Mùa Chay này, linh mục George Rutler, Cha Xứ Nhà Thờ St Michael tại New York City có một số suy tư về thời cuộc.
Theo cha, nhờ kinh nghiệm bản thân, Thánh Phaolô biết rõ: thật khó biết bao cho những người thuộc một số nền văn hóa khác hiểu được lý do tại sao Chúa Giêsu cần phải chịu đóng đinh. Đối với những người có thiên hướng về tôn giáo nhiều hơn, lấy trận đồ niềm tin linh hứng nhất của Do Thái Giáo làm trận đồ của mình, thì chỉ cần nhắc đến Một Đấng Được Xức Dầu mà lại phải chịu đóng đinh cũng đủ là một tai tiếng rồi; còn những nhà tư tưởng nhiều lý thuyết hơn, mà không ai lớn hơn các triết gia Hy Lạp, thì chỉ biết nhạo cười trước một đề xuất như thế.
Nhiều thế kỷ về sau, khi Kinh Kôrăng được viết ra, người ta bỏ hết các điểm tế vi, và Sura 4 của Kinh này hụych toẹt nói như thế này về Chúa Giêsu: “Họ không giết Người cũng không đóng đinh Người”. Phần lớn các thảm họa mà thế giới đang chứng kiến hiện nay, phần lớn, do việc bác bỏ Thánh Giá và Phục Sinh này, vì nó đã thay thế việc Chúa Giêsu chuộc tội cho nhân loại bằng một cái hiểu rất thô sơ về cứu rỗi.
Đúng 229 năm trước đây, khi bọn cướp biển Hồi Giáo đe dọa các con tầu của Hiệp Chúng Quốc vừa được thành lập ở ngoài khơi Tunis và Algiers, Thomas Jefferson và John Adams có gặp tại London một nhà ngoại giao Hồi Giáo đại diện cho Quốc Trưởng Algiers để tìm hiểu lý do tại sao tôn giáo của ông ta lại biến nhân dân của ông ta trở thành thù địch đến thế đối với một tân quốc gia không hề đe dọa họ. Hai ông đã phúc trình cho Quốc Hội qua lá thư gửi cho John Jay, lúc đó, là bộ trưởng ngoại giao sự vụ, lời giải thích của viên đại sứ như sau:
“Hồi Giáo được xây dựng trên các Lề Luật của đấng tiên tri của họ, vốn được viết trong Kinh Kôrăng, rằng mọi quốc gia không chịu thừa nhận thẩm quyền các lề luật này đều là những quốc gia tội lỗi, quyền và nhiệm vụ của họ là gây chiến với chúng bất kỳ chúng ở đâu, và biến thành nô lệ mọi người họ bắt được làm tù binh, và bất cứ người Hồi Giáo nào bị chết trận đều chắc chắn được lên thiên đàng”.
Hồi Giáo tin rằng thân xác Chúa Giêsu được lên Thiên Đàng và đến ngày tận thế lại xuống thế trở lại. Họ lý luận rằng nếu Chúa Giêsu chịu đóng đinh, thì hẳn Người phải chết, mà chết thì là hết. Các hậu quả của việc không hiểu gì về tình yêu Thiên Chúa, Đấng đội triều thiên và lên ngôi dù là với triều thiên gai trên Thánh Giá, quả hết sức sinh động trong những cảnh ghê rợn đang giáng xuống các Kitô hữu ở một số nơi. Bởi nếu Thiên Chúa chỉ là ý chí tinh ròng không hề có lý trí, lòng từ bi của Người hoàn toàn vô cớ và chẳng liên hệ gì tới bất cứ loại giao ước luân lý nào với loài người, thì các sức mạnh vô lý nhân danh Người là hợp pháp, và lương tâm không có vai trò gì trong đức tin. Đây không phải là lời giải thích sai lạc của những người cực đoan; mà là kết luận hợp luận lý của các khẳng định ngay trong Kinh Kôrăng.
