Heinrich Denzinger nẩy sinh một ý tưởng giá trị. Giá trị đến nỗi ý tưởng này ngày nay vẫn rất giá trị sau 160 năm ra đời.
Cha Denzinger, một thần học gia người Đức ở thế kỷ 19, nhận thấy nhu cầu phải có một sưu tập các công thức tuyên tín, các sắc lệnh công đồng và các văn kiện giáo huấn của các vị giáo hoàng, giúp cho các nhà thần học, các vị giảng thuyết và các độc giả nghiêm túc muốn hiểu biết những điều Giáo Hội Công Giáo thực sự truyền dạy, vì giáo huấn này quả đã được trình bày trong các văn kiện chính thức của huấn quyền, tức quyền giáo huấn của Giáo Hội.
Nền thần học Công Giáo Đức
Ấn bản thứ nhất của sưu tập, mà người sử dụng sau này đơn giản gọi là “Denzinger”, ra đời năm 1854, đúng vào năm Đức GH Piô IX định tín tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai.
Nó trình bày các bản văn trích từ 100 văn kiện của vị giáo hoàng đương nhiệm là Đức Piô IX. Ngược lại, nội dung của ấn bản 43 mới công bố gần đây đã được mở rộng từ “Thư Các Tông Đồ” gửi Người Êtiôpia, có niên hiệu khoảng năm 160 tới năm 170 CN, tới chỉ thị về đạo đức sinh học do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành năm 2008 (“Compendium of Creeds, Definitions, and Declarations on Matters of Faith and Morals,” (Ignatius Press, $69.95)).
Bản dịch tiếng Anh của ấn bản mới trên là bản dịch thứ nhất bằng ngôn ngữ này kể từ ấn bản 30 hồi năm 1957. Nó tham gia các ấn bản bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Croatian, cũng như Đức, dĩ nhiên. Các bản bằng tiếng Đại Hàn và Trung Hoa đang được dự kiến. Chưa thấy nói tới một dự kiến Việt Nam? Phải chăng vì ở Việt Nam, thần học vẫn chỉ là thần học của giáo sĩ hay đúng hơn thần học độc quyền của các vị đào tạo giáo sĩ?
Đối với những người quen thuộc với việc sử dụng Denzinger trong công việc của mình, việc xuất bản ấn bản tiếng Anh là một biến cố đáng lưu ý đồng thời là một tiêu mẫu đáng kể đối với việc xuất bản sách.
Cùng với các bản văn trong các ngôn ngữ nguyên thủy (thường là La Tinh, thỉnh thoảng có Hy Ngữ) kèm theo nhiều lời dịch sang ngôn ngữ thông thường, 1,437 trang của nó bao gồm một “mục lục có hệ thống” chia các văn kiện thành 12 đề mục chính (“Thiên Chúa tự mạc khải”, “Thiên Chúa cứu vớt con người qua Chúa Giêsu Kitô”, “Thiên Chúa kêu gọi con người sống đời sống luân lý trong cộng đồng”…), nhiều mục lục chuyên đề khác và một dẫn nhập lịch sử của nhà hiệu đính hiện nay là Peter Hünermann.
Các vản văn được sắp xếp theo thứ tự thời gian, với các văn kiện xếp theo triều giáo hoàng thời chúng được công bố.
Phần lớn nhất là phần từ triều giáo hoàng khá dài của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bắt đầu từ ngày ngài được bầu 16 tháng Mười năm 1978 tới ngày ngài qua đời 2 tháng Tư năm 2005. Số bản văn của triều đại Gioan Phaolô II trong Denzinger là 49.
Heinrich Denzinger, cha đẻ của ấn phẩm để đời này trong ngành nghiên cứu có hệ thống các học thuyết Công Giáo, sinh tại Liège, Bỉ ngày 10 tháng Mười năm 1819. Gia đình chuyển tới Wurzburg, Đức, năm 1831. Lúc trẻ, ngài theo học tại đây rồi tại Rôma, và năm 1844 được thụ phong linh mục. Bắt đầu từ năm 1848, ngài dạy thần học hệ thống cho tới ngày qua đời 19 tháng Sáu năm 1885.
Cha Denzinger là một nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ điều sau này được coi là đặc điểm của nền thần học Đức: thận trọng tìm hiểu việc khai triển lịch sử của suy tư thần học.
Chủ nghĩa duy lý thần học
Trong phần dẫn nhập, Hunermann nói rằng mục đích của Cha Denziger, khi sưu tập ấn bản đầu tiên, là đấu tranh chống “thuyết duy lý thần học” mà ngài thấy đang xâm nhập nền thần học Đức lúc đó.
