Một chiều kích xã hội theo Nguyên tắc bổ trợ trong hoạt động Tông đồ
Là tông đồ nhiệt thành thì luôn lấy Danh Chúa và phàn rỗi các linh hồn (hạnh phúc thật của tha nhân) làm trọng và trên hết. Chính vì thế, người tông đồ luôn tích cực tìm người cộng tác và sẵn sàng nhường phần của mình khi thấy người cộng tác làm việc hữu hiệu hơn mình. Biết nhờ và biết nhường là các dấu chỉ của người tông đồ nhiệt tâm vì Danh Chúa và thiện ích của tha nhân.
Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật: Khi đi rao giảng Tin Mừng thánh Barnaba đã biết nhờ đến sự cộng tác của Phaolô. Ngài đã giới thiệu Phaolô cho các Tông đồ và rồi khi thấy Phaolô thông hiểu Thánh Kinh hơn mình thì ngài đã biết nhường phần chính cho người cộng tác với mình trong việc rao giảng Tin Mừng.
Tạ ơn Chúa, các Đức Giáo Hoàng gần đây, khởi đi từ Công Đồng Vaticanô II đã nêu gương sáng trong việc tông đồ khi biết tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục địa phương và các Giám mục giáo phận. Đức Bênêđictô XVI lại còn mạnh dạn nhường vị thế chủ chăn hoàn cầu của mình cho người kế vị.
Dẫu là Con Thiên Chúa, nhưng khi vào trần gian trong thân phận loài người thì Chúa Kitô đã không thực thi chương trình cứu độ “một mình”. Người đã chọn gọi rất nhiều người cộng tác đó là tập thể Nhóm Mười Hai mà Người đặt làm Tông đồ và bảy mười hai môn đệ khác. Ngày nay trong cung cách lãnh đạo thì cả thế giới đều chân nhận cùng với Nguyên tắc liên đới thì “Nguyên tắc bổ trợ” (Subsidarity) là nguyên tắc như là tất yếu để việc lãnh đạo phát sinh hiệu quả tốt đẹp.
Giáo huấn xã hội của Giáo hội đã đưa ra nguyên tắc bổ trợ, theo đó “một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp, làm mất thẩm quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết và giúp nó phối hợp hành động của mình với những hoạt động của tập thể khác, để mưu cầu công ích” (x.GLCG 1883-1885)
Nguyên tắc Bổ trợ là Giúp cho các thành phần phân cấp trong một hệ thống (chính trị, xã hội) được tồn tại và triển nở một cách vừa độc lập theo tính đặc thù của cấp mình, vừa liên đới và tương trợ lẫn nhau trong tính tổng thể, ngõ hầu đưa đến sự tồn tại và phát triển đồng bộ. Cụ thể các cấp cao hơn phải nâng đỡ và tạo điều kiện cho các cấp thấp hơn thực hiện tốt được vai trò của họ, theo xu hướng thăng tiến họ, chứ không can thiệp sâu, làm thay hay chèn ép, vì như thế sẽ làm thui chột và triệt tiêu cấp dưới. Do đó, đặc thù của Nguyên tắc Bổ trợ là chống lại xu hướng thâu tóm quyền lực, độc tài toàn trị. (Tín Thành -Tập san GHXHCG số 6 –chuacuuthe.com).
Một vài thiển ý về sinh hoạt của Giáo hội xét như là một thực thể mang tính xã hội theo chiều kích của Nguyên tắc bổ trợ:
Có thể khẳng định rằng một phận vụ chính của Đức Giáo Hoàng nói riêng và Tòa Thánh nói chung là làm sao để xây dựng tốt các Hội Đồng Giám Mục địa phương, tuyển chọnvà đào tạo nên một hàng Giám Mục giáo phận như lòng Chúa mong ước. Với các Giám mục giáo phận là tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nên một hàng linh mục cách nào đó xứng là các mục tử tốt lành. Và với các linh mục quản xứ đó là làm sao có được một Hội Đồng giáo xứ, một tập thể Giáo lý viên, các vị đứng đầu trong các Ban Ngành đoàn thể của giáo xứ biết sống đức tin cách trưởng thành trong tinh thần liên đới trách nhiệm.
