Do thiếu kế hoạch chuẩn bị, giáo phận Hải Phòng di cư không đủ ban giáo sư riêng để lo cho các lớp từ đệ tứ cho đến lớp đệ nhất, nên sau khi học hết lớp đệ ngũ ở Tiểu Chủng Viện Chân Phúc Liêm, tạm trú tại làng Bình Đức, Mỹ Tho, lớp tôi được Tiểu Chủng Viện Thánh Phanxicô của giáo phận Bùi Chu di cư nhận cho học nhờ vào năm 1956. Tôi trọ học ở chủng viện này cho hết năm đệ nhất, trở thành một thành viên của Lớp Thánh Gia từ đó.
Thực ra, Tiểu Chủng Viện Thánh Phanxicô cũng không đủ ban giáo sư riêng để lo cho “các chú”. Trước năm 1956, các chú được gửi qua học ở Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, cũng di chuyển từ Bùi Chu vào Nam và tọa lạc tại cùng địa điểm Nhà Thờ Huyện Sĩ với Chủng Viện. Lúc tôi gia nhập tiểu chủng viện này, Trung Học Hồ Ngọc Cẩn được rời về Gia Định, cùng lúc với việc khai trương Trung Học Nguyễn Bá Tòng, với ngôi trường khang trang nhất nhì Sài Gòn, ngay bên cạnh Chủng Viện.
Lớp Thánh Gia chúng tôi được phân bổ học ở hai lớp đệ tứ: lớp đệ tứ B5 và lớp đệ tứ B6 của Trường này. Tôi học lớp B6. Cho tới nay, thiếu 1 đầy 60 năm, nên tôi không còn nhớ ai của lớp Thánh Gia học lớp nào trong hai lớp đệ tứ này. Tôi chỉ nhớ: khi thi trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Trọng Ái (cựu linh mục), Nguyễn Dương An và tôi cùng ngồi thi ở một phòng, hình như ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phương. Và do đó, khi thi xong, thấy “ba thằng” cùng “đậu”, nên hứng chí, tạt qua Vân Vân, chụp tấm hình chung. Người ta thường kỵ chụp hình ba người, chúng tôi không những không kỵ mà nhờ Nguyễn Dương An, tấm hình ấy còn đến bây giờ, cũng như ba người trong hình. Tôi từng được gặp lại Nguyễn Dương An cách nay 8 năm, nhân chuyến Về Nguồn năm 2007. Riêng Nguyễn Trọng Ái thì gần như bặt vô âm tín có khi gần 60 năm nay! Xin gửi lời chào thăm người thứ hai của Lớp Thánh Gia chụp hình riêng với tôi!
Ngô Thanh Tâm thì tôi hoàn toàn không nhớ anh học lớp đệ tứ nào. Nhưng dĩ nhiên, chúng tôi biết nhau nhờ sinh hoạt chung ở chủng viện, ngủ chung một phòng, chơi chung một sân, ăn chung một dẫy bàn, hình như ngồi chung một khu trên nhà nguyện phía trên nhà ăn. Hình ảnh Tâm với khuôn người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, miệng hình như lúc nào cũng tính mỉm cười, trong bộ đồng phục quần trắng áo sơ mi trắng, do phó gì quên tên may, in vào đầu óc tôi mãi mãi có lẽ từ lúc thấy Tâm trên bàn rước lễ đi xuống. Hình ảnh thứ hai từ bàn rước lễ đi xuống in sâu vào đầu óc tôi từ hồi ấy là của Phan Khắc Từ, linh mục quốc doanh! Các bạn đừng hiểu lầm khi tôi mang hai hình ảnh này đặt gần nhau. Phan Khắc Từ hồi ấy chỉ là như thế. Đường đời sau này có thể phân rẽ, nhưng thiếu thời của chúng tôi là như vậy. Và tôi tôn kính dĩ vãng này. Nó là một phần của đời tôi.
Tôi lưu ý tới Tâm hồi ấy có lẽ vì cùng tham gia một chương trình phát thanh của chủng viện. Tôi không nhớ tôi và Tâm viết và nói về đề tài gì, chắc chắn quanh quẩn chỉ là về lòng sùng kính nào đó. Nhưng bài viết và giọng đọc của Tâm được nhiều người khen ngợi hơn bài viết và giọng đọc của tôi. Cái chiều hướng này kéo dài suốt đời sau đó, cho tới lúc Tâm nghỉ yên trong Chúa.
