ra, trong Thánh Kinh, mầu trắng thường tượng trưng cho sự chính trực, còn Chúa Giêsu được mô tả như đấng chiến thắng.
Chỉ có điều, người cưỡi ngựa trắng tại chương 6 không thể là Chúa Kitô được, vì Người (Con Chiên), lúc ấy, đang bận mở ấn thứ nhất cho thấy người cưỡi ngựa này.
Người cưỡi ngựa hung thường được coi là tượng trưng cho chiến tranh, vì mầu đỏ nhắc tới việc đổ máu, nhất là vì người cưỡi ngựa này có thanh gươm lớn. Cũng có người cho rằng nó có ý nói tới cuộc bách hại các Kitô Hữu.
Người cưỡi ngựa ô thường được giải thích là đói kém. Vì người này tay cầm cán cân, cân thóc lúa. Giá thóc lúa lúc này gấp 10 lần lúc thường, với lương một ngày (1 đênariô) chỉ đủ mua 1 cân lúa mì (câu 6), đủ bánh ăn cho 1 người.
Đặc biệt hơn cả, người cưỡi con ngựa xanh nhạt là người duy nhất được đặt tên là Tử Thần. Trái với 3 người trên, người này không cầm khí giới hay khí cụ gì trong tay, nhưng sau ông ta là “Âm Phủ”, còn khiếp đảm gấp trăm lần.
Trường phái giải thích như đã xẩy ra rồi (preterist interpretation) cho hay bốn thị kiến này đã xẩy ra ngay thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô Giáo. Theo đó, Chinh Phục chính là Đế Quốc Ba Tư vì các kỵ binh của họ giỏi nghề cung tên, và ưa dùng ngựa trắng, từng thắng Đế Quôc Rôma năm 62 CN. Còn về ngựa ô và đói kém, năm 92 CN, hoàng đế Domitian của Rôma từng cố gắng hãm bớt việc trồng nho và khuyến khích trồng lúa, nhưng bị dân chống đối, có thể phản ảnh việc tăng giá lúa “nhưng không được đụng tới dầu và rượu” (Kh 6:6). Người cưỡi ngựa đỏ lấy hòa bình khỏi mặt đất có thể nhắc tới cảnh nồi da sáo thịt rất thông thường trong Đế Quốc Rôma hồi thế kỷ thứ nhất CN.
Một số nhà giải thích Tin Lành Thệ Phản Mỹ coi các thị kiến ấy đã xẩy ra trong thế kỷ 20: ngựa hung chỉ Cộng Sản, ngựa bạch với người cưỡi đội triều thiên chỉ Công Giáo, ngựa ô từng được dùng làm biểu tượng của chủ nghĩa tư bản, trong khi xanh chỉ sự đi lên của Hồi Giáo.
Văn hóa bình dân thì coi 4 kỵ binh trên là tượng trưng của ôn dịch, chiến tranh, đói kém và chết chóc. Như trong cuốn The A to Z of Fantasy Literature của Brian Stableford hay trong The Four Horsemen of the Apocalypse của Vicente Blasco Ibánez năm 1916, và được chuyển thành phim năm 1921 và 1962.
Nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ là John Gottman đã thành lập ra Viện nghiên cứu để cố vấn về tâm lý lứa đôi, nhấn mạnh tới tương quan vợ chồng. Ông dành một chương trong Why Marriages Succeed or Fail: What You Can Learn from the Breakthrough Research to Make Your Marriage Last. New York: Simon & Schuster, 1994, để đưa ra các kỹ thuật giúp vợ chồng thành công trong đối thoại; chương này tựa là The Four Horsemen of the Apocalypse. Sau đó, Viện của ông tiếp tục khai triển chủ đề này, mệnh danh là “The Four Horsemen Series”.
Bốn chàng kỵ binh của Ngày Chung Thẩm, tức bốn lối thông đạt sẵn sàng giết chết tình nghĩa vợ chồng, theo Gottman là: chỉ trích (criticism), khinh miệt (contempt), chống chế (defensiveness) và gây bế tắc (stonewalling) hay đóng cửa, rút cầu (withdrawing) với người khác, không nói năng đáp ứng chi hết, câm như hến, hết phản ứng, coi như “người dưng nước lã”.
Nhưng người cưỡi ngựa bạch ở chương 19 của Khải Huyền thì khác hẳn: “Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ‘Trung thành và Chân thật’, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai viết được. Người khoác một áo choàng đẩm máu, và danh hiệu của Người là: ‘Lời của Thiên Chúa’ Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ‘Vua các vua, Chúa các chúa’.