Quả thật, thực tế cho thấy nỗ lực canh tân của Đức Giáo Hoàng dù mạnh mẽ đến mấy thì thật khó mà đến với hàng linh mục, nhất là hàng tín hữu giáo dân nếu giả như hàng Giám mục không tích cực thực thi và truyền đạt cho đoàn chiên mình chăn dắt. Chẳng hạn vừa qua Đức Phanxicô đã từng khiển trách Hội Đồng Giám Mục Ý về việc chậm trễ tiến hành các án vụ liên quan đến hôn nhân, dù rằng Ngài đã triển khai vấn đề này gần cả bốn năm qua.(x. Vietcatholicnews ngày 21/5/2019 – Đặng Tự Do).
Và một thực tiển trong sinh hoạt các giáo phận tại Việt Nam đó là đã từng có nhiều cuộc tỉnh huấn đào tạo cho Hội Đồng giáo xứ (hay Hội đồng Mục vụ), cho các Ban ngành đoàn thể của các giáo xứ, cho các ca trưởng…thế nhưng các vị phụ trách tĩnh huấn – đào tạo đều nói rằng kết quả như thế nào thì đều chủ yếu tùy thuộc vào linh mục quản xứ của mỗi giáo xứ. Có vị nói rằng: học cho lắm mà về xứ cha xứ không cho thực hiện thì cũng xếp xó mà thôi.
Xây dựng những người cộng tác liền cấp để rồi tin tưởng chia sẻ quyền hạn và trao phó trách nhiệm là một trong nhưng phương pháp lãnh đạo hữu lý và hữu hiệu. Một linh mục quản xứ quá dài tay vào các công việc xây dựng hay tổ chức lễ lạc mà xao nhãng việc đào tạo nhân sự và chia sẻ trách nhiệm cho những người cộng tác thì quả là một thiếu sót lớn. Có đó nhiều Giám mục đã chia sẻ việc chủ sự Nghi Thức nhậm chức tân quản xứ cho các linh mục Quản Hạt. Dẫu biết rằng tâm lý giáo dân là muốn được chịu Bí tích Thêm Sức bởi tay Giám mục, tuy nhiên đã từng có nhiều giám mục khi cần thì sẵn sàng chia sẻ (nhường) việc đi dâng Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho cha Tổng Đại Diện hay cho các cha Quản Hạt để rồi dành thời gian đồng hành với các linh mục, đi kinh lý đúng nghĩa để tìm hiểu tình trạng các giáo xứ trong giáo phận hầu có thể phân bổ nhân sự cách “đúng người – đúng nơi – đúng việc”. Đã có đó các giám mục giáo phận ít ra một năm một lần có sự tiếp xúc cá nhân với chủng sinh của mình nói lên sự quan tâm của việc đào tạo linh mục tương lai, những người cộng tác gần với mình.
Năng động, tích cực thi hành sứ vụ tông đồ là điều tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn có đó và còn đó chước cám dỗ là nghĩ rằng phải chính bản thân mình chủ sự hay cử hành thì mới có hiệu quả hơn mà vô tình dẫn đến tình trạng “dài tay quá đáng” và vì thế thiếu thời giờ chu toàn các sứ vụ chính yếu và quan trọng hơn. Mặt khác việc “quá dài tay” trong khi thi hành sứ vụ thì có thể sẽ dẫn đến căn bệnh “giáo sĩ trị” mà theo ngôn ngữ xã hội bên ngoài là “quan liêu - bao cấp”, một căn bệnh mà Đức Phanxicô đang tìm cách khử trừ, vì nó là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bao hậu quả đáng tiếc cho Giáo hội hiện nay.
Theo chiều kích xã hội và Nguyên tắc bổ trợ thì tấm gương sáng “biết nhờ và biết nhường” của tông đồ Barnaba thật đáng noi theo cho những ai muốn làm tông đồ của Chúa luôn biết đặt Danh Thiên Chúa và thiện ích của con người là trên hết vậy.