Vì thế, tôi ngạc nhiên, khi lên trung học đệ nhị cấp (lớp đệ tam), tôi thấy Tâm chọn Ban A (nôm na gọi là Vạn Vật), chứ không chọn Ban C (nôm na gọi là Văn Chương). Sau này, dĩ nhiên, tôi mới thấy điều ngạc nhiên trên quả không có căn bản gì cả. Nguyễn Tường Tam đậu cử nhân Lý, Hoá ở Pháp, dù có khiếu văn chương từ nhỏ, vẫn đã trở thành cột tụ của Tự Lực Văn Đoàn và là một văn sĩ nổi tiếng của Việt Nam trong các thập niên 1940, 1950 và 1960.
Có điều khác với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, lên đại học, Tâm đã học triết ở Đại Học Sư Phạm Đà Lạt và dạy triết một thời gian ở Trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Theo nhận xét của một cựu sinh viên Cao Học Hành Chánh khóa II ở Úc, thì nhờ vốn triết lý này, văn phong của Tâm sâu sắc hơn nhiều bên cạnh cái tinh tế và dí dỏm cố hữu.
Một ngạc nhiên khác đã diễn ra năm 1967, khi Tâm bỏ dạy ở Ngô Quyền để thi vào Ban Cao Học Hành Chánh, Khóa III. Động lực nào thì không rõ. Tôi không được hân hạnh biết động thái này của Tâm cho tới khi, một năm sau, chính tôi cũng thi vào Ban này, khóa IV, năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân. Lối học ở ban cao học không đòi phải đến lớp nhiều như ở ban cử nhân, hơn nữa, lối học ở hành chánh nặng về thực tập, tản mác khắp các bộ sở của chính phủ, nên ít khi chúng tôi gặp nhau. Mặt khác, những giờ đến lớp bắt buộc cũng bị tôi thường xuyên “ cúp cua” để đi dạy thêm tại hai tư thục Thánh Tôma và Nhân Vị vì “lo cơm áo” cho ba miệng ăn lúc đó, đến nỗi điểm chuyên cần của tôi chỉ là 95 (dưới điểm 100 đương nhiên ai cũng có, nếu không phạm lỗi; tôi vắng mặt vào đúng giờ dạy của giáo sư viện trưởng Nguyễn Văn Bông, bị ông ký văn thư phạt 4 điểm rưỡi chuyên cần, trong khi trốn giờ của các giáo sư khác chỉ bị trừ nửa điểm), nên cơ hội gặp Tâm ở trường Hành Chánh càng hiếm hoi hơn.
Nhưng khi Tâm và tôi đã tốt nghiệp rồi, cơ hội gặp nhau buộc phải khá hơn, vì Tâm được nhận nhiệm sở ở Tổng Nha Công Vụ, tôi thì chọn Văn Phòng Tổng Thư Ký Phủ Thủ Tướng, cả hai cơ quan đều trực thuộc Phủ Thủ Tướng với ông thầy chấm luận văn tốt nghiệp của tôi là Nguyễn Văn Vàng làm bộ trưởng. Tới lúc Ông Nguyễn Văn Thiệu làm “cách mạng hành chánh” đưa Đại Tá Quách Huỳnh Hà, trước đấy vốn là chánh văn phòng của ông, làm Tổng Ủy Trưởng Công Vụ, ngang hàng tổng trưởng, thì Tâm được điều động về Viện Tu Nghiệp Hành Chánh Quốc Gia, với cựu giám đốc Vũ Trọng Cảnh của tôi làm Viện Trưởng. Viện này trực thuộc Tổng Ủy mới. Nha Quản Trị Công Sở của tôi cũng được tách khỏi Phủ Thủ Tướng để trực thuộc Tổng Ủy này. Nhờ thế, chúng tôi gặp nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi hỏi Tâm làm gì, chức vụ ra sao. Chỉ phỏng đoán Tâm phụ trách giảng dạy các công chức hành chánh của chính phủ tới Viện để tu nghiệp.