Lời đích thực của Thiên Chúa đánh bại bất cứ bác bỏ nào đối với việc đóng đinh như thể nó bác bỏ chứ không hẳn chứng minh sức mạnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói về Người như Đền Thờ đích thực, mà nếu bị phá hủy, sẽ được dựng lại trong ba ngày. “Bởi thế, khi Người từ cõi chết sống lại, các môn đệ của Người nhớ lại rằng Người đã nói điều đó, và họ tin Thánh Kinh và tin lời Chúa Giêsu đã nói” (Ga 2:22).
Hai phương pháp học tiên tri
Trong khi ấy, trên tờ Dominicana của các Cha Đa Minh, Thầy Dominic Mary Verner, O.P., nói tới phương pháp học tiên tri của Hồi Giáo và cho biết phương pháp này được dùng làm căn bản cho mọi quyết định quan trọng và luật lệ do Nhà Nước Hồi Giáo Trị ban hành.
Phương pháp trên có nghĩa: mô phỏng từng li sứ điệp, cách sống, và phương pháp bành trướng Hồi Giáo của Muhammad. Phương pháp này đặc biệt thấy rõ trong việc thành lập Nhà Nước Hồi Giáo Trị, hoàn toàn mô phỏng theo những ngày đầu của Hồi Giáo. Cố tình bị làm ngơ ở Tây Phương, phương pháp học tiên tri này đang dõi sáng cho các thực hành và mục tiêu của Nhà Nước Hồi Giáo Trị: tại sao ISIS đóng đinh và chặt đầu các kẻ thù của Hồi Giáo? Tại sao ISIS bác bỏ các biên giới và hiệp ước hòa bình? Tại sao ISIS xử tử các người bỏ đạo? Vì đó là phương pháp học tiên tri.
Thầy Verner cho rằng: nói chung, phương pháp học tiên tri cũng khá quen thuộc đối với Kitô hữu. Là Thiên Chúa nhập thể, Chúa Kitô hơn một tiên tri, nhưng vẫn quả là một tiên tri. Người quả nhân danh Thiên Chúa mà lên tiếng, và quả các Kitô hữu được mời gọi mô phỏng Người. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Người dạy: “Thầy cho các con một tấm gương để theo, để như Thầy đã làm cho các con thế nào, các con cũng nên làm cho nhau như thế” (Ga 13:12-15).
Nhưng đây quả là hai phương pháp học tiên tri khác nhau. Không gì tương phản rõ hơn bằng những gì xẩy ra trên bãi biển Libya. Ở đấy 21 Kitô hữu Coptic qùy dưới cát, mỗi người có một tín đồ Hồi Giáo Trị đứng phía sau. Cả hai đều kêu tên vị tiên tri của mình. Cả hai đều tuyên xưng: mình bước chân theo các vị. Dưới cát, các Kitô hữu kêu tên Đấng Cứu Thế bị sát sinh của họ: “Lạy Chúa Giêsu Kitô. Xin cứu giúp con”. Với gươm trong tay, các người Hồi Giáo Trị khẩn cầu Muhammad làm chứng cho họ “Bọn tao sẽ chiếm Rôma, do lời cho phép của Allah, do lời đoan hứa của Tiên Tri bọn tao, hòa bình ở trên ngài”.
Hai phương pháp học tiên tri trên phản ảnh hai con người khác nhau từng đảm nhiệm chức vụ tiên tri. Chúa Giêsu vác Thánh Giá, chết trên đó, và đã tha thứ cho những người đóng đinh mình. Muhammad vác gươm đi chiếm Mecca, chinh phục những kẻ dám âm mưu sát hại mình. Chúa Giêsu giữ trọn Luật Cũ, truyền phải yêu thương kẻ thù, bãi bỏ bạo lực khỏi các giới huấn của mình; Muhammad nói lời cuối cùng của Allah, bênh vực bạo lực ông dùng chinh phục Ả Rập, ném đá những người đàn bà ngoại tình, chặt tay các tên ăn trộm.