“Rồi tôi thấy một thiên thần đứng trên mặt trời; người lớn tiếng bảo mọi loài chim đang bay trên đỉnh vòm trời: ‘Ðến đây, tề tựu cả về mà dự đại tiệc của Thiên Chúa, để ăn thịt vua chúa, thịt dũng tướng hùng binh, thịt chiến mã và kỵ binh, thịt mọi người, tự do cũng như nô lệ, trẻ nhỏ cũng như người lớn!’
“Tôi lại thấy Con Thú và vua chúa trên mặt đất, cùng với các đạo quân của chúng tụ tập lại để giao chiến với Ðấng cỡi ngựa và đạo quân của Người. Con Thú bị bắt, cùng với tên ngôn sứ giả từng dùng các dấu lạ hắn làm trước mặt nó, mà mê hoặc những kẻ nhận dấu thích của nó và những kẻ thờ lạy tượng của nó. Cả hai bị quăng sống vào hố lửa có diêm sinh đang cháy ngùn ngụt. Những người còn lại bị thanh gươm phóng ra từ miệng Ðấng cỡi ngựa giết chết, và mọi loài chim được ăn no thịt của chúng” (Kh 19:11-21).
Người cưỡi ngựa bạch này hiển nhiên là Chúa Kitô “Vua các vua, Chúa các chuá”. Tân Ước tuy ít nói về ngựa, nhưng đã có một hình ảnh hết sức đẹp đẽ và hào hùng về ngựa, thiển nghĩ vượt xa cả hình ảnh cưỡi ngựa của thánh Gióng, của Trần Hưng Đạo, Quang Trung và người dũng sĩ đáp lời "Trống Tràng Thành Lung Lay Bóng Nguyệt" lên đường theo đuổi nghiệp đao binh “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao, Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.” (Chinh Phụ Ngâm).
Chính vì cái sức mạnh khống chế trên, ngựa là con vật đầu tiên bị Môsê liệt kê trong danh sách những con vật sẽ mắc ôn dịch nếu Pharaô không để dân Do Thái ra đi (Xh 9:3). Người Ai Cập sợ thật và chịu để Dân Do Thái ra đi, nhưng nghĩ lại, họ đã dùng “toàn thể chiến mã, chiến xa, kỵ binh và quân lực đuổi theo và bắt kịp họ”.
Nhưng như ta biết: đoàn chiến mã, chiến xa và kỵ binh ấy đã bị nước Biển Đỏ vùi lấp hoàn toàn…Bài ca chiến thắng của Dân Do Thái nhắc đến chuyện đó đầu tiên: “Kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương” (Xh 15:1). Điệp khúc này còn được Miriam cầm trống cùng các phụ nữ lặp lại (Xh 15:21). Và được Môsê nhắc lại sau này trong Đệ Nhị Luật 11.4.
Đối với ông, ngựa không thể là mục tiêu của vị vua tương lai, nhất là ngựa Ai Cập. Ông nói rõ: “chỉ có điều là vua ấy không được có nhiều ngựa, và không được đưa dân trở về Ai Cập để có nhiều ngựa” (Đnl 17:16). Bởi vì, “khi giao chiến với quân thù, mà thấy chiến mã, chiến xa… thì anh em đừng sợ, vì Thiên Chúa… ở với anh em” (Đnl 20:1).
Giôsuê, tuy không phải là vua, nhưng là nhà lãnh đạo Do Thái sau Mosê, đương nhiên nghe lời Môsê. Liên minh thù nghịch của Do Thái biết rõ “yếu điểm không ngựa ấy” đã dàn trận gần bờ suối Mêrôm với “tất cả các binh sĩ của chúng, một đám dân đông đảo, nhiều như cát ngoài bãi biển, cùng với vô số ngựa xe” (Gs 11:4). Đáp lại, Chúa Giavê nói với ông “Ta sẽ nộp thây của chúng cho It-ra-en; ngươi sẽ chặt nhượng chân ngựa và phóng hỏa đốt chiến xa của chúng” (Gs 11:6). Giôsuê làm đúng như thế (Gs 11:9). Ngựa của Xi Xơ Ra sau này dưới thời thủ lãnh Đơ Vô Ra cũng cùng chung số phận (Tl 5:22, 28).