(Lễ kính thánh Barnaba Tông đồ -11/6)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Là tông đồ nhiệt thành thì luôn lấy Danh Chúa và phàn rỗi các linh hồn (hạnh phúc thật của tha nhân) làm trọng và trên hết. Chính vì thế, người tông đồ luôn tích cực tìm người cộng tác và sẵn sàng nhường phần của mình khi thấy người cộng tác làm việc hữu hiệu hơn mình. Biết nhờ và biết nhường là các dấu chỉ của người tông đồ nhiệt tâm vì Danh Chúa và thiện ích của tha nhân.
Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật: Khi đi rao giảng Tin Mừng thánh Barnaba đã biết nhờ đến sự cộng tác của Phaolô. Ngài đã giới thiệu Phaolô cho các Tông đồ và rồi khi thấy Phaolô thông hiểu Thánh Kinh hơn mình thì ngài đã biết nhường phần chính cho người cộng tác với mình trong việc rao giảng Tin Mừng.
Tạ ơn Chúa, các Đức Giáo Hoàng gần đây, khởi đi từ Công Đồng Vaticanô II đã nêu gương sáng trong việc tông đồ khi biết tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục địa phương và các Giám mục giáo phận. Đức Bênêđictô XVI lại còn mạnh dạn nhường vị thế chủ chăn hoàn cầu của mình cho người kế vị.
Dẫu là Con Thiên Chúa, nhưng khi vào trần gian trong thân phận loài người thì Chúa Kitô đã không thực thi chương trình cứu độ “một mình”. Người đã chọn gọi rất nhiều người cộng tác đó là tập thể Nhóm Mười Hai mà Người đặt làm Tông đồ và bảy mười hai môn đệ khác. Ngày nay trong cung cách lãnh đạo thì cả thế giới đều chân nhận cùng với Nguyên tắc liên đới thì “Nguyên tắc bổ trợ” (Subsidarity) là nguyên tắc như là tất yếu để việc lãnh đạo phát sinh hiệu quả tốt đẹp.
Giáo huấn xã hội của Giáo hội đã đưa ra nguyên tắc bổ trợ, theo đó “một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp, làm mất thẩm quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết và giúp nó phối hợp hành động của mình với những hoạt động của tập thể khác, để mưu cầu công ích” (x.GLCG 1883-1885)
Nguyên tắc Bổ trợ là Giúp cho các thành phần phân cấp trong một hệ thống (chính trị, xã hội) được tồn tại và triển nở một cách vừa độc lập theo tính đặc thù của cấp mình, vừa liên đới và tương trợ lẫn nhau trong tính tổng thể, ngõ hầu đưa đến sự tồn tại và phát triển đồng bộ. Cụ thể các cấp cao hơn phải nâng đỡ và tạo điều kiện cho các cấp thấp hơn thực hiện tốt được vai trò của họ, theo xu hướng thăng tiến họ, chứ không can thiệp sâu, làm thay hay chèn ép, vì như thế sẽ làm thui chột và triệt tiêu cấp dưới. Do đó, đặc thù của Nguyên tắc Bổ trợ là chống lại xu hướng thâu tóm quyền lực, độc tài toàn trị. (Tín Thành -Tập san GHXHCG số 6 –chuacuuthe.com).
Một vài thiển ý về sinh hoạt của Giáo hội xét như là một thực thể mang tính xã hội theo chiều kích của Nguyên tắc bổ trợ:
Có thể khẳng định rằng một phận vụ chính của Đức Giáo Hoàng nói riêng và Tòa Thánh nói chung là làm sao để xây dựng tốt các Hội Đồng Giám Mục địa phương, tuyển chọnvà đào tạo nên một hàng Giám Mục giáo phận như lòng Chúa mong ước. Với các Giám mục giáo phận là tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nên một hàng linh mục cách nào đó xứng là các mục tử tốt lành. Và với các linh mục quản xứ đó là làm sao có được một Hội Đồng giáo xứ, một tập thể Giáo lý viên, các vị đứng đầu trong các Ban Ngành đoàn thể của giáo xứ biết sống đức tin cách trưởng thành trong tinh thần liên đới trách nhiệm.
