Giải đáp phụng vụ: Giảng từ “Ngai tòa” (Ex cathedra) nghĩa là gì?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã tham dự Thánh Lễ Truyền Dầu năm ngoái. Ở đầu bài giảng, Đức Giám Mục nói rằng ngài đang giảng từ “Ngai tòa” (ex cathedra). Thưa cha, liệu một Giám Mục có thể giảng từ “Ngai tòa” (ex cathedra) không? - W. M., Antigua và Barbuda.
Đáp: Theo tôi, câu trả lời chính xác là vừa đúng vừa không. Nói cách khác, câu trả lời tùy thuộc vào cụm từ “nói từ Ngai tòa” (he is preaching ex cathedra) có ý nghĩa gì.
Thánh Lễ Truyền Dầu, giống như hầu hết các lễ trọng trong một giáo phận, thường được cử hành trong nhà thờ chính tòa. Tên gọi “nhà thờ chính tòa” được gán cho nhà thờ chính của giáo phận, bắt nguồn từ thực tế rằng nó là nơi mà vị Giám Mục giáo phận có ngai tòa của ngài, và từ ngai tòa đó, ngài giảng dạy với tư cách là Giám Mục và Mục tử của đàn chiên giáo phận. Từ ngữ cathedra trong tiếng Anh phái sinh từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là chỗ ngồi, ngai tòa, sau khi được chuyển qua tiếng Latinh và tiếng Pháp trước.
Ngai tòa Giám Mục, hoặc tòa, là một biểu tượng của quyền giảng dạy của Giám Mục. Từ thời đầu Giáo Hội, việc sử dụng ngai tòa như một hình ảnh thực hoặc biểu tượng của quyền bính đã được dùng cách rộng rãi. Ngay cả Chúa Giêsu, trong Mt 23, 2, nói “các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà (cathedra trong tiếng Hi Lạp) ông Mô-sê mà giảng dạy”, để cho thấy uy quyền của họ trong việc giải thích Luật. Chắc chắn Chúa cũng cảnh báo về việc không nên noi gương cá nhân của họ, nhưng không phủ nhận uy quyền của họ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ.
Một sự phái sinh tương tự cũng được tìm thấy trong một số ngôn ngữ Romance, vốn bắt nguồn từ thực tế rằng trong các trường đại học thời trung cổ, việc dạy học được truyền đạt từ ghế ngồi cao. Vì vậy, trong tiếng Tây Ban Nha, một người được gọi là một catedrático là một giáo sư thực thụ, bổ nhiệm hoặc bình thường của một trường đại học.
Do sự liên kết của ngai tòa với việc giảng dạy có uy thế, người ta có thể nói, một cách tổng quát, rằng khi một Giám Mục giáo phận giảng đức tin từ ngai Giám Mục của ngài, ngài đang nói từ “Ngai tòa” (ex cathedra).
Tuy nhiên, có một sự sử dụng khác, kỹ thuật hơn và phổ biến hơn, của từ ngữ "ex cathedra", vốn là đặc quyền của Đức Giáo Hoàng.
Năm 1870, Công đồng chung Vatican I đã định tín đặc quyền này, vốn tất nhiên đã có từ thời đầu của Giáo Hội, trong Hiến chế tín lý về Giáo Hội Chúa Kitô "Pastor aeternus". Văn kiện này nói:
"Chúng tôi dạy và định tín một tín điều được Thiên Chúa mặc khải rằng Đức Giáo Hoàng Rôma, khi Ngài nói từ Ngai tòa (ex cathedra), nghĩa là khi thi hành trách vụ Mục tử và Tiến sĩ thầy dạy của mọi Kitô hữu, nhờ uy quyền Tông đồ tối cao của Ngài, Ngài định tín một giáo lý liên quan đến đức tin và luân lý, mà toàn Giáo Hội phổ quát phải tuân giữ, nhờ sự trợ giúp của Chúa được hứa với Ngài trong thánh Phêrô, Ngài sở hữu tính bất khả ngộ, mà với nó Đấng Cứu Chuộc muốn rằng Giáo Hội của Chúa được ban cho, trong việc định tín giáo lý về đức tin và luân lý, và rằng do đó các định tín ấy của Đức Giáo Hoàng Rôma là không thể sửa đổi được do chính chúng, chứ không do sự đồng thuận của Giáo Hội. Vì vậy, do Chúa cấm, nếu ai cả gan phi bác định tín này của chúng tôi, thì kẻ ấy bị tuyệt thông”.
Trong trường hợp này, từ ngữ "ex cathedra" liên quan đến vai trò giảng dạy đặc biệt của Giám Mục Rôma, với tư cách là Mục tử phổ quát và chỉ áp dụng trong một số trường hợp tương đối hiếm hoi, khi Ngài giảng dạy hoặc định tín điều gì đó mà Giáo Hội phổ quát sẽ phải tuân giữ, trong các vấn đề đức tin và luân lý.
Do ý nghĩa rất chính xác này của từ ngữ "ex cathedra", hầu hết các Giám Mục nên tránh áp dụng nó cho mình, ngoại trừ trong một cách chung chung hoặc thậm chí nói đùa cho vui. Thật ra, vị Giám Mục của độc giả trên đây có thể sử dụng từ ngữ ấy ở đầu bài giảng của mình, để giành lấy sự chú ý đặc biệt của người nghe, chứ không có ý định chiếm đoạt đặc quyền của Đức Giáo Hoàng đâu. (Zenit.org 3-3-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã tham dự Thánh Lễ Truyền Dầu năm ngoái. Ở đầu bài giảng, Đức Giám Mục nói rằng ngài đang giảng từ “Ngai tòa” (ex cathedra). Thưa cha, liệu một Giám Mục có thể giảng từ “Ngai tòa” (ex cathedra) không? - W. M., Antigua và Barbuda.