Đavít dùng ngựa
Thời Đavít, tuy không nói đến việc dùng ngựa, nhưng vua đánh đâu thắng đó, đánh bại người Phi Li Tinh, đánh bại vua nước Xô Va là Ha Đát E De, và bắt của vua này “một ngàn bẩy trăm kỵ binh". Và có lẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng lệnh Môsê, nên “đã cắt gân chân tất cả những con ngựa kéo xe, chỉ chừa lại một trăm” (2Sm 9:4).
Nhờ một trăm con đó, Áp Sa Lôm đã “đóng cho mình một cỗ xe, với những con ngựa, và 50 người hộ tống” (2Sm 15:1). Lúc Đavít đã già nua, hoàng tử A Đô Ni Gia “tự xưng vương… sắm xe, ngựa và kiếm được 50 người chạy đàng trước” (1V 1:5).
Tóm lại từ thời Đavít, Do Thái bắt đầu sử dụng ngựa. Tuy nhiên, không người con nào sử dụng nhiều ngựa bằng Sa Lô Môn. Ông có “bốn ngàn ngăn chuồng cho ngựa kéo và 12 ngàn con ngựa cưỡi” (1V 5:6). Số ngựa của Sa Lô Môn nhiều đến nỗi ông phải cho xây “các thành nuôi ngựa” (1V 9: 19). Số ngựa này một phần do thiên hạ vì muốn “được nghe sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đã ban cho ông” nên đã dâng tặng (1V 10:25). Nhưng phần lớn do ông mua từ Ai Cập và Cơ Vê (1V 10:28).
Qủa như Môsê nói ngựa chẳng ích lợi chi, chỉ có lòng tin tưởng vào Thiên Chúa mới làm rạng rỡ Israel. Về cuối đời Sa Lô Môn, bóng mây đen bắt đầu xuất hiện trên vương quốc: “Bẩy trăm bà vợ chính thức và ba trăm cung phi làm cho lòng vua ra hư hỏng” (1V 11:3); thù ngoài cũng xuất hiện, thù trong nổi lên (1V 11:14, 26, 28). Và Thiên Chúa cho ông biết: “sẽ giựt vương quốc khỏi tay con ngươi…chỉ để lại cho nó một chi tộc” (1V 11:12-14). Quả thực đến đời con ông là Rơ-kháp-am, toàn Israel thuộc Gia-róp-am, chỉ còn lại Giuđa thuộc nhà Đavít! Vương quốc phân ly cả về chính trị lẫn tôn giáo. Cả Israel lẫn Giuđa đều thương luân bại lý. Akháp lấy cả Ideven và thờ Baan! Chính lúc ấy Êlia xuất hiện. Điều đáng nói ở đây là đến cỏ, Akháp cũng không kiếm ra “hầu nuôi sống lừa ngựa” (1V 18:5). Chính cuộc đi kiếm cỏ cho ngựa ăn đó, mà có cuộc gặp gỡ giữa Êlia và Akháp và cuộc “so tài” trên núi Cácmen giữa “bốn trăm năm mươi tiên tri của thần Baan và bốn trăm tiên tri của thần Asêra” và một mình Êlia.
Cuộc chiến thắng của Êlia không đánh thức được Ideven. Mụ ra tay hạ độc Êlia khiến ông phải bỏ trốn, mới sinh ra truyện “ôi đường xa quá Hôrép cao ngất, con thật hết hơi rồi!”. Giữa lúc ấy, Aram “có cả xe lẫn ngựa” (1V 20:1) tấn công Samaria của Akháp. Nhờ địa thế đồi núi, một địa thế mà người Aram cho rằng “thần của chúng là thần đồi núi, vì thế chúng mạnh hơn ta” (1V 20: 23), nên Akháp thắng. Aram đổi chiến thuật: đánh nhau ở đồng bằng, “với số ngựa và xe cũng như thế” nhưng chắc chắn sẽ thắng (1V 20:25). Tuy nhiên, chiến thuật ấy bị Giavê phá tan, vì Người không phải chỉ là “thần đồi núi”.
Chiến xa và chiến mã Ít-ra-en
Vậy mà Akháp vẫn không tỉnh ngộ, con ông là Akhátgiahu cũng theo vết chân ông, đến nỗi chính Êlia cũng không thể giúp gì cho con ông được. Vị tiên tri già sau đó đã được một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa” (2V 2: 11) đưa lên trời trước mặt môn đệ Êlisa. Điều lạ là tiếng than của Êlisa khi thấy thầy mình “lên trời trong cơn gió lốc”: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã It-ra-en” (1V 2:12).