Có lẽ, ngài và công trình của ngài được hiểu tốt nhất trong ngữ cảnh trên.
Dĩ nhiên, mọi nền thần học đều giả thiết phải hợp lý, nhưng thần học duy lý là một điều rất khác.
Chịu ảnh hưởng của phong trào trí thức thế kỷ 18 mệnh danh là Phong Trào Ánh Sáng và đồng chí tôn giáo của nó là tự nhiên thần thuyết (deism), thần học duy lý phá hủy niềm tin vào chiều kích siêu nhiên của tôn giáo và dọn đường cho chủ nghĩa “tự do” tôn giáo sẽ bị các văn gia thế kỷ 19 như tân tòng Anh John Henry Newman cực lực chống đối.
Cuốn sưu tập của Cha Denzinger rõ ràng đáp ứng nhu cầu trên, nên trong 18 tháng đầu tiên, hai ấn bản khác liên tiếp đã được phát hành.
Ấn bản thứ năm năm 1874 là ấn bản sau cùng được ngài đích thân đóng góp. Từ đó, trong số các nhà hiệu đính, ta thấy có linh mục Dòng Tên Karl Rahner, một nhà thần học Đức nổi tiếng, chịu trách nhiệm từ ấn bản 28 tới ấn bản 31, người đã đóng một vai trò chủ chốt tại Công Đồng Vatican II (1962-65). Ấn bản thứ 32 năm 1963 “hoàn toàn được làm lại” bởi linh mục Dòng Tên Adolf Schonmetzer, đến nỗi sau đó, tác phẩm này đôi khi được gọi tên là “Denzinger-Schonmetzer” chứ không hẳn “Denzinger” mà thôi.
Hunermann, nguyên chủ tịch Hội Thần Học Công Giáo Âu Châu, là nhà hiệu đính từ năm 1981.
Phê phán
Dù được sử dụng lâu dài như trên, sưu tập vẫn bị phê phán. Một số người chê trách nền “thần học Denziger” ngụ ý nói tới thứ trước tác thần học chỉ biết lặp lại những gì huấn quyền đã nói, không hề cố gắng rõi thêm ánh sáng của mình lên học lý. Linh mục Dòng Đa Minh Yves Congar, một nhà thần học nổi tiếng người Pháp, giống Cha Rahner, cũng là một người rất có ảnh hưởng đối với Vatican II, lên tiếng cảnh cáo chống lại việc trình bày huấn quyền như một loại “siêu hữu thể độc đáo” chuyên “trông chừng [các tín hữu và] coi họ như con nít”.
Ngài trưng dẫn nhiều tác tố khác, ngoài huấn quyền, góp phần duy trì và bảo vệ giáo huấn chính thống, trong đó có giáo huấn của các thánh tiến sĩ và các giáo phụ. Hunermann ghi nhận lời phê phán của Cha Congar, nhưng sau đó cho rằng “việc sử dụng thích đáng ‘Denzinger’ về thần học không dẫn tới một ‘nền thần học Denziger’ vô bổ.
“Đúng hơn, ‘nền thần học Denzinger’ cho thấy cách sử dụng sưu tập này cách không thích đáng. Lợi ích phong phú của ‘Denzinger’ mà Cha Congar nói tới chỉ bắt đầu phát sinh cho những ai xử lý sưu tập này theo phương thức thần học xác đáng”.
Đây là cách nhìn huấn quyền và giáo huấn của huấn quyền được Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo chia sẻ. Sách này viết rằng “Nhiệm vụ chăn dắt của huấn quyền là lo liệu sao cho Dân Chúa đứng vững trong chân lý giải thoát” (số 890). Cha Denzinger chắc chắn đồng ý với quan điểm này.
Ấn bản mới nhất
Ấn bản gần đây nhất của cuốn “Compendium of Creeds, Definitions, and Declarations on Matters of Faith and Morals” đầu tiên soạn bởi Cha Heinrich Denzinger và ngày nay được Tiến Sĩ Peter Hunermann hiệu đính, được phát hành năm 2012, gồm 1,437 trang. Một số cập nhật đã được đưa vào ấn bản này:
1. Các văn kiện và nguồn gốc của chúng được thêm vào từ triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI.
2. Mỗi bản văn đều có lời dẫn nhập, và ngôn ngữ nguyên thuỷ cùng lời dịch tương ứng qua tiếng Anh được trình bày song song bên nhau trong hai cột để dễ so sánh và tham chiếu.
