Theo tin Zenit ngày 25 tháng Chín, 2014, Đức HY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã lên tiếng tại Hội Đồng Bảo An LHQ trong một cuộc họp thượng đỉnh nói về các người khủng bố tham chiến ở ngoại quốc với chủ đề “Các đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế gây ra bởi các hành động khủng bố”.
Nguyên văn bản lên tiếng của ngài như sau
* * *
Thưa ông chủ tịch,
Phái đoàn của tôi ca ngợi Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu đã triệu tập cuộc tranh luận công khai đúng lúc của Hội Đồng Bảo An để bàn về “Các đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế gây ra bởi các hành động khủng bố”.
Thưa ông chủ tịch,
Cuộc tranh luận hôm nay xẩy ra giữa lúc chúng ta đang đối diện với tác động phi nhân hóa của chủ nghĩa khủng bố được chủ nghĩa cực đoan đầy bạo lực thúc đẩy. Việc sử dụng khủng bố đang tiếp diễn, và tại một số vùng, còn đang leo thang nữa, nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc thách đố này đòi một dấn thân chung của mọi quốc gia và dân tộc có thiện chí. Thực vậy, chủ nghĩa khủng bố đại diện cho mối đe dọa căn bản đối với nhân tính chung của chúng ta.
Định chế này được thiết lập sau một thời đại trong đó quan điểm tương tự có tính hư vô chủ nghĩa về nhân phẩm tìm cách tiêu diệt và chia rẽ thế giới của chúng ta. Ngày nay, cũng như lúc ấy, các quốc gia phải đoàn kết với nhau để chu toàn trách nhiệm hàng đầu của chúng ta là che chở những ai bị đe dọa bởi bạo lực và các cuộc tấn công trực tiếp vào nhân phẩm.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau biến cố bi thảm ngày 11 tháng Chín năm 2001, nhắc chúng ta nhớ rằng quyền bảo vệ các quốc gia và các dân tộc khỏi các hành động của chủ nghĩa khủng bố không cho phép việc dùng bạo lực đáp trả bạo lực, mà đúng hơn “phải được thi hành với việc tôn trọng các giới hạn hợp luân và hợp pháp trong việc chọn lựa các cùng đích và phương tiện. Kẻ phạm tội phải được nhận diện cách chính xác, vì việc mang tội hình sự luôn luôn có tính bản vị và không thể bị khoác lên vai các quốc gia, các nhóm sắc tộc hay tôn giáo mà người khủng bố có thể thuộc về”.
Sự hợp tác quốc tế cũng phải giải quyết các nguyên nhân cội rễ vốn nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Thực vậy, thách đố duy khủng bố hiện nay có một thành tố xã hội văn hóa rất mạnh. Người trẻ ra ngoại quốc tham gia hàng ngũ các tổ chức khủng bố thường xuất thân từ các gia đình di dân nghèo, vỡ mộng bởi những gì bị họ cảm nhận như là tình trạng bị loại ra ngoài và bởi việc thiếu hội nhập và thiếu các giá trị trong một số xã hội. Cùng với các phương tiện và tài nguyên về luật pháp để ngăn ngừa các công dân khỏi trở thành những người khủng bố chiến đấu ở ngoại quốc, các chính phủ nên vận động xã hội dân sự tìm cách giải quyết các vấn đề nơi các cộng đồng có nguy cơ cực đoan hóa và tuyển dụng họ hơn cả và thực hiện cho bằng được việc hội nhập họ vào xã hội một cách thỏa đáng.
Thưa ông chủ tịch,
Là một chủ thể độc lập có tính quốc tế đồng thời còn là đại diện cho một cộng đồng đức tin có tính thế giới nữa, nên Tòa Thánh quả quyết rằng người có đức tin có trách nhiệm nặng nề phải kết án những ai dám tìm cách tách đức tin ra khỏi lý lẽ và biến đức tin thành khí cụ để biện minh cho bạo lực. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chuyến viếng thăm Albania Chúa Nhật vừa qua, từng nhắc lại “Đừng có ai tự xem mình là ‘áo giáp’ của Thiên Chúa khi đặt kế sách và thi hành các hành động bạo lực và áp chế! Đừng có ai sử dụng tôn giáo làm cớ để hành động chống lại nhân phẩm và chống lại các quyền lợi căn bản của mọi người nam nữ, mà trên hết, là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của mọi người!”.
Đồng thời, chúng ta nên nhấn manh rằng để phản công hiện tượng khủng bố, điều không thể miễn chước là phải thực hiện cho bằng được sự hiểu nhau về văn hóa giữa các dân tộc và giữa các quốc gia cũng như công bằng xã hội cho mọi người. Vì “bất cứ nơi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo nẩy sinh ra việc phục vụ một cách xác tín, một cách quảng đại và biết quan tâm tới toàn bộ xã hội không phân biệt một ai, thì ở đó, cũng hiện diện lối sống tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành”.
