Giữa vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo tại Việt Nam ngày càng leo thang, một viên chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam ngày thứ Bảy này trong một chuyến đi tìm hiểu sự thật về tình trạng tự do tôn giáo tại nước cộng sản này.
Thông Tấn Xã AFP hôm thứ Tư cho hay chuyến đi một tuần lễ của ông John Hanford, đại sứ lưu động đặc trách vấn đề tự do tín ngưỡng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, diễn ra giữa lúc Washington đang bị nhiều áp lực trong nước đòi phải có thái độ cứng rắn đối với Hànội trong lãnh vực nhân quyền. Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng mục đích chuyến đi của đại sứ Hanford là để tìm hiểu thực trạng và các hoạt động của cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam và để tiếp tục thảo luận với chính phủ Việt Nam.
Tuyên bố vừa kể cũng cho biết là đại sứ Hanford sẽ viếng thăm Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng tây nguyên là nơi xảy ra nhiều vụ biểu tình của người dân tộc thiểu số hồi tháng Hai năm 2001 để phản kháng vụ đàn áp nhắm vào giáo phái tin lành của họ và vụ tịch thâu ruộng đất.
Chuyến viếng thăm của đại sứ Hanford diễn ra đúng vào lúc chính phủ gia tăng nỗ lực ngăn chặn các hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vì không chịu để đảng Cộng Sản kiểm soát.
Theo Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế, các hòa thượng lãnh đạo Giáo Hội đã bị quản chế từ tuần trước, và sự kiện này làm tiêu tan hy vọng về một hòa giải giữa chính phủ và giáo hội Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo các hòa thượng này sở hữu những bí mật của nhà nước và tìm cách tái tổ chức giáo hội với sự giúp đỡ của các lực luợng từ bên ngoài.
Tháng trước, Ủy Ban Đặc Trách Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ, một tổ chức được quốc hội Hoa Kỳ ủy nhiệm việc theo dõi các hành động của quốc tế về quyền tự do tôn giáo, đã kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam là nước có những lo ngại đặc biệt về quyền tự do tín ngưỡng, một sự kiện có thể dẫn đến các biện pháp chế tài. Tuy nhiên, dù thường xuyên lên tiếng chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam, bộ Ngoại giao cho tới nay vẫn chưa khuyến cáo Tổng Thống Bush liệt kê Việt Nam là nước có những quan tâm đặc biệt về quyền tự do tôn giáo. (VOA)
Thông Tấn Xã AFP hôm thứ Tư cho hay chuyến đi một tuần lễ của ông John Hanford, đại sứ lưu động đặc trách vấn đề tự do tín ngưỡng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, diễn ra giữa lúc Washington đang bị nhiều áp lực trong nước đòi phải có thái độ cứng rắn đối với Hànội trong lãnh vực nhân quyền. Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng mục đích chuyến đi của đại sứ Hanford là để tìm hiểu thực trạng và các hoạt động của cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam và để tiếp tục thảo luận với chính phủ Việt Nam.
Tuyên bố vừa kể cũng cho biết là đại sứ Hanford sẽ viếng thăm Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng tây nguyên là nơi xảy ra nhiều vụ biểu tình của người dân tộc thiểu số hồi tháng Hai năm 2001 để phản kháng vụ đàn áp nhắm vào giáo phái tin lành của họ và vụ tịch thâu ruộng đất.
Chuyến viếng thăm của đại sứ Hanford diễn ra đúng vào lúc chính phủ gia tăng nỗ lực ngăn chặn các hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vì không chịu để đảng Cộng Sản kiểm soát.
Theo Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc tế, các hòa thượng lãnh đạo Giáo Hội đã bị quản chế từ tuần trước, và sự kiện này làm tiêu tan hy vọng về một hòa giải giữa chính phủ và giáo hội Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo các hòa thượng này sở hữu những bí mật của nhà nước và tìm cách tái tổ chức giáo hội với sự giúp đỡ của các lực luợng từ bên ngoài.
Tháng trước, Ủy Ban Đặc Trách Tự Do Tôn Giáo của Hoa Kỳ, một tổ chức được quốc hội Hoa Kỳ ủy nhiệm việc theo dõi các hành động của quốc tế về quyền tự do tôn giáo, đã kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam là nước có những lo ngại đặc biệt về quyền tự do tín ngưỡng, một sự kiện có thể dẫn đến các biện pháp chế tài. Tuy nhiên, dù thường xuyên lên tiếng chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam, bộ Ngoại giao cho tới nay vẫn chưa khuyến cáo Tổng Thống Bush liệt kê Việt Nam là nước có những quan tâm đặc biệt về quyền tự do tôn giáo. (VOA)