Có điều, trong khi tôi vẫn tàng tàng với chiếc Lambretta mua lại của người em họ từ trước khi vào Trường Hành Chánh, Tâm đã chạy chiếc La Dalat mới toanh. Tôi cho là mới toanh, bởi loại xe này của Hãng Citroen chỉ mới bắt đầu được sản xuất từ năm 1970, năm tôi ra trường Hành Chánh, và 1 năm sau năm ra trường của Tâm. Mộng của tôi là “đuổi” kịp Tâm trong lãnh vực này. Mộng này tôi gần đạt được vì cuối năm 1973 đầu năm 1974, tôi có đi tu nghiệp gần 5 tháng ở Hoa Kỳ về môn Phân Tích Quản Trị, nhờ dè sẻn và hai đầu lương một lúc (ngoài học bổng Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục lãnh lương công chức của chính phủ Việt Nam), tôi để dành được gần 4 ngàn dollars, đủ để toan tính việc đuổi kịp. Rất tiếc “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, nhân số gia đình tôi từ 5 người tăng một lúc lên 7 (hai cháu sau cùng sinh đôi, không dám nói là ngoài ý muốn, sợ hai cháu, năm nay 41 tuổi, buồn) vào tháng 10 năm 1974. Và biến cố 30 tháng Tư, 1975 như đại nạn giáng xuống. Giấc mộng bỗng tan tành.
Nghĩ cho cùng, tôi không thể nào đuổi kịp được Tâm. Vì mình trót đa mang sớm hơn Tâm. Tôi bỏ Giáo Hoàng Học Viện năm 1966. Lúc Tâm đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và đi dạy ít nhất được hai năm. Ra đời vừa đi dạy vừa đi học ở Văn Khoa, tôi lúc nào cũng rỗng túi. Đến khi lấy vợ năm 1968, phải đi vay đủ 150,000 đồng gửi ở ba chi nhánh khác nhau của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín. Nhân dịp này, xin gửi lời cám ơn hai hiền huynh Lê Quang Trình và Trương Kim Hương đã rất hảo tâm với bần đệ trong dịp này, dù hai hiền huynh lúc ấy mới thụ phong được 1, 2 năm là cùng. Lấy vợ xong, lo trả nợ cũng đủ toát mồ hôi. Làm ở Phủ Thủ Tướng mà chưa bao giờ tham dự được một buổi chào cờ sáng thứ hai nào, vì còn trốn đi dạy tại hai tư thục Thánh Tôma và Nhân Vị. Trả nợ cưới vợ vừa xong, đến nợ mua nhà. Nhà chỉ có 305,000 đồng, vay đủ 300,000 đồng, trong túi chỉ có 5,000 đồng đặt cọc.
Trong khi ấy Tâm cứ tà tà bỏ ống, vào Trường Hành Chánh, thêm hồng phúc cộng chỉ số, một kiểu nói của dân công chức Việt Nam Cộng Hòa, sống nhờ chỉ số, chỉ hai vợ chồng cùng công chức, có lương tiền đều đều hàng tháng. Đúng vậy, chính ở Trường Hành Chánh, Tâm đã “chơi trèo” gặp chị Khánh Hà ở khóa trên (Cao Học Hành Chánh Khóa II) và anh chị kết hôn cùng năm với vợ chồng tôi, tức năm 1968. Bà xã nhà tôi, thì, từ trường trung học chui vào “nhà tù” hôn nhân.
Ngoài việc trên và tài văn chương thi phú ra, Tâm còn bỏ xa tôi ở một điều nữa. Tâm vượt biên trước tôi và đi định cư ở Na Uy nghe đâu trước năm 1980. Lúc ấy, tôi còn đang lận đận trong “trại cải tạo” Tống Lê Chân dù có thằng em là liệt sĩ của Cộng Sản Miền Bắc trong trận Quảng Trị. Mãi đầu năm 1981, tôi mới may mắn qua định cư ở Úc, sau khi ở Singapore 3 tháng. Chính thời gian làm ở ban ngoại vụ của trại tỵ nạn Singapore, tôi được gặp một số cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, trong đó có Từ Công Phụng và anh Trần Huỳnh Châu. Phụng học Ban Đốc Sự hình như Khoá 14, cùng thời với Khóa IV Cao Học của tôi. Anh Châu thì bậc đàn anh, hình như Đốc Sự 6 hay 7 gì đó thời cụ Diệm làm Tổng Thống, một tổng thống rất thương dân hành chánh. Khi qua Mỹ định cư trước tôi, anh Châu có loan báo trên tờ nội san của Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh về tôi. Tâm đọc được nên đã liên lạc với tôi, lúc tôi đang chia phòng với 3 cha con Nguyễn Đức Nhân ở Bankstown. Tâm ngỏ ý muốn qua Úc sinh sống. Tôi cố gắng tìm người bảo lãnh cho gia đình Tâm. May mắn tìm được người cùng họ Ngô với Tâm. Nhưng chuyện sau đó không thành, không hiểu vì nguyên nhân nào. Nguyễn Đức Nhân bảo là do người họ Ngô kia “lựu đạn”, không hiểu thực sự ra sao.