Dù lúc này, quân đội Ít-ra-en và quân đội Giuđa rất có thể đã dùng ngựa để chiến đấu, vì khi bị Môáp tấn công, Vua It-ra-en là Giô-ram tìm cách liên minh với Vua Giuđa là Giơ-hô-sa-phát để đánh trả, Giơ-hô-sa-phát cho hay: “tôi sẽ lên. Tôi cũng làm như ngài, dân tôi cũng như dân ngài, ngựa của tôi cũng như ngựa của ngài” (2V 3:7), nhưng Ít-ra-en đâu có nổi tiếng gì về chiến xa và chiến mã!
Chú thích lời trên, Kinh Thánh Ấn Bản 2011 của Nhóm CGKPV ghi rằng đây là “tước hiệu diễn tả vị ngôn sứ là sức mạnh của It-ra-en” nhưng tước hiệu này đúng hơn chỉ về Êlisa chứ không hẳn Êlia. Thực vậy, nhờ Êlisa, liên minh It-ra-en, Giu-đa và Ê-đôm trên đây không những có nước cho người và “lừa ngựa” mà còn được Giavê “nộp Môáp vào tay các ngươi” (2V 3: 17-18).
Chưa hết, khi Aram tấn công Ít-ra-en bằng một đoàn quân “có cả ngựa xe”, Êlisa đã được Thiên Chúa đáp lời bằng cách cho người ta thấy lực lượng của Ít-ra-en đông hơn: “núi đầy những ngựa và xe đỏ như lửa vây quanh Êlisa” (2V 6:15-17). Rồi ở 2V 13:14 khi thấy Êlisa lâm bệnh gần qua đời, Vua Giô-át thương tiếc, áp sát mặt Êlisa mà khóc rằng “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!”.
Tóm lại, ngựa được coi là biểu tượng của sức mạnh, không phải chỉ của Ai Cập và quân vô đạo mà thôi, mà của cả It-ra-en nữa. Tiếc rằng có lúc It-ra-en không sử dụng được sức mạnh này. Đó là lúc Xan-khê-ríp vua Át-sua tiến đánh Giêrusalem thời Khít-ki-gia, người chỉ còn biết cậy nhờ vào xe, ngựa của Ai Cập, lúc ấy đã trở thành “que sậy giập nát”. Xan-khê-ríp, vì biết Khít-ki-gia hết quân tinh nhuệ, nên đã thách thức: “tôi cho ông hai ngàn con ngựa, nếu ông tìm được người cưỡi” (2V 18: 23; Is 36:8). Dĩ nhiên, Khít-ki-gia không kiếm ra số kỵ sĩ ấy. Nhưng ông tìm được giải pháp khác: “xé áo mình ra, khoác áo vải thô” cầu xin Giavê. Và Giavê, qua tiên tri Isaia, đã nhận lời ông: “vì Ta và vì Đavít, tôi tớ Ta, chính Ta sẽ che chở và sẽ cứu thành này” (2V 19:34).
Thời Ét-ra, những người hồi hương từ Ten Me-lác (một thành của Babylon) đã mang về “bẩy trăm ba mươi sáu” con ngựa (Er 2:64). Ngựa biểu tượng cho ước nguyện đóng góp của những người con xa xứ. Ngựa cũng trở thành biểu tượng của danh dự, khi vua Babylon là Asuêrô cho Moóc-đo-khai, người Do Thái và là đồng chí của hoàng hậu Ét-te, cỡi con ngựa của mình đi diễn hành ghi ơn (Et 6:7).
Gióp có được cái hiểu thông sáng về giá trị của ngựa khi Thiên Chúa hỏi ông “ai đã trả tự do cho ngựa vằn?... Có phải ngươi làm cho ngựa được mạnh sức, choàng lên cổ nó một cái bờm, làm cho nó nhảy được như châu chấu? Tiếng nó hí vang, gây kinh hoàng táng đởm. Nó lấy chân bới đất, tự hào vì sức mạnh, nhắm phía trước lao mình, chẳng màng chi vũ khí. Nó coi thường sợ hãi, bất chấp cả khiếp kinh, trước mũi gươm, nhất định không lùi bước. Trên đầu nó, tên bay vùn vụt, giáo và lao sáng quắc. Giận điên lên, nó nuốt chửng không gian, nghe tiếng kèn thúc quân, nó không cầm mình nổi. Mỗi lần kèn thúc, nó kêu: A ha! Từ đàng xa, nó đã đánh hơi được mùi chinh chiến, nghe được tiếng tướng lãnh quát vang và tiếng hò xung trận” (G 39:5, 19-24).
