Tổng thống Israel Shimon Peres và chủ tịch Palestine Mahmud Abbas có những lý do riêng để tôn trọng ý của Đức Giáo Hoàng muốn giữ cho biến cố cuối tuần này không có bất cứ một tranh cãi nào có thể có. Thực vậy, trong buổi cầu nguyện ngày 8 tháng 6 này, chính trị sẽ là điều vắng bóng.
Ngay khi đưa ra lời mời, Đức Phanxicô đã nói rõ: “buỗi gặp gỡ để cầu nguyện này sẽ không phải để làm trung gian hay nhằm tìm ra giải pháp. Chúng tôi sẽ chỉ gặp nhau để cầu nguyện. Rồi sau đó, ai về nhà nấy”.
Tổng thống Peres và chủ tịch Abbas vốn biết nhau từ lâu và từng trực diện thương thuyết với nhau. Nhưng trong hệ thống chính trị của Israel, vai trò của ông Peres chỉ có tính nghi lễ. Quyền lực thực sự nằm trong tay thủ tướng diều hâu Benjamin Netanyahu.
Netanyahu có cho phép ông Peres mở những cuộc thương thuyết mật ở hậu trường với ông Abbas năm 2011. Hai người đã thực hiện tất cả 4 cuộc thương thuyết, trong đó, ông Peres cho hay họ đã hoàn thành được một dự thảo thỏa hiệp, nhưng sau đó, bị thủ tướng diều hâu bác bỏ.
Thúc đẩy mới về hòa bình do Mỹ đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái đã tan vỡ vào đầu năm nay khiến Peres rất thất vọng, vì ông là người đã lãnh giải Nobel hòa bình năm 1994 nhờ góp công vào việc phát động diễn trình thương thảo hòa bình cả hàng chục năm trước đây.
Nay đã 90 tuổi và sắp sửa mãn nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 7 tới, ông không thể làm gì khác hơn là lên tiếng hy vọng các cuộc thương thảo sẽ được mở lại một ngày gần đây.
Văn phòng của ông cho hay: tại Vường Vatican vào hôm Chúa Nhật, ông, ông Abbas và Đức Phanxicô sẽ “đưa ra lời kêu gọi chung cho hòa bình với nhân dân khắp thế giới. Tổng thống sẽ nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của cuộc đối thoại liên tôn”.
Cam kết với lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng
Người Palestine cũng rất mong muốn cho buổi cầu nguyện chung được tiến hành, bất chấp việc ông Netanyahu quyết định tẩy chay chính phủ hợp nhất mới của Palestine sẽ tuyên thệ vào hôm thứ Hai, 9 tháng 6, với sự hỗ trợ của Hamas, kẻ thù không đội trời chung của Israel.
Ngoại trưởng Riyad al-Malki của Palestine tuyên bố rằng “Chúng tôi cam kết với lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng. Không điều gì mới xẩy ra có thể thay đổi được sự cam kết này”.
Dù một số người Palestine tỏ ý bất mãn đối với việc Đức Phanxicô, trong cuộc tông du vừa qua, đã không minh nhiên kết án các chương trình xây dựng các khu định cư của người Do Thái tại khu vực West Bank, ông Abbas vẫn chào đón cuộc viếng thăm có tính lịch sử của Đức Giáo Hoàng.
Và lời cầu nguyện âm thầm mà Đức Phanxicô thực hiện tại bức tường phân cách ở Bêlem, thuộc West Bank, được người Palestine coi như một cú đảo chính có tính tâm lý.
Thương thuyết gia Saeb Erakat của Palestine nói với hãng tin AFP rằng “Đức Giáo Hoàng tận mắt thấy cuộc chiếm đóng, ngài thấy bức tường tại Palestine”.
Những người duy quốc gia cánh hữu tại Israel cũng nhìn vấn đề như thế. Bình luận gia của tờ Jerusalem Post là Caroline Glick cho cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô là “không thân thiện” và tố cáo ngài “đã dẫn Giáo Hội Công Giáo theo hướng bài Do Thái một cách đáng lo ngại. Tiếc thay, thời hoàng kim trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái xem như đã tới hồi kết thúc trong lúc Đức Phanxicô tới viếng thăm Đất Thánh”
Ông Peres cũng rất vất vả trong việc xoa dịu các nhậy cảm tôn giáo của người Do Thái liên quan tới buổi cầu nguyện chung mà ông sẽ tham dự tại Vatican. Văn phòng của ông phải lên tiếng cho rằng “Biến cố này sẽ diễn ra tại một địa điểm ở trong vườn, không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào, và nó cũng không phải là nơi để cầu nguyện, như thế là phù hợp với truyền thống Do Thái”.