Nhưng giống như truyện tái ông thất mã, xui hoá may, và là đại may cho nền văn hóa Việt Nam hải ngoại. Nhờ ở lại đất mặt trời giữa đêm là Na Uy này, khả năng viết của Tâm trồi lên hẳn mặt bình thường, mà đi vào văn học sử, ít nhất của Việt Nam hải ngoại. Tôi vẫn tin, nghiệp văn của Tâm chỉ thực sự khởi sắc từ ngày nhất định từ bỏ giấc mơ Kangaroo để lấy đất xưa của Viking làm quê hương thứ hai, một quê hương Tâm thực sự hội nhập, đi vào tận linh hồn của nền văn hóa ở đấy qua các tác phẩm nòng cốt của nền văn chương Na Uy. Tôi thì vẫn nằm bên ngoài nền văn hóa và văn chương Úc, hời hợt nhìn nền văn hóa và văn chương này bằng con mắt của kẻ bàng quan, không phải vì khinh bỉ chúng, cho bằng thiếu khả năng nghiền ngẫm, nghiến ngấu.
Cái thua cuối cùng là cái thua đi vào cõi vĩnh hằng mà người Công Giáo chúng tôi vẫn coi là đích nhắm chính của kiếp nhân sinh, bởi chỉ ớ đó, mới có hạnh phúc đích thực. Tôi sinh năm 1938, Tâm sinh sau tôi một năm, năm 1939. Nhưng Tâm là người thắng cuộc “việt dã”, nói theo kiểu nói của Tông Đồ Phaolô, lọt vào Nước Trời trước tôi. Tôi mãi mãi là người lẽo đẽo đuổi theo Tâm.
Thực ra, Tiểu Chủng Viện Thánh Phanxicô cũng không đủ ban giáo sư riêng để lo cho “các chú”. Trước năm 1956, các chú được gửi qua học ở Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, cũng di chuyển từ Bùi Chu vào Nam và tọa lạc tại cùng địa điểm Nhà Thờ Huyện Sĩ với Chủng Viện. Lúc tôi gia nhập tiểu chủng viện này, Trung Học Hồ Ngọc Cẩn được rời về Gia Định, cùng lúc với việc khai trương Trung Học Nguyễn Bá Tòng, với ngôi trường khang trang nhất nhì Sài Gòn, ngay bên cạnh Chủng Viện.
Lớp Thánh Gia chúng tôi được phân bổ học ở hai lớp đệ tứ: lớp đệ tứ B5 và lớp đệ tứ B6 của Trường này. Tôi học lớp B6. Cho tới nay, thiếu 1 đầy 60 năm, nên tôi không còn nhớ ai của lớp Thánh Gia học lớp nào trong hai lớp đệ tứ này. Tôi chỉ nhớ: khi thi trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Trọng Ái (cựu linh mục), Nguyễn Dương An và tôi cùng ngồi thi ở một phòng, hình như ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phương. Và do đó, khi thi xong, thấy “ba thằng” cùng “đậu”, nên hứng chí, tạt qua Vân Vân, chụp tấm hình chung. Người ta thường kỵ chụp hình ba người, chúng tôi không những không kỵ mà nhờ Nguyễn Dương An, tấm hình ấy còn đến bây giờ, cũng như ba người trong hình. Tôi từng được gặp lại Nguyễn Dương An cách nay 8 năm, nhân chuyến Về Nguồn năm 2007. Riêng Nguyễn Trọng Ái thì gần như bặt vô âm tín có khi gần 60 năm nay! Xin gửi lời chào thăm người thứ hai của Lớp Thánh Gia chụp hình riêng với tôi!
