Lễ thánh Simon và Giuđa Tông đồ
Trung thành với Chúa và nhiệt thành với sứ mạng
1. Lời Chúa: Lc 6, 12-19
Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ: Đó là Simon mà Người đặt tên là Phêrô và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.
2. Suy niệm
Sau một thời gian công khai rao giảng Tin Mừng, giờ đây Chúa Giêsu bắt đầu quyết định tuyển chọn những cộng sự viên cho sứ vụ của mình. Cách thức mà Chúa Giêsu thực hiện có giống với cách thức của con người khi tuyển chọn nhân sự hay không? Chúng ta thấy các công ty xí nghiệp trước khi chọn người, họ thường phỏng vấn và sơ tuyển, còn Chúa Giêsu không làm như thế. Thánh Luca cho biết trước khi bắt đầu tuyển chọn nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu không xem bằng cấp học vị, không coi lý lịch lý sự của họ,… Ngài âm thầm lên núi cầu nguyện một mình. Không phải cầu nguyện một chốc một lát, mà là thức trắng đêm để cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Việc Chúa Giêsu thức trắng đêm để cầu nguyện trước khi tuyển chọn nhóm 12 Tông đồ nói lên điều gì? Nói lên rằng việc tuyển chọn nhóm 12 là một việc khó khăn. Sẽ chọn ai đây? Tiêu chuẩn nào để chọn? Gốc gác là “Bắc Kỳ Galilêa” hay “Nam Kỳ Giuđêa”, tỉ lệ bao nhiêu? Thân thế ra sao? Sang hay hèn, giàu hay nghèo, có học hay ít học…? Nghề nghiệp thế nào? Nông gia, ngư dân, thu thuế, Biệt phái hay luật sĩ…? Và còn mối liên hệ giữa họ nữa thì sao? Chọn hai anh em ruột có được không? Bao nhiêu cặp như vậy là vừa? Bao nhiêu người đã có gia đình, bao nhiêu người đang còn thong dong, v.v… Rất nhiều vấn đề khó khăn. Bởi đó, Chúa Giêsu cần phải cầu nguyện lâu giờ để xin Chúa Cha trợ giúp.
Hơn nữa, việc tuyển chọn nhóm 12 là một việc hết sức hệ trọng. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những người sống với Chúa Giêsu và gắn bó với Ngài suốt cả cuộc đời. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những người tiếp nối công trình mà Đấng Cứu Thế đã khởi sự là đem Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những chứng nhân trực tiếp cho cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những người nắm giữ vận mệnh và là cột trụ cho Giáo Hội sơ khai mà Thầy mình đã thiết lập. Chính vì hệ trọng nên trước khi tuyển chọn, Chúa Giêsu đã phải thức suốt đêm cầu nguyện là vậy.
Nói cách khác, Chúa Giêsu đã trải qua 12 giờ đồng hồ để thỉnh vấn Cha mình trong việc tuyển chọn các môn đệ. Nếu tính bình quân thì cứ mỗi giờ, Chúa Giêsu chọn được một vị, và 12 giờ ứng với 12 vị. Trong số đó có thánh Simon và Giuđa Thađêô mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Trong danh sách nhóm 12, Simon Nhiệt Thành được xếp vị trí thứ 10 (con số 10 tròn trịa). Gọi là Simon Nhiệt Thành để phân biệt với Simon Đá Tảng, tức là Simon Phêrô, vị Tông Đồ Cả. Còn Giuđa Thađêô được xếp thứ 11, nghĩa là gần cuối. Hai vị Tông Đồ này luôn luôn được xếp gần sát nhau. Có lẽ vì thế mà các ngài được Giáo Hội mừng chung một ngày, 28.10.