Xin cám ơn ông chủ tịch
Nguyên văn bản lên tiếng của ngài như sau
* * *
Thưa ông chủ tịch,
Phái đoàn của tôi ca ngợi Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu đã triệu tập cuộc tranh luận công khai đúng lúc của Hội Đồng Bảo An để bàn về “Các đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế gây ra bởi các hành động khủng bố”.
Thưa ông chủ tịch,
Cuộc tranh luận hôm nay xẩy ra giữa lúc chúng ta đang đối diện với tác động phi nhân hóa của chủ nghĩa khủng bố được chủ nghĩa cực đoan đầy bạo lực thúc đẩy. Việc sử dụng khủng bố đang tiếp diễn, và tại một số vùng, còn đang leo thang nữa, nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc thách đố này đòi một dấn thân chung của mọi quốc gia và dân tộc có thiện chí. Thực vậy, chủ nghĩa khủng bố đại diện cho mối đe dọa căn bản đối với nhân tính chung của chúng ta.
Định chế này được thiết lập sau một thời đại trong đó quan điểm tương tự có tính hư vô chủ nghĩa về nhân phẩm tìm cách tiêu diệt và chia rẽ thế giới của chúng ta. Ngày nay, cũng như lúc ấy, các quốc gia phải đoàn kết với nhau để chu toàn trách nhiệm hàng đầu của chúng ta là che chở những ai bị đe dọa bởi bạo lực và các cuộc tấn công trực tiếp vào nhân phẩm.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau biến cố bi thảm ngày 11 tháng Chín năm 2001, nhắc chúng ta nhớ rằng quyền bảo vệ các quốc gia và các dân tộc khỏi các hành động của chủ nghĩa khủng bố không cho phép việc dùng bạo lực đáp trả bạo lực, mà đúng hơn “phải được thi hành với việc tôn trọng các giới hạn hợp luân và hợp pháp trong việc chọn lựa các cùng đích và phương tiện. Kẻ phạm tội phải được nhận diện cách chính xác, vì việc mang tội hình sự luôn luôn có tính bản vị và không thể bị khoác lên vai các quốc gia, các nhóm sắc tộc hay tôn giáo mà người khủng bố có thể thuộc về”.
Sự hợp tác quốc tế cũng phải giải quyết các nguyên nhân cội rễ vốn nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Thực vậy, thách đố duy khủng bố hiện nay có một thành tố xã hội văn hóa rất mạnh. Người trẻ ra ngoại quốc tham gia hàng ngũ các tổ chức khủng bố thường xuất thân từ các gia đình di dân nghèo, vỡ mộng bởi những gì bị họ cảm nhận như là tình trạng bị loại ra ngoài và bởi việc thiếu hội nhập và thiếu các giá trị trong một số xã hội. Cùng với các phương tiện và tài nguyên về luật pháp để ngăn ngừa các công dân khỏi trở thành những người khủng bố chiến đấu ở ngoại quốc, các chính phủ nên vận động xã hội dân sự tìm cách giải quyết các vấn đề nơi các cộng đồng có nguy cơ cực đoan hóa và tuyển dụng họ hơn cả và thực hiện cho bằng được việc hội nhập họ vào xã hội một cách thỏa đáng.
Thưa ông chủ tịch,
Là một chủ thể độc lập có tính quốc tế đồng thời còn là đại diện cho một cộng đồng đức tin có tính thế giới nữa, nên Tòa Thánh quả quyết rằng người có đức tin có trách nhiệm nặng nề phải kết án những ai dám tìm cách tách đức tin ra khỏi lý lẽ và biến đức tin thành khí cụ để biện minh cho bạo lực. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong chuyến viếng thăm Albania Chúa Nhật vừa qua, từng nhắc lại “Đừng có ai tự xem mình là ‘áo giáp’ của Thiên Chúa khi đặt kế sách và thi hành các hành động bạo lực và áp chế! Đừng có ai sử dụng tôn giáo làm cớ để hành động chống lại nhân phẩm và chống lại các quyền lợi căn bản của mọi người nam nữ, mà trên hết, là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của mọi người!”.
Đồng thời, chúng ta nên nhấn manh rằng để phản công hiện tượng khủng bố, điều không thể miễn chước là phải thực hiện cho bằng được sự hiểu nhau về văn hóa giữa các dân tộc và giữa các quốc gia cũng như công bằng xã hội cho mọi người. Vì “bất cứ nơi nào việc gắn bó với một truyền thống tôn giáo nẩy sinh ra việc phục vụ một cách xác tín, một cách quảng đại và biết quan tâm tới toàn bộ xã hội không phân biệt một ai, thì ở đó, cũng hiện diện lối sống tự do tôn giáo chân chính và trưởng thành”.
Xin cám ơn ông chủ tịch