Ngựa tuyệt vời là vì Thiên Chúa dựng nó làm vậy. Nên Thánh Vịnh bảo “kẻ cậy chiến xa, người nhờ chiến mã, phần chúng tôi, chỉ kêu cầu danh Chúa là Thiên Chúa chúng tôi” (20:8). Vì xét cho cùng, ngựa chỉ là “giống vô tri, phải chế ngự bằng dây cương hàm thiếc” (Tv 32:9). Thánh Vịnh, tóm lại, không tin tưởng nơi ngựa “hão huyền thay, mong thắng nhờ chiến mã, nó mạnh đến đâu cũng không cứu nổi người” (Tv 33:17). Chúa “thị uy là ngựa xe đứng liền tại chỗ” (Tv 76: 7).
Cách Ngôn cũng nằm trong truyền thống này, bởi thế, “chiến mã được chuẩn bị cho ngày giao tranh, nhưng thắng bại thuộc quyền Thiên Chúa” (Cn 21:31). Ai hoàn toàn tin tưởng vào ngựa đều là ngu xuẩn: “Roi dành cho ngựa, hàm thiếc cho lừa, đòn vọt dành cho đứa ngu xuẩn” (Cn 26:3).
Thị kiến Isaia có giọng điệu khác hẳn, ông tiên đoán một thời hòa bình vĩnh cửu, trong đó “Đất nước họ đầy bạc đầy vàng, kho tàng thì vô hạn; đất nước họ đầy ngựa, chiến xa thì vô số” (Is 2:7). Nhưng khi Dân bất trung, Thiên Chúa sẽ trừng phạt, bằng cách kêu gọi kẻ địch tới tấn công, chúng sẽ đến,“vó ngựa chúng khác nào đá lửa” (Is 5:28). Lời đó ứng nghiệm với việc đi đầy tại Babylon, nhưng Chúa không bỏ rơi Dân Người. Isaia tiên báo ngày Babylon sụp đổ (có lẽ gần năm 539 trước CN) qua dấu hiệu một người cỡi song mã đến báo tin vui (Is 21: 6-9). Hay cuộc tấn công của Átsua năm 701, khi “Ê-lam khoác bao tên, dàn hàng chiến xa, binh mã, còn Kia thì khiên thuẫn sẵn sàng. Và bấy giờ, chiến xa chen chúc trong những thung lũng đẹp nhất của ngươi, còn kỵ binh thì túc trực trước cổng thành” (Is 22: 6-7).
Isaia không ngại lên tiếng trách mắng Dân, thay vì tin tưởng Chúa, chờ đợi sự cứu giúp của Người, lại nôn nóng tìm đường “cưỡi ngựa chạy trốn” thật nhanh. Có biết đâu rằng “quân đuổi bắt các ngươi cũng sẽ phóng nhanh” (Is 30:16). Tệ hơn nữa, còn đi cầu viện Ai Cập. Người bảo: “Khốn thay những kẻ xuống Ai-cập cầu viện, những kẻ cậy dựa vào chiến mã, tin tưởng vì có lắm chiến xa, vì kỵ binh hùng mạnh, mà không chịu ngước nhìn Ðức Thánh của Ít-ra-en… Ai-cập là phàm nhân, chứ đâu phải là thần! Chiến mã của chúng là súc vật, chứ đâu phải thần khí!” (Is 31: 1,3). Chỉ có Chúa, “Đấng cho họ đi qua giữa lòng vực thẳm như ngựa đi trong sa mạc hoang vu” (Is 63:13).
Giêrêmia cũng không quên nhắc tới cuộc xâm lăng từ phương bắc (có thể là dân man di Xơ-khi-tho ven biển Syria, có thể là quân Átsua, hay quân Canđê): “Này nó ùn ùn kéo lên như mây… ngựa của nó lẹ hơn phượng hoàng” (Gr 4:14); “trên lưng ngựa, muôn người như một, chúng sẵn sàng lâm trận tấn công ngươi” (Gr 6:23); “từ Đan, người ta nghe rõ tiếng vó ngựa vang trời. Khi nghe tiếng ngựa hí, cả mặt đất run rẩy kinh hoàng” (Gr 8:16). Nhưng nếu trung tín với Thiên Chúa, thì không những vua chúa mà toàn dân sẽ thong dong cỡi ngựa qua thành (Gr 17:25; 22:4), và “tiếng vó ngựa lộp cộp… khiến người cha hai tay bủn rủn, chẳng còn màng đến con” sẽ xẩy tới cho Ai Cập và Phi Li Tinh (Gr 46:4; 47:3). Ngày ấy, con cái It-ra-en sẽ “hí vang như ngựa giống” (Gr 50:11).