Có điều là Kinh Thánh lại nói rất ít về hai vị Tông Đồ này. Đặc biệt đối với thánh Simon Nhiệt Thành, dường như ngài đã bị các Thánh Sử lãng quên. Ngài chỉ được nhắc đến vài ba lần, khi liệt kê danh sách các Tông Đồ. Theo Thánh Truyền thì Simon Nhiệt Thành chính là người phụ rể tại tiệc cưới Cana (Cana cũng chính là quê quán của ngài), và sau khi chứng kiến phép lạ nước hoá thành rượu, ngài đã đi theo Chúa Giêsu. Ngài cũng là người được mệnh danh là nhiệt thành, nhiệt thành đến độ cực đoan (Zêlot). Dĩ nhiên là nhiệt thành cho sứ mạng giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của đế quốc Rôma. Ngài thấy Chúa Giêsu có những phẩm chất của một vị lãnh tụ đáng tin cậy, có khả năng đánh đuổi đế quốc Rôma đô hộ và tái lập vương quốc Israel hùng cường. Chúa Giêsu không ngần ngại chọn gọi ngài và hướng sự nhiệt thành của ngài, thay vì lo kiến tạo một vương quốc trần thế, thì lo xây dựng một vương quốc trời cao, vương quốc mà chính Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này. Quả vậy sau này chính ngài đã hết mình cho Tin Mừng Nước Trời đến độ hiến dâng cả mạng sống mình. Truyền thuyết cho biết ngài đã chết trên thập giá, cái chết giống Thầy mình. Một tình yêu đối với tổ quốc, với đồng bào được Chúa Giêsu nâng lên thành tình yêu phổ quát, tình yêu đối với mọi dân, mọi nước. Một mộng tưởng phục vụ cho một quốc gia Do Thái bé nhỏ được Chúa Giêsu nâng lên thành lý tưởng phụng sự cho một quốc gia không biên giới, đó chính là Nước Trời.
Còn thánh Giuđa Thađêô thì sao? Chúng ta cũng không biết gì nhiều ngoại trừ chi tiết ngài là em của thánh Giacôbê hậu, và là bà con của Đức Giêsu. Cha của ngài là ông Clêôpha, và mẹ của ngài cũng có tên là Maria. Bà này đã đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu lúc Người chịu chết, rồi sau đó đã ra mồ để xức xác Chúa bằng dầu thơm.
Nếu thánh Simon được gọi với cái tên là Simon “nhiệt thành” thì có lẽ thánh Giuđa phải được gọi là Giuđa “trung thành”. Ngài đã trung thành trong tình yêu mến, để bù lại cho một Giuđa khác, Giuđa Isacriôt, kẻ bất trung bội phản trong tình yêu. Tin Mừng cho thấy có lần ngài đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, tại sao Thầy lại tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian” (Ga 14,22). Chúa Giêsu trả lời ngài rằng: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở trong người ấy” (Ga 14,23). Khi trả lời như thế, Chúa Giêsu muốn gián tiếp nói với Giuđa Thađêô rằng khi các con yêu mến Thầy, các con sẽ hiểu được câu hỏi tại sao. Và khi các con yêu mến Thầy, các con sẽ hiểu được các mạc khải cao trọng hơn thế nữa. Có “Cha Thầy và Thầy ở cùng” lẽ nào lại không hiểu được! Quả thật, sau này ngài đã hiểu, vì ngài đã yêu mến Thầy mình thực sự. Ngài đã yêu mến Thầy mình cho đến cùng. Dù có trải qua bao phong ba bão tố của cuộc đời, ngài vẫn không bỏ cuộc, không bội phản như Giuđa Iscariôt. Tương truyền cho biết ngài cùng với thánh Simon Nhiệt Thành hăng say rao giảng Tin Mừng đến tận miền Ba Tư và trung kiên làm chứng cho Chúa đến hơi thở cuối cùng.
Ở Việt Nam, người ta ít biết về ngài, và cũng ít người chọn ngài làm thánh Quan Thầy. Thế nhưng ở Mỹ, ngài là một vị thánh rất được sùng kính. Rất nhiều nhà thờ ở Mỹ đặt bàn thờ dâng kính ngài. Lý do thánh Giuđa được sùng kính ở Mỹ như thế là vì ngài nổi tiếng là một vị thánh hay cứu giúp người ta, cả những người lương dân, trong những trường hợp khó khăn, trong hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng.
Chuyện kể rằng có một người phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Bà đã đến một nhà thờ ở New York làm tuần Cửu Nhật cầu khấn thánh Giuđa, xin ngài giúp cho bà một số tiền là 10.000 đôla để bà giải quyết một vấn đề quan trọng. Mỗi ngày bà đến cầu nguyện trước toà kính thánh nhân. Sang đến ngày thứ chín, bà thấy trên bàn thờ vị thánh có một chiếc phong bì, mở ra thì bà thấy trong đó có 10.000 đôla, đúng với số tiền mà bà xin. Bà mừng quá, chạy vào nhà xứ kể cho cha xứ nghe sự việc, tin rằng đây là tiền của thánh Giuđa cho bà. Tuy nhiên, cha xứ cho biết ngài vừa nhận được cú điện thoại của một người báo tin cho hay ông ta cũng vừa được thánh Giuđa ban cho một ơn như ý, và để tỏ lòng biết ơn, ông có dâng kính thánh nhân 10.000 đôla. Nhưng vì không gặp được cha xứ, nên ông ta đặt số tiền đó trên bàn thờ thánh nhân, trong một phong bì, và xin cha ra lấy và cất giữ. Như vậy, theo cha xứ, số tiền kia là của giáo xứ, bà ta phải đưa lại cho giáo xứ; còn người đàn bà thì lại quả quyết tiền đó là của thánh Giuđa giúp bà. Vì vậy, để phân xử, hai người quyết định đưa nhau ra toà.