Đáp: Theo tôi, câu trả lời chính xác là vừa đúng vừa không. Nói cách khác, câu trả lời tùy thuộc vào cụm từ “nói từ Ngai tòa” (he is preaching ex cathedra) có ý nghĩa gì.
Thánh Lễ Truyền Dầu, giống như hầu hết các lễ trọng trong một giáo phận, thường được cử hành trong nhà thờ chính tòa. Tên gọi “nhà thờ chính tòa” được gán cho nhà thờ chính của giáo phận, bắt nguồn từ thực tế rằng nó là nơi mà vị Giám Mục giáo phận có ngai tòa của ngài, và từ ngai tòa đó, ngài giảng dạy với tư cách là Giám Mục và Mục tử của đàn chiên giáo phận. Từ ngữ cathedra trong tiếng Anh phái sinh từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là chỗ ngồi, ngai tòa, sau khi được chuyển qua tiếng Latinh và tiếng Pháp trước.
Ngai tòa Giám Mục, hoặc tòa, là một biểu tượng của quyền giảng dạy của Giám Mục. Từ thời đầu Giáo Hội, việc sử dụng ngai tòa như một hình ảnh thực hoặc biểu tượng của quyền bính đã được dùng cách rộng rãi. Ngay cả Chúa Giêsu, trong Mt 23, 2, nói “các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà (cathedra trong tiếng Hi Lạp) ông Mô-sê mà giảng dạy”, để cho thấy uy quyền của họ trong việc giải thích Luật. Chắc chắn Chúa cũng cảnh báo về việc không nên noi gương cá nhân của họ, nhưng không phủ nhận uy quyền của họ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ.
Một sự phái sinh tương tự cũng được tìm thấy trong một số ngôn ngữ Romance, vốn bắt nguồn từ thực tế rằng trong các trường đại học thời trung cổ, việc dạy học được truyền đạt từ ghế ngồi cao. Vì vậy, trong tiếng Tây Ban Nha, một người được gọi là một catedrático là một giáo sư thực thụ, bổ nhiệm hoặc bình thường của một trường đại học.
Do sự liên kết của ngai tòa với việc giảng dạy có uy thế, người ta có thể nói, một cách tổng quát, rằng khi một Giám Mục giáo phận giảng đức tin từ ngai Giám Mục của ngài, ngài đang nói từ “Ngai tòa” (ex cathedra).
Tuy nhiên, có một sự sử dụng khác, kỹ thuật hơn và phổ biến hơn, của từ ngữ "ex cathedra", vốn là đặc quyền của Đức Giáo Hoàng.
Năm 1870, Công đồng chung Vatican I đã định tín đặc quyền này, vốn tất nhiên đã có từ thời đầu của Giáo Hội, trong Hiến chế tín lý về Giáo Hội Chúa Kitô "Pastor aeternus". Văn kiện này nói:
"Chúng tôi dạy và định tín một tín điều được Thiên Chúa mặc khải rằng Đức Giáo Hoàng Rôma, khi Ngài nói từ Ngai tòa (ex cathedra), nghĩa là khi thi hành trách vụ Mục tử và Tiến sĩ thầy dạy của mọi Kitô hữu, nhờ uy quyền Tông đồ tối cao của Ngài, Ngài định tín một giáo lý liên quan đến đức tin và luân lý, mà toàn Giáo Hội phổ quát phải tuân giữ, nhờ sự trợ giúp của Chúa được hứa với Ngài trong thánh Phêrô, Ngài sở hữu tính bất khả ngộ, mà với nó Đấng Cứu Chuộc muốn rằng Giáo Hội của Chúa được ban cho, trong việc định tín giáo lý về đức tin và luân lý, và rằng do đó các định tín ấy của Đức Giáo Hoàng Rôma là không thể sửa đổi được do chính chúng, chứ không do sự đồng thuận của Giáo Hội. Vì vậy, do Chúa cấm, nếu ai cả gan phi bác định tín này của chúng tôi, thì kẻ ấy bị tuyệt thông”.
Trong trường hợp này, từ ngữ "ex cathedra" liên quan đến vai trò giảng dạy đặc biệt của Giám Mục Rôma, với tư cách là Mục tử phổ quát và chỉ áp dụng trong một số trường hợp tương đối hiếm hoi, khi Ngài giảng dạy hoặc định tín điều gì đó mà Giáo Hội phổ quát sẽ phải tuân giữ, trong các vấn đề đức tin và luân lý.
Do ý nghĩa rất chính xác này của từ ngữ "ex cathedra", hầu hết các Giám Mục nên tránh áp dụng nó cho mình, ngoại trừ trong một cách chung chung hoặc thậm chí nói đùa cho vui. Thật ra, vị Giám Mục của độc giả trên đây có thể sử dụng từ ngữ ấy ở đầu bài giảng của mình, để giành lấy sự chú ý đặc biệt của người nghe, chứ không có ý định chiếm đoạt đặc quyền của Đức Giáo Hoàng đâu. (Zenit.org 3-3-2015)
Nguyễn Trọng Đa