Tin CNN vừa cho hay Đức GH Phanxicô đã tới Hán Thành thứ Năm hôm nay, đánh dấu cuộc viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm nay.
Cuộc viếng thăm lịch sử này cũng là một xác nhận đối với việc thay đổi dân số Công Giáo vì càng ngày con số người Công Giáo càng xuất thân từ Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á, chứ không phải từ thành trì lịch sử là Châu Âu nữa.
Lionel Jensen, giáo sư phụ khảo ngành Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Đông Á tại Đại Học Notre Dame cho hay: “Cuộc thăm viếng Nam Hàn của Đức Giáo Hoàng là phần thứ nhất của một việc mở cửa rất thông minh với Á Châu. Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng là một biểu tượng mạnh mẽ của việc Vatican thừa nhận rằng: chính tại Á Châu và Hạ Sahara của Phi Châu Giáo Hội đang lớn mạnh một cách trông thấy nhất”.
Trong cuộc thăm viếng 5 ngày tại Nam Hàn, Đức GH sẽ phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn, giúp cử hành Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ 6 và cử hành Thánh Lễ cho hoà bình và hòa giải, nhằm nhiều vào mối liên hệ Nam Bắc Hàn.
Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho hay Bắc Hàn bắn ba phi tiễn tầm ngắn ra biển phía đông Bán Đảo Triều Tiên khoảng một giờ trước khi Đức GH đặt chân xuống Hán Thành.
Bán Đảo Triều Tiên tiếp tục vẫn là một bán đảo bị chia đôi. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi nói rằng: một trong các sứ mệnh của Đức GH là “đi tới Đại Hàn để cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình”.
Đức Phanxicô sẽ gặp Tổng Thống Nam Hàn là Park Geun-hye, cũng như sẽ cử hành Thánh Lễ với thân nhân các nạn nhân của vụ đắm phà Sewol, trong đó các phụ nữ từng bị bắt buộc làm nô lệ tình dục cho quân lính Nhật trong Thế Chiến II cũng có mặt.
Sự lớn mạnh của Đạo Công Giáo tại Nam Hàn rất đáng kể, tăng từ 5 triệu 200 ngàn người năm 2005 lên 5 triệu 400 ngàn người năm 2013. Ấy là đã giảm so với 10 năm trước năm 2005 là thời kỳ mức tăng lên tới 70 phần trăm. Hiện tỷ số người Công Giáo là khoảng 11 phần trăm dân số Đại Hàn. Phần đông theo Phật Giáo (khoảng 25%) hay Thệ Phản (khoảng 18%).
Tại một đất nước có trình độ kỹ thuật cao nhưng đồng thời cũng là một đất nước có số nợ gia hộ trung bình cao nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn sẽ nhấn mạnh tới sứ điệp thông thường của ngài về sự đơn giản và khiêm nhường. Chính ngài yêu cầu được sử dụng chiếc xe hơi nhỏ nhất có thể có cho chuyến viếng thăm của mình.
Đức Cha Peter Kang U-il, chủ tịch Hội Đồng GM Đại Hàn, từng viết rằng “Đại Hàn đã trải nghiệm một phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, và nay phải chật vật với nhiều tranh chấp phát sinh do cảnh phân cực xã hội mỗi ngày một gia tăng”. Ngài cũng cho rằng: Giáo Hội Đại Hàn phải cố gắng theo đuổi sự lớn mạnh về thiêng liêng, hơn là sự lớn mạnh về vật chất.
Theo tin AP, tại phi trường quân sự ở phía nam Hán Thành, Đức Phanxicô đã bắt tay 4 thân nhân của vụ chìm phà từng làm thiệt mạng hơn 300 người và 2 con cháu các vị tử đạo Đại Hàn thà chết chứ không chối bỏ đức tin.
Một số vị cao niên Công Giáo không cầm được nước mắt, cúi đầu thật sâu lúc chào kính Đức Giáo Hoàng. Một bé trai và một bé gái mặc quốc phục Đại Hàn đã dâng hoa lên Đức Phanxicô. Sau đó, Đức GH đã bước lên chiếc xe hơi nhỏ mầu đen sản xuất trong nước để vào Hán Thành, nơi ngài và Nữ Tổng Thống Park Geun-hye sẽ đọc diễn văn.
