Trình thuật Tin mừng Chúa Nhật XV thường niên (A) thuật lại dụ ngôn người gieo giống. Không thiên về xu hướng chú giải, tôi mạn phép được ngược dòng dụ ngôn trong Kinh thánh để kể về những hạt giống đức tin phía Nam Quảng Bình. Có thể nói những mầm xanh mọc trên sỏi đá hay gai góc nhưng không vì thế mà lụi tàn. Bước dần đều theo bao biến cố vui buồn dàn trải theo tháng năm, Trung Quán, Phúc Tín, Hoành Phổ, Bình Thôn vẫn kiên vững, soi bóng bên dòng Kiến Giang lịch sử. Thêm một lần thăm lại mảnh đất nồng thắm tình người, vẻ chân chất, mộc mạc khẽ mời gọi, nấn ná tôi ở lâu hơn nữa…
Hình ảnh
Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng
Như một duyên nợ, giáo hạt Quảng Bình thuộc giáo phận Huế băng qua lịch sử đầy chông gai và sóng gió. Từ vùng đất thân thương này, niềm tin nảy mầm sinh hoa kết trái. Bóng dáng thánh đường thấp thoáng bên lũy tre xanh. Tiếng chuông chiều ngân lên mỗi lúc hoàng hôn xuống như nối kết đời sống đạo với tình quê.
Bình yên nào có được bao lâu! Dòng chảy thời gian đổ ập tai họa xuống mảnh đất thanh bình, trù phú này. Đi qua hai cuộc chiến, xứ sở oằn mình hứng chịu “mưa bom bão đạn”. Tai hại hơn là đoàn chiên gần như mất tất cả: Cha sở, nhà thờ, tự do tôn giáo…
Sau 9 năm dài chìm trong binh lửa (1945-1954) kéo theo sự ra đời của hiệp định đình chiến Genève là biệt ly, tang tóc. Kẻ đi, người ở lưng tròng nước mắt. Một nỗi đau khắc khoải.
Ngoại trừ thời gian có hai cha GB Lương Văn Thể (1956-1962) và Antôn Trần Quang Nghiêm phục vụ, một số đông tín hữu sống trong sự thiếu thốn của ăn hai phần xác hồn. Chông gai và khổ đau, áp bức và kìm kẹp là những từ ngữ không mấy tốt đẹp khi nói về giai đoạn này.
Thế nhưng, chính việc đi qua những khó khăn cận kề sinh tử, người ta mới thấy được vẻ đẹp kiên vững và mạnh mẽ của đức tin. “Mất nhà thờ thì ta lại về nhà dân cầu nguyện, mất cha xứ thì ta chủ động họp nhau cử hành đức tin”. Cấm cách không làm tín hữu bỏ đạo, đời sống đức tin chuyển sang giai đoạn “thầm lặng”, tiềm ẩn những yếu tố sẵn sàng bừng cháy bất cứ lúc nào.
Và thời điểm thích hợp đã tới với cuộc chuyển giao giữa hai giáo phận. Ngày 25/5/2006, trước sự hiện diện của hàng trăm tín hữu và đại diện chính quyền, Đức Stephanô Nguyễn Như Thể, TGP Huế đã ký văn bản ghi nhớ việc chuyển giao quản lý sự đạo Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh mà đại diện là Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Như thế, các giáo xứ: Hà Lời, Sen Bàng, Tam Tòa, Trung Quán, Phúc Tín, Hoành Phổ, Bình Thôn chính thức gia nhập đại gia đình giáo phận Vinh.
Đảm nhận trọng trách mới đồng nghĩa với nhận thêm gánh nặng trên vai, những gánh nặng mà chỉ có các cha như Phêrô Nguyễn Bình Yên, Phêrô Lê Thanh Hồng, Phêrô Nguyễn Chí Thiện và những người trong cuộc mới hiểu.
Kể ra, người Công Giáo trên mảnh đất Nam Quảng Bình đã thực sự nhận lãnh món quà quý báu nhất. Mặc cho sóng gió dập vùi, hạt ngọc đó vẫn vẹn nguyên trong sáng và rực rỡ dưới nắng mai. Những đền thờ tưởng chừng mất đi dưới cái nhìn trần tục lại trở nên lung linh, huyền ảo trong tâm hồn tín hữu mà không gì sánh được.
Những người giữ lửa đức tin
Khi lướt qua vài hàng vắn tắt trên đây, tôi không có ý định phác họa lịch sử của một vùng đất thời danh. Chủ đích nhắm tới chỉ là việc nói về những con người thật, việc thật đã sống, quy chiếu đời mình vào lời Chúa như thế nào.