Người ta theo dõi vụ kiện qua báo chí và lấy làm thú vị về sự việc hi hữu này. Họ không biết toà sẽ phải giải quyết bằng cách nào trước một sự việc vừa mang tính pháp lý vừa mang tính thiêng liêng như thế này? Đột nhiên, cha xứ tuyên bố rút đơn kiện, đồng ý để số tiền cho bà kia. Bà ta bình thản nói rằng bà đã biết chắc chắn số tiền sẽ thuộc về bà, vì thánh Giuđa sẽ giúp bà cho đến cùng.
Thiết nghĩ thánh Giuđa không làm một phép lạ tỏ tường, nhưng ngài đã muốn dùng số tiền người ta dâng kính ngài, để tặng lại cho người phụ nữ trong lúc gặp sự khốn khó đã hết lòng tin tưởng chạy đến cùng ngài.
Chúng ta có thêm một địa chỉ nữa để chạy đến kêu xin sự trợ giúp, khi ta gặp gian nan khốn khó. Câu chuyện vừa kể giúp ta có thêm niềm xác tín. Dĩ nhiên không chỉ đơn thuần là xin ngài giúp tháo gỡ những khó khăn về cuộc sống vật chất, mà còn là những khó khăn về đời sống đức tin, đời sống đạo. Đặc biệc xin ngài giúp chúng ta có được lòng nhiệt thành và trung thành như ngài: nhiệt thành phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân, đồng thời trung thành bền chí đi theo Đức Kitô đến cùng. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Trung thành với Chúa và nhiệt thành với sứ mạng
1. Lời Chúa: Lc 6, 12-19
Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ: Đó là Simon mà Người đặt tên là Phêrô và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.
2. Suy niệm
Sau một thời gian công khai rao giảng Tin Mừng, giờ đây Chúa Giêsu bắt đầu quyết định tuyển chọn những cộng sự viên cho sứ vụ của mình. Cách thức mà Chúa Giêsu thực hiện có giống với cách thức của con người khi tuyển chọn nhân sự hay không? Chúng ta thấy các công ty xí nghiệp trước khi chọn người, họ thường phỏng vấn và sơ tuyển, còn Chúa Giêsu không làm như thế. Thánh Luca cho biết trước khi bắt đầu tuyển chọn nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu không xem bằng cấp học vị, không coi lý lịch lý sự của họ,… Ngài âm thầm lên núi cầu nguyện một mình. Không phải cầu nguyện một chốc một lát, mà là thức trắng đêm để cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Việc Chúa Giêsu thức trắng đêm để cầu nguyện trước khi tuyển chọn nhóm 12 Tông đồ nói lên điều gì? Nói lên rằng việc tuyển chọn nhóm 12 là một việc khó khăn. Sẽ chọn ai đây? Tiêu chuẩn nào để chọn? Gốc gác là “Bắc Kỳ Galilêa” hay “Nam Kỳ Giuđêa”, tỉ lệ bao nhiêu? Thân thế ra sao? Sang hay hèn, giàu hay nghèo, có học hay ít học…? Nghề nghiệp thế nào? Nông gia, ngư dân, thu thuế, Biệt phái hay luật sĩ…? Và còn mối liên hệ giữa họ nữa thì sao? Chọn hai anh em ruột có được không? Bao nhiêu cặp như vậy là vừa? Bao nhiêu người đã có gia đình, bao nhiêu người đang còn thong dong, v.v… Rất nhiều vấn đề khó khăn. Bởi đó, Chúa Giêsu cần phải cầu nguyện lâu giờ để xin Chúa Cha trợ giúp.