Ngô Thanh Tâm thì tôi hoàn toàn không nhớ anh học lớp đệ tứ nào. Nhưng dĩ nhiên, chúng tôi biết nhau nhờ sinh hoạt chung ở chủng viện, ngủ chung một phòng, chơi chung một sân, ăn chung một dẫy bàn, hình như ngồi chung một khu trên nhà nguyện phía trên nhà ăn. Hình ảnh Tâm với khuôn người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, miệng hình như lúc nào cũng tính mỉm cười, trong bộ đồng phục quần trắng áo sơ mi trắng, do phó gì quên tên may, in vào đầu óc tôi mãi mãi có lẽ từ lúc thấy Tâm trên bàn rước lễ đi xuống. Hình ảnh thứ hai từ bàn rước lễ đi xuống in sâu vào đầu óc tôi từ hồi ấy là của Phan Khắc Từ, linh mục quốc doanh! Các bạn đừng hiểu lầm khi tôi mang hai hình ảnh này đặt gần nhau. Phan Khắc Từ hồi ấy chỉ là như thế. Đường đời sau này có thể phân rẽ, nhưng thiếu thời của chúng tôi là như vậy. Và tôi tôn kính dĩ vãng này. Nó là một phần của đời tôi.
Tôi lưu ý tới Tâm hồi ấy có lẽ vì cùng tham gia một chương trình phát thanh của chủng viện. Tôi không nhớ tôi và Tâm viết và nói về đề tài gì, chắc chắn quanh quẩn chỉ là về lòng sùng kính nào đó. Nhưng bài viết và giọng đọc của Tâm được nhiều người khen ngợi hơn bài viết và giọng đọc của tôi. Cái chiều hướng này kéo dài suốt đời sau đó, cho tới lúc Tâm nghỉ yên trong Chúa.
Vì thế, tôi ngạc nhiên, khi lên trung học đệ nhị cấp (lớp đệ tam), tôi thấy Tâm chọn Ban A (nôm na gọi là Vạn Vật), chứ không chọn Ban C (nôm na gọi là Văn Chương). Sau này, dĩ nhiên, tôi mới thấy điều ngạc nhiên trên quả không có căn bản gì cả. Nguyễn Tường Tam đậu cử nhân Lý, Hoá ở Pháp, dù có khiếu văn chương từ nhỏ, vẫn đã trở thành cột tụ của Tự Lực Văn Đoàn và là một văn sĩ nổi tiếng của Việt Nam trong các thập niên 1940, 1950 và 1960.
Có điều khác với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, lên đại học, Tâm đã học triết ở Đại Học Sư Phạm Đà Lạt và dạy triết một thời gian ở Trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Theo nhận xét của một cựu sinh viên Cao Học Hành Chánh khóa II ở Úc, thì nhờ vốn triết lý này, văn phong của Tâm sâu sắc hơn nhiều bên cạnh cái tinh tế và dí dỏm cố hữu.
Một ngạc nhiên khác đã diễn ra năm 1967, khi Tâm bỏ dạy ở Ngô Quyền để thi vào Ban Cao Học Hành Chánh, Khóa III. Động lực nào thì không rõ. Tôi không được hân hạnh biết động thái này của Tâm cho tới khi, một năm sau, chính tôi cũng thi vào Ban này, khóa IV, năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân. Lối học ở ban cao học không đòi phải đến lớp nhiều như ở ban cử nhân, hơn nữa, lối học ở hành chánh nặng về thực tập, tản mác khắp các bộ sở của chính phủ, nên ít khi chúng tôi gặp nhau. Mặt khác, những giờ đến lớp bắt buộc cũng bị tôi thường xuyên “ cúp cua” để đi dạy thêm tại hai tư thục Thánh Tôma và Nhân Vị vì “lo cơm áo” cho ba miệng ăn lúc đó, đến nỗi điểm chuyên cần của tôi chỉ là 95 (dưới điểm 100 đương nhiên ai cũng có, nếu không phạm lỗi; tôi vắng mặt vào đúng giờ dạy của giáo sư viện trưởng Nguyễn Văn Bông, bị ông ký văn thư phạt 4 điểm rưỡi chuyên cần, trong khi trốn giờ của các giáo sư khác chỉ bị trừ nửa điểm), nên cơ hội gặp Tâm ở trường Hành Chánh càng hiếm hoi hơn.