Thầy Verner muốn lưu ý ta một điều nữa, điều mà thầy coi như một thứ phương pháp học tiên tri khác. Đó là cố ý không nhận ra chủ nghĩa duy Hồi Giáo thực sự của ISIS. Theo học giả Bernard Haykel của Princeton thì điều này phát sinh từ “truyền thống liên tôn vô nghĩa của Kitô Giáo”.
Cũng có người gọi phương pháp trên là phương pháp học tiên tri thế tục, nhằm giảm thiểu hóa các dị biệt tôn giáo, coi mọi tôn giáo đều có tính chủ quan, duy tình cảm và tốt như nhau. Nó cũng có thể là phương pháp học của Obama khi cố tình cân bằng hóa việc đổ lỗi cho các tôn giáo, cho rằng bạo lực do người tôn giáo tạo ra có mặt chung ở mọi tôn giáo, chứ không thể chỉ qui trách cho một nhóm tôn giáo đặc thù nào. Họ bảo mọi tôn giáo đều giá trị như nhau mà quên khuấy cả cuộc sống thực sự của những vị tự xưng mình là tiên tri và các chủ trương có tính tiên tri mạnh dạn của họ.
Đối diện với ISIS, một số người cho rằng cái huyền thoại thế tục về sự bình đẳng tôn giáo này là hy vọng duy nhất cho nền hòa bình thế giới. Nhưng cuối cùng, huyền thoại này không đem lại một điều như thế, không hẳn vì chủ nghĩa cá nhân của họ sẽ đem lại việc giảm dân số, mà vì lý do sâu xa hơn. Tây Phương thế tục sẽ đẩy Thiên Chúa vào lãnh vực chủ quan và xúc cảm, nhưng trái tim con người luôn mong đợi người ta trả Thiên Chúa về lãnh vực khách quan, luôn mong đợi một tiên tri, và còn hơn một tiên tri, họ mong đợi Thiên Chúa ở cùng ta.
Điều thế giới thực sự mong đợi chỉ một người có thể ban tặng được; người này từng bị bác bỏ, từng yêu thương cho tới chết, một người có chiếc mồ trống, một người mà danh tính vẫn mãi vang dội trên bờ biển Libya: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Theo cha, nhờ kinh nghiệm bản thân, Thánh Phaolô biết rõ: thật khó biết bao cho những người thuộc một số nền văn hóa khác hiểu được lý do tại sao Chúa Giêsu cần phải chịu đóng đinh. Đối với những người có thiên hướng về tôn giáo nhiều hơn, lấy trận đồ niềm tin linh hứng nhất của Do Thái Giáo làm trận đồ của mình, thì chỉ cần nhắc đến Một Đấng Được Xức Dầu mà lại phải chịu đóng đinh cũng đủ là một tai tiếng rồi; còn những nhà tư tưởng nhiều lý thuyết hơn, mà không ai lớn hơn các triết gia Hy Lạp, thì chỉ biết nhạo cười trước một đề xuất như thế.
Nhiều thế kỷ về sau, khi Kinh Kôrăng được viết ra, người ta bỏ hết các điểm tế vi, và Sura 4 của Kinh này hụych toẹt nói như thế này về Chúa Giêsu: “Họ không giết Người cũng không đóng đinh Người”. Phần lớn các thảm họa mà thế giới đang chứng kiến hiện nay, phần lớn, do việc bác bỏ Thánh Giá và Phục Sinh này, vì nó đã thay thế việc Chúa Giêsu chuộc tội cho nhân loại bằng một cái hiểu rất thô sơ về cứu rỗi.