Hơn nữa, việc tuyển chọn nhóm 12 là một việc hết sức hệ trọng. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những người sống với Chúa Giêsu và gắn bó với Ngài suốt cả cuộc đời. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những người tiếp nối công trình mà Đấng Cứu Thế đã khởi sự là đem Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những chứng nhân trực tiếp cho cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Không hệ trọng sao được khi họ sẽ là những người nắm giữ vận mệnh và là cột trụ cho Giáo Hội sơ khai mà Thầy mình đã thiết lập. Chính vì hệ trọng nên trước khi tuyển chọn, Chúa Giêsu đã phải thức suốt đêm cầu nguyện là vậy.
Nói cách khác, Chúa Giêsu đã trải qua 12 giờ đồng hồ để thỉnh vấn Cha mình trong việc tuyển chọn các môn đệ. Nếu tính bình quân thì cứ mỗi giờ, Chúa Giêsu chọn được một vị, và 12 giờ ứng với 12 vị. Trong số đó có thánh Simon và Giuđa Thađêô mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Trong danh sách nhóm 12, Simon Nhiệt Thành được xếp vị trí thứ 10 (con số 10 tròn trịa). Gọi là Simon Nhiệt Thành để phân biệt với Simon Đá Tảng, tức là Simon Phêrô, vị Tông Đồ Cả. Còn Giuđa Thađêô được xếp thứ 11, nghĩa là gần cuối. Hai vị Tông Đồ này luôn luôn được xếp gần sát nhau. Có lẽ vì thế mà các ngài được Giáo Hội mừng chung một ngày, 28.10.
Có điều là Kinh Thánh lại nói rất ít về hai vị Tông Đồ này. Đặc biệt đối với thánh Simon Nhiệt Thành, dường như ngài đã bị các Thánh Sử lãng quên. Ngài chỉ được nhắc đến vài ba lần, khi liệt kê danh sách các Tông Đồ. Theo Thánh Truyền thì Simon Nhiệt Thành chính là người phụ rể tại tiệc cưới Cana (Cana cũng chính là quê quán của ngài), và sau khi chứng kiến phép lạ nước hoá thành rượu, ngài đã đi theo Chúa Giêsu. Ngài cũng là người được mệnh danh là nhiệt thành, nhiệt thành đến độ cực đoan (Zêlot). Dĩ nhiên là nhiệt thành cho sứ mạng giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của đế quốc Rôma. Ngài thấy Chúa Giêsu có những phẩm chất của một vị lãnh tụ đáng tin cậy, có khả năng đánh đuổi đế quốc Rôma đô hộ và tái lập vương quốc Israel hùng cường. Chúa Giêsu không ngần ngại chọn gọi ngài và hướng sự nhiệt thành của ngài, thay vì lo kiến tạo một vương quốc trần thế, thì lo xây dựng một vương quốc trời cao, vương quốc mà chính Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này. Quả vậy sau này chính ngài đã hết mình cho Tin Mừng Nước Trời đến độ hiến dâng cả mạng sống mình. Truyền thuyết cho biết ngài đã chết trên thập giá, cái chết giống Thầy mình. Một tình yêu đối với tổ quốc, với đồng bào được Chúa Giêsu nâng lên thành tình yêu phổ quát, tình yêu đối với mọi dân, mọi nước. Một mộng tưởng phục vụ cho một quốc gia Do Thái bé nhỏ được Chúa Giêsu nâng lên thành lý tưởng phụng sự cho một quốc gia không biên giới, đó chính là Nước Trời.
Còn thánh Giuđa Thađêô thì sao? Chúng ta cũng không biết gì nhiều ngoại trừ chi tiết ngài là em của thánh Giacôbê hậu, và là bà con của Đức Giêsu. Cha của ngài là ông Clêôpha, và mẹ của ngài cũng có tên là Maria. Bà này đã đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu lúc Người chịu chết, rồi sau đó đã ra mồ để xức xác Chúa bằng dầu thơm.