Nhưng khi Tâm và tôi đã tốt nghiệp rồi, cơ hội gặp nhau buộc phải khá hơn, vì Tâm được nhận nhiệm sở ở Tổng Nha Công Vụ, tôi thì chọn Văn Phòng Tổng Thư Ký Phủ Thủ Tướng, cả hai cơ quan đều trực thuộc Phủ Thủ Tướng với ông thầy chấm luận văn tốt nghiệp của tôi là Nguyễn Văn Vàng làm bộ trưởng. Tới lúc Ông Nguyễn Văn Thiệu làm “cách mạng hành chánh” đưa Đại Tá Quách Huỳnh Hà, trước đấy vốn là chánh văn phòng của ông, làm Tổng Ủy Trưởng Công Vụ, ngang hàng tổng trưởng, thì Tâm được điều động về Viện Tu Nghiệp Hành Chánh Quốc Gia, với cựu giám đốc Vũ Trọng Cảnh của tôi làm Viện Trưởng. Viện này trực thuộc Tổng Ủy mới. Nha Quản Trị Công Sở của tôi cũng được tách khỏi Phủ Thủ Tướng để trực thuộc Tổng Ủy này. Nhờ thế, chúng tôi gặp nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi hỏi Tâm làm gì, chức vụ ra sao. Chỉ phỏng đoán Tâm phụ trách giảng dạy các công chức hành chánh của chính phủ tới Viện để tu nghiệp.
Có điều, trong khi tôi vẫn tàng tàng với chiếc Lambretta mua lại của người em họ từ trước khi vào Trường Hành Chánh, Tâm đã chạy chiếc La Dalat mới toanh. Tôi cho là mới toanh, bởi loại xe này của Hãng Citroen chỉ mới bắt đầu được sản xuất từ năm 1970, năm tôi ra trường Hành Chánh, và 1 năm sau năm ra trường của Tâm. Mộng của tôi là “đuổi” kịp Tâm trong lãnh vực này. Mộng này tôi gần đạt được vì cuối năm 1973 đầu năm 1974, tôi có đi tu nghiệp gần 5 tháng ở Hoa Kỳ về môn Phân Tích Quản Trị, nhờ dè sẻn và hai đầu lương một lúc (ngoài học bổng Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục lãnh lương công chức của chính phủ Việt Nam), tôi để dành được gần 4 ngàn dollars, đủ để toan tính việc đuổi kịp. Rất tiếc “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, nhân số gia đình tôi từ 5 người tăng một lúc lên 7 (hai cháu sau cùng sinh đôi, không dám nói là ngoài ý muốn, sợ hai cháu, năm nay 41 tuổi, buồn) vào tháng 10 năm 1974. Và biến cố 30 tháng Tư, 1975 như đại nạn giáng xuống. Giấc mộng bỗng tan tành.
Nghĩ cho cùng, tôi không thể nào đuổi kịp được Tâm. Vì mình trót đa mang sớm hơn Tâm. Tôi bỏ Giáo Hoàng Học Viện năm 1966. Lúc Tâm đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và đi dạy ít nhất được hai năm. Ra đời vừa đi dạy vừa đi học ở Văn Khoa, tôi lúc nào cũng rỗng túi. Đến khi lấy vợ năm 1968, phải đi vay đủ 150,000 đồng gửi ở ba chi nhánh khác nhau của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín. Nhân dịp này, xin gửi lời cám ơn hai hiền huynh Lê Quang Trình và Trương Kim Hương đã rất hảo tâm với bần đệ trong dịp này, dù hai hiền huynh lúc ấy mới thụ phong được 1, 2 năm là cùng. Lấy vợ xong, lo trả nợ cũng đủ toát mồ hôi. Làm ở Phủ Thủ Tướng mà chưa bao giờ tham dự được một buổi chào cờ sáng thứ hai nào, vì còn trốn đi dạy tại hai tư thục Thánh Tôma và Nhân Vị. Trả nợ cưới vợ vừa xong, đến nợ mua nhà. Nhà chỉ có 305,000 đồng, vay đủ 300,000 đồng, trong túi chỉ có 5,000 đồng đặt cọc.
