Một ngày sau khi chiến hạm USS Vandergrift cập bến Sài Gòn, trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên của một tàu chiến Mỹ kể từ chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đầy gần 30 năm, các sĩ quan và thủy thủ đoàn trong đồng phục hải quân màu trắng đã đi dạo quanh Sài Gòn, tuơi cười trò chuyện với dân chúng trong thành phố.
Vào lúc một giờ chiều, đại diện thủy thủ đòan của tiểu hạm Vandergrift đã bước xuống cầu tàu, tới bắt tay với các viên chức ngọai giao, quân đội và Ủy ban nhân dân TP HCM.
Vào lúc một giờ chiều, đại diện thủy thủ đòan của tiểu hạm Vandergrift đã bước xuống cầu tàu, tới bắt tay với các viên chức ngọai giao, quân đội và Ủy ban nhân dân TP HCM.
Lên tiếng với các phóng viên, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Raymond Burghardt nói rằng diễn tiến này cho thế giới thấy các cựu thù có thể là bạn của nhau.
Trong một cuộc họp báo trên boong tàu, thuyền trưởng Richard Rogers nói rằng sau chuyến viếng thăm của tiểu hạm này, sẽ có nhiều chuyến tương tự nếu quan hệ Việt-Mỹ ngày càng tốt đẹp.
Nhân dịp này các quan khách Việt Nam cùng chụp hình lưu niệm với thuyền trưởng Rogers và thủy thủ đòan. Nhiều nhà báo cũng lên tàu để chụp hình lưu niệm.
Sự kiện chiến hạm USS Vandegrift đến Việt Nam cùng với việc Ðại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vừa kết thúc chuyến viếng thăm Washington đã được ông Raymond Bughardt, đại sứ Mỹ ở Hà Nội gọi là những sự kiện lịch sử, mở ra một trang sử hoàn toàn mới trong quan hệ đôi bên.
Tin tức liên quan đến chuyến viếng thăm Việt Nam của chiến mạn USS Vandegrift cho thấy, mặc dù trời Sài Gòn rất nóng bức, các thủy thủ Mỹ ai nấy đều chảy mồ hôi ròng ròng nhưng tất cả đều tươi cười, nức lòng vì biết sự hiện diện của họ ở thành phố là một sự kiện quan trọng mà cả hai nước đều đánh giá cao.
Hạm trưởng của chiếc tầu chiến Mỹ là Trung Tá Richard Roger, và đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam.
Chiếc Vandegrift cặp Cảng Sài Gòn chở theo 200 sĩ quan và thủy thủ. Trên tầu có một thủy thủ gốc Việt là anh Trần Thiện, năm nay 23 tuổi.
Bản tin của VNExpress cho hay anh Thiện rời nước năm 1995, và 8 năm sau anh trở lại quê nhà với tư cách một quân nhân Mỹ. Anh Thiện cho báo chí hay là thành phố Sài Gòn bây giờ thay đổi quá nhiều so với lúc anh ra đi.
Vấn đề an ninh cũng như dịch vụ ăn uống cho các thủy thủ của chiếc tầu bạn được giao cho phía Việt Nam đảm trách và được thực hiện rất chu đáo.
Trung tá Hạm trưởng Richard Roger cho hay tất cả các nhân viên dưới quyền ông đều được chỉ thị phải giữ kỷ luật trong thời gian thăm Sài Gòn. Cũng theo chỉ thị của ông, các sĩ quan và thủy thủ đều phải trở lại tầu trễ nhất là vào lúc 12 giờ đêm mỗi ngày. (RFA)
Vào lúc một giờ chiều, đại diện thủy thủ đòan của tiểu hạm Vandergrift đã bước xuống cầu tàu, tới bắt tay với các viên chức ngọai giao, quân đội và Ủy ban nhân dân TP HCM.
Vào lúc một giờ chiều, đại diện thủy thủ đòan của tiểu hạm Vandergrift đã bước xuống cầu tàu, tới bắt tay với các viên chức ngọai giao, quân đội và Ủy ban nhân dân TP HCM.
Lên tiếng với các phóng viên, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Raymond Burghardt nói rằng diễn tiến này cho thế giới thấy các cựu thù có thể là bạn của nhau.
Trong một cuộc họp báo trên boong tàu, thuyền trưởng Richard Rogers nói rằng sau chuyến viếng thăm của tiểu hạm này, sẽ có nhiều chuyến tương tự nếu quan hệ Việt-Mỹ ngày càng tốt đẹp.
Nhân dịp này các quan khách Việt Nam cùng chụp hình lưu niệm với thuyền trưởng Rogers và thủy thủ đòan. Nhiều nhà báo cũng lên tàu để chụp hình lưu niệm.
Sự kiện chiến hạm USS Vandegrift đến Việt Nam cùng với việc Ðại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vừa kết thúc chuyến viếng thăm Washington đã được ông Raymond Bughardt, đại sứ Mỹ ở Hà Nội gọi là những sự kiện lịch sử, mở ra một trang sử hoàn toàn mới trong quan hệ đôi bên.
Tin tức liên quan đến chuyến viếng thăm Việt Nam của chiến mạn USS Vandegrift cho thấy, mặc dù trời Sài Gòn rất nóng bức, các thủy thủ Mỹ ai nấy đều chảy mồ hôi ròng ròng nhưng tất cả đều tươi cười, nức lòng vì biết sự hiện diện của họ ở thành phố là một sự kiện quan trọng mà cả hai nước đều đánh giá cao.
Hạm trưởng của chiếc tầu chiến Mỹ là Trung Tá Richard Roger, và đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam.
Chiếc Vandegrift cặp Cảng Sài Gòn chở theo 200 sĩ quan và thủy thủ. Trên tầu có một thủy thủ gốc Việt là anh Trần Thiện, năm nay 23 tuổi.
Bản tin của VNExpress cho hay anh Thiện rời nước năm 1995, và 8 năm sau anh trở lại quê nhà với tư cách một quân nhân Mỹ. Anh Thiện cho báo chí hay là thành phố Sài Gòn bây giờ thay đổi quá nhiều so với lúc anh ra đi.
Vấn đề an ninh cũng như dịch vụ ăn uống cho các thủy thủ của chiếc tầu bạn được giao cho phía Việt Nam đảm trách và được thực hiện rất chu đáo.
Trung tá Hạm trưởng Richard Roger cho hay tất cả các nhân viên dưới quyền ông đều được chỉ thị phải giữ kỷ luật trong thời gian thăm Sài Gòn. Cũng theo chỉ thị của ông, các sĩ quan và thủy thủ đều phải trở lại tầu trễ nhất là vào lúc 12 giờ đêm mỗi ngày. (RFA)