Ông Co Young-rae, một người đàn ông Phật Giáo 58 tuổi, phát biểu: “Vì đất nước chúng tôi kinh qua nhiều tình huống không may, nên người dân Nam Hàn rất đau lòng. Ước muốn của tôi là cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có thể băng bó những con người tan nát cõi lòng này”.
Khi máy bay của Đức GH bay qua vùng trời Trung Quốc trên đường tới Nam Hàn sáng sớm Thứ Năm, Đức GH Phanxicô đã gửi 1 điện văn chào kính và cầu nguyện cho Chủ Tịch Trung Quốc Xi Jinping.
Theo tin BBC, nội dung điện văn vỏn vẹn chỉ có thế này: "Tôi xin ngỏ những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi tới ngài và các đồng công dân của ngài, và tôi khẩn cầu Thiên Chúa ban phúc hoà bình và thịnh vương xuống cho đất nước”.
Đây quả là dịp hiếm hoi để trao đổi vì Tòa Thánh và Bắc Kinh không có liên hệ ngoại giao. Đây cũng là một cố gắng nữa trong việc có được các liên hệ tốt hơn với Trung Quốc và hàn gắn sự nứt rạn giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và những người Công Giáo phải thờ phượng bên ngoài Giáo Hội được nhà nước thừa nhận.
Nghi lễ Vatican đòi Đức Phanxicô gửi điện văn cho bất cứ nguyên thủ quốc gia nào máy bay của ngài bay qua. Thông thuờng, các điện văn này không được ai lưu ý, nhưng điện văn sáng sớm Thứ Năm có khác vì lần cuối cùng một vị giáo hoàng muốn bay qua không phận Trung Quốc vào năm 1989 đã bị từ khước.
Các giới chức Vatican nói rằng hiện đang có cuộc đối thoại với các nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vấn đề cốt lõi chia rẽ đôi bên, tức việc Vatican được quyền cử nhiệm giám mục, vẫn dậm chân tại chỗ. Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc vẫn nằng nặc đòi quyền cử nhiệm giám mục không cần sự thỏa thuận của giáo hoàng để quản trị gần 12 triệu người Công Giáo.
Lionel Jensen, giáo sư phụ khảo ngành Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Đông Á tại Đại Học Notre Dame cho hay: “Cuộc thăm viếng Nam Hàn của Đức Giáo Hoàng là phần thứ nhất của một việc mở cửa rất thông minh với Á Châu. Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng là một biểu tượng mạnh mẽ của việc Vatican thừa nhận rằng: chính tại Á Châu và Hạ Sahara của Phi Châu Giáo Hội đang lớn mạnh một cách trông thấy nhất”.
Trong cuộc thăm viếng 5 ngày tại Nam Hàn, Đức GH sẽ phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn, giúp cử hành Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ 6 và cử hành Thánh Lễ cho hoà bình và hòa giải, nhằm nhiều vào mối liên hệ Nam Bắc Hàn.
Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho hay Bắc Hàn bắn ba phi tiễn tầm ngắn ra biển phía đông Bán Đảo Triều Tiên khoảng một giờ trước khi Đức GH đặt chân xuống Hán Thành.
Bán Đảo Triều Tiên tiếp tục vẫn là một bán đảo bị chia đôi. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi nói rằng: một trong các sứ mệnh của Đức GH là “đi tới Đại Hàn để cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình”.
Đức Phanxicô sẽ gặp Tổng Thống Nam Hàn là Park Geun-hye, cũng như sẽ cử hành Thánh Lễ với thân nhân các nạn nhân của vụ đắm phà Sewol, trong đó các phụ nữ từng bị bắt buộc làm nô lệ tình dục cho quân lính Nhật trong Thế Chiến II cũng có mặt.
Sự lớn mạnh của Đạo Công Giáo tại Nam Hàn rất đáng kể, tăng từ 5 triệu 200 ngàn người năm 2005 lên 5 triệu 400 ngàn người năm 2013. Ấy là đã giảm so với 10 năm trước năm 2005 là thời kỳ mức tăng lên tới 70 phần trăm. Hiện tỷ số người Công Giáo là khoảng 11 phần trăm dân số Đại Hàn. Phần đông theo Phật Giáo (khoảng 25%) hay Thệ Phản (khoảng 18%).