Trong khi ấy Tâm cứ tà tà bỏ ống, vào Trường Hành Chánh, thêm hồng phúc cộng chỉ số, một kiểu nói của dân công chức Việt Nam Cộng Hòa, sống nhờ chỉ số, chỉ hai vợ chồng cùng công chức, có lương tiền đều đều hàng tháng. Đúng vậy, chính ở Trường Hành Chánh, Tâm đã “chơi trèo” gặp chị Khánh Hà ở khóa trên (Cao Học Hành Chánh Khóa II) và anh chị kết hôn cùng năm với vợ chồng tôi, tức năm 1968. Bà xã nhà tôi, thì, từ trường trung học chui vào “nhà tù” hôn nhân.
Ngoài việc trên và tài văn chương thi phú ra, Tâm còn bỏ xa tôi ở một điều nữa. Tâm vượt biên trước tôi và đi định cư ở Na Uy nghe đâu trước năm 1980. Lúc ấy, tôi còn đang lận đận trong “trại cải tạo” Tống Lê Chân dù có thằng em là liệt sĩ của Cộng Sản Miền Bắc trong trận Quảng Trị. Mãi đầu năm 1981, tôi mới may mắn qua định cư ở Úc, sau khi ở Singapore 3 tháng. Chính thời gian làm ở ban ngoại vụ của trại tỵ nạn Singapore, tôi được gặp một số cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, trong đó có Từ Công Phụng và anh Trần Huỳnh Châu. Phụng học Ban Đốc Sự hình như Khoá 14, cùng thời với Khóa IV Cao Học của tôi. Anh Châu thì bậc đàn anh, hình như Đốc Sự 6 hay 7 gì đó thời cụ Diệm làm Tổng Thống, một tổng thống rất thương dân hành chánh. Khi qua Mỹ định cư trước tôi, anh Châu có loan báo trên tờ nội san của Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh về tôi. Tâm đọc được nên đã liên lạc với tôi, lúc tôi đang chia phòng với 3 cha con Nguyễn Đức Nhân ở Bankstown. Tâm ngỏ ý muốn qua Úc sinh sống. Tôi cố gắng tìm người bảo lãnh cho gia đình Tâm. May mắn tìm được người cùng họ Ngô với Tâm. Nhưng chuyện sau đó không thành, không hiểu vì nguyên nhân nào. Nguyễn Đức Nhân bảo là do người họ Ngô kia “lựu đạn”, không hiểu thực sự ra sao.
Nhưng giống như truyện tái ông thất mã, xui hoá may, và là đại may cho nền văn hóa Việt Nam hải ngoại. Nhờ ở lại đất mặt trời giữa đêm là Na Uy này, khả năng viết của Tâm trồi lên hẳn mặt bình thường, mà đi vào văn học sử, ít nhất của Việt Nam hải ngoại. Tôi vẫn tin, nghiệp văn của Tâm chỉ thực sự khởi sắc từ ngày nhất định từ bỏ giấc mơ Kangaroo để lấy đất xưa của Viking làm quê hương thứ hai, một quê hương Tâm thực sự hội nhập, đi vào tận linh hồn của nền văn hóa ở đấy qua các tác phẩm nòng cốt của nền văn chương Na Uy. Tôi thì vẫn nằm bên ngoài nền văn hóa và văn chương Úc, hời hợt nhìn nền văn hóa và văn chương này bằng con mắt của kẻ bàng quan, không phải vì khinh bỉ chúng, cho bằng thiếu khả năng nghiền ngẫm, nghiến ngấu.
Cái thua cuối cùng là cái thua đi vào cõi vĩnh hằng mà người Công Giáo chúng tôi vẫn coi là đích nhắm chính của kiếp nhân sinh, bởi chỉ ớ đó, mới có hạnh phúc đích thực. Tôi sinh năm 1938, Tâm sinh sau tôi một năm, năm 1939. Nhưng Tâm là người thắng cuộc “việt dã”, nói theo kiểu nói của Tông Đồ Phaolô, lọt vào Nước Trời trước tôi. Tôi mãi mãi là người lẽo đẽo đuổi theo Tâm.