Có một cám dỗ khi đặt bút viết về các xứ đạo bờ nam sông Gianh là việc ôm đồm tư liệu lịch sử. Chính vì tư liệu lịch sử quá nhiều, quá phong phú nên cái gì cũng muốn đưa vào. Và một điểm bên lề khi nói về các giáo xứ Quảng Bình không thể nào qua mặt nhà báo lão thành Dương Kim Sinh. Bác tên thật là Dương Văn Kính, gốc Tam Tòa, sống tại Sài Gòn nhưng bất cứ lễ lớn nào đều bỏ công về với quê hương.
Qua những câu chuyện trao đổi, tôi biết thêm về những người hùng giữ lửa đức tin trên mảnh đất xưa. Gần 60 năm trong cuộc lữ hành đức tin đầy gian khó, miền đất này đang có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ. “Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ”, phút yên bình là lúc nhớ lại công khó của cha ông.
Cụ ông Antôn Ngô Đức Phát được quý cha cử hành lễ giỗ dịp 13/7 vừa qua là một người như vậy. Không may mắn trót lọt trong đợt di cư vào Nam, người giáo dân kiên trung của xứ Phúc Tín ở lại sống đời đức tin mẫu mực. Từ lúc cha xứ mất đi, ông là cột trụ của xứ đạo và những giáo điểm lân cận, là tấm gương sống để mỗi tín hữu nơi đây noi theo. Nhà ông trở thành nơi cầu nguyện và sinh hoạt thờ phượng. Có lẽ cũng chính vì ông mà đời sống đạo Phúc Tín vẫn giữ được nhiều nét căn bản…
Kể ra thì có rất nhiều những cụ ông Ngô Đức Phát khác đã làm sống lại đức tin và lòng đạo trên đất thiêng. Khi viết những hàng này, tôi chợt liên tưởng đến bài giảng vừa được nghe đâu đó trên mạng. Đại ý nói về hạt giống có vỏ cứng bảo vệ, khi được gieo vào lòng đất vỏ sẽ vỡ ra cho mầm đâm chồi. Sự sống vào đời mới bằng một cuộc phiêu lưu, bằng niềm phó thác cho tương lai và ẩn chứa trong nó một sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Quả thật, hạt giống đức tin trên mảnh đất Trung Quán, Phúc Tín, Hoành Phổ, Bình Thôn quê hương thánh tử đạo Tôma Thiện sẽ được những hậu duệ “người giữ lửa” nhen nhóm thêm lên để bừng cháy lửa mến yêu trên mảnh đất này.
Sáng ngày 16/7/2014, tại nhà thờ giáo xứ Trung Quán, Đức Giám Mục phụ tá giáo phận Vinh - Phêrô Nguyễn Văn Viên – đã cử hành thánh lễ mừng kính thánh chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Đồng tế với Đức Cha có đông đảo quý cha trong và ngoài hạt Nguồn Son. Hiện diện có quý thầy, quý sơ, quý khách và bà con các xứ đạo lân cận. Nhân dịp này, Đức Cha Phêrô cũng ban phép Thêm Sức cho các em học sinh vừa hoàn thành khóa học giáo lý hè 2014.
Hình ảnh
Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng
Như một duyên nợ, giáo hạt Quảng Bình thuộc giáo phận Huế băng qua lịch sử đầy chông gai và sóng gió. Từ vùng đất thân thương này, niềm tin nảy mầm sinh hoa kết trái. Bóng dáng thánh đường thấp thoáng bên lũy tre xanh. Tiếng chuông chiều ngân lên mỗi lúc hoàng hôn xuống như nối kết đời sống đạo với tình quê.
Bình yên nào có được bao lâu! Dòng chảy thời gian đổ ập tai họa xuống mảnh đất thanh bình, trù phú này. Đi qua hai cuộc chiến, xứ sở oằn mình hứng chịu “mưa bom bão đạn”. Tai hại hơn là đoàn chiên gần như mất tất cả: Cha sở, nhà thờ, tự do tôn giáo…
Sau 9 năm dài chìm trong binh lửa (1945-1954) kéo theo sự ra đời của hiệp định đình chiến Genève là biệt ly, tang tóc. Kẻ đi, người ở lưng tròng nước mắt. Một nỗi đau khắc khoải.
Ngoại trừ thời gian có hai cha GB Lương Văn Thể (1956-1962) và Antôn Trần Quang Nghiêm phục vụ, một số đông tín hữu sống trong sự thiếu thốn của ăn hai phần xác hồn. Chông gai và khổ đau, áp bức và kìm kẹp là những từ ngữ không mấy tốt đẹp khi nói về giai đoạn này.
Thế nhưng, chính việc đi qua những khó khăn cận kề sinh tử, người ta mới thấy được vẻ đẹp kiên vững và mạnh mẽ của đức tin. “Mất nhà thờ thì ta lại về nhà dân cầu nguyện, mất cha xứ thì ta chủ động họp nhau cử hành đức tin”. Cấm cách không làm tín hữu bỏ đạo, đời sống đức tin chuyển sang giai đoạn “thầm lặng”, tiềm ẩn những yếu tố sẵn sàng bừng cháy bất cứ lúc nào.