Các tiên tri từ Êdêkien, qua Đanien, tới Hôsê, Amốt, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Khácgai cũng đều đề cập tới ngựa phần lớn để nhắc lại chuyện xưa hoặc để ví von.
Riêng tiên tri Dacaria thì có những thị kiến lạ về ngựa, ông thấy “một người đang cỡi con ngựa màu hung, và đứng ở giữa những cây sim mọc trong vực thẳm. Ðằng sau người ấy, có những con ngựa màu hung, màu hồng và màu trắng”. (Dcr 1: 8). Các nhà hiền triết Do Thái cho rằng mấy con ngựa này tượng trưng cho Babylon (hung), Media-Persia (hung và hồng), Hy Lạp (trắng). Thiên Chúa giận các dân tộc này đã đầy đọa It-ra-en. Người thương xót It-ra-en và sẽ trở lại Giêrusalem “với lòng thương xót”. Người cỡi ngựa đứng giữa những cây sim là biểu tượng của tương lai hưng thịnh, vì cây sim vốn chỉ thịnh vượng thời Đấng Mêxia (xem Is 41:19; 55:13). Người này chính là “thần sứ của Đức Chúa” (câu 11) và nhiều học giả cho rằng “thần sứ của Đức Chúa” chính là Đấng Mêxia.
Xa chút nữa, Dacaria trình bày một thị kiến khác, lần này là chiến xa và qủa núi: “Tôi lại ngước mắt nhìn và thấy một thị kiến: Ðây, có bốn chiến xa từ giữa hai quả núi tiến ra; những quả núi ấy là những quả núi đồng (bronze mountains). Xe thứ nhất thắng ngựa hung, xe thứ hai ngựa ô, xe thứ ba ngựa bạch và xe thứ tư ngựa đốm hùng mạnh” (Dcr 6:1-3).
Núi đồng tượng trưng cho sự phán xét công minh của Thiên Chúa đối với tội lỗi được các chiến xa đem thi hành khắp trong thiên hạ. Chiến xa với ngựa hung tượng trưng cho chiến tranh và đổ máu, chiến xa với ngựa ô tượng trưng cho chết chóc, chiến xa với ngựa bạch tượng trưng cho chiến thắng, còn chiến xa với ngựa đốm tượng trưng cho ôn dịch.
Chính Dacaria thì cho rằng bốn chiến xa ấy là “bốn thần khí trời ra đi sau khi trình diện Chúa toàn mặt đất” (câu 5). Chiến xa với ngựa ô đi về phương bắc (Babylon, vốn phía đông bắc Giêrusalem). Ngựa đốm đi về phương nam (Ai Cập). Sách không nói rõ hướng đi của ngựa hung, còn ngựa bạch, chỉ nói “tiến theo sau” ngựa ô.
Tuy nhiên, khi tiên báo về Đấng Mêxia, Dacaria cho hay: Người không cưỡi ngựa, mà “khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” mà vào Giêrusalem (Dcr 9:9).
Tân Ước và ngựa
Có lẽ vì Chúa Giêsu đã không dùng ngựa để vinh quang tiến vào Giêrusalem như trên, nên Tân Ước không nói nhiều về giống vật này. Thực vậy, bốn sách Tin Mừng không dành câu nào để nói về ngựa. Tông Đồ Công Vụ là sách đầu tiên nói tới giống vật này, không hẳn trong câu truyện Phaolô trên đường đi Đamát. Câu truyện này chỉ nói ngài “ngã xuống đất” (Cv 9:4) chứ không nhắc gì tới ngựa. Nên truyện ngã ngựa lịch sử chỉ là một suy đoán, một suy đoán chắc chắn thua cả suy đoán về viên hoạn quan Êthiôpia và môn đệ Philíp cũng của Tông Đồ Công Vụ vì viên quan này được mô tả là “ngồi trên xe nhà” (Cv 8:28).
Sách nhắc đến ngựa trong truyện Thánh Phaolô được vị chỉ huy nhà tù cứu thoát âm mưu hãm hại của người Do Thái bằng cách ra lệnh cho thuộc cấp “có sẵn ngựa cho ông Phaolô, để đưa ông ấy an toàn đến với tổng trấn Phêlích” (Cv 23:24).