Nếu thánh Simon được gọi với cái tên là Simon “nhiệt thành” thì có lẽ thánh Giuđa phải được gọi là Giuđa “trung thành”. Ngài đã trung thành trong tình yêu mến, để bù lại cho một Giuđa khác, Giuđa Isacriôt, kẻ bất trung bội phản trong tình yêu. Tin Mừng cho thấy có lần ngài đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, tại sao Thầy lại tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian” (Ga 14,22). Chúa Giêsu trả lời ngài rằng: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở trong người ấy” (Ga 14,23). Khi trả lời như thế, Chúa Giêsu muốn gián tiếp nói với Giuđa Thađêô rằng khi các con yêu mến Thầy, các con sẽ hiểu được câu hỏi tại sao. Và khi các con yêu mến Thầy, các con sẽ hiểu được các mạc khải cao trọng hơn thế nữa. Có “Cha Thầy và Thầy ở cùng” lẽ nào lại không hiểu được! Quả thật, sau này ngài đã hiểu, vì ngài đã yêu mến Thầy mình thực sự. Ngài đã yêu mến Thầy mình cho đến cùng. Dù có trải qua bao phong ba bão tố của cuộc đời, ngài vẫn không bỏ cuộc, không bội phản như Giuđa Iscariôt. Tương truyền cho biết ngài cùng với thánh Simon Nhiệt Thành hăng say rao giảng Tin Mừng đến tận miền Ba Tư và trung kiên làm chứng cho Chúa đến hơi thở cuối cùng.
Ở Việt Nam, người ta ít biết về ngài, và cũng ít người chọn ngài làm thánh Quan Thầy. Thế nhưng ở Mỹ, ngài là một vị thánh rất được sùng kính. Rất nhiều nhà thờ ở Mỹ đặt bàn thờ dâng kính ngài. Lý do thánh Giuđa được sùng kính ở Mỹ như thế là vì ngài nổi tiếng là một vị thánh hay cứu giúp người ta, cả những người lương dân, trong những trường hợp khó khăn, trong hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng.
Chuyện kể rằng có một người phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Bà đã đến một nhà thờ ở New York làm tuần Cửu Nhật cầu khấn thánh Giuđa, xin ngài giúp cho bà một số tiền là 10.000 đôla để bà giải quyết một vấn đề quan trọng. Mỗi ngày bà đến cầu nguyện trước toà kính thánh nhân. Sang đến ngày thứ chín, bà thấy trên bàn thờ vị thánh có một chiếc phong bì, mở ra thì bà thấy trong đó có 10.000 đôla, đúng với số tiền mà bà xin. Bà mừng quá, chạy vào nhà xứ kể cho cha xứ nghe sự việc, tin rằng đây là tiền của thánh Giuđa cho bà. Tuy nhiên, cha xứ cho biết ngài vừa nhận được cú điện thoại của một người báo tin cho hay ông ta cũng vừa được thánh Giuđa ban cho một ơn như ý, và để tỏ lòng biết ơn, ông có dâng kính thánh nhân 10.000 đôla. Nhưng vì không gặp được cha xứ, nên ông ta đặt số tiền đó trên bàn thờ thánh nhân, trong một phong bì, và xin cha ra lấy và cất giữ. Như vậy, theo cha xứ, số tiền kia là của giáo xứ, bà ta phải đưa lại cho giáo xứ; còn người đàn bà thì lại quả quyết tiền đó là của thánh Giuđa giúp bà. Vì vậy, để phân xử, hai người quyết định đưa nhau ra toà.
Người ta theo dõi vụ kiện qua báo chí và lấy làm thú vị về sự việc hi hữu này. Họ không biết toà sẽ phải giải quyết bằng cách nào trước một sự việc vừa mang tính pháp lý vừa mang tính thiêng liêng như thế này? Đột nhiên, cha xứ tuyên bố rút đơn kiện, đồng ý để số tiền cho bà kia. Bà ta bình thản nói rằng bà đã biết chắc chắn số tiền sẽ thuộc về bà, vì thánh Giuđa sẽ giúp bà cho đến cùng.
Thiết nghĩ thánh Giuđa không làm một phép lạ tỏ tường, nhưng ngài đã muốn dùng số tiền người ta dâng kính ngài, để tặng lại cho người phụ nữ trong lúc gặp sự khốn khó đã hết lòng tin tưởng chạy đến cùng ngài.
Chúng ta có thêm một địa chỉ nữa để chạy đến kêu xin sự trợ giúp, khi ta gặp gian nan khốn khó. Câu chuyện vừa kể giúp ta có thêm niềm xác tín. Dĩ nhiên không chỉ đơn thuần là xin ngài giúp tháo gỡ những khó khăn về cuộc sống vật chất, mà còn là những khó khăn về đời sống đức tin, đời sống đạo. Đặc biệc xin ngài giúp chúng ta có được lòng nhiệt thành và trung thành như ngài: nhiệt thành phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân, đồng thời trung thành bền chí đi theo Đức Kitô đến cùng. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long