3. Phần sau cùng của sưu tập có mục lục toàn diện, trong đó có mục lục hệ thống giúp độc giả tìm bản văn dựa vào các chủ đề chuyên biệt.
Cha Denzinger, một thần học gia người Đức ở thế kỷ 19, nhận thấy nhu cầu phải có một sưu tập các công thức tuyên tín, các sắc lệnh công đồng và các văn kiện giáo huấn của các vị giáo hoàng, giúp cho các nhà thần học, các vị giảng thuyết và các độc giả nghiêm túc muốn hiểu biết những điều Giáo Hội Công Giáo thực sự truyền dạy, vì giáo huấn này quả đã được trình bày trong các văn kiện chính thức của huấn quyền, tức quyền giáo huấn của Giáo Hội.
Nền thần học Công Giáo Đức
Ấn bản thứ nhất của sưu tập, mà người sử dụng sau này đơn giản gọi là “Denzinger”, ra đời năm 1854, đúng vào năm Đức GH Piô IX định tín tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai.
Nó trình bày các bản văn trích từ 100 văn kiện của vị giáo hoàng đương nhiệm là Đức Piô IX. Ngược lại, nội dung của ấn bản 43 mới công bố gần đây đã được mở rộng từ “Thư Các Tông Đồ” gửi Người Êtiôpia, có niên hiệu khoảng năm 160 tới năm 170 CN, tới chỉ thị về đạo đức sinh học do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành năm 2008 (“Compendium of Creeds, Definitions, and Declarations on Matters of Faith and Morals,” (Ignatius Press, $69.95)).
Bản dịch tiếng Anh của ấn bản mới trên là bản dịch thứ nhất bằng ngôn ngữ này kể từ ấn bản 30 hồi năm 1957. Nó tham gia các ấn bản bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Croatian, cũng như Đức, dĩ nhiên. Các bản bằng tiếng Đại Hàn và Trung Hoa đang được dự kiến. Chưa thấy nói tới một dự kiến Việt Nam? Phải chăng vì ở Việt Nam, thần học vẫn chỉ là thần học của giáo sĩ hay đúng hơn thần học độc quyền của các vị đào tạo giáo sĩ?
Đối với những người quen thuộc với việc sử dụng Denzinger trong công việc của mình, việc xuất bản ấn bản tiếng Anh là một biến cố đáng lưu ý đồng thời là một tiêu mẫu đáng kể đối với việc xuất bản sách.
Cùng với các bản văn trong các ngôn ngữ nguyên thủy (thường là La Tinh, thỉnh thoảng có Hy Ngữ) kèm theo nhiều lời dịch sang ngôn ngữ thông thường, 1,437 trang của nó bao gồm một “mục lục có hệ thống” chia các văn kiện thành 12 đề mục chính (“Thiên Chúa tự mạc khải”, “Thiên Chúa cứu vớt con người qua Chúa Giêsu Kitô”, “Thiên Chúa kêu gọi con người sống đời sống luân lý trong cộng đồng”…), nhiều mục lục chuyên đề khác và một dẫn nhập lịch sử của nhà hiệu đính hiện nay là Peter Hünermann.
Các vản văn được sắp xếp theo thứ tự thời gian, với các văn kiện xếp theo triều giáo hoàng thời chúng được công bố.
Phần lớn nhất là phần từ triều giáo hoàng khá dài của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, bắt đầu từ ngày ngài được bầu 16 tháng Mười năm 1978 tới ngày ngài qua đời 2 tháng Tư năm 2005. Số bản văn của triều đại Gioan Phaolô II trong Denzinger là 49.
Heinrich Denzinger, cha đẻ của ấn phẩm để đời này trong ngành nghiên cứu có hệ thống các học thuyết Công Giáo, sinh tại Liège, Bỉ ngày 10 tháng Mười năm 1819. Gia đình chuyển tới Wurzburg, Đức, năm 1831. Lúc trẻ, ngài theo học tại đây rồi tại Rôma, và năm 1844 được thụ phong linh mục. Bắt đầu từ năm 1848, ngài dạy thần học hệ thống cho tới ngày qua đời 19 tháng Sáu năm 1885.
Cha Denzinger là một nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ điều sau này được coi là đặc điểm của nền thần học Đức: thận trọng tìm hiểu việc khai triển lịch sử của suy tư thần học.
Chủ nghĩa duy lý thần học
Trong phần dẫn nhập, Hunermann nói rằng mục đích của Cha Denziger, khi sưu tập ấn bản đầu tiên, là đấu tranh chống “thuyết duy lý thần học” mà ngài thấy đang xâm nhập nền thần học Đức lúc đó.