Đúng 229 năm trước đây, khi bọn cướp biển Hồi Giáo đe dọa các con tầu của Hiệp Chúng Quốc vừa được thành lập ở ngoài khơi Tunis và Algiers, Thomas Jefferson và John Adams có gặp tại London một nhà ngoại giao Hồi Giáo đại diện cho Quốc Trưởng Algiers để tìm hiểu lý do tại sao tôn giáo của ông ta lại biến nhân dân của ông ta trở thành thù địch đến thế đối với một tân quốc gia không hề đe dọa họ. Hai ông đã phúc trình cho Quốc Hội qua lá thư gửi cho John Jay, lúc đó, là bộ trưởng ngoại giao sự vụ, lời giải thích của viên đại sứ như sau:
“Hồi Giáo được xây dựng trên các Lề Luật của đấng tiên tri của họ, vốn được viết trong Kinh Kôrăng, rằng mọi quốc gia không chịu thừa nhận thẩm quyền các lề luật này đều là những quốc gia tội lỗi, quyền và nhiệm vụ của họ là gây chiến với chúng bất kỳ chúng ở đâu, và biến thành nô lệ mọi người họ bắt được làm tù binh, và bất cứ người Hồi Giáo nào bị chết trận đều chắc chắn được lên thiên đàng”.
Hồi Giáo tin rằng thân xác Chúa Giêsu được lên Thiên Đàng và đến ngày tận thế lại xuống thế trở lại. Họ lý luận rằng nếu Chúa Giêsu chịu đóng đinh, thì hẳn Người phải chết, mà chết thì là hết. Các hậu quả của việc không hiểu gì về tình yêu Thiên Chúa, Đấng đội triều thiên và lên ngôi dù là với triều thiên gai trên Thánh Giá, quả hết sức sinh động trong những cảnh ghê rợn đang giáng xuống các Kitô hữu ở một số nơi. Bởi nếu Thiên Chúa chỉ là ý chí tinh ròng không hề có lý trí, lòng từ bi của Người hoàn toàn vô cớ và chẳng liên hệ gì tới bất cứ loại giao ước luân lý nào với loài người, thì các sức mạnh vô lý nhân danh Người là hợp pháp, và lương tâm không có vai trò gì trong đức tin. Đây không phải là lời giải thích sai lạc của những người cực đoan; mà là kết luận hợp luận lý của các khẳng định ngay trong Kinh Kôrăng.
Lời đích thực của Thiên Chúa đánh bại bất cứ bác bỏ nào đối với việc đóng đinh như thể nó bác bỏ chứ không hẳn chứng minh sức mạnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói về Người như Đền Thờ đích thực, mà nếu bị phá hủy, sẽ được dựng lại trong ba ngày. “Bởi thế, khi Người từ cõi chết sống lại, các môn đệ của Người nhớ lại rằng Người đã nói điều đó, và họ tin Thánh Kinh và tin lời Chúa Giêsu đã nói” (Ga 2:22).
Hai phương pháp học tiên tri
Trong khi ấy, trên tờ Dominicana của các Cha Đa Minh, Thầy Dominic Mary Verner, O.P., nói tới phương pháp học tiên tri của Hồi Giáo và cho biết phương pháp này được dùng làm căn bản cho mọi quyết định quan trọng và luật lệ do Nhà Nước Hồi Giáo Trị ban hành.
Phương pháp trên có nghĩa: mô phỏng từng li sứ điệp, cách sống, và phương pháp bành trướng Hồi Giáo của Muhammad. Phương pháp này đặc biệt thấy rõ trong việc thành lập Nhà Nước Hồi Giáo Trị, hoàn toàn mô phỏng theo những ngày đầu của Hồi Giáo. Cố tình bị làm ngơ ở Tây Phương, phương pháp học tiên tri này đang dõi sáng cho các thực hành và mục tiêu của Nhà Nước Hồi Giáo Trị: tại sao ISIS đóng đinh và chặt đầu các kẻ thù của Hồi Giáo? Tại sao ISIS bác bỏ các biên giới và hiệp ước hòa bình? Tại sao ISIS xử tử các người bỏ đạo? Vì đó là phương pháp học tiên tri.
Thầy Verner cho rằng: nói chung, phương pháp học tiên tri cũng khá quen thuộc đối với Kitô hữu. Là Thiên Chúa nhập thể, Chúa Kitô hơn một tiên tri, nhưng vẫn quả là một tiên tri. Người quả nhân danh Thiên Chúa mà lên tiếng, và quả các Kitô hữu được mời gọi mô phỏng Người. Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Người dạy: “Thầy cho các con một tấm gương để theo, để như Thầy đã làm cho các con thế nào, các con cũng nên làm cho nhau như thế” (Ga 13:12-15).
