Vinh - Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, giáo xứ Kẻ Tùng bước vào Tam Nhật Thánh bằng thánh lễ tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa, vào lúc 17 giờ chiều thứ Năm Tuần Thánh, 17.4.2014. Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự.
Hình ảnh
Kẻ Tùng được tách từ giáo xứ Thọ Ninh năm 1889. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều gia đình Kẻ Tùng đã di cư vào miền Nam sinh sống. Giáo xứ do cha Antôn Nguyễn Xuân Hồng (quản xứ Thọ Ninh) phụ trách, hiện có 998 giáo dân thuộc 3 giáo họ trải dài trên 3 xã: Đức La, Bùi Xá và Đức Quang. Nơi vùng đất giao nhau của sông La và sông Lam này thường phải hứng chịu những cơn lũ dữ…
Về với Kẻ Tùng, Đức Cha Phaolô đã bày tỏ niềm xúc động khi nhìn con cái giáo xứ với những hy sinh quảng đại để xây dựng giáo xứ, đó là thành quả của đời sống đức tin. Đức Cha cũng gửi tới giáo xứ lời xin lỗi và cám ơn chân thành, bởi: “Dẫu trên 40 năm giáo xứ không có cha quản nhiệm, nhưng bà con giáo dân đã đồng lòng, hiệp nhất gìn giữ, phát triển ơn đức tin và xây dựng giáo xứ, đó là những tài sản vô giá của Giáo Hội.”
Bài chia sẻ trong thánh lễ thực sự là một diễn từ sống động về tình yêu, mà Đức Cha Phaolô muốn gợi lên cho cộng đoàn qua những hình ảnh và cử chỉ của Chúa Giêsu được kể lại trong đoạn Tin mừng Ga 13, 1-5. Và theo gương Chúa Giêsu xưa, Đức Cha Phaolô đã quỳ xuống rửa chân cho 12 vị đại diện của giáo xứ.
Bất ngờ và cảm động, khi vị Chủ chăn Giáo phận đặt lên 12 đôi bàn chân thô ráp, sần sùi những nụ hôn – nụ hôn của sự tôn trọng, của niềm tin tưởng và tình yêu thương như ngài đã nói: “Chúa Giêsu đã rửa những đôi bàn chân hằng ngày đã đi theo Người, những đôi bàn chân lấm lem bụi đường của các môn đệ, vì yêu thương và cũng để dạy các môn đệ và cả chúng ta phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.”
Nghi thức rửa chân trong phụng vụ Thứ năm Tuần Thánh, được tìm thấy trong Sách Kanonarion vùng Giorgia, vào khoảng thế kỷ thứ VII hoặc thứ VIII. Nhưng một số thông tin cho rằng nghi này đã có từ cuối thế kỷ thứ V. Từ Giêrusalem, nghi thức rửa chân lan tới phụng vụ tại Bisanzio và đi vào phụng vụ Bizantina, vào những năm cuối của thế kỷ thứ VIII. Còn phương Tây, chứng cớ đầu tiên về sự hiện diện của nghi thức ấy, được nhận ra trong khoản luật thứ ba của công đồng họp tại Toledo, vào năm 694.
Sau thánh lễ, cùng với cộng đoàn hiện diện, Đức Cha Phaolô đã long trọng kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ cạnh, để cùng sống với Chúa Giêsu những khảnh khắc của đêm tối vườn Dầu.
Hình ảnh
Kẻ Tùng được tách từ giáo xứ Thọ Ninh năm 1889. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều gia đình Kẻ Tùng đã di cư vào miền Nam sinh sống. Giáo xứ do cha Antôn Nguyễn Xuân Hồng (quản xứ Thọ Ninh) phụ trách, hiện có 998 giáo dân thuộc 3 giáo họ trải dài trên 3 xã: Đức La, Bùi Xá và Đức Quang. Nơi vùng đất giao nhau của sông La và sông Lam này thường phải hứng chịu những cơn lũ dữ…
Về với Kẻ Tùng, Đức Cha Phaolô đã bày tỏ niềm xúc động khi nhìn con cái giáo xứ với những hy sinh quảng đại để xây dựng giáo xứ, đó là thành quả của đời sống đức tin. Đức Cha cũng gửi tới giáo xứ lời xin lỗi và cám ơn chân thành, bởi: “Dẫu trên 40 năm giáo xứ không có cha quản nhiệm, nhưng bà con giáo dân đã đồng lòng, hiệp nhất gìn giữ, phát triển ơn đức tin và xây dựng giáo xứ, đó là những tài sản vô giá của Giáo Hội.”
Bài chia sẻ trong thánh lễ thực sự là một diễn từ sống động về tình yêu, mà Đức Cha Phaolô muốn gợi lên cho cộng đoàn qua những hình ảnh và cử chỉ của Chúa Giêsu được kể lại trong đoạn Tin mừng Ga 13, 1-5. Và theo gương Chúa Giêsu xưa, Đức Cha Phaolô đã quỳ xuống rửa chân cho 12 vị đại diện của giáo xứ.
Bất ngờ và cảm động, khi vị Chủ chăn Giáo phận đặt lên 12 đôi bàn chân thô ráp, sần sùi những nụ hôn – nụ hôn của sự tôn trọng, của niềm tin tưởng và tình yêu thương như ngài đã nói: “Chúa Giêsu đã rửa những đôi bàn chân hằng ngày đã đi theo Người, những đôi bàn chân lấm lem bụi đường của các môn đệ, vì yêu thương và cũng để dạy các môn đệ và cả chúng ta phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.”
Nghi thức rửa chân trong phụng vụ Thứ năm Tuần Thánh, được tìm thấy trong Sách Kanonarion vùng Giorgia, vào khoảng thế kỷ thứ VII hoặc thứ VIII. Nhưng một số thông tin cho rằng nghi này đã có từ cuối thế kỷ thứ V. Từ Giêrusalem, nghi thức rửa chân lan tới phụng vụ tại Bisanzio và đi vào phụng vụ Bizantina, vào những năm cuối của thế kỷ thứ VIII. Còn phương Tây, chứng cớ đầu tiên về sự hiện diện của nghi thức ấy, được nhận ra trong khoản luật thứ ba của công đồng họp tại Toledo, vào năm 694.
Sau thánh lễ, cùng với cộng đoàn hiện diện, Đức Cha Phaolô đã long trọng kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ cạnh, để cùng sống với Chúa Giêsu những khảnh khắc của đêm tối vườn Dầu.