Thánh Giacôbê dùng cách trị ngựa để khuyên ta giữ gìn lời nói “Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng” (Gc 3:3).
Khải Huyền là sách Tân Ước nói về ngựa nhiều nhất: ít nhất cũng trong 19 câu rải rác trong các chương từ 6 tới 19. Nhưng đáng chú ý hơn cả là chương 6 và chương 19.
Trong chương 6, giống Dacaria, sách nói tới 4 con ngựa: ngựa bạch, ngựa hung, ngựa ô và ngựa xanh nhạt. Nhưng điều quan trọng là những người cưỡi các con ngựa này. “Tôi thấy: kìa một con ngựa trắng, và người cưỡi ngựa mang cung. Người ấy được tặng một triều thiên và ra đi như người thắng trận, để chiến thắng… Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cưỡi ngựa nhận được quyền cất hòa bình khỏi mặt đất, để cho người ta giết nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn… Tôi thấy: kìa một con ngựa ô, và người cỡi ngựa cầm cân trong tay… Tôi thấy: kìa một con ngựa xanh nhạt, và người cỡi ngựa mang tên là Tử Thần, và có Âm phủ theo sau” (Kh 6: 2, 4, 5, 8).
Thị kiến này thường được văn hóa bình dân gọi là “Bốn Kỵ Binh của Ngày Chung Thẩm” (Four Horsemen of the Apocalypse). Apocalypse thực ra có nghĩa là mạc khải, tỏ lộ, nhưng nhiều người muốn cho thấy khía cạnh biểu tượng của nó nên gọi là Sách Khải Huyền. Và không thiếu người đọc các biến cố biểu tượng của nó như những báo hiệu của ngày chung thẩm. Quả thế, theo Nhóm CGKPV, “bốn thị kiến đầu về ngựa và người cưỡi ngựa 6:1-8 gây một cảm giác kinh hãi. Ba người trước gieo chiến tranh, đói khát, ôn dịch… Âm phủ theo sau người thứ tư để nuốt chửng các nạn nhân”.
Tuy nhiên, Thánh Irênê, một nhà thần học nổi tiếng thế kỷ thứ 2, cho rằng người cưỡi ngựa bạch chính là Chúa Kitô và ngựa bạch tượng trưng cho sự chinh phục hay chiến thắng của Tin Mừng. Lối giải thích này được nhiều người ủng hộ, vì cho rằng, người cưỡi ngựa bạch được nhận diện là Chúa Kitô tại Khải Huyền 19. Ngoài ra, trong Thánh Kinh, mầu trắng thường tượng trưng cho sự chính trực, còn Chúa Giêsu được mô tả như đấng chiến thắng.
Chỉ có điều, người cưỡi ngựa trắng tại chương 6 không thể là Chúa Kitô được, vì Người (Con Chiên), lúc ấy, đang bận mở ấn thứ nhất cho thấy người cưỡi ngựa này.
Người cưỡi ngựa hung thường được coi là tượng trưng cho chiến tranh, vì mầu đỏ nhắc tới việc đổ máu, nhất là vì người cưỡi ngựa này có thanh gươm lớn. Cũng có người cho rằng nó có ý nói tới cuộc bách hại các Kitô Hữu.
Người cưỡi ngựa ô thường được giải thích là đói kém. Vì người này tay cầm cán cân, cân thóc lúa. Giá thóc lúa lúc này gấp 10 lần lúc thường, với lương một ngày (1 đênariô) chỉ đủ mua 1 cân lúa mì (câu 6), đủ bánh ăn cho 1 người.
Đặc biệt hơn cả, người cưỡi con ngựa xanh nhạt là người duy nhất được đặt tên là Tử Thần. Trái với 3 người trên, người này không cầm khí giới hay khí cụ gì trong tay, nhưng sau ông ta là “Âm Phủ”, còn khiếp đảm gấp trăm lần.
Trường phái giải thích như đã xẩy ra rồi (preterist interpretation) cho hay bốn thị kiến này đã xẩy ra ngay thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô Giáo. Theo đó, Chinh Phục chính là Đế Quốc Ba Tư vì các kỵ binh của họ giỏi nghề cung tên, và ưa dùng ngựa trắng, từng thắng Đế Quôc Rôma năm 62 CN. Còn về ngựa ô và đói kém, năm 92 CN, hoàng đế Domitian của Rôma từng cố gắng hãm bớt việc trồng nho và khuyến khích trồng lúa, nhưng bị dân chống đối, có thể phản ảnh việc tăng giá lúa “nhưng không được đụng tới dầu và rượu” (Kh 6:6). Người cưỡi ngựa đỏ lấy hòa bình khỏi mặt đất có thể nhắc tới cảnh nồi da sáo thịt rất thông thường trong Đế Quốc Rôma hồi thế kỷ thứ nhất CN.