Nhưng đây quả là hai phương pháp học tiên tri khác nhau. Không gì tương phản rõ hơn bằng những gì xẩy ra trên bãi biển Libya. Ở đấy 21 Kitô hữu Coptic qùy dưới cát, mỗi người có một tín đồ Hồi Giáo Trị đứng phía sau. Cả hai đều kêu tên vị tiên tri của mình. Cả hai đều tuyên xưng: mình bước chân theo các vị. Dưới cát, các Kitô hữu kêu tên Đấng Cứu Thế bị sát sinh của họ: “Lạy Chúa Giêsu Kitô. Xin cứu giúp con”. Với gươm trong tay, các người Hồi Giáo Trị khẩn cầu Muhammad làm chứng cho họ “Bọn tao sẽ chiếm Rôma, do lời cho phép của Allah, do lời đoan hứa của Tiên Tri bọn tao, hòa bình ở trên ngài”.
Hai phương pháp học tiên tri trên phản ảnh hai con người khác nhau từng đảm nhiệm chức vụ tiên tri. Chúa Giêsu vác Thánh Giá, chết trên đó, và đã tha thứ cho những người đóng đinh mình. Muhammad vác gươm đi chiếm Mecca, chinh phục những kẻ dám âm mưu sát hại mình. Chúa Giêsu giữ trọn Luật Cũ, truyền phải yêu thương kẻ thù, bãi bỏ bạo lực khỏi các giới huấn của mình; Muhammad nói lời cuối cùng của Allah, bênh vực bạo lực ông dùng chinh phục Ả Rập, ném đá những người đàn bà ngoại tình, chặt tay các tên ăn trộm.
Thầy Verner muốn lưu ý ta một điều nữa, điều mà thầy coi như một thứ phương pháp học tiên tri khác. Đó là cố ý không nhận ra chủ nghĩa duy Hồi Giáo thực sự của ISIS. Theo học giả Bernard Haykel của Princeton thì điều này phát sinh từ “truyền thống liên tôn vô nghĩa của Kitô Giáo”.
Cũng có người gọi phương pháp trên là phương pháp học tiên tri thế tục, nhằm giảm thiểu hóa các dị biệt tôn giáo, coi mọi tôn giáo đều có tính chủ quan, duy tình cảm và tốt như nhau. Nó cũng có thể là phương pháp học của Obama khi cố tình cân bằng hóa việc đổ lỗi cho các tôn giáo, cho rằng bạo lực do người tôn giáo tạo ra có mặt chung ở mọi tôn giáo, chứ không thể chỉ qui trách cho một nhóm tôn giáo đặc thù nào. Họ bảo mọi tôn giáo đều giá trị như nhau mà quên khuấy cả cuộc sống thực sự của những vị tự xưng mình là tiên tri và các chủ trương có tính tiên tri mạnh dạn của họ.
Đối diện với ISIS, một số người cho rằng cái huyền thoại thế tục về sự bình đẳng tôn giáo này là hy vọng duy nhất cho nền hòa bình thế giới. Nhưng cuối cùng, huyền thoại này không đem lại một điều như thế, không hẳn vì chủ nghĩa cá nhân của họ sẽ đem lại việc giảm dân số, mà vì lý do sâu xa hơn. Tây Phương thế tục sẽ đẩy Thiên Chúa vào lãnh vực chủ quan và xúc cảm, nhưng trái tim con người luôn mong đợi người ta trả Thiên Chúa về lãnh vực khách quan, luôn mong đợi một tiên tri, và còn hơn một tiên tri, họ mong đợi Thiên Chúa ở cùng ta.
Điều thế giới thực sự mong đợi chỉ một người có thể ban tặng được; người này từng bị bác bỏ, từng yêu thương cho tới chết, một người có chiếc mồ trống, một người mà danh tính vẫn mãi vang dội trên bờ biển Libya: đó là Chúa Giêsu Kitô.