Cô Bettina Goislard ngồi giữa
Bettina Goislard là nhân viên đầu tiên của Cao ủy bị thiệt mạng ở Afghanistan kể từ khi chế độ Taleban sụp đổ và là nhân viên thứ nhì của Liên Hiệp Quốc bị chết năm nay, trong khi một số nhân viên người Afghanistan lớn hơn nhiều đã bị thương vong.
Đây không phải là lần đầu tiên nhân nhân viên cứu trợ quốc tế rút khỏi Afghanistan. Khác chăng lần này họ rút lui sau nhiều tháng có vẻ bị nhắm làm mục tiêu.
Kris Janowski là phát ngôn nhân cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc nói họ thật sự không biết phải quyết định như thế nào đối với công tác trong tương lai tại Afghanistan.
"Cuối cùng chắc phải cắt bớt nhân viên, hoặc giảm bớt công tác, khó mà biết được chính xác vào lúc này."
"Nhưng rõ ràng chúng tôi đang chứng kiến một tình trạng chết người đó là nhân viên của Liên hiệp quốc, của các tổ chức cứu trợ bị nhắm làm mục tiêu."
Điều đó có dẫn đến việc sẽ có thêm các tổ chức quốc tế rút ra khỏi miền nam và đông nam của Afghanistan? Matt Hobson là một nhân viên của tổ chức cứu trợ của Anh, Christian Aid, nghĩ rằng có nhiều khả năng.
"Các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cũng như địa phương, đã nói đến chuyện phối hợp trong việc rút ra khỏi miền nam và miền đông, điều đó có nghĩa là sẽ chia Afghanistan ra làm hai phần."
Các tổ chức cứu trợ ở miền nam đang hội ý với nhau. Họ biết rằng nếu làm như vậy khoảng cách giữa hai miền càng cách biệt hơn bởi vì miền đông vốn đã không được an ninh.
Nhiều tổ chức quốc tế nói điều quan trọng bây giờ là phải tăng cường an ninh, tăng cường các lực lượng quân sự của quốc tế để bảo vệ cho nhân viên cứu trợ và dân địa phương.
Nhưng ông Kris Janowski của UNHCR nói đó chỉ mới là một giải pháp bởi vì họ cũng chỉ có thể làm đến một mức nào đó mà thôi để tăng cường an ninh trong điều kiện của Afghanistan.
"Nhân viên Liên hiệp quốc, hay bất kỳ nhân viên cứu trợ nào cũng không thể làm việc trong những pháo đài. Chúng tôi cần phải tiếp xúc với người dân mà chúng tôi đang giúp, chúng tôi phải nói chuyện với họ."
"Chúng tôi không thể làm việc đằng sau các lô cốt, đằng sau những bao cát, hay đằng sau những xe thiết giáp. Mà những thứ đó thật ra có ngăn được các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ đâu."
Giới chức Afghanistan nói thủ phạm là người của Taleban vốn đã nổi dậyở miền nam và đông nam.
Nhiều phát ngôn nhân khác nhau của Taleban đã cảnh cáo những ai làm việc cho các tổ chức phi chính phủ có thể trở thành mục tiêu.
Nhưng Taleban cũng không chính thức nhìn nhận họ đang tấn công người của các tổ chức cứu trợ này. (BBC)
Bettina Goislard là nhân viên đầu tiên của Cao ủy bị thiệt mạng ở Afghanistan kể từ khi chế độ Taleban sụp đổ và là nhân viên thứ nhì của Liên Hiệp Quốc bị chết năm nay, trong khi một số nhân viên người Afghanistan lớn hơn nhiều đã bị thương vong.
Đây không phải là lần đầu tiên nhân nhân viên cứu trợ quốc tế rút khỏi Afghanistan. Khác chăng lần này họ rút lui sau nhiều tháng có vẻ bị nhắm làm mục tiêu.
Kris Janowski là phát ngôn nhân cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc nói họ thật sự không biết phải quyết định như thế nào đối với công tác trong tương lai tại Afghanistan.
"Cuối cùng chắc phải cắt bớt nhân viên, hoặc giảm bớt công tác, khó mà biết được chính xác vào lúc này."
"Nhưng rõ ràng chúng tôi đang chứng kiến một tình trạng chết người đó là nhân viên của Liên hiệp quốc, của các tổ chức cứu trợ bị nhắm làm mục tiêu."
Điều đó có dẫn đến việc sẽ có thêm các tổ chức quốc tế rút ra khỏi miền nam và đông nam của Afghanistan? Matt Hobson là một nhân viên của tổ chức cứu trợ của Anh, Christian Aid, nghĩ rằng có nhiều khả năng.
"Các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cũng như địa phương, đã nói đến chuyện phối hợp trong việc rút ra khỏi miền nam và miền đông, điều đó có nghĩa là sẽ chia Afghanistan ra làm hai phần."
Các tổ chức cứu trợ ở miền nam đang hội ý với nhau. Họ biết rằng nếu làm như vậy khoảng cách giữa hai miền càng cách biệt hơn bởi vì miền đông vốn đã không được an ninh.
Nhiều tổ chức quốc tế nói điều quan trọng bây giờ là phải tăng cường an ninh, tăng cường các lực lượng quân sự của quốc tế để bảo vệ cho nhân viên cứu trợ và dân địa phương.
Nhưng ông Kris Janowski của UNHCR nói đó chỉ mới là một giải pháp bởi vì họ cũng chỉ có thể làm đến một mức nào đó mà thôi để tăng cường an ninh trong điều kiện của Afghanistan.
"Nhân viên Liên hiệp quốc, hay bất kỳ nhân viên cứu trợ nào cũng không thể làm việc trong những pháo đài. Chúng tôi cần phải tiếp xúc với người dân mà chúng tôi đang giúp, chúng tôi phải nói chuyện với họ."
"Chúng tôi không thể làm việc đằng sau các lô cốt, đằng sau những bao cát, hay đằng sau những xe thiết giáp. Mà những thứ đó thật ra có ngăn được các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ đâu."
Giới chức Afghanistan nói thủ phạm là người của Taleban vốn đã nổi dậyở miền nam và đông nam.
Nhiều phát ngôn nhân khác nhau của Taleban đã cảnh cáo những ai làm việc cho các tổ chức phi chính phủ có thể trở thành mục tiêu.
Nhưng Taleban cũng không chính thức nhìn nhận họ đang tấn công người của các tổ chức cứu trợ này. (BBC)