Và thời điểm thích hợp đã tới với cuộc chuyển giao giữa hai giáo phận. Ngày 25/5/2006, trước sự hiện diện của hàng trăm tín hữu và đại diện chính quyền, Đức Stephanô Nguyễn Như Thể, TGP Huế đã ký văn bản ghi nhớ việc chuyển giao quản lý sự đạo Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh mà đại diện là Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Như thế, các giáo xứ: Hà Lời, Sen Bàng, Tam Tòa, Trung Quán, Phúc Tín, Hoành Phổ, Bình Thôn chính thức gia nhập đại gia đình giáo phận Vinh.
Đảm nhận trọng trách mới đồng nghĩa với nhận thêm gánh nặng trên vai, những gánh nặng mà chỉ có các cha như Phêrô Nguyễn Bình Yên, Phêrô Lê Thanh Hồng, Phêrô Nguyễn Chí Thiện và những người trong cuộc mới hiểu.
Kể ra, người Công Giáo trên mảnh đất Nam Quảng Bình đã thực sự nhận lãnh món quà quý báu nhất. Mặc cho sóng gió dập vùi, hạt ngọc đó vẫn vẹn nguyên trong sáng và rực rỡ dưới nắng mai. Những đền thờ tưởng chừng mất đi dưới cái nhìn trần tục lại trở nên lung linh, huyền ảo trong tâm hồn tín hữu mà không gì sánh được.
Những người giữ lửa đức tin
Khi lướt qua vài hàng vắn tắt trên đây, tôi không có ý định phác họa lịch sử của một vùng đất thời danh. Chủ đích nhắm tới chỉ là việc nói về những con người thật, việc thật đã sống, quy chiếu đời mình vào lời Chúa như thế nào.
Có một cám dỗ khi đặt bút viết về các xứ đạo bờ nam sông Gianh là việc ôm đồm tư liệu lịch sử. Chính vì tư liệu lịch sử quá nhiều, quá phong phú nên cái gì cũng muốn đưa vào. Và một điểm bên lề khi nói về các giáo xứ Quảng Bình không thể nào qua mặt nhà báo lão thành Dương Kim Sinh. Bác tên thật là Dương Văn Kính, gốc Tam Tòa, sống tại Sài Gòn nhưng bất cứ lễ lớn nào đều bỏ công về với quê hương.
Qua những câu chuyện trao đổi, tôi biết thêm về những người hùng giữ lửa đức tin trên mảnh đất xưa. Gần 60 năm trong cuộc lữ hành đức tin đầy gian khó, miền đất này đang có cơ hội hồi sinh mạnh mẽ. “Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ”, phút yên bình là lúc nhớ lại công khó của cha ông.
Cụ ông Antôn Ngô Đức Phát được quý cha cử hành lễ giỗ dịp 13/7 vừa qua là một người như vậy. Không may mắn trót lọt trong đợt di cư vào Nam, người giáo dân kiên trung của xứ Phúc Tín ở lại sống đời đức tin mẫu mực. Từ lúc cha xứ mất đi, ông là cột trụ của xứ đạo và những giáo điểm lân cận, là tấm gương sống để mỗi tín hữu nơi đây noi theo. Nhà ông trở thành nơi cầu nguyện và sinh hoạt thờ phượng. Có lẽ cũng chính vì ông mà đời sống đạo Phúc Tín vẫn giữ được nhiều nét căn bản…
Kể ra thì có rất nhiều những cụ ông Ngô Đức Phát khác đã làm sống lại đức tin và lòng đạo trên đất thiêng. Khi viết những hàng này, tôi chợt liên tưởng đến bài giảng vừa được nghe đâu đó trên mạng. Đại ý nói về hạt giống có vỏ cứng bảo vệ, khi được gieo vào lòng đất vỏ sẽ vỡ ra cho mầm đâm chồi. Sự sống vào đời mới bằng một cuộc phiêu lưu, bằng niềm phó thác cho tương lai và ẩn chứa trong nó một sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Quả thật, hạt giống đức tin trên mảnh đất Trung Quán, Phúc Tín, Hoành Phổ, Bình Thôn quê hương thánh tử đạo Tôma Thiện sẽ được những hậu duệ “người giữ lửa” nhen nhóm thêm lên để bừng cháy lửa mến yêu trên mảnh đất này.
Sáng ngày 16/7/2014, tại nhà thờ giáo xứ Trung Quán, Đức Giám Mục phụ tá giáo phận Vinh - Phêrô Nguyễn Văn Viên – đã cử hành thánh lễ mừng kính thánh chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Đồng tế với Đức Cha có đông đảo quý cha trong và ngoài hạt Nguồn Son. Hiện diện có quý thầy, quý sơ, quý khách và bà con các xứ đạo lân cận. Nhân dịp này, Đức Cha Phêrô cũng ban phép Thêm Sức cho các em học sinh vừa hoàn thành khóa học giáo lý hè 2014.