Trước khi lên đường, ông Peres cũng đã nói chuyện với Giáo Trưởng Yitzhak Yosef, người đã ca ngợi các cố gắng phục vụ hòa bình của ông và chúc ông lên đường may mắn.
Ngay khi đưa ra lời mời, Đức Phanxicô đã nói rõ: “buỗi gặp gỡ để cầu nguyện này sẽ không phải để làm trung gian hay nhằm tìm ra giải pháp. Chúng tôi sẽ chỉ gặp nhau để cầu nguyện. Rồi sau đó, ai về nhà nấy”.
Tổng thống Peres và chủ tịch Abbas vốn biết nhau từ lâu và từng trực diện thương thuyết với nhau. Nhưng trong hệ thống chính trị của Israel, vai trò của ông Peres chỉ có tính nghi lễ. Quyền lực thực sự nằm trong tay thủ tướng diều hâu Benjamin Netanyahu.
Netanyahu có cho phép ông Peres mở những cuộc thương thuyết mật ở hậu trường với ông Abbas năm 2011. Hai người đã thực hiện tất cả 4 cuộc thương thuyết, trong đó, ông Peres cho hay họ đã hoàn thành được một dự thảo thỏa hiệp, nhưng sau đó, bị thủ tướng diều hâu bác bỏ.
Thúc đẩy mới về hòa bình do Mỹ đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái đã tan vỡ vào đầu năm nay khiến Peres rất thất vọng, vì ông là người đã lãnh giải Nobel hòa bình năm 1994 nhờ góp công vào việc phát động diễn trình thương thảo hòa bình cả hàng chục năm trước đây.
Nay đã 90 tuổi và sắp sửa mãn nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 7 tới, ông không thể làm gì khác hơn là lên tiếng hy vọng các cuộc thương thảo sẽ được mở lại một ngày gần đây.
Văn phòng của ông cho hay: tại Vường Vatican vào hôm Chúa Nhật, ông, ông Abbas và Đức Phanxicô sẽ “đưa ra lời kêu gọi chung cho hòa bình với nhân dân khắp thế giới. Tổng thống sẽ nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của cuộc đối thoại liên tôn”.
Cam kết với lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng
Người Palestine cũng rất mong muốn cho buổi cầu nguyện chung được tiến hành, bất chấp việc ông Netanyahu quyết định tẩy chay chính phủ hợp nhất mới của Palestine sẽ tuyên thệ vào hôm thứ Hai, 9 tháng 6, với sự hỗ trợ của Hamas, kẻ thù không đội trời chung của Israel.
Ngoại trưởng Riyad al-Malki của Palestine tuyên bố rằng “Chúng tôi cam kết với lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng. Không điều gì mới xẩy ra có thể thay đổi được sự cam kết này”.
Dù một số người Palestine tỏ ý bất mãn đối với việc Đức Phanxicô, trong cuộc tông du vừa qua, đã không minh nhiên kết án các chương trình xây dựng các khu định cư của người Do Thái tại khu vực West Bank, ông Abbas vẫn chào đón cuộc viếng thăm có tính lịch sử của Đức Giáo Hoàng.
Và lời cầu nguyện âm thầm mà Đức Phanxicô thực hiện tại bức tường phân cách ở Bêlem, thuộc West Bank, được người Palestine coi như một cú đảo chính có tính tâm lý.
Thương thuyết gia Saeb Erakat của Palestine nói với hãng tin AFP rằng “Đức Giáo Hoàng tận mắt thấy cuộc chiếm đóng, ngài thấy bức tường tại Palestine”.
Những người duy quốc gia cánh hữu tại Israel cũng nhìn vấn đề như thế. Bình luận gia của tờ Jerusalem Post là Caroline Glick cho cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô là “không thân thiện” và tố cáo ngài “đã dẫn Giáo Hội Công Giáo theo hướng bài Do Thái một cách đáng lo ngại. Tiếc thay, thời hoàng kim trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái xem như đã tới hồi kết thúc trong lúc Đức Phanxicô tới viếng thăm Đất Thánh”
Ông Peres cũng rất vất vả trong việc xoa dịu các nhậy cảm tôn giáo của người Do Thái liên quan tới buổi cầu nguyện chung mà ông sẽ tham dự tại Vatican. Văn phòng của ông phải lên tiếng cho rằng “Biến cố này sẽ diễn ra tại một địa điểm ở trong vườn, không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào, và nó cũng không phải là nơi để cầu nguyện, như thế là phù hợp với truyền thống Do Thái”.
Trước khi lên đường, ông Peres cũng đã nói chuyện với Giáo Trưởng Yitzhak Yosef, người đã ca ngợi các cố gắng phục vụ hòa bình của ông và chúc ông lên đường may mắn.