Một số nhà giải thích Tin Lành Thệ Phản Mỹ coi các thị kiến ấy đã xẩy ra trong thế kỷ 20: ngựa hung chỉ Cộng Sản, ngựa bạch với người cưỡi đội triều thiên chỉ Công Giáo, ngựa ô từng được dùng làm biểu tượng của chủ nghĩa tư bản, trong khi xanh chỉ sự đi lên của Hồi Giáo.
Văn hóa bình dân thì coi 4 kỵ binh trên là tượng trưng của ôn dịch, chiến tranh, đói kém và chết chóc. Như trong cuốn The A to Z of Fantasy Literature của Brian Stableford hay trong The Four Horsemen of the Apocalypse của Vicente Blasco Ibánez năm 1916, và được chuyển thành phim năm 1921 và 1962.
Nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ là John Gottman đã thành lập ra Viện nghiên cứu để cố vấn về tâm lý lứa đôi, nhấn mạnh tới tương quan vợ chồng. Ông dành một chương trong Why Marriages Succeed or Fail: What You Can Learn from the Breakthrough Research to Make Your Marriage Last. New York: Simon & Schuster, 1994, để đưa ra các kỹ thuật giúp vợ chồng thành công trong đối thoại; chương này tựa là The Four Horsemen of the Apocalypse. Sau đó, Viện của ông tiếp tục khai triển chủ đề này, mệnh danh là “The Four Horsemen Series”.
Bốn chàng kỵ binh của Ngày Chung Thẩm, tức bốn lối thông đạt sẵn sàng giết chết tình nghĩa vợ chồng, theo Gottman là: chỉ trích (criticism), khinh miệt (contempt), chống chế (defensiveness) và gây bế tắc (stonewalling) hay đóng cửa, rút cầu (withdrawing) với người khác, không nói năng đáp ứng chi hết, câm như hến, hết phản ứng, coi như “người dưng nước lã”.
Nhưng người cưỡi ngựa bạch ở chương 19 của Khải Huyền thì khác hẳn: “Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ‘Trung thành và Chân thật’, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai viết được. Người khoác một áo choàng đẩm máu, và danh hiệu của Người là: ‘Lời của Thiên Chúa’ Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: ‘Vua các vua, Chúa các chúa’.
“Rồi tôi thấy một thiên thần đứng trên mặt trời; người lớn tiếng bảo mọi loài chim đang bay trên đỉnh vòm trời: ‘Ðến đây, tề tựu cả về mà dự đại tiệc của Thiên Chúa, để ăn thịt vua chúa, thịt dũng tướng hùng binh, thịt chiến mã và kỵ binh, thịt mọi người, tự do cũng như nô lệ, trẻ nhỏ cũng như người lớn!’
“Tôi lại thấy Con Thú và vua chúa trên mặt đất, cùng với các đạo quân của chúng tụ tập lại để giao chiến với Ðấng cỡi ngựa và đạo quân của Người. Con Thú bị bắt, cùng với tên ngôn sứ giả từng dùng các dấu lạ hắn làm trước mặt nó, mà mê hoặc những kẻ nhận dấu thích của nó và những kẻ thờ lạy tượng của nó. Cả hai bị quăng sống vào hố lửa có diêm sinh đang cháy ngùn ngụt. Những người còn lại bị thanh gươm phóng ra từ miệng Ðấng cỡi ngựa giết chết, và mọi loài chim được ăn no thịt của chúng” (Kh 19:11-21).
Người cưỡi ngựa bạch này hiển nhiên là Chúa Kitô “Vua các vua, Chúa các chuá”. Tân Ước tuy ít nói về ngựa, nhưng đã có một hình ảnh hết sức đẹp đẽ và hào hùng về ngựa, thiển nghĩ vượt xa cả hình ảnh cưỡi ngựa của thánh Gióng, của Trần Hưng Đạo, Quang Trung và người dũng sĩ đáp lời "Trống Tràng Thành Lung Lay Bóng Nguyệt" lên đường theo đuổi nghiệp đao binh “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao, Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.” (Chinh Phụ Ngâm).