Tại một đất nước có trình độ kỹ thuật cao nhưng đồng thời cũng là một đất nước có số nợ gia hộ trung bình cao nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn sẽ nhấn mạnh tới sứ điệp thông thường của ngài về sự đơn giản và khiêm nhường. Chính ngài yêu cầu được sử dụng chiếc xe hơi nhỏ nhất có thể có cho chuyến viếng thăm của mình.
Đức Cha Peter Kang U-il, chủ tịch Hội Đồng GM Đại Hàn, từng viết rằng “Đại Hàn đã trải nghiệm một phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, và nay phải chật vật với nhiều tranh chấp phát sinh do cảnh phân cực xã hội mỗi ngày một gia tăng”. Ngài cũng cho rằng: Giáo Hội Đại Hàn phải cố gắng theo đuổi sự lớn mạnh về thiêng liêng, hơn là sự lớn mạnh về vật chất.
Theo tin AP, tại phi trường quân sự ở phía nam Hán Thành, Đức Phanxicô đã bắt tay 4 thân nhân của vụ chìm phà từng làm thiệt mạng hơn 300 người và 2 con cháu các vị tử đạo Đại Hàn thà chết chứ không chối bỏ đức tin.
Một số vị cao niên Công Giáo không cầm được nước mắt, cúi đầu thật sâu lúc chào kính Đức Giáo Hoàng. Một bé trai và một bé gái mặc quốc phục Đại Hàn đã dâng hoa lên Đức Phanxicô. Sau đó, Đức GH đã bước lên chiếc xe hơi nhỏ mầu đen sản xuất trong nước để vào Hán Thành, nơi ngài và Nữ Tổng Thống Park Geun-hye sẽ đọc diễn văn.
Ông Co Young-rae, một người đàn ông Phật Giáo 58 tuổi, phát biểu: “Vì đất nước chúng tôi kinh qua nhiều tình huống không may, nên người dân Nam Hàn rất đau lòng. Ước muốn của tôi là cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng có thể băng bó những con người tan nát cõi lòng này”.
Khi máy bay của Đức GH bay qua vùng trời Trung Quốc trên đường tới Nam Hàn sáng sớm Thứ Năm, Đức GH Phanxicô đã gửi 1 điện văn chào kính và cầu nguyện cho Chủ Tịch Trung Quốc Xi Jinping.
Theo tin BBC, nội dung điện văn vỏn vẹn chỉ có thế này: "Tôi xin ngỏ những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi tới ngài và các đồng công dân của ngài, và tôi khẩn cầu Thiên Chúa ban phúc hoà bình và thịnh vương xuống cho đất nước”.
Đây quả là dịp hiếm hoi để trao đổi vì Tòa Thánh và Bắc Kinh không có liên hệ ngoại giao. Đây cũng là một cố gắng nữa trong việc có được các liên hệ tốt hơn với Trung Quốc và hàn gắn sự nứt rạn giữa nhà cầm quyền Trung Quốc và những người Công Giáo phải thờ phượng bên ngoài Giáo Hội được nhà nước thừa nhận.
Nghi lễ Vatican đòi Đức Phanxicô gửi điện văn cho bất cứ nguyên thủ quốc gia nào máy bay của ngài bay qua. Thông thuờng, các điện văn này không được ai lưu ý, nhưng điện văn sáng sớm Thứ Năm có khác vì lần cuối cùng một vị giáo hoàng muốn bay qua không phận Trung Quốc vào năm 1989 đã bị từ khước.
Các giới chức Vatican nói rằng hiện đang có cuộc đối thoại với các nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vấn đề cốt lõi chia rẽ đôi bên, tức việc Vatican được quyền cử nhiệm giám mục, vẫn dậm chân tại chỗ. Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc vẫn nằng nặc đòi quyền cử nhiệm giám mục không cần sự thỏa thuận của giáo hoàng để quản trị gần 12 triệu người Công Giáo.