Trưa Chúa Nhật 20.7, như thường lệ, hàng chục ngàn khách hành hương ở khắp nơi trên thế giới đổ về quảng trường thánh Phêrô, Vatican để tiếp kiến Đức Thánh Cha. Đúng 12h trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện ở ô cửa sổ và đưa tay chào thăm mọi người.
Trong bài chia sẻ, ngài đã diễn giải dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” của Chúa Nhật hôm nay. Ngài nêu bật hai điểm. Trước hết, sự dữ không đến từ Thiên Chúa, như do Quỷ Dữ gây ra vào lúc đêm hôm, ở những nơi không có ánh sáng. Thứ hai, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi và rất kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng:
“Anh chị em thân mến,
Trong những Chúa Nhật gần đây, phụng vụ gửi đến cho chúng ta một số dụ ngôn, là những trình thuật ngắn gọn mà Đức Giêsu dùng để rao giảng cho đám đông về Nước Trời. Trong những dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay, có một dụ ngôn khá phức tạp, khiến chúng ta không thể hiểu được từ lúc đầu, nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho các môn đệ về sau: đó là dụ ngôn lúc tốt và cỏ lùng, nói đến vấn đề sự dữ trên thế giới và đề cao sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Cảnh tượng diễn ra trên một cánh đồng mà người thợ gieo hạt giống tốt; nhưng vào một đêm nọ, kẻ thù đã đến và gieo vào đó cỏ lùng, từ này trong tiếng Do Thái có gốc từ chữ "Satan" và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn ngay lập tức nhổ cỏ xấu đi, nhưng ông chủ ngăn cản lại vì "sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa" (Mt 13,29). Bởi vì chúng ta biết rằng cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn.”
Ngài nói tiếp: “Giáo huấn của dụ ngôn có một ý nghĩa kép. Trước hết, dụ ngôn nói rằng sự xấu trên thế giới này không đến từ Thiên Chúa, nhưng đến từ kẻ thù của Ngài là Quỷ Dữ. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt ra rõ ràng, nhưng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ làm điều đó. Ngài sẽ làm điều đó khi thời gian đến.
Và ở đây, chúng ta thấy được ý nghĩa thứ hai: sự đối nghịch giữa sự nóng vội của các tôi tớ và sự kiên nhẫn đợi chờ của chủ ruộng, hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta vội vàng kết án, xếp loại, cho người này tốt, người kia xấu... Nhưng chúng ta hãy nhớ đến lời cầu nguyện của người kiêu ngạo: "Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì con tốt lành và không như tên xấu xa kia". Chúng ta hãy nhớ điều này. Nhưng Thiên Chúa thì luôn chờ đợi. Ngài nhìn đến "cánh đồng" cuộc sống của mỗi người với lòng nhẫn nại và từ bi: Ngài thấy rõ hơn chúng ta những điều nhơ uế và xấu xa, Ngài cũng thấy những hạt giống tốt và tin tưởng chờ đợi nó trưởng thành. Thiên Chúa rất kiên nhẫn, biết chờ đợi. Thật tuyệt vời: Thiên Chúa của chúng ta là một người cha kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta và chờ đợi chúng ta với con tim rộng mở để đón chào chúng ta, để tha thứ cho chúng ta. Ngài luôn tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta đến với Ngài...”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Thái độ của người chủ cũng là thái độ của niềm hy vọng sâu thẳm chắc chắn rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy kiên nhẫn này của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, chính là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi, cuối cùng, có thể trở nên hạt giống tốt. Nhưng hãy lưu ý: sự kiên nhẫn của Tin Mừng không phải là làm ngơ trước sự xấu; không phải là lẫn lộn giữa tốt và xấu! Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, người môn đệ của Chúa được mời gọi để bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, nuôi dưỡng niềm hy vọng với sự nâng đỡ của một niềm tin không dao động vào chiến thắng chung cuộc của sự tốt, là chính Thiên Chúa.
Thực vậy, vào phút cuối, sự dữ sẽ bị nhổ lên và bị hủy diệt: vào mùa gặt, tức là vào ngày phán xét, các thợ gặt sẽ làm theo lệnh của ông chủ, phân cỏ lùng ra để đem đi đốt. Trong ngày gặt chung cuộc, thẩm phán sẽ là Đức Giêsu, Đấng đã gieo hạt giống tốt trên thế giới và chính Ngài cũng là hạt giống, đã chết đi và đã phục sinh. Vào ngày sau cùng, tất cả sẽ bị xét xử theo tiêu chí này: đó là tiêu chí nào? Chính là tiêu chí mà chúng ta đã xét đoán người khác: lòng thương xót mà chúng ta đã dùng để ứng xử với người khác sẽ được dùng lại với chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong sự kiên nhẫn, trong niềm hy vọng và trong tình thương mến dành cho tất cả anh chị em.”
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc chiến đang leo thang đang diễn ra ở Trung Đông cũng như ở Ucraina. Ngài nhắn gửi để mọi người dân nơi đây những tâm tình sâu lắng và mời gọi mọi người hiện diện tại quảng trường cầu nguyện cho hòa bình tại nơi đây. Ngài nói:
“Anh chị em rất thân mến,
Tôt biết là anh chị em đang đau khổ như thế nào, tôi biết là anh chị em bị tước bỏ đi mọi thứ. Tôi hiệp cùng với anh chị em trong niềm tin vào Đấng đã chiến thắng sự dữ. Và với mọi người đang hiện diện tại quảng trường này, cũng như những ai đang theo dõi trên TV, tôi xin mời gọi mọi người hãy nhớ đến những anh chị kia trong lời cầu nguyện. Tôi cũng xin anh chị em hãy luôn cầu nguyện cho tình hình căng thẳng và xung đột ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Trung Đông và ở Ucraina. Xin Thiên Chúa khơi dậy lên trong tất cả một khao khát chân thực đối thoại và hòa giải. Không thể dùng bạo lực để giải quyết bạo lực. Chỉ có thể dùng hòa bình để giải quyết bạo lực. Trong thinh lặng, chính ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang hiện diện tại quảng trường.
Trong bài chia sẻ, ngài đã diễn giải dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” của Chúa Nhật hôm nay. Ngài nêu bật hai điểm. Trước hết, sự dữ không đến từ Thiên Chúa, như do Quỷ Dữ gây ra vào lúc đêm hôm, ở những nơi không có ánh sáng. Thứ hai, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi và rất kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ rằng:
“Anh chị em thân mến,
Trong những Chúa Nhật gần đây, phụng vụ gửi đến cho chúng ta một số dụ ngôn, là những trình thuật ngắn gọn mà Đức Giêsu dùng để rao giảng cho đám đông về Nước Trời. Trong những dụ ngôn của Tin Mừng hôm nay, có một dụ ngôn khá phức tạp, khiến chúng ta không thể hiểu được từ lúc đầu, nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho các môn đệ về sau: đó là dụ ngôn lúc tốt và cỏ lùng, nói đến vấn đề sự dữ trên thế giới và đề cao sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Cảnh tượng diễn ra trên một cánh đồng mà người thợ gieo hạt giống tốt; nhưng vào một đêm nọ, kẻ thù đã đến và gieo vào đó cỏ lùng, từ này trong tiếng Do Thái có gốc từ chữ "Satan" và nói đến việc chia rẽ. Tất cả chúng ta đều biết rằng quỷ dữ là người gieo cỏ lùng: luôn tìm cách gây chia rẽ con người với nhau, chia rẽ trong gia đình, quốc gia và dân tộc. Những người đầy tớ muốn ngay lập tức nhổ cỏ xấu đi, nhưng ông chủ ngăn cản lại vì "sợ rằng khi nhổ cỏ lùng thì nhổ nhầm cả lúa" (Mt 13,29). Bởi vì chúng ta biết rằng cỏ lùng, khi lớn lên, trông rất giống lúa tốt, nên dễ gây nhầm lẫn.”
Ngài nói tiếp: “Giáo huấn của dụ ngôn có một ý nghĩa kép. Trước hết, dụ ngôn nói rằng sự xấu trên thế giới này không đến từ Thiên Chúa, nhưng đến từ kẻ thù của Ngài là Quỷ Dữ. Quỷ Dữ đến trong đêm để gieo cỏ lùng, trong đêm tối, trong sự hỗn loạn... Nơi đâu không có ánh sáng, quỷ sẽ đến để gieo cỏ lùng. Kẻ thù này rất tinh khôn: hắn gieo sự xấu vào giữa điều tốt, để chúng ta không thể nào tách biệt ra rõ ràng, nhưng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ làm điều đó. Ngài sẽ làm điều đó khi thời gian đến.
Và ở đây, chúng ta thấy được ý nghĩa thứ hai: sự đối nghịch giữa sự nóng vội của các tôi tớ và sự kiên nhẫn đợi chờ của chủ ruộng, hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa. Đôi khi chúng ta vội vàng kết án, xếp loại, cho người này tốt, người kia xấu... Nhưng chúng ta hãy nhớ đến lời cầu nguyện của người kiêu ngạo: "Lạy Chúa, con xin tạ ơn Chúa vì con tốt lành và không như tên xấu xa kia". Chúng ta hãy nhớ điều này. Nhưng Thiên Chúa thì luôn chờ đợi. Ngài nhìn đến "cánh đồng" cuộc sống của mỗi người với lòng nhẫn nại và từ bi: Ngài thấy rõ hơn chúng ta những điều nhơ uế và xấu xa, Ngài cũng thấy những hạt giống tốt và tin tưởng chờ đợi nó trưởng thành. Thiên Chúa rất kiên nhẫn, biết chờ đợi. Thật tuyệt vời: Thiên Chúa của chúng ta là một người cha kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta và chờ đợi chúng ta với con tim rộng mở để đón chào chúng ta, để tha thứ cho chúng ta. Ngài luôn tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta đến với Ngài...”
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Thái độ của người chủ cũng là thái độ của niềm hy vọng sâu thẳm chắc chắn rằng sự dữ không phải là điểm đầu và điểm kết. Có cái gì đó hơn thế nữa: nhờ niềm hy vọng đầy kiên nhẫn này của Thiên Chúa mà chính cỏ lùng, chính là những con tim xấu xa, ngập tràn tội lỗi, cuối cùng, có thể trở nên hạt giống tốt. Nhưng hãy lưu ý: sự kiên nhẫn của Tin Mừng không phải là làm ngơ trước sự xấu; không phải là lẫn lộn giữa tốt và xấu! Trước cỏ lùng đang hiện diện trên thế giới, người môn đệ của Chúa được mời gọi để bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa, nuôi dưỡng niềm hy vọng với sự nâng đỡ của một niềm tin không dao động vào chiến thắng chung cuộc của sự tốt, là chính Thiên Chúa.
Thực vậy, vào phút cuối, sự dữ sẽ bị nhổ lên và bị hủy diệt: vào mùa gặt, tức là vào ngày phán xét, các thợ gặt sẽ làm theo lệnh của ông chủ, phân cỏ lùng ra để đem đi đốt. Trong ngày gặt chung cuộc, thẩm phán sẽ là Đức Giêsu, Đấng đã gieo hạt giống tốt trên thế giới và chính Ngài cũng là hạt giống, đã chết đi và đã phục sinh. Vào ngày sau cùng, tất cả sẽ bị xét xử theo tiêu chí này: đó là tiêu chí nào? Chính là tiêu chí mà chúng ta đã xét đoán người khác: lòng thương xót mà chúng ta đã dùng để ứng xử với người khác sẽ được dùng lại với chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong sự kiên nhẫn, trong niềm hy vọng và trong tình thương mến dành cho tất cả anh chị em.”
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc chiến đang leo thang đang diễn ra ở Trung Đông cũng như ở Ucraina. Ngài nhắn gửi để mọi người dân nơi đây những tâm tình sâu lắng và mời gọi mọi người hiện diện tại quảng trường cầu nguyện cho hòa bình tại nơi đây. Ngài nói:
“Anh chị em rất thân mến,
Tôt biết là anh chị em đang đau khổ như thế nào, tôi biết là anh chị em bị tước bỏ đi mọi thứ. Tôi hiệp cùng với anh chị em trong niềm tin vào Đấng đã chiến thắng sự dữ. Và với mọi người đang hiện diện tại quảng trường này, cũng như những ai đang theo dõi trên TV, tôi xin mời gọi mọi người hãy nhớ đến những anh chị kia trong lời cầu nguyện. Tôi cũng xin anh chị em hãy luôn cầu nguyện cho tình hình căng thẳng và xung đột ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Trung Đông và ở Ucraina. Xin Thiên Chúa khơi dậy lên trong tất cả một khao khát chân thực đối thoại và hòa giải. Không thể dùng bạo lực để giải quyết bạo lực. Chỉ có thể dùng hòa bình để giải quyết bạo lực. Trong thinh lặng, chính ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang hiện diện tại quảng trường.