Có lẽ, ngài và công trình của ngài được hiểu tốt nhất trong ngữ cảnh trên.
Dĩ nhiên, mọi nền thần học đều giả thiết phải hợp lý, nhưng thần học duy lý là một điều rất khác.
Chịu ảnh hưởng của phong trào trí thức thế kỷ 18 mệnh danh là Phong Trào Ánh Sáng và đồng chí tôn giáo của nó là tự nhiên thần thuyết (deism), thần học duy lý phá hủy niềm tin vào chiều kích siêu nhiên của tôn giáo và dọn đường cho chủ nghĩa “tự do” tôn giáo sẽ bị các văn gia thế kỷ 19 như tân tòng Anh John Henry Newman cực lực chống đối.
Cuốn sưu tập của Cha Denzinger rõ ràng đáp ứng nhu cầu trên, nên trong 18 tháng đầu tiên, hai ấn bản khác liên tiếp đã được phát hành.
Ấn bản thứ năm năm 1874 là ấn bản sau cùng được ngài đích thân đóng góp. Từ đó, trong số các nhà hiệu đính, ta thấy có linh mục Dòng Tên Karl Rahner, một nhà thần học Đức nổi tiếng, chịu trách nhiệm từ ấn bản 28 tới ấn bản 31, người đã đóng một vai trò chủ chốt tại Công Đồng Vatican II (1962-65). Ấn bản thứ 32 năm 1963 “hoàn toàn được làm lại” bởi linh mục Dòng Tên Adolf Schonmetzer, đến nỗi sau đó, tác phẩm này đôi khi được gọi tên là “Denzinger-Schonmetzer” chứ không hẳn “Denzinger” mà thôi.
Hunermann, nguyên chủ tịch Hội Thần Học Công Giáo Âu Châu, là nhà hiệu đính từ năm 1981.
Phê phán
Dù được sử dụng lâu dài như trên, sưu tập vẫn bị phê phán. Một số người chê trách nền “thần học Denziger” ngụ ý nói tới thứ trước tác thần học chỉ biết lặp lại những gì huấn quyền đã nói, không hề cố gắng rõi thêm ánh sáng của mình lên học lý. Linh mục Dòng Đa Minh Yves Congar, một nhà thần học nổi tiếng người Pháp, giống Cha Rahner, cũng là một người rất có ảnh hưởng đối với Vatican II, lên tiếng cảnh cáo chống lại việc trình bày huấn quyền như một loại “siêu hữu thể độc đáo” chuyên “trông chừng [các tín hữu và] coi họ như con nít”.
Ngài trưng dẫn nhiều tác tố khác, ngoài huấn quyền, góp phần duy trì và bảo vệ giáo huấn chính thống, trong đó có giáo huấn của các thánh tiến sĩ và các giáo phụ. Hunermann ghi nhận lời phê phán của Cha Congar, nhưng sau đó cho rằng “việc sử dụng thích đáng ‘Denzinger’ về thần học không dẫn tới một ‘nền thần học Denziger’ vô bổ.
“Đúng hơn, ‘nền thần học Denzinger’ cho thấy cách sử dụng sưu tập này cách không thích đáng. Lợi ích phong phú của ‘Denzinger’ mà Cha Congar nói tới chỉ bắt đầu phát sinh cho những ai xử lý sưu tập này theo phương thức thần học xác đáng”.
Đây là cách nhìn huấn quyền và giáo huấn của huấn quyền được Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo chia sẻ. Sách này viết rằng “Nhiệm vụ chăn dắt của huấn quyền là lo liệu sao cho Dân Chúa đứng vững trong chân lý giải thoát” (số 890). Cha Denzinger chắc chắn đồng ý với quan điểm này.
Ấn bản mới nhất
Ấn bản gần đây nhất của cuốn “Compendium of Creeds, Definitions, and Declarations on Matters of Faith and Morals” đầu tiên soạn bởi Cha Heinrich Denzinger và ngày nay được Tiến Sĩ Peter Hunermann hiệu đính, được phát hành năm 2012, gồm 1,437 trang. Một số cập nhật đã được đưa vào ấn bản này:
1. Các văn kiện và nguồn gốc của chúng được thêm vào từ triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI.
2. Mỗi bản văn đều có lời dẫn nhập, và ngôn ngữ nguyên thuỷ cùng lời dịch tương ứng qua tiếng Anh được trình bày song song bên nhau trong hai cột để dễ so sánh và tham chiếu.
3. Phần sau cùng của sưu tập có mục lục toàn diện, trong đó có mục lục hệ thống giúp độc giả tìm bản văn dựa vào các chủ đề chuyên biệt.