Quả thật, thực tế cho thấy nỗ lực canh tân của Đức Giáo Hoàng dù mạnh mẽ đến mấy thì thật khó mà đến với hàng linh mục, nhất là hàng tín hữu giáo dân nếu giả như hàng Giám mục không tích cực thực thi và truyền đạt cho đoàn chiên mình chăn dắt. Chẳng hạn vừa qua Đức Phanxicô đã từng khiển trách Hội Đồng Giám Mục Ý về việc chậm trễ tiến hành các án vụ liên quan đến hôn nhân, dù rằng Ngài đã triển khai vấn đề này gần cả bốn năm qua.(x. Vietcatholicnews ngày 21/5/2019 – Đặng Tự Do).
Và một thực tiển trong sinh hoạt các giáo phận tại Việt Nam đó là đã từng có nhiều cuộc tỉnh huấn đào tạo cho Hội Đồng giáo xứ (hay Hội đồng Mục vụ), cho các Ban ngành đoàn thể của các giáo xứ, cho các ca trưởng…thế nhưng các vị phụ trách tĩnh huấn – đào tạo đều nói rằng kết quả như thế nào thì đều chủ yếu tùy thuộc vào linh mục quản xứ của mỗi giáo xứ. Có vị nói rằng: học cho lắm mà về xứ cha xứ không cho thực hiện thì cũng xếp xó mà thôi.
Xây dựng những người cộng tác liền cấp để rồi tin tưởng chia sẻ quyền hạn và trao phó trách nhiệm là một trong nhưng phương pháp lãnh đạo hữu lý và hữu hiệu. Một linh mục quản xứ quá dài tay vào các công việc xây dựng hay tổ chức lễ lạc mà xao nhãng việc đào tạo nhân sự và chia sẻ trách nhiệm cho những người cộng tác thì quả là một thiếu sót lớn. Có đó nhiều Giám mục đã chia sẻ việc chủ sự Nghi Thức nhậm chức tân quản xứ cho các linh mục Quản Hạt. Dẫu biết rằng tâm lý giáo dân là muốn được chịu Bí tích Thêm Sức bởi tay Giám mục, tuy nhiên đã từng có nhiều giám mục khi cần thì sẵn sàng chia sẻ (nhường) việc đi dâng Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho cha Tổng Đại Diện hay cho các cha Quản Hạt để rồi dành thời gian đồng hành với các linh mục, đi kinh lý đúng nghĩa để tìm hiểu tình trạng các giáo xứ trong giáo phận hầu có thể phân bổ nhân sự cách “đúng người – đúng nơi – đúng việc”. Đã có đó các giám mục giáo phận ít ra một năm một lần có sự tiếp xúc cá nhân với chủng sinh của mình nói lên sự quan tâm của việc đào tạo linh mục tương lai, những người cộng tác gần với mình.
Năng động, tích cực thi hành sứ vụ tông đồ là điều tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn có đó và còn đó chước cám dỗ là nghĩ rằng phải chính bản thân mình chủ sự hay cử hành thì mới có hiệu quả hơn mà vô tình dẫn đến tình trạng “dài tay quá đáng” và vì thế thiếu thời giờ chu toàn các sứ vụ chính yếu và quan trọng hơn. Mặt khác việc “quá dài tay” trong khi thi hành sứ vụ thì có thể sẽ dẫn đến căn bệnh “giáo sĩ trị” mà theo ngôn ngữ xã hội bên ngoài là “quan liêu - bao cấp”, một căn bệnh mà Đức Phanxicô đang tìm cách khử trừ, vì nó là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bao hậu quả đáng tiếc cho Giáo hội hiện nay.
Theo chiều kích xã hội và Nguyên tắc bổ trợ thì tấm gương sáng “biết nhờ và biết nhường” của tông đồ Barnaba thật đáng noi theo cho những ai muốn làm tông đồ của Chúa luôn biết đặt Danh Thiên Chúa và thiện ích của con người là trên hết vậy.
(Lễ kính thánh Barnaba Tông đồ -11/6)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột